Với sự xuất hiện của dòng card Radeon RX 5700 Series, AMD đã thổi một luồng gió mới mẻ và không kém phần mạnh mẽ vào phân khúc giá 350 - 500 USD dành cho những mẫu card đồ họa đáp ứng khả năng chơi game AAA ở độ phân giải 1440p trở lên hoặc 1080p tần số quét cao. Nhớ lại những năm trước, chính vì sự thiếu quyết liệt của AMD trong việc cạnh tranh đã giúp NVIDIA thống trị hoàn toàn phân khúc kể trên và cho phép nhà xanh có thể định giá mẫu card RTX 2060 dung lượng VRAM chỉ 6GB lên cao tới mức 400 USD, và cả RTX 2070 khởi điểm ở mức 500 USD và thậm chí một số hãng sản xuất đối tác của NVIDIA còn tự tin đẩy giá lên đến gần 600 USD. NVIDIA định giá bán rất cao cho dòng card RTX 20-series của mình là vì nhân GPU của chúng hỗ trợ các tính năng thời thượng như dò tia thời gian thực (Real-time Raytracing) và tăng tốc xử lý đồ họa thông qua trí thông minh nhân tạo (AI Acceleration), vốn phải sử dụng hàng tỷ transistors trong nhân GPU để hoạt động. Nhà xanh cũng đồng thời là người đi trước AMD trong việc tích hợp chip nhớ GDDR6 dẫn đến giá thành các mẫu card RTX càng trở nên leo thang hơn. Trong khi đó, AMD định vị Real-time Raytracing cho phân khúc người dùng cuối không phải là tính năng quá cần thiết để làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của khách hàng, nhất là khi Real-time Raytracing vốn không phải là phát minh mới trong lĩnh vực xử lý đồ họa. Những tựa game 3D hiện nay vẫn còn tương đối phân rã về công nghệ đồ họa ứng dụng và nhiều khả năng là trong tương lai gần, tình hình trên cũng không thay đổi là mấy. Do đó, khi mua card đồ họa vào lúc này, bạn vẫn phải dựa vào những thông số truyền thống như hiệu năng chơi game, khả năng tiết kiệm điện, độ ồn, độ lỗi thời không quá nhanh, khả năng ép xung và cả giá thành hợp lý, điều mà AMD luôn làm rất tốt trong quá khứ. Click for original size Dòng card AMD Radeon RX 5700 có hai đại diện vào thời điểm này: RX 5700 và RX 5700 XT. Cả hai mẫu card này đều sử dụng chip xử lý nền tảng Navi 10 được tạo ra thông qua tiến trình xử lý 7nm tại nhà máy TSMC. Đây là nhân GPU 7nm thứ hai của AMD sau Vega 20. Không như Vega vốn sử dụng bộ nhớ HBM2, Navi 10 trở thành GPU đầu tiên của AMD ứng dụng bộ nhớ GDDR6, chuẩn chip nhớ mới này cho phép tốc độ truyền tải dữ liệu cao lên đến 14Gbps tương đương băng thông bộ nhớ 448GB/s trên băng tần bộ nhớ 256-bit, gần giống với băng thông của Vega 10 với chip nhớ HBM2 2048 bit. Navi cũng tích hợp chuẩn PCIe 4.0, giao thức dữ liệu mới có băng thông cao gấp đôi PCIe 3.0. Và để tận dụng tối đa hiệu năng của bộ đôi RX 5700 và RX 5700 XT, AMD cũng đã tung ra bộ vi xử lý Ryzen 3000 series cùng chipset bo mạch chủ X570. Tại thời điểm viết bài, chỉ có nền tảng vi xử lý và chipset bo mạch chủ nói trên của AMD mới hỗ trợ giao thức PCIe 4.0 cho đến khi Intel ra mắt nền tảng "Ice Lake". Tất nhiên, các mẫu card dòng RX 5700 Series vẫn tương thích ngược với PCIe 3.0 nhưng hiệu năng sẽ có đôi chút ảnh hưởng và chúng tôi sẽ kiểm chứng điều này. Cũng thông qua nền tảng mới Navi 10, AMD cũng cập nhật các cổng xuất hình để hỗ trợ nhiều định dạng hình ảnh hiển thị hơn và độ phân giải cao lên đến 8K chỉ thông qua một cáp kết nối duy nhất nhờ chuẩn DSC 1.2a, hay 4K với tần số quét cao hơn. Radeon RX 5700 cũng được cập nhật tính năng tăng tốc phần cứng đa phương tiện để hỗ trợ các định dạng video mới hơn như H.265 HEVC và VP9 ở độ phân giải 4K và 8K. Mẫu card Radeon RX 5700 XT mà Amtech sẽ tiến hành thử nghiệm và đánh giá được AMD định giá khoảng 400 USD, rẻ hơn 100 USD so với RTX 2070 cũng như RTX 2070 Super từ đội xanh mới ra mắt gần đây. Thực ra, AMD vẫn có mẫu RX 5700 XT phiên bản kỷ niệm 50 năm có hiệu năng mạnh hơn phiên bản tiêu chuẩn một chút với giá thành 450 USD. Tuy nhiên, chiếc card này được sản xuất giới hạn và tiếc rằng Amtech không cơ hội được trên tay do nó quá hiếm hàng. RX 5700 XT sử dụng chip xử lý Navi 10 7nm tích hợp 2560 stream processors, 160 TMUs, và 64 ROPs. Qua đó, AMD thực sự rất nghiêm túc với khả năng thành công của mẫu card này, nên nhớ rằng trước đây chỉ có những card đồ họa Vega cao cấp mới có số lượng ROPs cao đến vậy. Và liệu với sự xuất hiện khá rình rang của mình, RX 5700 XT có sức mạnh thực tế như thế nào so với các mẫu card RTX 2060, 2070, 2070 Super của đối thủ NVIDIA? Chúng ta hãy chờ xem. Click for original size AMD Radeon RX 5700 XT hiện đang được bán tại Việt Nam với giá tầm 11 triệu đồng.
I - Kiến trúc Navi và RDNA Click for original size Click for original size Chúng ta đã được nghe nhiều về cái tên "Navi" trong nhiều năm, và AMD còn giới thiệu thêm khái niệm mới mang tên "RDNA" tại mùa Computex năm nay, vậy thì ý nghĩa của chúng là gì? Navi là tên mã cho dòng họ nhân GPU trong khi đó, RDNA là kiến trúc mới được AMD trình làng để kế thừa nền tảng Graphics Core Next (GCN) trước đây. Nó quy định hệ thống cấp bậc linh kiện của GPU và quan trọng nhất là số lượng đơn vị xử lý. Một ví dụ đặc thù khác là Vega. Vega 10, 20 và Vega 12 là những thành phần của nhân GPU trong cùng một dòng họ, trong khi đó nhân GPU dựa trên nền tảng kiến trúc Graphics Core Next thế hệ thứ 5 kể cả các đơn vị xử lý của chúng. Trong hơn nhiều năm qua, AMD đã có những bản cập nhật lớn cho GCN nhưng lần này, RDNA có quá nhiều điểm khác biệt so với GCN nên không thể coi nền tảng này là phiên bản mới hơn của GCN, đúng hơn là thành phần phần cứng mới với lượng IPC (dòng lệnh trên chu kỳ xử lý) cực lớn so với thế hệ trước. Click for original size Click for original size Click for original size Click for original size Dòng card Radeon RX 5700 Series được xây dựng xung quanh Navi 10, chip xử lý GPU được thiết kế trên tiến trình 7nm của TSMC với 10.3 tỷ transistors bên trong die chỉ với diện tích 251 mm². Con chip này hỗ trợ giao tiếp kết nối PCIe 4.0 x16 và băng tần bộ nhớ GDDR6 256-bit. Infinity Fabric, kiến trúc từng xuất hiện trên các CPU Ryzen của AMD cũng được sử dụng trên die Navi 10 để kết nối các thành phần linh kiện quan trọng bên trong. Mọi nỗ lực nghiên cứu của AMD với RDNA đã gia tăng lượng tài nguyên dành riêng để tránh tình trạng thiếu nguồn lực từ các linh kiện ít hơn đang chờ truy cập. Chip Navi 10 có 2 bộ Shader Engines chia nhau nắm giữa bộ vi xử lý trung tâm điều khiển tập trung (Centralized Command Processor) điều phối khối lượng tác vụ xử lý, vi xử lý hình học (Geometry Processor) và các ACE (Asynchronous Compute Engines - tạm dịch là Engine tính toán bất đồng bộ). Click for original size Click for original size Click for original size Từng bộ Shader Engine được chia thành hai Graphics Engines. Theo đó, graphic engine chia sẻ khả năng dựng hình nền, 1 bộ tạo điểm ảnh, và 1 Prim Unit trong số 5 vi xử lý Workgroup (Workgroup Processors). Đây chính là linh hồn của RDNA. AMD nhận thấy họ có thể kết hợp 2 đơn vị tính toán (CU - Compute Unit) để chia sẻ các bộ tạo lịch trình, đơn vị scalar dunits, một kho dữ liệu chia sẻ, các bản lưu đệm của bộ lệnh và dữ liệu, và TMUs (Texture mapping unit - Đơn vị ánh xạ kết cấu). Vi xử lý Workgroup, hay còn gọi là "đơn vị xử lý kép" trong hình ảnh kết cấu của kiến trúc ở trên dành cho các tác vụ xử lý bất động mà trong đó từng CU đơn lẻ không thể bị vô hiệu hóa. Click for original size Click for original size Một đơn vị tính toán của RDNA tích hợp 64 stream processors cho các tác vụ vector và gấp đôi con số đó cho các đơn vị scalar để xử lý nội bộ dây chuyền. Các stream processors trong một CU được chia thành 2 nhóm nhỏ, mỗi nhóm được trang bị 1 đơn vị scalar. Theo AMD, điều này giảm đi rất nhiều độ trễ và tăng cường số lượng IPC của 1 đơn vị xử lý. Nó đồng thời cũng tận dụng bộ nhớ đệm địa phương hiệu quả hơn. Click for original size Click for original size Các đơn vị xử lý vector hay còn gọi là stream processors, là nơi mà phần lớn các tác vụ xử lý song song của nhân GPU diễn ra liên tục. Do đơn vị tính toán đã được thiết kế lại, 2 vi xử lý scalar nâng đơn vị vector SIMD32 với 32 streame processors thành phần mỗi đơn vị, thay vì một vi xử lý scalar đơn với 4 đơn vị vector SIMD16. Vì sao điều này quan trọng? Ở GCN, cách thức các đơn vị SIMD được sắp xếp, tất cả các đối tượng trong tác vụ Wave64 đều phải làm việc mỗi 4 xung nhịp do có sự xen giữa từ phần cứng. Với RDNA, các đối tượng của tác vụ Wave32 có thể làm việc trên bất kỳ chu kỳ xung nào. Nói chung, RDNA giảm thiểu các chu kỳ xung hao phí bằng việc tận dụng tài nguyên phần cứng đồng nhất và hiệu quả hơn. Click for original size Click for original size Click for original size Click for original size AMD đã kiểm tra phần kiến trúc đồ họa của những thế hệ chip trước đó để tìm ra những nút thắt cổ chai trong quy trình đồ họa của mình. Bên cạnh việc gia tăng số lượng tài nguyên dành riêng, AMD cũng đã làm lại hệ thống cấp bậc dữ liệu đệm của chip bằng cách thu gọn dữ liệu truyền tải ở từng giai đoạn khác nhau. Mỗi vi xử lý workgroup có tập lệnh 32KB dành riêng và 16KB bộ nhớ đệm cho phép ghi dữ liệu trên 128KB bộ nhớ đệm L1 dành riêng cho từng Graphics Engine. Những bộ nhớ đệm L1 này sẽ giao tiếp với 4MB bộ nhớ đệm L2. Sự xuất hiện của L1 và gia tăng băng thông lên gấp đôi giữa các bộ nhớ đệm khác nhau góp phần mang lại lượng IPC lớn bên cạnh việc giảm thiểu truy cập bộ nhớ vốn chậm hơn rất nhiều so với truy cập bộ nhớ đệm. AMD cũng đồng thời sử dụng bộ nhớ SRAM tốc độ cao để hạn chế độ trễ bộ nhớ đệm đến 20% trên GPU và 8% trên cấp độ bộ nhớ. Ngoài ra, AMD còn giới thiệu nhiều tính năng mới cho các ACE bao gồm khả năng tính toán bất đồng bộ đa giao thức (Async-compute tunneling). Click for original size Tổng kết lại, AMD cho biết lợi ích từ RDNA bao gồm số lượng IPC tăng thêm 25% so với phiên bản mới nhất của GCN, và hiệu năng thực nghiệm cao hơn đến 50% cho GPU bên cạnh IPC, tiến trình 7nm, và những gì nhận được đến từ xung nhịp và quản lý năng lượng (khả năng giữ xung tăng tốc tốt hơn). Click for original size Click for original size Ngoài ra, AMD còn cập nhật Engine hiển thị (Display Engine) và Engine đa phương tiện (Multimedia Engine) để theo kịp với tiến trình phát triển của các tiêu chuẩn hiển thị và video hiện nay. Display Engine hiện tại đã hỗ trợ chuẩn DSC 1.2a cùng với các chuẩn xuất hình khác như HDMI 2.0 và DisplayPort 1.4 HDR để chạy các nội dung số độ phân giải cao và tần số quét nhanh như 4K 240Hz hoặc 8K 60Hz chỉ thông qua một dây kết nối duy nhất, và hỗ trợ độ sâu màu lên đến 30 bits mỗi điểm ảnh. Trong khi đó Multimedia Engine hỗ trợ hai chuẩn giải mã video VP9 và H.265 có độ phân giải lên đến 8K 24Hz hoặc 4K 90Hz, và tăng tốc quá trình mã hóa H.265 bằng phần cứng có độ phân giải lên đến 4K 60Hz. II - Các tính năng độc quyền: FidelityFX và Anti-Lag Click for original size Click for original size Click for original size Click for original size Với mỗi kiến trúc đồ họa mới được giới thiệu, game thủ luôn trông đợi vào những tính năng tăng cường chất lượng hình ảnh tốt hơn được trình làng. NVIDIA đã giới thiệu DLSS và FidelityFX chính là sự đáp lễ trực tiếp của AMD với đội xanh, khi tính năng này là sự tập hợp của nhiều cải tiến chất lượng hình ảnh dựa trên nội dung hình ảnh đặc thù của game. Đầu tiên là độ sắc nét ảnh dựa trên độ tương phản cho phép mang lại nhiều chi tiết trên khung cảnh bằng cách tăng cường độ tương phản của chúng. Để hoạt động tốt nhất, chức năng này cần đến sự hợp tác từ các nhà làm game, để xác định phần nào của hình ảnh sẽ được làm nét (như giao diện HUD và phụ đề game). Các chi tiết như sơn nhãn nhà tài trợ trên bánh xe đua hay các họa tiết lục lăng trên bức tường trở nên thực tế hơn. Click for original size Click for original size Click for original size Click for original size AMD muốn thu hút nhiều sự chú ý từ giới game thủ e-Sports chuyên nghiệp khi giải quyết một vấn đề được xem là nghiêm trọng với card đồ họa cao cấp hiện nay đó là mouse-lag (tạm dịch là độ trễ khi di chuột). Mouse-lag được định nghĩa là khoảng thời gian tiêu tốn cho một cú click chuột được ghi nhận lại và một tín hiệu phản hồi được dựng lại từ GPU. Radeon Anti-Lag của AMD được cho là sẽ hạn chế tình trạng mouse-lag trên ít nhất là 1/3 số tựa game eSports đang phát hành ở thời điểm hiện tại. Công dụng của tính năng này khá giống với "pre-rendered frames" hay số khung hình dựng trước của NVIDIA. Hầu hết các card đồ họa hiện nay có khả năng tính toán và dựng trước 1 hoặc 2 khung hình, qua đó chúng sẽ có dư dả thời gian để chuyển các khung hình này tới màn hình để tránh tình trạng giật hình. Tất nhiên, điều này dẫn đến vấn đề liên quan đến input lag (độ trễ xảy ra giữa thời điểm card đồ hoạ bắt đầu gửi một khung hình lên màn hình và thời điểm màn hình thực sự hiển thị khung hình đó) vì bất kỳ thông tin đầu vào nào gửi đến đều chỉ xuất lên màn hình 1 hoặc 2 khung hình sau đó mà thôi.
III - Unbox và thiết kế Click for original size RX 5700 XT khi mở hộp không hề có bất kỳ phụ kiện nào ngoài 2 tờ bảo hành và hướng dẫn sử dụng. Click for original size Click for original size Nhìn sơ qua, chiếc card của AMD nhìn khá giống với mẫu Vega cùng phiên bản tham khảo, đây là điều không lạ vì AMD luôn giữ thiết kế hình hộp góc cạnh truyền thống của mình và hơn nữa, chiếc card này có kích thước y hệt như Vega là 27 x 11 cm. Thay vì giữ nguyên bề mặt mịn màng như người tiền nhiệm, RX 5700 XT được trang bị lớp vỏ kim loại có các đường vân ngang khá đẹp mắt và tạo cảm giác rất dễ chịu khi cầm nắm chiếc card này trên tay. Ngoài ra, mặt sau card cũng trang bị backplate chống cong và tăng cường khả năng dẫn nhiệt. Ở góc trên phía phải của card, bạn sẽ nhận thấy có một vết móp khá lớn. Tuy nhiên đây không phải là lỗi vận chuyển mà thực tế nó là thiết kế có chủ đích của AMD mà theo đó, nó sẽ tăng cường hiệu năng tản nhiệt của bộ tản lồng sóc. Để lắp đặt RX 5700 XT, bo mạch chủ của bạn sẽ mất đến 2 khe PCIe. Trong khi đối thủ NVIDIA đã từ bỏ thiết kế tản nhiệt lồng sóc và thay bằng tản nhiệt hai quạt hiện đại và hiệu quả hơn trên các mẫu card tham chiếu, AMD vẫn trung thành với bộ tản lồng sóc của mình. Chưa cần biết đến hiệu suất tản nhiệt đến đâu nhưng với độ ồn lớn sinh ra từ bộ tản lồng sóc khi tải nặng thì RX 5700 XT sẽ là vấn đề lớn, đặc biệt là với những người dùng ưa thích sự yên lặng khi hệ thống của mình vận hành. Hy vọng rằng trong tương lai AMD sẽ không còn dùng tản nhiệt lồng sóc trên các sản phẩm card đồ họa phiên bản tham chiếu của mình. Những card đồ họa Navi nói chung và RX 5700 XT nói riêng đã không còn hỗ trợ chế độ đa card CrossFire nữa. Tập lệnh đồ họa DirectX 12 của Windows 10 có phương pháp chạy đa card của riêng mình nhưng khi ứng dụng thực tiễn vẫn cần đến các nhà phát triển game đầu tư công sức vào một tính năng mà rất ít các game thủ hiện nay cần đến. Liệu họ có sẵn sàng dốc hầu bao phát triển tính năng như vậy? Phần logo Radeon của RX 5700 XT ở đỉnh card sở hữu dải đèn LED màu đỏ và sẽ sáng đèn mỗi khi hoạt động. Cũng giống như NVIDIA, AMD cũng nói không với đèn LED RGB trên sản phẩm của mình. Click for original size RX 5700 XT cần đến 2 đầu nguồn 8 pin và 6 pin để hoạt động qua đó tổng công suất tiêu thụ của chiếc card này lên đến gần 300W. Click for original size Dàn cổng kết nối của RX 5700 XT bao gồm 3 cổng Display Port 1.4a và 1 cổng HDMI 2.0b. AMD đã cập nhật các chip điều khiển hiển thị trên các cổng xuất hình này bằng cách áp dụng chuẩn hình ảnh gần như không nén Display Stream Compression 1.2a, qua đó giúp mở khóa hỗ trợ độ phân giải rất cao và tần số quét nhanh chỉ thông qua một cáp kết nối duy nhất. Nhờ vậy chúng ta có thể hiển thị độ phân giải 8K 60Hz bằng một dây kết nối thay vì 2 dây Display Port 1.3 trước đây, 4K 240Hz, và 1080p 360Hz. Hơn nữa, các cổng xuất hình này còn hỗ trợ chế độ HDR với độ sâu màu 30 bit để mang lại màu sắc chuẩn hơn cho các ứng dụng đồ họa.
IV - Hệ thống thử nghiệm, các thiết lập game, trình benchmark và kết quả Vì là một trong những chiếc card đồ họa đầu tiên áp dụng chuẩn PCIe 4.0 nên tôi sẽ sử dụng đến 2 hệ thống test. Hệ thống đầu tiên là cấu hình máy mà tôi thường xuyên sử dụng trong các bài viết đánh giá card đồ họa. Hệ thống này chỉ hỗ trợ chuẩn PCIe 3.0 trong khi đó hệ thống còn lại là PCIe 4.0 và chúng cũng chưa hẳn là cân tài cân sức khi CPU của hệ thống PCIe 3.0 yếu hơn bên PCIe 4.0, nhưng khi chơi game thì tiềm lực của card đồ họa vẫn sẽ là yếu tố ưu tiên hơn. Đó là những lưu ý mà tôi đưa ra cho bạn trước khi xem tiếp bài viết. Và cũng nhân đây tôi cũng quan sát thử xem liệu PCIe 3.0 và 4.0 có sự khác biệt nào về hiệu năng hay không? Cấu hình giản lược: Click for original size Cấu hình PCIe 3.0. Click for original size Cấu hình PCIe 4.0. Cấu hình chi tiết: Click for original size Chân thành cám ơn AMD, ASRock, MSI, G.Skill, Corsair và Aerocool đã giúp chúng tôi hoàn thành bài viết này. Các trình benchmark/game và thiết lập in-game: Để biết được sức mạnh của RX 5700 XT chuẩn PCIe 3.0 và 4.0 như thế nào, tôi sẽ dùng các mẫu card của NVIDIA mà tôi đã có số liệu trong quá khứ để làm phép thử so sánh. Lưu ý là những chiếc card được đem ra so sánh với RX 5700 XT đều là phiên bản gốc Founders Edition từ NVIDIA và đang chạy chuẩn PCIe 3.0. Và trong phần cấu hình thông số từng game, tôi đã tắt hết những thiết lập hiệu ứng do NVIDIA tích hợp như FXAA, TAA, HairWorks, GameWorks, v.v... để đảm bảo tính khách quan nhất có thể khi so sánh hiệu năng của RX 5700 XT với các mẫu card của NVIDIA. Dưới đây là biểu đồ hiệu năng của card đồ hoạ Radeon RX 5700 XT: Click for original size Đối với các phép thử thuần về đồ họa như 3DMark hay Superposition, RX 5700 XT có hiệu năng tương đối sít sao so với cả hai mẫu đối thủ RTX 2070 và 2070 Super cả ở 2 chuẩn PCIe 3.0 và 4.0. Cụ thể, xét ở bài 3DMark Timespy/Extreme nền DX12, RX 5700 XT PCIe 4.0 bám khá sát với RTX 2070 Super và mạnh hơn một chút so với RTX 2070. Trong khi đó, với PCIe 3.0 thì RX 5700 XT chỉ ngang ngửa RTX 2070 và thua thiệt hoàn toàn với RTX 2070 Super. Chuyển qua bài 3DMark Fire Strike/Extreme/Ultra DX11, RX 5700 XT có phần mạnh hơn đôi chút so với RTX 2070 Super và vượt trội hẳn RTX 2070 ở cả 2 chuẩn PCIe 3.0 lẫn 4.0. Tuy nhiên tới bài Superposition thì RX 5700 XT có phần hụt hơi hơn so với bộ đôi RTX 2070/Super, và nó chỉ hơn được RTX 2060 nhưng là ở độ phân giải 1080p với mức chi tiết Extreme. Và tôi cũng nhận thấy điểm khác biệt hiệu năng giữa PCIe 4.0 và 3.0 của RX 5700 XT là không nhiều. Vậy với các kết quả trên, liệu khi thực chiến với các tựa game thì RX 5700 XT sẽ thể hiện thế nào? Click for original size Đến phép thử game đầu tiên là Final Fantasy XV thì RX 5700 XT tiếp tục chịu thua RTX 2070 Super và nó chỉ có thể so bì được với RTX 2070 về hiệu năng, nhất là khi cả hai mẫu card này có điểm số tương đối xấp xỉ nhau ở từng độ phân giải. Và một lần nữa, RX 5700 XT PCIe 3.0 và 4.0 vẫn chỉ mang lại hiệu năng tương tự nhau. Có lẽ AMD cần một sự phối hợp từ các nhà phát triển game để có thể phát huy được hiệu năng tiềm ẩn trên card đồ họa chuẩn PCIe 4.0 mà cụ thể ở đây là Square Enix với tựa game Final Fantasy XV. Click for original size Tiếp theo là tựa game có thể nói là sân nhà của AMD là Assassin's Creed Odyssey. Tại đây, RX 5700 XT PCIe 4.0 có sự đột phát rất mạnh về hiệu năng ở độ phân giải 1080p khi có FPS trung bình còn cao hơn cả mẫu card đầu bảng của đối thủ NVIDIA là RTX 2080 Ti, nhưng ở 2 độ phân giải cao hơn là 1440p và 4K thì RX 5700 XT chỉ có thể so kè được với RTX 2080 và RTX 2070 Super. Dù sao đấy cũng có thể xem là thành công của RX 5700 XT khi vai trò của nó khi sinh ra là cạnh tranh với RTX 2070 và 2070 Super. Nhưng đấy là chuyện khi bạn sử dụng chiếc card của AMD trên hệ thống hỗ trợ chuẩn PCIe 4.0, chứ về PCIe 3.0 thì RX 5700 XT có phần đuối hơn so với 2 mẫu RTX 2070/Super của NVIDIA. Click for original size Nếu Assassin's Creed Odyssey được xem là sân nhà của AMD thì với Metro Exodus, nó là tựa game được NVIDIA đồng hành cùng 4A Games phát triển và cũng là phép thử nặng nề nhất đối với card đồ họa hiện nay không chỉ riêng đội xanh mà còn ở đội đỏ. Ở bài test này, tương tự với Final Fantasy XV cũng là một tựa game sân nhà của NVIDIA, hiệu năng của RX 5700 XT trên 2 chuẩn PCIe 3.0 và 4.0 không có sự khác biệt rõ ràng. Do đó, RX 5700 XT không có được sự bức phá cần thiết để vượt qua RTX 2070 Super mà chỉ ở mức xấp xỉ và cao hơn RTX 2070 về mặt hiệu năng. Nhưng như đã đề cập ở trên, việc có thể cạnh tranh sòng phẳng sức mạnh cùng RTX 2070 Super với mức giá rẻ hơn với RX 5700 XT đã là thành công với AMD rồi. Click for original size Click for original size Với Shadow of War và Shadow of the Tomb Raider, tình trạng tương tự như phép thử Assassin's Creed Odyssey cũng diễn ra khi RX 5700 XT PCIe 4.0 khá cân tài cân sức ngay cả với mẫu card đầu bảng RTX 2080 Ti của NVIDIA ở độ phân giải 1080p. Chỉ khi lên độ phân giải cao hơn là 1440p và 4K thì RX 5700 XT mới chịu thua nhà vô địch của đội xanh, và khi đó, chiếc card của AMD sẽ cạnh tranh luôn với cả RTX 2080 chứ không riêng gì bộ đôi RTX 2070/Super. Tuy nhiên đó là chỉ khi RX 5700 XT đang chạy PCIe 4.0 thôi, còn khi chuyển qua PCIe 3.0 thì đấy là câu chuyện tay ba giữa RX 5700 XT và bộ đôi RTX 2070/Super mà ở đó, chiếc card của AMD trở nên thất thế đôi chút so với 2 đại diện của NVIDIA khi phải xét ở độ phân giải cao hơn 1080p. Tiếp theo tôi sẽ tiến hành ép xung chiếc card RX 5700 XT của AMD. Lưu ý rằng việc ép xung này được thực hiện trên hệ thống PCIe 4.0. Và khi bắt tay vào việc tôi nhận thấy chiếc card của AMD không tương thích với cơ chế ép xung từ phần mềm MSI Afterburner mà tôi hay dùng để ép xung card đồ họa. Thay vào đó, tôi chuyển qua sử dụng trình Global Wattman nằm trong AMD Control Panel để ép xung. Và ở đây, Wattman cho phép bạn tự thiết lập mức xung ép từ thấp nhất đến cao nhất hoặc luôn duy trì mức xung cao nhất cho card đồ họa tùy theo nhu cầu. Với tôi dưới tư cách người thực nghiệm RX 5700 XT thì luôn thiết lập mức xung cao nhất có thể cho chiếc card này với mức điện chích không quá cao dẫn đến quá nhiệt. Trong khi đó, phần xung nhịp của bộ nhớ card bị Wattman thể hiện sai khi mặc định luôn là con số 875MHz (thực tế ghi nhận từ GPU-Z lên đến 1750MHz). Tôi không rõ đây có phải là lỗi phần mềm không và hy vọng rằng trong những bản driver sắp tới, AMD sẽ sửa lại lỗi này. Thông qua Global Wattman, tôi đã tìm mức xung ép ổn định của RX 5700 XT như sau: Click for original size Xung nhịp hiển thị trên GPU-Z. Click for original size Xung nhịp hiển thị ingame. Với mức chênh lệch xung nhân GPU tính từ xung gốc là 28% và xung tăng tốc là 8% cũng như xung nhân bộ nhớ là 9%, RX 5700 XT nhìn chung có khả năng ép xung khá tốt tuy nhiên liệu nó có giúp được nhiều trong việc cải thiện hiệu năng vốn đã không tệ của chiếc card này hay không? Click for original size Sau khi ép xung, RX 5700 XT có thể tự tin sánh vai cùng RTX 2080 với những điểm số khá tương đồng ở bài test 3DMark Time Spy/Extreme chứ không còn phải cạnh tranh bộ đôi RTX 2070/Super nữa. Trong khi đó, ở phép thử 3DMark Fire Strike/Extreme/Ultra thì RX 5700 XT đã vượt mặt RTX 2080 Ti ở độ phân giải 1080p, hơn nữa ở 2 độ phân giải cao hơn là 1440p/4K RX 5700 XT cũng đã đánh gục RTX 2080 với các điểm số cao hơn gần 500 điểm. Trái ngược với các bài test 3DMark, với Superposition RX 5700 XT chỉ có thể đánh bại RTX 2070 ở mục 4K Optimized và thua đại diện của NVIDIA ở mục còn lại. Click for original size Click for original size Nếu như ở Final Fantasy XV, RX 5700 XT sau khi ép xung vẫn không thể so bì cùng RTX 2070 Super thì với Assassin's Creed Odyssey, chiếc card của AMD đã chuyển mình khi tiếp tục vượt qua RTX 2080 Ti ở độ phân giải 1080p, đánh bại RTX 2080 và bộ đôi RTX 2070/Super ở lần lượt các độ phân giải 1440p và 4K. Nhưng nếu so với chính mình thì mức chênh hiệu năng giữa mặc định và ép xung của RX 5700 XT vẫn chưa đủ thuyết phục với chỉ tối đa 2 FPS trung bình. Click for original size Click for original size Click for original size Chuyển sang phép thử nặng đô hơn là Metro Exodus thì RX 5700 XT sau khi ép xung đã tiệm cận hiệu năng với RTX 2080 và đã bỏ lại RTX 2070 Super ở sau lưng. Trong khi đó, ở phép thử Shadow of War, RX 5700 XT cũng đã cân bằng hiệu năng với RTX 2080 Ti ở độ phân giải 1080p nhưng ở 2 độ phân giải cao hơn thì RX 5700 XT chỉ có thể xấp xỉ với RTX 2070 Super. Cuối cùng là Shadow of the Tomb Raider, ở độ phân giải 1080p, RX 5700 XT tiếp tục bỏ xa RTX 2080 Ti và 2 độ phân giải còn lại RX 5700 XT đã tiến lên cạnh tranh cùng RTX 2080, chứ không còn phải so kè với RTX 2070 Super nữa. Nhìn chung, tôi rất ấn tượng với hiệu năng sau khi ép xung của RX 5700 XT khi nó gần như mạnh hơn RTX 2070 Super ở một số bài test game, thậm chí còn có thể so tay bo cùng RTX 2080 Ti ở độ phân giải 1080p. Tuy nhiên, mỗi chiếc card RX 5700 XT đều có tiềm năng ép xung khác nhau, do đó với mẫu RX 5700 XT trên tay tôi có thể là rất tốt nhưng với chiếc card của bạn thì kết quả có thể khác biệt. Dù vậy, nếu xét ở mức xung mặc định, RX 5700 XT rõ ràng là một lựa chọn đầy tiềm năng với mức giá rẻ hơn RTX 2070 Super nhưng hiệu năng của chiếc card AMD mang lại là không hề kém cạnh nếu không muốn nói là hơn. Tuy nhiên, với việc nhiều nhà phát triển game đang dần nghiên về phía NVIDIA khi áp dụng nhiều công nghệ mà AMD không thể hỗ trợ như Ray Tracing, DLSS, từng thấy ở tựa game Control mà Amtech từng livestream hay sắp tới đây là bom tấn Cyberpunk 2077, đây sẽ là yếu tố khiến người dùng game thủ chùn tay khi phải đưa ra quyết định lựa chọn RX 5700 XT hay RTX 2070 Super.
V - Nhiệt độ hoạt động Điều kiện test Do forum không cho post quá nhiều ký tự nên nội dung file log nhiệt độ được tôi upload lên MediaFire, các bạn có thể down về tham khảo và đối chiếu. Mặc định Mã: https://www.mediafire.com/file/20a9ygxvopn4l8h/df.txt/file Min: 39*C, Max: 70*C Ép xung Mã: https://www.mediafire.com/file/dmq9p8rlzyb6wai/oc.txt/file Min: 42*C, Max: 79*C Theo kinh nghiệm của tôi thì nhiệt độ lý tưởng khi full load là < 79*C ở phòng bình thường và <75*C ở phòng máy lạnh. Ở bài test này, ngoại trừ trường hợp ép xung, RX 5700 XT có nhiệt độ hoạt động khá tốt. Bạn sẽ hỏi vì sao tôi lại chỉnh quạt chạy 40% - 80% ở trường hợp ép xung thì lý do nằm ở độ ồn khủng khiếp xuất phát từ tản nhiệt lồng sóc của RX 5700 XT. Chiếc card này sẽ bắt đầu ồn ào từ mức quạt 50% và nếu đẩy lên 100% như các bài đánh giá card trước đó thì sẽ là một thảm họa về độ ồn. Vì thế, tốc độ quạt 40% - 80% được xem là tương đối đỡ ồn và cũng không phải hy sinh quá nhiều hiệu suất tản nhiệt. Nhưng thực tế cho thấy thì mức nhiệt cao nhất là 79*C trong phòng máy lạnh khi ép xung thì RX 5700 XT chưa đạt yêu cầu lắm, và cho dù có kéo quạt lên 100% và hy sinh độ ồn thì việc đó chỉ có thể giúp bạn hạ được tầm 2-3*C là tối đa. Vì thế, nếu muốn duy trì mức xung ép cao đồng thời nhiệt độ hoạt động ở mức tốt và không quá ồn, có lẽ AMD nên có một sự thay đổi về cách thức tản nhiệt thay vì cứ giữ nguyên tản nhiệt lồng sóc như truyền thống, hãy sử dụng thiết kế tản nhiệt 2 quạt làm mát như NVIDIA đã và đang thực hiện với các mẫu card tham chiếu của mình.
VI - Độ ồn Điều kiện test Click for original size Theo bảng dải độ ồn dưới đây, độ ồn tối đa từ RX 5700 XT đang dần tiến đến phần "Lưu hành giao thông" tức là độ ồn đủ lớn để gây khó chịu cho bạn khi sử dụng chiếc card này. Ngay cả khi để tốc quạt mặc định để chạy game thì độ ồn phát ra từ RX 5700 XT sẽ đủ khiến bạn khó lòng tập trung chơi game trừ khi sử dụng tai nghe có tính năng chống ồn. Nên nhớ rằng tôi đang đo độ ồn card khi mở thùng máy, còn khi đóng thùng lại thì độ ồn có giảm đi nhưng không đáng là bao, vì đây được xem là "tính năng" đặc trưng nhất của các bộ tản nhiệt lồng sóc.
VII - Công suất tiêu thụ Điều kiện test Mặc định Ép xung Với công suất đo được tối đa trong trường hợp mặc định và ép xung đã lần lượt gần 400W và 500W, RX 5700 XT có thể nói là một chiếc card tương đối phàm ăn nhưng một phần cũng đến từ mẫu CPU Ryzen 9 3900X đang chạy 4.2GHz của tôi. Do đó đối với chiếc card của AMD bạn sẽ phải cần đến một bộ nguồn công suất thực tầm 600-650W nếu sử dụng hệ thống tương tự mới đảm bảo tốt khả năng hoạt động của card và các linh kiện còn lại.
VIII - Lời kết AMD Radeon RX 5700 XT 8GB đang được bán với tầm giá 11 triệu đồng trên các cửa hàng tin học toàn quốc.