Có lẽ ASUS là hãng sản xuất màn hình đi tiên phong trong việc cho ra các sản phẩm màn hình có tích hợp G-Sync – công nghệ tuyệt vời của NVIDIA. Tuy nhiên, AOC cũng không có ý định muốn mình tuột hậu, vì vậy, cuối cùng một sản phẩm màn hình có hỗ trợ G-Sync cũng ra mắt. Bài viết này sẽ tìm hiểu về màn hình G2460PG đến từ AOC. I. Cấu tạo: Trước hết chúng ta hãy xem qua thiết kế bên ngoài của màn hình này. Đập vào mắt ta có lẽ là đường kẻ xanh bên dưới logo AOC ở phía trước màn hình, và đặc biệt hơn là một logo G-Sync thật to phía sau màn hình. Thoạt nhìn, màn hình có vẻ chỉ có thể xoay quanh trục và thay đổi chiều cao, tuy nhiên màn hình này vẫn có thể xoay quanh đế. Lý do nằm ở lớp đế thứ hai nằm phía dưới chân đế vì vậy bạn có thể thoải mái “xoay, vặn” màn hình. Phụ kiện của màn hình cũng không nhiều. Gồm một bộ adapter, cáp VGA, cáp HDMI, cáp DVI, đĩa CD và thiết bị giữ dây được gắn trên trục đế trước khi ráp vào đế. Ấn tượng đầu tiên của bạn có lẽ là số lượng cổng kết nối quá hạn chế chỉ với một cổng DisplayPort cũng giống như ASUS ROG SWIFT PG278Q mà amtech đã từng review trước đó. Ngoài ra còn có 2 cổng USB 3.0 và đầu ra USB. Phía cạnh bên của màn hình là 2 cổng USB 2.0 trong đó có một cổng hỗ trợ FastCharge. Lí giải cho việc cổng kết nối chỉ có DisplayPort có lẽ là để sử dụng công nghệ G-Sync. Tuy nhiên, thiết nghĩ rằng chúng ta có thể có thêm nhiều cổng kết nối hơn nữa đề phòng trường hợp vì lý do nào nó chúng ta không thể sử dụng cổng DisplayPort nữa thì màn hình này không hẵn “vứt đi” mà có thể sử dụng như một màn hình bình thường. Menu Dialpoint tại trung tâm màn hình Chọn loại Dialpoint Hệ thống nút điều khiển OSD của màn hình là dạng nút. Từ trái sang đầu tiên là Dialpoint (một dạng hồng tâm), tiếp theo là lựa chọn hình dạng Dialpoint, kế đến là ULMB (Ultra Low Motion Blur) sau đó là Menu và cuối cùng là Power. Phần ULMB có vẻ khá thú vị và hữu dụng, chúng ta sẽ thấy được sự khác nhau trước và sau khi bật công nghệ này lên ở phần bên dưới nhé. II. Hiệu năng: AOC G2460PG cũng giống như ASUS ROG SWIFT PG278Q sử dụng panel TN – panel có thời gian đáp ứng rất tốt và giá thành rẻ, là lựa chọn cho các nhà sản xuất khi muốn hướng sản phẩm của mình đến với giới game thủ. Kết quả mode có sẵn (Move your mouse to reveal the content) Kết quả mode có sẵn (open) Kết quả mode có sẵn (close) Default (Move your mouse to reveal the content) Default (open) Default (close) Warm (Move your mouse to reveal the content) Warm (open) Warm (close) Normal (Move your mouse to reveal the content) Normal (open) Normal (close) Cool (Move your mouse to reveal the content) Cool (open) Cool (close) sRGB (Move your mouse to reveal the content) sRGB (open) sRGB (close) Như các bạn có thể thấy những preset màu của màn hình có độ lệch màu… cực khủng, nhỏ nhất là 7.5 và cao nhất là 19.3 trong khi độ lệch màu Delta tối đa lý tưởng phải nhỏ hơn 1. Điểm đen cũng vẫn còn khá cao khi trên 0.1 cd/m2 – mức lý tưởng. Ảnh trên là kết quả sau khi màn hình đã được calibrate thông qua thiết bị Spyder 3. Độ lệch màu tối đa đã trở lại mức chấp nhận được ở 1.9 cd/m2. Tuy nhiên, điểm đen vẫn không mấy khả quan khi chỉ có thể về mức 0.3 cd/m2. Cũng giống như những màn hình sử dụng panel TN khác, góc nhìn từ dưới lên vẫn là góc nhìn kém nhất trong khi góc nhìn hai bên và từ trên xuống không đến nỗi quá tệ. Màn hình G2460PG có độ hở sáng ở mức chấp nhận được. Như ảnh trên, ta chỉ thấy hơi ửng sáng ở hai phần cạnh của màn hình chính. Ảnh trên được chụp với tốc độ 1/4000s để kiểm tra tốc độ chuyển màu của pixel. Ảnh trên cho thấy trường hợp xấu nhất vẫn còn có thể thấy được một ít bóng mờ của chiếc xe. Nếu bạn là một khách hàng không quá khó tính thì vẫn có thể chấp nhận được thời gian đáp ứng như trên. Không có G-Sync (Move your mouse to reveal the content) Không có G-Sync (open) Không có G-Sync (close) Có G-Sync (Move your mouse to reveal the content) Có G-Sync (open) Có G-Sync (close) Quay lại với mục tiêu của sản phẩm này, đó chính là G-Sync, ảnh trên là ảnh so sánh đoạn cắt cảnh của Far Cry 4 trên hai màn hình khác nhau, một có G-Sync và một không có, ta có thể nhìn thấy rõ ràng tình trạng bị xé hình (tearing) như ảnh trên. Đây quả thực là một trải nghiệm đầy thú vị với G-Sync. Như đã nói ở trên, một tính năng khá hữu dụng đó là ULMB của màn hình. Chức năng này làm nét hình ảnh bằng việc giảm thời gian đáp ứng, chính vì vậy yêu cầu của chức năng này là hoạt động ở tần số 85,100 và 120Hz. Khi bật chức năng này lên, độ sáng của màn hình có giảm đi chút ít nhưng hiệu quả có thể thấy rõ được như ảnh trên. Ảnh trên được chụp với tốc độ 1/60s để mô phỏng mắt người. III. Kết luận: Với giá thành ở mức tầm trung cho đến cao đối với người dùng phổ thông (khoảng 570$ - theo amazon), nếu bạn không quá khó tính và có đủ chi phí thì bạn cũng nên đưa màn hình AOC G2460PG vào danh sách cân nhắc của mình. - Ưu điểm: + Có hỗ trợ G-Sync. + Có hỗ trợ ULMB. - Khuyết điểm: + Chỉ có một cổng DisplayPort. + Điểm đen không tốt. + Giao diện OSD hơi khó sử dụng.