G551JM được thiết kế với tông màu đen kết hợp với màu đỏ, Lớp vỏ của máy được bao phù bởi 1 lớp kim loại nhôm xước giúp hạn chế đấu vân tay và chống trầy xước tốt, ở giữa lớp vỏ là logo ROG phát sáng. Ở phần dưới của của máy được làm bằng chất liệu nhựa. G551JM được thiết kế khá đẹp tuy nhiên máy khá lớn và nặng, máy dày 32 mm và nặng 2,7 kg. Vì thế G551JM là 1 laptop không có tính di động cao. G551JM sở hữu màn hình 15,6 inch với độ phân giải cao 1920 x 1080 px, màn hình của G551JM là màn hình của Samsung với tấm nền IPS nên góc nhìn của G551Jm là tốt. Với mọi dòng máy G series của Asus ngoài khả năng chơi game cũng có thể xem phim tốt với màn hình như thế này. Ngoài ra mình thấy công cụ Asus Splendid chỉnh tông màu cho màn hình cũng rất thú vị, có thể chỉnh màu sắc màn hình theo sở thích của mình. Đối với các màn hình bị ám màu, ta có thể chình dễ dàng bằng ứng dụng độc quyền này của Asus Màn hình này có độ phân giải 1080p nên nó có độ sáng cũng rất tốt, Màn hình G551JM khoảng 300nits. Mình đã do độ sáng màn hình ở 9 điểm trên màn hình và độ sáng trung bình 287 cd/m2 và sau đây là độ sáng của màn hình G551JM ở 9 điểm Bàn phím của G551JM dành cho game thủ nên chất lượng tốt, khá thoải mái sử dụng, độ đàn hồi tốt, Tuy nhiên khi G551JM tích hợp numpad khá trật trội vào bàn phím của mình, gây khó khăn khi sử dụng. G551JM có bàn phím backlit với tông màu đỏ trên nền đen của bàn phím, đây là màu đặc trưng trên các dòng G series của Asus mà mình đá từng thấy. Trackpad sử dụng tốt với các thao tác cử chỉ trên nó, Tuy nhiên khi nhấp đúp chuột vật lý thực sự khá khó hăn vì nó thô và cứng. Tuy nhiên G551JM là 1 chiếc laptop game thủ nên các game thủ phải chọn cho mình 1 con chuột dành riêng cho mình chứ không sử dụng trackpad trên laptop. Về cổng kết nối, G551JM có các cổng kết nối cần thiết cho 1 chiếc laptop game thủ ở cạnh trái, cạnh phải của laptop với các cổng 3xUSB 3.0, SD card reader, HDMI, mini-DisplayPort, RJ45, Kensington Lock G551JM khi sử dụng với các tác vụ như lướt web, xem phim hoặc các tác vụ văn phòng máy khá mát mẻ khi nhiệt độ cao nhất của máy chỉ 34,2 độ C. Mặt trên của G551JM Mặt dưới của G551JM CÒn khi chơi game, máy sẽ nóng hơn, tuy nhiên nhiệt độ cao nhất cảu máy chỉ đạt 43 độ C. Máy được đo ở nhiệt độ 23 độ C trong phòng máy lạnh. Mặt trên của G551JM Mặt dưới của G551JM Pin của G551JM không được lý tưởng lắm, mọi người nên sử dụng adapter để chơi game sẽ tốt hơn. Có thể tham khảo thời lượng pin của G551JM trong các trường hợp sau: 7 Wh (~8 h) – idle, Power Saving Mode, screen at 0%, Wi-Fi ON, keyboard’s back-lightning OFF; 11 Wh (~5 h) – browsing, Balanced Mode, screen at 40%, Wi-Fi ON, keyboard’s back-lightning ON; 12 Wh (~4 h 40) – 1080p video on Youtube in Internet Explorer, Balanced Mode, screen at 40%, Wi-Fi ON, keyboard’s back-lightning OFF; 15 Wh (~3 h 45) – 1080p .mkv video on VLC Player, Balanced Mode, screen at 40%, Wi-Fi ON, keyboard’s back-lightning OFF; 46 Wh (~1 h 10) – Gaming, High Performance Mode, screen at 40%, Wi-Fi ON, keyboard’s back-lightning ON. Thông tin về CPUZ: Thông tin về GPU: Do G551JM sử dụng ổ SSD 256GB nên tốc độ của ổ lưu trữ G551JM là rất tốt Khi benchmark với Cinebench máy cho kết quả CPU và GPU rất tốt, điều này chứng tỏ CPU và GPU của G551JM có hiệu năng cao Còn khi benhcmark với 3D Mark 2013 G551JM cho số điểm khá cao với các game Fire Strike, Sky Driver, Cloud Gate, Ice Storm Bên cạnh đó các benhcmark về 3D Mark 11 và Pc Mark 8 cũng cho số điểm rất cao Xét về khả năng chơi game thì G551JM đáp ứng tốt các game trên thị trường hiện nay. Số điềm fps khá cao Ưu điểm - Thiết kế đẹp mắt - Màn hình đẹp có độ phân giải cao - Hiệu năng tốt Nhược điểm - Thời gian sử dụng pin không tốt - Máy dày và nặng
Bàn phím có đèn thì chơi game ban đêm là hết xẩy rồi nhé, tiếc là chỉ có 1 màu đỏ thuj, ko chỉnh đc nhìu màu cho nó đẹp hơn :D
nhìn con này chất vãi nhỉ, nhưng mình thấy mấy con laptop bác nào chơi game thì nên gắn pin vào nhé, pin yếu cũng ko sao đâu