HOT [Review] ASUS GeForce GTX 960 Strix OC 2GB - Định nghĩa lại tầm trung

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 26/1/15.

By umbrella_corp on 26/1/15 lúc 22:12
  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    1 - Lời nói đầu

    NVIDIA chỉ mới đây thôi đã cho ra mắt 2 sản phẩm card đồ họa GTX 970 và GTX 980 nền tảng Maxwell mới của hãng, chúng thực sự trở thành một làn sóng lớn đánh vào thị trường card đồ họa khi kết hợp các yếu tố trọng yếu như hiệu năng tốt, điện năng tiêu thụ thấp cùng độ ồn không cao và đặc biệt là ở độ phân giải Full HD, GTX 970 và GTX 980 là 2 con quái vật thực thụ khi không có bất cứ trình test hay game nào có thể khuất phục chúng ở độ phân giải này. Vì thế, khi lên tới độ phân giải 2K (1440p) cũng như 4K/UHD, chúng cũng mang lại hiệu năng tương đối tốt khi so với các đối thủ cùng phân khúc cao cấp.

    Chính vì thế, NVIDIA quyết định ra mắt một sản phẩm nữa cũng trên nền Maxwell nhưng với sức mạnh vừa đủ cho độ phân giải Full HD kèm theo khả năng tiết kiệm điện năng cùng giá thành vừa phải. Nền kiến trúc Maxwell vốn đã tạo cơ hội cho NVIDIA cắt giảm chi phí sản xuất bởi vì hiện tại chiếc card đồ họa dành cho gaming Full HD tốt nhất là GeForce GTX 760, dựa trên nền tảng GPU 3.5 tỉ transistors với kích cỡ 294mm2 và chỉ tiêu hụ điện năng ít hơn 24% so với GTX 970 cho hiệu năng kém hơn 51%. Kể từ khi NVIDIA vẫn đang theo đuổi tiến trình 28nm thì họ vẫn có khả năng xây dựng GPU nhỏ hơn trên nền Maxwell để cắt giảm chi phí, qua đó sẽ hạ được giá thành phẩm khi tới tay người tiêu dùng.

    Độ phân giải Full HD vốn đang là độ phân giải phổ biến dành cho PC gaming trong khi 2K lẫn 4K vẫn chưa đủ tuổi để giành lấy thị phần của Full HD. Nhiều người vẫn cho rằng mua màn hình dựa trên kích cỡ màn hơn là độ phân giải và luôn sử dụng màn hình trong khoảng thời gian dài. Có tất cả 3 loại người dùng: Đầu tiên là nhóm người không dư dả tài chính và chỉ đủ khả năng mua màn hình Full HD giá rẻ, thứ hai là nhóm người muốn chuyển từ màn hình máy tính sang màn hình TV Full HD để chơi game và cuối cùng là nhóm người vẫn còn sử dụng màn hình Full HD cũ và luôn thay đổi card đồ họa tầm trung theo từng năm tháng. NVIDIA và AMD tất nhiên không thể bỏ qua các nhóm khách hàng như vậy và họ luôn cạnh tranh nhau bằng các kiến trúc đồ họa mới phù hợp với nhu cầu hơn.

    [​IMG]

    Vì lý do này mà NVIDIA đã quyết định ra tay trước vào thời điểm gần cuối tháng 1/2015 với sản phẩm GeForce GTX 960. Chiếc card này sử dụng GPU mới toanh thuộc nền tảng Maxwell là GM206. Đây là con chip thứ ba của NVIDIA dựa trên nền Maxwell, GM206 được cho là kế thừa GK106 vốn được NVIDIA thiết kế dành riêng cho card GeForce GTX 660. Chiếc card GTX 960 mới này ra đời nhằm thay thế GTX 660 và GTX 760 trong chuỗi sản phẩm của hãng, mang đến hiệu năng được cải thiện một chút so với các bậc tiền bối nhưng có điện năng tiêu thụ và độ ồn thấp hơn cùng với giá thành hợp lý hơn. Hơn nữa, GPU mới này có thêm một số tính năng mới của nền tảng Maxwell như cơ chế dựng hình thời gian thực VXGI, khử răng cưa đa khung hình MFAA, độ phân giải linh động DSR, tối ưu trải nghiệm thực tế ảo VR Direct, hiệu ứng vật lý PhysX được nâng cấp với Turf Effects và PhysX Flex cùng cơ chế đồng bộ khung hình mới G-Sync và trình quay phim ShadowPlay.

    NVIDIA GeForce GTX 960 được định giá khoảng $200 thấp hơn GTX 760 khi mới ra mắt là $250. NVIDIA rõ ràng đã quán triệt tiêu chí giảm giá thành triệt để nhờ vào chip xử lý có điện năng tiêu thụ thấp dẫn đến linh kiện VRM sẽ rẻ tiền hơn, ít chip nhớ hơn, và bộ tản nhiệt nhỏ gọn hơn dành khách hàng.

    [​IMG]

    Trong bài đánh giá này, chúng tôi đã có trong tay chiếc card GTX 960 từ ASUS có tên model là GTX 960 Strix OC với bộ tản nhiệt DirectCU II kèm theo giải pháp tản nhiệt đang dần trở thành thương hiệu là 0dB khi đó quạt làm mát sẽ không quay khi GPU chưa vượt qua mức nhiệt độ cho phép. ASUS đã ép xung sẵn GPU lẫn bộ nhớ RAM và đính kèm thêm cả miếng backplate bảo vệ mặt sau cho card. Điều khiến cho chiếc card này trở nên đặc biệt là kích thước nhỏ gọn của nó cho phép chúng ta có thể lắp đặt trong thùng máy HTPC.

    Nói đến giá thành, ASUS định giá chiếc card của họ là $210 ở thị trường Mỹ, cao hơn $10 so với bản gốc của NVIDIA. Ở thị trường Việt Nam, nhà phân phối Vĩnh Xuân SPC đã có hàng với giá thành là 7.500.000 đồng. Tôi vẫn chưa rõ lý do tại sao nhà phân phối này lại đẩy giá của GTX 960 Strix OC lên cao đến thế, khi mà ở thị trường Mỹ chỉ có giá khi quy đổi sang tiền Việt cũng chỉ vào khoảng 4.410.000 đồng mà thôi? Cho dù có thêm các loại thuế má vào thì cao lắm chiếc card này cũng chỉ được bán trong khoảng 5.500.000 đến 6.000.000 đồng là cùng mà thôi.

    2015-01-26_221036.jpg
     
    :
    Last edited by a moderator: 2/3/15
    tuananhbk_09 and chicken pro like this.

Bình luận

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 26/1/15.

    1. umbrella_corp
      umbrella_corp
      2 - Tổng quan về kiến trúc GM206 và các tính năng mới

      A - Kiến trúc GM206

      GPU GM206 trên chiếc card GTX 960 có nền tảng dựa trên GM204 nhưng bị cắt bớt một nửa qua đó nó chỉ có 1024 nhân CUDA (so với GM204 là 2048 nhân CUDA) và số nhân CUDA này trải rộng cho 2 cluster xử lý đồ họa, băng thông bộ nhớ giảm một nửa, số TMU giảm một nửa còn 64, và số ROPs cũng thế chỉ còn 32. Với 2GB dung lượng bộ nhớ VRAM, GTX 960 bị cắt đúng một nửa dung lượng của GTX 980. Số transistor trên GM206 vào khoảng 2.94 tỉ tức là ít hơn 17% so với GPU GK104 của card đồ họa GeForce GTX 760.

      [​IMG]

      [​IMG]

      [​IMG]

      Đừng cho rằng chỉ với băng tần bộ nhớ 128 bit mà vội chê bai nhé, NVIDIA đã bù trừ cho GTX 960 bằng công nghệ nén vân không hao hụt (lossless texture compression) cho phép nó sử dụng ít tài nguyên băng tần bộ nhớ hơn và sử dụng chúng một cách hợp lý hơn. Có thể xem GTX 970 là một ví dụ điển hình, chỉ với băng tần bộ nhớ là 256 bit thôi nhưng khi hoạt động thì nó lại có hiệu năng tốt hơn so với Radeon R9 290X với băng tần 512 bit. Điều này cho phép NVIDIA có thể hạ chi phí sản xuất bằng việc chỉ sử dụng 4 chip nhớ trên bo mạch PCB. GTX 960 ra đời vốn dành cho trải nghiệm game Full HD vì thế dung lượng bộ nhớ 2GB sẽ không làm bạn thất vọng với khi chơi các tựa game hiện nay. NVIDIA thậm chí còn cho chúng tôi biết là chiếc card này dư sức chơi game DOTA 2 ở độ phân giải 4K. Vì thế sẽ là khôn ngoan hơn nếu các game thủ chi ra $200 dành cho card đồ họa và $500 dành cho màn hình chơi game thay vì lăn tăn lựa chọn card $300 và màn hình chơi game $400 QHD.

      GM206 được thiết kế y hệt như GM204 với số linh kiện bị cắt bớt một nửa. Trái tim của kiến trúc Maxwell là các streaming processor (SMM), đơn vị xử lý thứ ba của GPU. Một số phiên bản GeForce GTX bị cắt giảm bằng cách thiết lập số lượng SMM khi tạo hình chip. Cấu tạo chip bắt đầu với giao tiếp PCIe 3.0 x16, băng tần bộ nhớ 128 bit GDDR5, và một bộ điều khiển xuất hình (display controller) hỗ trợ số lượng lớn màn hình như 3 màn hình UHD hay tổng số 5 màn hình vật lý. Display controller này hỗ trợ chuẩn kết nối màn hình HDMI 2.0 vốn có đủ băng thông để chạy màn hình 4K với tần số quét 60Hz. Controller này đã sẵn sàng cho độ phân giải 5K (5120x2880, gấp 4 lần số điểm ảnh của QuadHD). Băng tần bộ nhớ 128 bit nắm giữ dung lượng bộ nhớ 2GB có xung nhịp là 7GHz qua đó khi quy đổi sang GB/s thì băng tần bộ nhớ đạt 112GB/s. Nhân GPU của GTX 960 có mức xung nhịp là 1126MHz và có thể tăng tốc lên tới 1178MHz.

      [​IMG]

      [​IMG]

      B - Các tính năng mới

      Với từng kiến trúc mới, NVIDIA luôn giới thiệu đến giới mộ điệu khả năng hỗ trợ tương thích với các phiên bản tập lệnh đồ họa DirectX mới của Microsoft. NVIDIA nói rằng GeForce GTX 980 và GTX 970 sẽ là những chiếc card đồ họa hỗ trợ gốc cho tập lệnh DirectX 12 nhưng tính năng này lại chưa được Microsoft xác nhận dù tập lệnh OpenGL 4.4 đã được thêm thắt vào. OpenGL 4.4 có thêm những tính năng mới thông qua bộ SDK GameWorks của NVIDIA giúp cho các nhà phát triển game dễ dàng thao tác đồ họa thông qua các nền tảng API có sẵn.

      [​IMG]

      Theo NVIDIA, tính năng quan trọng đầu tiên chính là VXGI (voxel global illumination) hay tạm dịch là cơ chế dựng theo thời gian thực. VXGI thêm thắt các hiệu ứng thực cho các luồng sáng trên nhiều mặt nền khác nhau của một phân cảnh 3D. VXGI còn mang đến khối điểm ảnh hay gọi là voxels, một thành phần đồ họa 3D mới. Chúng là những điểm ảnh mang dữ liệu 3 chiều vì thế sự tương tác của chúng trong các đối tượng 3D kèm theo ánh sáng sẽ trung thực hơn.

      [​IMG]

      [​IMG]

      [​IMG]

      Không có kiến trúc GPU mới của NVIDIA khi ra mắt là toàn vẹn nếu không có những cải tiến vượt bậc về khả năng hậu xử lý (post-processing), cụ thế là cơ chế khử răng cưa. NVIDIA đã giới thiệu cho chúng ta một tính năng rất thú vị đó là độ phân giải siêu linh động hay còn gọi là DSR (Dynamic Super Resolution). Đây là chức năng cho phép mang đến trải nghiệm hình ảnh 4K trên màn hình Full HD. Với chúng tôi đây có thể nói là một phương pháp khử răng cưa bằng cách nội suy hình ảnh lên tầm cao mới rất thú vị đấy.

      [​IMG]

      [​IMG]

      [​IMG]

      Dùng trình GeForce Experience, bạn có thể mở DSR cho các ứng dụng 3D. Một cơ chế khử răng cưa khác cũng đáng được chờ đợi là MFAA hay còn gọi là khử răng cưa đa khung hình mạng chất lượng hình ảnh như được khử răng cưa bằng cơ chế cũ MSAA với hiệu năng cải thiện đến 30%. Sử dụng GeForce Experience, MFAA cũng có thể mở để thay thế cho MSAA cho các trình 3D.

      [​IMG]

      [​IMG]

      [​IMG]

      Tiếp theo, NVIDIA còn giới thiệu VR Direct, một công nghệ được thiết kế dành cho các thiết bị xem thực tế ảo VR trên thị trường mà nổi tiếng nhất có thể kể đến là bộ VR Occulus Rift/ VR Direct là bộ API được thiết kế để giảm độ trễ giữa thiết bị đầu vào và sự thay đổi trên màn hình, mà cụ thể là việc xoay đầu khi sử dụng thiết bị VR rất khó đoán trước so với việc click chuột.

      [​IMG]

      [​IMG]

      Nhằm đáp ứng nhu cầu giảm chi phí sản xuất, về việc tái tạo lông siêu thực hay dựng hình cỏ cây, NVIDIA đã cho ra đời Turf Effects. Bộ engine vật lý NVIDIA PhysX cũng có thêm tính năng mới là PhysX Flex cho phép tái tạo khả năng cháy nổ linh động hơn và toàn vẹn hơn. Engine vật lý Unreal Engine 4 của hãng game Epic cũng sẽ áp dụng công nghệ này vào các tựa game của họ.
      Last edited by a moderator: 2/3/15
      chicken pro thích bài này.
    2. umbrella_corp
      umbrella_corp
      3 - Đóng gói sản phẩm và phụ kiện

      IMG_9690.jpg
      IMG_9691.jpg
      IMG_9706.jpg

      Phụ kiện của ASUS GTX 960 Strix OC bao gồm:
    3. umbrella_corp
      umbrella_corp
      4 - Vài hình ảnh về card

      IMG_9692.jpg
      IMG_9693.jpg
      Phía trước ASUS vẫn sử dụng lại thiết kế quen thuộc của dòng Strix với lớp cover hình mắt cú với 2 quạt 4cm trang bị công nghệ 0dB cùng với các họa tiết màu đỏ ở chính giữa khá đẹp mắt. Ngoài ra mặt sau của nó được ASUS trang bị bộ backplate nhằm bảo vệ card không bị tổn hại vì những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan từ phía người dùng.

      Đây là lần đầu tiên mà tôi được thấy ASUS trang bị tận răng từ trước đến sau cho một chiếc card đồ họa tầm trung, khiến cho GTX 960 Strix không chỉ nhìn chất hơn mà còn cứng cáp hơn nữa. Chiều dài card là 22.5cm x 12.5cm, qua đây có thể thấy chiếc card này tương đối nhỏ gọn, điều này dân chuyên dùng HTPC sẽ rất là thích thú đây.

      Độ dày của GTX 960 Strix OC sẽ khiến bo mạch chủ của người dùng mất đi 2 khe PCI khi lắp ráp và gần như điều này là lẽ thường tình so với mặt bằng chung card đồ họa bây giờ.

      IMG_9700.jpg
      Các cổng xuất hình được hỗ trợ trên GTX 960 Strix OC bao gồm:
      • 1 x DVI
      • 1 x HDMI 2.0
      • 3 x Display Port 1.2
      Bạn có thấy số cổng kết nối này khá là quen thuộc không? Số cổng kết nối này đã xuất hiện trên chiếc card cao cấp GTX 980 đó. Với số lượng cổng kết nối như vậy, GTX 960 Strix OC cho phép bạn có thể setup hệ thống chơi game 3 màn hình G-Sync Surround thông qua 3 cổng Display Port 1.2.

      IMG_9697.jpg
      Với 1 khe cắm SLI, GTX 960 Strix OC chỉ có thể chạy chế độ đa card tối đa là 2-way SLI với một card GTX 960 nữa mà thôi.

      IMG_9702.jpg
      Để hoạt động, GTX 960 Strix OC chỉ cần 1 đầu nguồn 6 pin PCIe như bản gốc của NVIDIA.

      IMG_9699.jpg IMG_9703.jpg
      Ở mặt trên, rút kinh nghiệm từ những phản hồi của khách hàng về việc các ống đồng trồi lên gây mất thẩm mỹ cho card đồ họa ở các phiên bản trước, lần này ASUS quyết định không để bất kỳ một ống tản nhiệt nào ở phần trên card cả. Thay vào đó, họ thiết kế 4 ống đồng tản nhiệt nằm phía dưới được uốn nắn lại nhìn khá bắt mắt. Các ống đồng tản nhiệt này được mạ nikel chống rỉ có đường kính 6mm cho phép nhiệt được truyền đi từ GPU đến các lá nhôm tản nhiệt một cách nhanh chóng và hiệu quả.

      Các file đính kèm:

    4. umbrella_corp
      umbrella_corp
      5 - Hệ thống thử nghiệm

      • Cấu hình giản lược
      specs_amt.png

      • Cấu hình chi tiết
      2015-01-28_225021.jpg
      Chân thành cám ơn ASUS, Kingston và Corsair đã giúp chúng tôi hoàn thành bài viết này.
    5. umbrella_corp
      umbrella_corp
      6 - Kết quả benchmark

      [​IMG]
      [​IMG]
    6. umbrella_corp
      umbrella_corp
      7 - Overclocking

      Những gì đã trở thành thương hiệu chủ đạo thì càng không thể bỏ đi. Cơ chế ép xung tự động GPU Boost 2.0 của NVIDIA cũng thế. Với kiến trúc GM206 họ Maxwell thế hệ hai thì GTX 960 được NVIDIA định mức xung nhịp nhân khá cao rồi, nhưng với bản GTX 960 Strix OC của ASUS thì hãng công nghệ Đài Loan tiếp tục làm nức lòng fan hâm mộ khi đã ép xung chiếc card này lên khá cao so với bản gốc của NVIDIA để có được hiệu năng tốt hơn nữa. Tất nhiên, với chúng tôi, các tester của AMTECH thì không có lý do gì để hài lòng với mức xung hiện có của mẫu sample GTX 960 Strix này cả. Vì thế, chúng tôi quyết định thử nghiệm ép xung chiếc card này xem thế nào. Và sau nhiều lân thử nghiệm thất bại, chúng tôi đã có được mức xung ép ổn định như sau:

      specs_oc.png
      Xung hiển thị trên GPU-Z.

      specs_oc_ingame.png
      Xung hiển thị ingame.​

      Nếu lấy xung base clock làm gốc thì xung nhịp GPU và xung mem lần lượt tăng 8% và 15%. Đừng nhìn vào con số 8% của xung GPU mà cho rằng chiếc card này ép xung kém sẽ dẫn đến hiệu năng không cải thiện nhiều. Sở dĩ chiếc card này chúng tôi chỉ lên được có 8% xung GPU là vì chính bản thân chiếc card này đã được ép xung lên rất cao ngay từ khi mới ra lò rồi. Sự khác biệt lớn nhất giữa ép xung và mặc định nằm ở xung mem khi chiếc card này đã vượt qua được mức xung mơ ước 2000MHz, mức xung mà khá ít mẫu GTX 960 có thể đạt được ở thời điểm này. Dù sao thì trăm nghe không bằng một thấy, chúng ta hãy xem xem hiệu năng của GTX 960 Strix OC sẽ được cải thiện như thế nào khi ép xung thông qua 2 biểu đồ dưới đây:

      [​IMG]
      [​IMG]

      Nhìn vào 2 biểu đồ này, các bạn có thể thấy rõ sự lợi hại khi ép xung của GTX 960 Strix OC là như thế nào. Với các trình benchmark đồ họa tuy chúng ta không thấy nhiều sự khác biệt, nhưng khi chuyển qua game, GTX 960 Strix OC có sự cải tiến rất rõ ràng về mặt hiệu năng. Hầu hết khung hình trung bình ở các game đều được tăng lên rất đáng kể. Vì thế nếu có cơ hội sở hữu chiếc card này, tôi khuyên các bạn nên ép xung nó lên để có được trải nghiệm chơi game tốt hơn nhiều. Tất nhiên mức xung ép ở đây chỉ mang tính tham khảo, tôi chỉ show cho các bạn xem mẫu GTX 960 Strix OC mà tôi đang có trên tay có khả năng ép xung như thế nào mà thôi. Vì vậy, tùy vào chất lượng GPU cũng như chip RAM thế nào thì các bạn sẽ có được mức xung ép khác nhau, có thể cao hoặc thấp hơn tôi, nhưng tôi không nghĩ là chiếc card của bạn sẽ ép xung thấp hơn tôi đâu.
    7. umbrella_corp
      umbrella_corp
      8 - Nhiệt độ

      Điều kiện test
      Do forum không cho post quá nhiều ký tự nên nội dung file log nhiệt độ được tôi upload lên MediaFire, các bạn có thể down về tham khảo và đối chiếu.

      • Mặc định
      Mã:
      http://www.mediafire.com/view/3gzk73nn3c782w5/df(20).txt
      Min: 36*C, Max: 61*C

      • Ép xung
      Mã:
      http://www.mediafire.com/view/57b2z6a6bg956rh/oc(20).txt
      Min: 35*C, Max: 52*C

      Theo kinh nghiệm của tôi thì nhiệt độ lý tưởng khi full load là < 79*C ở phòng bình thường và <75*C ở phòng máy lạnh. Đối với các card đồ họa GTX 960 thì NVIDIA có thêm chế độ quạt được gọi là fan stop có cơ chế hoạt động giống với 0dB của series Strix. Tức là chỉ khi nào đạt đến mức nhiệt độ đủ lớn thì quạt mới bắt đầu quay để làm mát. Với mẫu GTX 960 Strix OC mà tôi đang cầm trên tay thì có thể nói ở phần test nhiệt độ bộ tản DirectCU II của chiếc card này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cũng cần nói thêm là chính bản thân chip GPU GM206 vốn được NVIDIA thiết kế siêu tiết kiệm năng lượng hơn kế thừa từ GM204 nên nó cũng góp phần giúp cho GTX 960 Strix OC có nhiệt độ sử dụng lý tưởng như vậy.

      Một điểm nữa ở GTX 960 Strix OC mà tôi rất tâm đắc, chính là độ ồn phát ra từ quạt của nó. Khi kéo max quạt cho mỗi lần ép xung thì tôi chưa bao giờ cảm thấy khó chịu cả. Chính xác hơn là với quạt có đường kính 4cm thì độ ồn phát ra từ chiếc card này khi kéo max quạt chỉ có thể mô tả bằng cụm từ "vi vu". Tôi rất là thích điểm này của GTX 960 Strix OC và qua đó, tôi cũng không ngần ngại mà nói rằng các Amtecher nếu có cơ hội sở hữu chiếc card này cứ vô tư ép xung kéo quạt thoải mái không vấn đề gì cả, vì độ ồn phát ra chẳng đáng để chúng ta bận tâm lắm.
    8. umbrella_corp
      umbrella_corp
      9 - Độ ồn

      Điều kiện test
      Lưu ý
      20150123_012434662_iOS.jpg
      20150123_012454945_iOS.jpg
    9. umbrella_corp
      umbrella_corp
      10 - Công suất tiêu thụ

      Điều kiện test
      Mặc định
      Ép xung

Chia sẻ trang này