[Review] ASUS GTX 770 DCII OC - Sự thay thế hoàn hảo cho GTX 680

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 1/6/13.

By umbrella_corp on 1/6/13 lúc 11:15
  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Sau khi NVIDIA giành được thắng lợi lớn trước AMD về khoản hiệu năng trên giá thành cũng như hiệu năng so hiệu năng với kiến trúc Kepler thần thánh của mình, và AMD dường như chưa có động thái trả lễ nào rõ rệt khi họ vẫn chưa công bố kiến trúc nào mới để đọ với NVIDIA, ít nhất là cho tới lúc này.

    Vì thế, cũng theo lẽ tự nhiên, NVIDIA tiếp tục vắt sữa Kepler GK104 một lần nữa và kết quả là sự ra đời của Geforce GTX 770. Nhìn sơ qua specs, có vẻ như GTX 770 là một con GTX 680 trá hình và cũng có một số tin đồn là đàn em của GTX 770 sắp ra đời như GTX 760 Ti, GTX 760 cũng là GTX 670, GTX 660 Ti trên giấy tờ. Tuy nhiên theo các chuyên gia của TechPowerUp thì giả thiết này cũng có lý của nó vì theo tham khảo giá cả thị trường thì GTX 770 gần như bằng giá thậm chí còn thua giá so với GTX 680, và các đàn em theo sau GTX 770 cũng có một cái giá tương tự như vậy.

    Công bằng mà nói, GTX 770 chưa hẳn là một bản rebrand của GTX 680 (như 8800GT và 9800GT, cả hai tuy khác về tên gọi nhưng thực tế chúng là một). Chắc chắn rồi, dù cùng sử dụng chung nhân GK104 với các thông số khác đều như nhau như có 1536 core, 128 TMU, 32 ROPs và độ rộng băng tần bộ nhớ là 256 bit, nhưng giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt rõ ràng như GTX 770 có thiết kế bo mạch sử dụng VRM cao cấp hơn để có được xung nhịp GPU cao và đặc biệt - công nghệ GPU Boost 2.0. Nếu có một phép so sánh tương tự thì bạn có thể tham khảo cặp này 8800GTS-512 và 9800 GTX.

    [​IMG]

    Đại diện cho GTX 770 hôm nay mà tôi muốn review là ASUS GTX 770 DCII OC.

    I - Thông số và giá cả (Cập nhật từ TechPowerUp)

    [​IMG]
     

Bình luận

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 1/6/13.

    1. umbrella_corp
      umbrella_corp
      II - Vài hình ảnh về GTX 770 DCII OC
      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      Dàn phụ kiện đi theo bao gồm 1 cuốn hướng dẫn, 1 dĩa driver và 1 cộng cáp nguồn chuyển từ 2 đầu 6 pin thành 1 đầu 8 pin.​
      [​IMG]
      Phía trước card vẫn là bộ tản DirectCU II quá quen thuộc.​
      [​IMG]
      Phía sau card có thêm backplate bảo vệ.​
      [​IMG]
      Khu vực cổng kết nối bao gồm 2 cổng DVI, 1 cổng HDMI full size và 1 cổng Display Port full size. Với số lượng cổng kết nối như vầy, GTX 770 DCII OC cho phép bạn bật chế độ NVIDIA Surround với 3 màn hình.​
      [​IMG]
      Với 2 đầu SLI connector, người dùng có thể chạy chế độ đa card 4-way SLI.​
      [​IMG]
      Để cấp nguồn, GTX 770 DCII OC cần 2 đầu nguồn 6 pin và 8 pin, hệt như GTX 680.​
      [​IMG]
      Phía sau card, ASUS thiết kế một khu vực cho dân OC mày mò mod điện thế cấp phụ cho card.​
      [​IMG]
      [​IMG]
      Mặt trước và sau card sau khi được gỡ tản nhiệt và backplate. (Hình: TechPowerUp)​
    2. umbrella_corp
      umbrella_corp
      III - Test Setup

      [​IMG]

      CPUz và GPUz (open)

      [​IMG]

      Hầu hết các benchmarks đều được test ở độ phân giải 1080p với mức settings cao nhất có thể. Ở thời điểm test, NVIDIA chưa có driver support cho GTX 770 do đó tôi đã sử dụng driver gốc trên dĩa driver (320.08) để test.

      Update: Hiện tại, NVIDIA đã cho ra bản driver 320.18 mới để hỗ trợ GTX 770.
    3. umbrella_corp
      umbrella_corp
      IV - Benchmarks

      ***3DMark 11 Extreme Preset***

      ***

      ***3DMark Fire Strike***

      ***

      ***3DMark Fire Strike Extreme***

      ***

      ***Unigine Heaven 4 Extreme***

      ***

      ***Unigine Valley Extreme***

      ***

      ***Batman Arkham City***
      Settings
      ***​

      ***Borderlands 2***
      Settings
      ***

      ***Call of Duty Black Ops 2***
      Settings
      ***

      ***Crysis 2***

      ***

      ***Crysis 3***
      Settings
      ***

      ***Dirt 3***
      Settings
      ***

      ***Dirt Showdown***
      Settings
      ***

      ***DmC Devil May Cry***
      Settings
      ***

      ***Hitman Absolution***
      Settings
      ***
    4. umbrella_corp
      umbrella_corp
      ***Resident Evil 6***
      Settings
      ***

      ***Sleeping Dogs***
      Settings
      ***

      ***Tomb Raider 2013***
      Settings
      ***
    5. umbrella_corp
      umbrella_corp
      V - Overclocking

      Vài tháng trước, NVIDIA đã ra mắt card màn hình GTX TITAN với cơ chế ép xung GPU Boost 2.0 mới để thay thế cho GPU Boost 1.0 còn nhiều hạn chế. GTX 770 cũng sử dụng cơ chế này để ép xung và tôi cho rằng GPU Boost 2.0 rất dễ dùng và kiểm soát so với đàn anh của nó.

      [​IMG]

      Vì sao lại như thế? Bởi vì GPU Boost 2.0 sử dụng nhiệt độ để quyết định xung nhịp cho card. Có thể hiểu đơn giản như vầy, khi chúng ta tải nặng bằng game hay các chương trình đồ họa, GPU Boost 2.0 sẽ tự động ép xung card lên mức cao nhất có thể do NSX quy định. Khi card chạm đến một ngưỡng nhiệt độ nào đó (mặc định là 80*C) thì lập tức GPU Boost 2.0 sẽ tăng tốc độ quạt và giảm xung nhịp card xuống mức mặc định trước khi boost (base clock) để hạ nhiệt, sau đó khi nhiệt độ hạ xuống đến ngưỡng an toàn thì GPU Boost 2.0 sẽ ép xung lại và duy trì mức xung đó cho đến khi lại chạm mức 80*C. Chưa hết, để đảm bảo cho quá trình này được diễn ra suông sẻ, GPU Boost 2.0 sẽ tự động cấp thêm điện phụ cho GPU khi điện thế chính cập đã ở mức maximum (thường là 1.2V).

      Không như người tiền nhiệm với xung nhịp luôn lên xuống thất thường, mức xung ép của GPU Boost 2.0 sẽ luôn được giữ nguyên chừng nào card chưa chạm được 80*C. Điều này càng khiến cho việc ép xung card càng lúc càng dễ dàng hơn, tất nhiên, giới ép xung cực thích điều này. Ngoài ra, GPU Boost 2.0 còn có chức năng ép xung tần số màn hình (Display Overclocking), nó mang tới trải nghiệm mới cho người dùng khi có thể thưởng thức những màn đua xe kịch tính cũng như những pha hành động như phim với fps trên 60 và không bị tearing. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ không đề cập tới vì Display Overclocking nó mang tính trải nghiệm nhiều, vì vậy phần này tôi sẽ nhường lại cho các bạn.

      Tuy thay đổi về phương pháp ép xung nhưng giữa GPU Boost 1.0 và 2.0 vẫn tồn tại một vài điểm chung. Có thể kể đến các phần mềm sát thủ card màn hình như FurMark vẫn không được hỗ trợ và mức xung CB/IB còn tồn tại (xem bài Review GTX 670 DC Mini để biết thêm thông tin chi tiết).

      Sau khá nhiều thử nghiệm, tôi có được mức CB/IB và memory clock ổn định như sau:

      [​IMG]
      [​IMG]

      Kết quả này có thể khác với các model cùng loại bán ra thị trường, do đó bạn hãy cân nhắc trước khi ép xung với mức này.

      Benchmarks

      ***3DMark 11 Extreme Preset***

      ***

      ***3DMark Fire Strike***

      ***

      ***3DMark Fire Strike Extreme***

      ***

      ***Unigine Heaven 4 Extreme***

      ***

      ***Unigine Valley Extreme***

      ***

      ***Batman Arkham City***
      ***​

      ***Borderlands 2***
      [​IMG]
      ***

      ***Call of Duty Black Ops 2***
      [​IMG]
      ***

      ***Crysis 2***

      ***

      ***Crysis 3***
      [​IMG]
      ***

      ***Dirt 3***
      ***

      ***Dirt Showdown***
      ***

      ***DmC Devil May Cry***
      [​IMG]
      ***

      ***Hitman Absolution***
      ***

      ***Resident Evil 6***
      ***

      ***Sleeping Dogs***
      ***

      ***Tomb Raider 2013***
      ***
    6. umbrella_corp
      umbrella_corp
      VI - Temperature

      Điều kiện phòng test là 23 độ, case benchtable, fan auto khi xung mặc định và max khi ép xung.

      Như tôi đã nói ở phần trước, FurMark đã bị GPU Boost liệt vào danh sách đen nên CB và IB đều bị khóa lại không cho lên cao. Do đó, tôi sẽ phải thay đổi phép thử, và lần này sẽ là game Metro Last Light.

      Metro Last Light là game tận dụng gần như hết khả năng của card màn hình, khiến không ít các game thủ có cấu hình tầm trung cho tới tầm cao phải nản lòng. Vì thế nó sẽ là phép thử rất tốt để test nhiệt độ card.

      Để cho phép thử chính xác hơn, tôi để cấu hình benchmark như sau:

      [​IMG]

      Và tôi dùng GPUz để log nhiệt độ lại cho cả 2 trường hợp trước và sau khi ép xung, kết quả như sau:

      Trước

      Sau

      Log files:
    7. umbrella_corp
      umbrella_corp
      VII - Biểu đồ so sánh

      Để tiện theo dõi, tôi đã làm 2 biều đồ so sánh score và fps trung bình giữa xung core, mem mặc định và ép xung như sau:


      Hầu hết các bài test GTX 770 DCII OC đều vượt qua một cách dễ dàng, nhưng ở một số phép thử thì fps trung bình giữa mặc định và ép xung không chênh lệch nhau nhiều, đo đó người dùng chỉ cần chiến game ở mức mặc định là đẹp rồi không cần phải ép xung card trừ khi họ là dân overclocker - những người không thích gò bó vào thứ sẵn có.
    8. umbrella_corp
      umbrella_corp
      VIII - Lời kết

      Ưu:

      Khuyết:

      [​IMG]

      Các file đính kèm:

    9. zavarov
      zavarov
      thông số benmark cao, card tốt:icon_tong:

Chia sẻ trang này