I. THIẾT KẾ
Asus N551JQ được thiết kế với lớp vỏ nhôm màu trắng bạc với các vòng tròn đồng tâm, nằm ở giữa là logo Asus có tích hợp đèn nền, đây là điểm phân biệt giữa N series và S series của Asus. Với lớp vỏ này ta có thể tránh được khả năng để lại dấu vân tay và ít bị bám bụi hơn. Cảm nhận của mình thì lớp vỏ cũng như thiết kế tổng quan của máy là khá đẹp mắt.
N551JQ thiết kế khá dày và nặng với kích thước 383 x 255 x 28 cm và nặng 2.7 kg( bao gồm cả pin 6 cells). Vì khá nặng nên khả năng di động là khá khó khăn.
Màn hình N551JQ có kích thước 15.6 inch, đáng tiếc là màn hình của máy không được full HD mà chỉ có độ phân giải HD (1366 x 768 pixels). Màn hình của N551JQ là màn hình với công nghệ chống chói giúp khả năng hiển thị khi ở ngoài trời nắng gắt thêm tốt hơn. Màn hình có góc nhìn rộng sử dụng công nghệ Asus Splendid Video Intelligent giúp ta có thể thay đổi màu sắc hiển thị cho màn hình theo ý thích của mình.
Bàn phím của N551JQ là bàn phím chiclet màu bạc, có thể bàn phím màu bạc sau 1 thời gian sử dụng bàn phím sẽ dễ hiển thị bụi, bẩn nhiều hơn so với bàn phím đen của các phiên bản N series trước đó của Asus. Khoảng cách các phím được thiết kế khá hợp lý kèm theo độ đàn hồi của phím là hợp lý khi sử dụng. N551JQ cũng hỗ trợ thêm bàn phím numpad giúp ta có thêm nhìu lựa chọn sử dụng hơn. Các phím điều hướng của N551JQ khá nhỏ, có cảm giác khá chật chội. N551JQ hỗ trợ 3 chế độ đèn bàn phím với các mức ánh sáng mạnh, yếu và tự động điều chỉnh cho phù hợp với môi trường làm việc.
Touchpad chuột khá rộng nằm chếch qua bên trái, phím chuột phải và chuột trái được thiết kế chìm cùng touchpad ngăn cách bởi 1 đường phân cách nhỏ. Không giống như các dòng laptop giá rẻ của Asus, Touchpad của N551JQ di chuyển mượt và dễ dàng thực hiện các thao tác với nó.
Loa của Asus N551JQ là sự kết hợp giữa dàn âm thanh cao cấp Bang & Olufsen ICEpower và công nghệ âm thanh Sonic Master của Asus. Cũng giống như các dòng N series khác của Asus, N551JQ có kèm theo 1 loa sub giúp cho âm thanh của máy to rõ và trong trẻo hơn. Ngoài ra Asus cũng cung cấp ứng dụng Waves MaxxAudio giúp ta có thể tùy chình âm thanh theo ý muốn của mình.
Asus N551JQ thiết kế hầu hết các cổng kết nối cần thiết cho laptop của mình. Ở cạnh bên phải máy có khóa K, cổng Micro/Head Phone, 1 cổng USB 3.0 và ổ DVD.
Còn ở bên cạnh trái máy là cổng nguồn, 2 cổng USB 3.0, cổng HDMI, mini Display Port, cổng RJ45 LAN, …Asus không hỗ trợ cổng VGA cho chiếc laptop của mình.
Đặc biệt N551JQ có hỗ trợ công nghệ Camera RealSense 3D của Intel. Camera này có khả năng theo dõi những chuyển động phức tạp và quét hình ảnh 3D. Nhờ đó, người dùng có thể điều khiển nhân vật và hành động của nhân vật trong trò chơi bằng cử chỉ. Ngoài ra, camera RealSense 3D sẽ tạo ra một bản scan 3D khuôn mặt người dùng và đưa khuôn mặt này vào những nhân vật trong môi trường 3D ảo. Người dùng cũng có thể in những nhân vật này ra bằng máy in 3D. Hiện tại camera này có cũng mặt trên dòng laptop game thủ G771JM của Asus. Mình rất thích công nghệ này, công nghệ này sẽ giúp chúng ta có thêm nhìu sự thích thú khi chơi các game như đua xe, hành động chẳng hạn
II. CẤU HÌNH
CPU: Intel Core i5 4200H 2.8 Ghz
RAM: 4GB
VGA: Intel HD Graphics 4600 & NVIDIA Geforce 845M
HDD: 1TB
Pin: 5200 mAh
Trọng Lượng: 2.7kg
III. BENCHMARK
Máy được so sánh với Asus N550JK
CPU: Intel Core i5 4200H
RAM: 4GB
VGA: NVIDIA Geforce 850M
HDD: 1TB
Pin: 4000mAh
1. Cinebench 11.5
Ở điểm benchmark này điểm OpenGL của N550JK cao hơn nhờ có card màn hình tốt hơn . Còn với điểm CPU thì N551JQ và N550JK khá ngang nhau.
2. PC Mark 8
Ở điểm benchmark này 2 dòng laptop có điểm số khá cao, NVIDIA Geforce 845M cũng có hiệu năng rất tốt ở benchmark này, không thua kém nhiều so với NVIDIA Geforce 850M
3. 3D Mark 2013
Kho benchmark PC Mark 8 với Ice Storm, Cloud Gate, Fire Strike 2 laptop này có số điểm rất cao. Vì thế với card 845M và 850M có thể chơi game khá tốt.
4. Crysis 2
Điểm benchmark Crysis 2 rất tốt so với các laptop khác, số fps trung bình là 30.8 fps
5. ATTO Disk Benchmark
Khả năng đọc Read và Write của ổ cứng N551JQ là thuộc dạng trung bình , do không được hỗ trợ ổ SSD
6. Pin
Trong quá trình test pin ở 3 tình huống: 1. sử dụng văn bản, 2. bật wifi lướt web , xem phim, 3. Chơi game. Thời lượng pin của N551JQ rõ ràng tốt hơn khá nhiều so với N550JK
IV. KẾT LUẬN
1. Ưu điểm
- Thiết kế chắc chắn
- Lớp vỏ ít bám vân tay và bụi bẩn
- Loa có chất lượng tốt
- Hiệu năng tốt, pin trâu
- Sử dụng công nghệ Intel Camera RealSense 3D
2. Nhược điểm
- Máy khá dày và nặng
[Review] Asus N551JQ: hiệu năng cao đi kèm với công nghệ camera RealSense 3D
Thảo luận trong 'ASUS' bắt đầu bởi huynchunhao, 24/1/15.
Bình luận
Thảo luận trong 'ASUS' bắt đầu bởi huynchunhao, 24/1/15.