Cùng với sự ra đời của Radeon R9 280X và R9 270X, AMD quyết định tung ra dòng sản phẩm thuộc mức entry level (tầm thấp) là Radeon R7 series với đại diện là R7 260X dành cho các hệ thống Gaming PC trung bình. Nói vậy nhưng không có nghĩa là R7 260X tầm thường vì nếu so với card đồ họa của máy chơi game Xbox One theo các thông số đặc tả chỉ tiết thì R7 260X có những thông số gần như tương đương. Được định giá khoảng $140, R7 260X rất phù hợp cho các hệ thống chơi game dưới $400. Theo cách định vị sản phẩm mới của AMD thì R7 260X kế thừa HD 7670 hoặc HD 7770. Series R9 290 thay thế cho series HD 7900, R9 280 thay cho HD 7800 (nhóm sản phẩm dưới $300) và R9 270 thay cho HD 7700 (nhóm dưới $200). Cũng như 2 sản phẩm đàn anh kể trên, R7 260X không dùng kiến trúc GPU mới mà kế thừa lại kiến trúc cũ với xung nhịp cao hơn. Chính xác hơn, nếu so với bảng thông số kỹ thuật và giá cả ở dưới đây thì R7 260X có vẻ như nó kế thừa HD 7790 hơn là HD 7770 hay HD 7670. Và trong bài review hôm nay, tôi sẽ thử nghiệm một đại diện của R7 260X là ASUS Radeon R7 260X DC2 OC.
I - Vài hình ảnh Phụ kiện bao gồm: Phía mặt trước vẫn là bộ tản DirectCU II với 2 quạt làm mát 8cm, phía trên có lộ 2 ống đồng 8mm được mạ nikel bảo vệ. Phía sau bo mạch card khá ngắn gọn khiến cho nó không tương xứng lắm với bộ tản này. Phía trên và phía dưới card cho thấy R7 260X DC2 OC sẽ ngốn ít nhất là 2 slot trên bo mạch chủ của bạn. Con này có một cổng cắm CF cho phép người dùng chạy tối đa 2-way CF với 1 card khác cùng GPU và model để phát huy hiệu năng tối ưu. Để hoạt động, R7 260X DC2 OC cần một đầu nguồn 6 pin cấp cho bo mạch. Khu vực cổng kết nối gồm 2 cổng DVI và 2 cổng HDMI, Display Port full size.
III - Test Setup & Benchmark Test Setup Giản lược Chi tiết Chân thành cảm ơn ASUS, Kingston và Corsair đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bài viết này. Benchmark
IV - Overclocking Sau khoảng vài giờ sau khi benchmark, chúng tôi đã tìm ra được mức xung ép ổn định như sau: Xung core lên được 11%, 3% cho memory so với mặc định. R7 260X DC2 OC ép xung lên có vẻ thấp nhưng hãy nhìn lại một chút, nếu chúng ta so mức xung đã ép này với bản ref thì có thể nói là con này ép xung rất tốt không hề tồi chút nào. Tuy nhiên, ép xung nhưng có làm hiệu năng thay đổi theo chiều hướng tích cực hay không thì các bạn hãy xem 2 bảng dưới: Hầu hết các benchmark đều cho kết quả ép xung cao hơn mặc định, tuy nhiên độ chênh lệch là rất ít. Điều này cũng dễ hiểu vì mức xung mặc định của R7 260X DC2 OC đã quá cao so với bản ref rồi, nên việc ép xung con này trở nên thừa thãi, không có ý nghĩa cho lắm.
IV - Nhiệt độ Điều kiện test Do forum không cho post quá nhiều ký tự nên nội dung file log nhiệt độ được tôi upload lên MediaFire, các bạn có thể down về tham khảo và đối chiếu. Mặc định Mã: http://www.mediafire.com/view/lsnstl9couu9gjy/df(6).txt Min: 35*C, Max: 60*C Ép xung Mã: http://www.mediafire.com/view/hszme55u8zfeqim/oc(6).txt Min: 34*C, Max: 60*C Theo kinh nghiệm của tôi thì nhiệt độ lý tưởng khi full load là < 79*C ở phòng bình thường và <75*C ở phòng máy lạnh. Bộ tản DCII trong cả 2 trường hợp đều hoàn thành rất tốt bài test này.