HOT [Review] ASUS Radeon R9 380 Strix OC 2GB

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 24/6/15.

By umbrella_corp on 24/6/15 lúc 23:47
  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Gần đây, thông tin về AMD với những card đồ họa mới thuộc series R9/R7 300 hay những chiếc card đồ họa đặc biệt như Fury X, R9 Nano, Fury X2 đang ngập tràn trên các diễn đàn công nghệ hàng đầu trong nước lẫn quốc tế. Hiện trên tay chúng tôi đang là chiếc card xuất hiện đầu tiên thuộc series R9 300, đó là R9 380 Strix OC đến từ nhà sản xuất ASUS. Được thiết kế hướng đến các game thủ có nhu cầu trải nghiệm game tốt ở độ phân giải 1080p và đối đầu trực tiếp với GTX 960 bên phía NVIDIA, R9 380 Strix OC gợi cho tôi nhớ đến một chiếc card AMD trước đây cũng có mục đích ra đời tương tự, đó là R9 285 Strix OC mà tôi cũng có dịp đánh giá. Liệu giữa chúng có sự liên quan nào hay không? Chúng ta có thể xem bảng so sánh thông số và giá dưới đây:

    [​IMG]

    Bạn sẽ thấy giữa 2 bản tham chiếu R9 380 và 285 có sự liên quan mật thiết với nhau khi chúng đều dùng nhân Tonga dù AMD đã thêm chữ Pro vào trên R9 380 để phân biệt với Tonga R9 285. Đặc biệt nhất là các thông số khác đều giống hệt nhau như đúc. Qua đó tôi có thể khẳng định R9 380 thực chất là bản rebrand từ R9 285 trước đây. Nhắc đến mục đích sản xuất chiếc card này cũng như các thông số của nó gần như y hệt với R9 285, chúng ta sẽ thấy có sự liên hệ ở đây.

    Vì thế, để trải nghiệm nền tảng đồ họa mới nhất từ AMD thì các bạn chỉ có thể trông chờ vào các card đồ họa tiếp theo của series R9 300 là R9 380X, 390, 390X. Trở lại với phiên bản R9 380 Strix OC của ASUS, chiếc card này đã được ép xung sẵn lên mức xung nhân với 990MHz và xung nhịp bộ nhớ vẫn giữ nguyên là 1375MHz. Theo thông tin tôi nhận được từ AMD và ASUS thì chiếc card này sẽ có 2 phiên bản 2GB và 4GB và phiên bản mà tôi đánh giá hôm nay có dung lượng VRAM là 2GB, một mức dung lượng có thể nói là rất phổ biến ở card đồ họa thời điểm này. Liệu rằng, với dung lượng VRAM 2GB thì với những tựa game hiện nay liệu R9 380 Strix OC có thể gánh nổi dù chỉ ở độ phân giải 1080p?

    [​IMG]
     
    :

Bình luận

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 24/6/15.

    1. umbrella_corp
      umbrella_corp
      1. Một số thông tin thêm về R9 380

      Như các bạn đã biết, AMD luôn có thói quen rebrand các sản phẩm của mình ở series mới hơn. Và chiếc card R9 380 mà chúng tôi đánh giá hôm nay thực chất đã sử dụng nhân GPU Tonga của AMD xuất hiện cách đây ít nhất là 1 năm rưỡi trên chiếc card R9 285 của hãng.

      Sau đây bảng tổng hợp nhanh lộ trình phát triển card đồ họa của AMD trong 2 năm 2014-2015:

      [​IMG]

      Ở bảng trên thì AMD không nói nhiều đến phần tên mã GPU dành cho các card đồ họa của mình thì dưới đây là các tên mã GPU sử dụng trên các sản phẩm AMD R7/R9 series:
      • Nhân GPU Hawaii từng được sử dụng trên card Radeon R9 290X bây giờ sẽ được tái sử dụng trên R9 390X nhưng dưới tên mã là Granada. Series này được định vị để làm đối trọng với GTX 970 bên NVIDIA.
      • Nhân GPU của R9 285 có tên mã là Tonga giờ được dùng trên R9 380 với tên mã ban đầu là Tonga Pro nhưng được AMD đổi lại thành Antigua và được định vị để đối đầu với GTX 960.
      • Dòng sản phẩm R7 270 series (tên mã GPU Pitcarn đã từng sử dụng trên dòng Radeon 7800 series 3 năm trước và đã được đổi tên lại là Curacao) sẽ được dùng làm nhân GPU cho series 370 với tên mã GPU tiếp tục được đổi lại là Tobago. Dòng 260 series (Bonaire) sẽ tái sử dụng trên 360 series.
      • Chỉ có nhân GPU mới được AMD phát triển là Fiji, từ nhân GPU này AMD sẽ có 2 mẫu chip có tên Fiji Pro và Fiji XT tương ứng với 2 sản phẩm card đồ họa sử dụng 2 nhân này. Chúng tôi dự đoán là mẫu card dùng nhân Fiji XT sẽ có tản nhiệt nước và mẫu card dùng nhân Fiji Pro sẽ có xung thấp hơn và sử dụng tản nhiệt khí.
      [​IMG]

      Radeon R9 285 (Tonga)
      • Số Stream Processors: 1792
      • Xung nhịp nhân lên đến 918MHz
      • Hiệu năng xử lý 3.29 TFLOPS
      • Dung lượng VRAM 2GB xung nhịp 1375MHz, băng tần 256bit
      • TDP 190W
      • PCIe 3.0
      • Sử dụng tập lệnh đồ họa (API) DirectX 12 / OpenGL 4.3 / Mantle
      Radeon R9 380 (Tonga Pro aka Antigua)
      • Số Stream Processors: 1792
      • Xung nhịp nhân từ 918MHz có thể lên đến 1GHz
      • Hiệu năng xử lý 3.4 TFLOPS
      • Dung lượng VRAM 2GB/4GB xung nhịp 1375MHz, băng tần 256bit
      • TDP 190W
      • PCIe 3.0
      • Sử dụng tập lệnh đồ họa (API) DirectX 12 / OpenGL 4.3 / Mantle
      Radeon R9 380 có tổng cộng 1792 stream processors hoạt động qua đó nó sẽ là đối trọng của GTX 960 bên phía NVIDIA.

      [​IMG]

      Kiến trúc GPU vẫn giữ nguyên không đổi so với thế hệ trước, AMD vẫn sử dụng tiến trình 28nm cho sản phẩm của mình, card đồ họa sử dụng giao tiếp PCIe Gen 3.0 và có sự thay đổi rất lớn về độ tiêu thụ điện năng. Với sự ra mắt của dòng R7 và R9, chức năng kết nối nhiều màn hình Eyefinity được nâng cấp lên phiên bản 2.0, hỗ trợ âm thanh phát ngoài (qua đó bạn sẽ nghe được âm thanh phát ra từ màn hình nếu màn hình có loa tích hợp), chế độ góc rộng landscape mode 5x1 được hỗ trợ và bạn cũng có thể tự tạo ra nhiều độ phân giải khác nhau cho chế độ này.

      [​IMG]

      Thật thú vị khi mà AMD tích hợp chế độ âm thanh đa điểm với khả năng phân chia các kênh âm thanh rất thông minh. Giả dụ như bạn thiết lập Eyefinity với 3 màn hình có loa tích hợp và số loa tổng cộng lên đến 6 cái thì với chế độ âm thanh đa điểm bạn có thể tùy chỉnh các kênh âm thanh trái phải giữa rất linh hoạt.

      [​IMG]

      Chế độ đa màn hình Eyefinity giờ chỉ cần 1 card đồ họa có các cổng kết nối HDMI, DVI và DP là có thể xuất được 3 màn hình.
      Chỉnh sửa cuối: 25/6/15
    2. umbrella_corp
      umbrella_corp
      2. Đóng gói sản phẩm và phụ kiện

      1.jpg
      2.jpg
      3.jpg

      Phụ kiện của ASUS Radeon R9 380 Strix OC bao gồm:
      Chỉnh sửa cuối: 25/6/15
    3. umbrella_corp
      umbrella_corp
      3. Vài hình ảnh về card

      4.jpg
      6.jpg
      5.jpg
      Phía trước ASUS vẫn sử dụng lại thiết kế quen thuộc của dòng Strix với lớp cover hình mắt cú với 2 quạt 8cm trang bị công nghệ 0dB cùng với các họa tiết màu đỏ ở chính giữa khá đẹp mắt. Ngoài ra mặt sau của nó được ASUS trang bị bộ backplate nhằm bảo vệ card không bị tổn hạ vật lý và cong theo thời gian. Ngoài ra, theo thông tin nhận từ ASUS, bắt đầu từ các thế hệ card về sau của hãng sẽ áp dụng công nghệ Auto Extreme trong sản xuất card đồ họa. Qua đó, các bo mạch sẽ được sản xuất tự động và không còn hiện tượng kim đâm vào tay người dùng khi cầm nắm card nữa và bề mặt bo mạch được sạch sẽ hơn xưa rất nhiều, nhờ vậy mà tính thân thiện với người dùng được cải thiện hơn.

      6_1.jpg
      Nếu để ý kỹ, chúng ta sẽ thấy, một số cánh quạt của card được bẻ cong hơn so với phần còn lại. Theo ASUS thì những cánh quạt này khi thổi gió vào bộ heatsink, luồng gió sẽ được điều hướng đẩy theo 4 hướng (2 hướng lên trên và 2 hướng trải phải như truyền thống), họ cho rằng phương pháp này sẽ giúp card làm mát tốt hơn.
      9.jpg
      10.jpg
      R9 380 Strix OC trang bị bộ heatsink 3 ống heatpipe đồng mạ nikel trong đó 1 ống đường kính 10mm được nằm ở trên và 2 ống 8mm ở dưới.


      11.jpg
      Các cổng xuất hình được hỗ trợ trên Radeon R9 380 Strix OC bao gồm:
      • 2 x DVI
      • 1 x HDMI
      • 1 x Display Port 1.2
      Với số lượng cổng kết nối như vậy, chiếc card này cho phép bạn có thể setup hệ thống chơi game 3 màn hình Eyefinity.

      12.jpg
      Như R9 285 Strix OC, chiếc card này cũng không có chấu cắm CF và R9 380 Strix OC sẽ được cấu hình CF thông qua PCIe bus.

      7.jpg
      Để hoạt động, R9 380 Strix OC chỉ cần 1 đầu nguồn 8 pin PCIe và tổng công suất tiêu thụ của card có thể lên đến 225W.

      13.jpg
      R9 380 Strix OC sẽ lấy mất 2 khe PCI trên bo mạch chủ của bạn.
      Chỉnh sửa cuối: 27/6/15
    4. umbrella_corp
      umbrella_corp
      4. Hệ thống thử nghiệm

      • Cấu hình giản lược
      2015-06-22_100842.png
      specs_df_gaming_amtech.png

      • Cấu hình chi tiết
      specs_detail_amtech.png
      Chân thành cám ơn ASUS, Intel, Kingston và Corsair đã giúp chúng tôi hoàn thành bài viết này.
    5. umbrella_corp
      umbrella_corp
      5. Kết quả benchmark

      Phần benchmark của tôi có một chút sự thay đổi, 3 game GRID 2, Borderlands 2 và DMC Devil May Cry. Vì 3 game này tỏ ra quá nhẹ cân để có thể làm phép thử cho các card đồ họa ngày nay. Thay vào đó, tôi sẽ thêm vào game Grand Theft Auto V, một phép thử dùng để vắt kiệt nguồn tài nguyên từ CPU và VGA. Đây sẽ là một game rất quan trọng ảnh hưởng đến đánh giá sau này của tôi về card màn hình.

      Thiết lập settings cho game này cực kỳ đa dạng vì phụ thuộc rất nhiều về số lượng VRAM của card. Vì thế với card đồ họa VGA 2GB như R9 380 Strix OC tôi sẽ thiết lập ingame như sau để đảm bảo dung lượng VRAM được lấy hết.

      Số khung hình trung bình được tính bằng cách lấy trung bình cộng 5 lần ingame section benchmark. Ví dụ như tôi chạy benchmark game GTA V, trong đó có 5 phân cảnh benchmark (benchmark session), sau khi chạy xong, file kết quả benchmark được lưu tại My Documents\Rockstar Games\Grand Theft Auto V\Benchmark. Mở file kết quả lên tôi có kết quả benchmark như sau:

      Mã:
      Frames Per Second (Higher is better) Min, Max, Avg Pass 0, 32.528339, 96.583992, 52.373684 Pass 1, 28.744001, 94.304237, 43.091644 Pass 2, 3.798473, 312.117737, 54.187679 Pass 3, 17.973413, 224.395676, 53.392761 Pass 4, 13.166210, 161.857498, 48.527573​
      Tôi lấy trung bình cộng 5 lần số khung hình trung bình và được kết quả là 50.3146682, lấy rút gọn là 50. Đây chính là số khung hình trung bình của game GTA V chạy trên card đồ họa R9 380 Strix OC với xung nhịp mặc định.

      [​IMG]
      [​IMG]
      Chỉnh sửa cuối: 27/6/15
    6. umbrella_corp
      umbrella_corp
      6. Overclocking

      Không như NVIDIA với cơ chế ép xung tự động GPU Boost gây khó chịu cho người dùng khi ép xung thì AMD vẫn giữ nguyên cơ chế ép xung truyền thống khi chỉ cần quan tâm xung GPU gốc và xung bộ nhớ khi ép xung.

      Sau khoảng 1h đồng hồ chúng tôi đã tìm ra mức xung ép chạy ổn định như sau:

      specs_oc_amt.png
      Xung hiển thị trên GPU-Z.

      Nếu lấy xung base clock làm gốc thì xung nhịp GPU và xung mem lần lượt tăng 14% và 9%. Đây là một con số khá ấn tượng khi so với các mẫu R9 380 khác. Chúng ta hãy xem xem hiệu năng của R9 380 Strix OC sẽ được cải thiện như thế nào khi ép xung thông qua 2 biểu đồ dưới đây:

      [​IMG]
      [​IMG]
    7. umbrella_corp
      umbrella_corp
      7. Nhiệt độ

      Điều kiện test
      Do forum không cho post quá nhiều ký tự nên nội dung file log nhiệt độ được tôi upload lên MediaFire, các bạn có thể down về tham khảo và đối chiếu.

      • Mặc định
      Mã:
      http://www.mediafire.com/view/s4jzm10c74weeev/gaming-mode.txt
      Min: 38*C, Max: 74*C

      • Ép xung
      Mã:
      http://www.mediafire.com/view/yo8bg9apmrnl7tx/overclock.txt
      Min: 37*C, Max: 63*C

      Theo kinh nghiệm của tôi thì nhiệt độ lý tưởng khi full load là < 79*C ở phòng bình thường và <75*C ở phòng máy lạnh. Ở trường hợp đầu tiên là mặc định thì công nghệ 0dB hoạt động không hiệu quả lắm khi nhiệt độ hoạt động đã gần đạt tới mức 75*C trong phòng máy lạnh. Điều này xảy ra là vì khi card đạt 66*C, 2 quạt của R9 380 Strix OC bắt đầu quay, nhưng chúng quay rất chậm dẫn đến nhiệt độ không thể hạ xuống kịp thời, dẫn đến tình trạng như thế này. Còn ở trường hợp ép xung thì nhiệt độ card thể hiện rất tốt do quạt đã được tôi chủ động set tốc 100%, nhưng bù lại thì độ ồn khi quạt chạy 100% rất lớn, có thể gây khó chịu cho nhiều người.
    8. umbrella_corp
      umbrella_corp
      8. Độ ồn

      Điều kiện test
      Lưu ý
      20150619_055734067_iOS.jpg
      20150619_055754044_iOS.jpg
    9. umbrella_corp
      umbrella_corp
      9. Công suất tiêu thụ

      Điều kiện test
      Mặc định
      Ép xung

Chia sẻ trang này