Với tham vọng chiếm lĩnh thị trường card đồ họa tầm trung cũng như có thêm sự lựa chọn cho game thủ có nhu cầu chơi game đa màn hình với độ phân giải lớn, ASUS quyết định vắt lại nguồn sữa dồi dào GTX 760 và làm mới nó bằng dung lượng cao hơn với 4GB VRAM với phiên bản card đồ họa ROG Striker GTX 760. Đối với nhiều người, sự thay đổi này không mang lại nhiều hứng thú lắm bởi với đẳng cấp của GTX 760 thì nó khó có thể làm hài lòng game thủ vì khả năng chơi game ở độ phân giải cao hơn Full HD khá là khó khăn. Nay với Striker GTX 760 4GB VRAM cũng khiến nhiều người vẫn còn nghi ngờ khả năng vì định kiến trước đây. Rất tiếc trong bài review này, chúng tôi không có màn hình phân giải cao hơn Full HD để test do đó các kết quả benchmark trên con Striker GTX 760 này vẫn lấy từ màn Full HD. Trước khi đến với phần chính của bài viết, chúng tôi mời các bạn xem sơ qua đặc tả chi tiết của Striker GTX 760 so với các sản phẩm khác. Rõ ràng ngoài việc có dung lượng 4GB VRAM thì ROG Striker GTX 760 không khác gì một con GTX 760 ref được nâng xung nhịp core lên (980 -- 1085 MHz). Do đó, để xem 4GB VRAM có giúp gì được cho Striker GTX 760 không, chúng ta hãy chờ xem...
I - Vài hình ảnh Phía trước hộp vẫn là kiểu design tông đỏ đen quen thuộc của dòng ROG với khẩu hiệu nhấn mạnh đây là sản phẩm dành cho game thủ "Accelerate your game" và sau hộp trình bày hình ảnh cấu tạo 3D của Striker GTX 760 và thông số của card. Mở nắp cover lên chúng ta sẽ thấy ASUS đưa ra một số công nghệ đi kèm Striker GTX 760. Bên phía tay trái của cover là biểu đồ so sánh frametime và framerate của Striker 760 với GTX 760 bản ref qua đó chúng ta có thể thấy frametime và framerate của Striker 760 có vẻ đều và cao hơn GTX 760 ref. Frametime ít biến động thì tình trạng giật hình (stuttering) sẽ ít hơn và framerate cao hơn sẽ ít bị lag hơn. Hãy lướt qua hết các tính năng như tản DirectCU II, công nghệ quạt CoolTech, mạch điều khiển dòng kỹ thuật số Digi+ VRM đạt chuẩn Super Alloy Power hay GPU-Z ROG Edition vì mấy cái này hoặc là đã có ở các sản phẩm card đồ họa khác của ASUS hoặc là không quan trọng mấy. Hãy quan tâm tới hệ thống đèn LED màu báo hiệu tình trạng tải mà chỉ có sản phẩm ROG mới có. Khác với series Matrix, đèn LED của Striker 760 chỉ có 3 màu đỏ (tải nặng), vàng (tải trung bình) và xanh (tải nhẹ hoặc idle). Phần phụ kiện của con này rất ít chỉ có 1 cầu SLI, sách hướng dẫn và dĩa driver. Phía trước là miếng cover tông đen đỏ truyền thống của ROG được design lại để người dùng không bị lẫn lộn giữa các sản phẩm ROG, và theo chúng tôi thì thiết kế này không thể hiện được hết cái chất của dòng ROG. Ngoài ra phía trên có lòi ống heatpipe được mạ nikel có đường kính 10mm, khá to do đó khả năng tản nhiệt là rất tốt. Chưa hết, 2 quạt làm mát 10cm cho Striker có quạt trái sử dụng công nghệ CoolTech mang đến cho người dùng sự an tâm khi việc tản nhiệt không còn là gánh nặng nữa. Phía sau Striker được trang bị backplate chống va chạm thường thấy ở các sản phẩm dòng cao cấp của ASUS. Hãy để ý kỹ ở phía trên gần chỗ lòi ống heatpipe, ASUS dành riêng cho các ocer khu vực mod điện để họ có thể mod điện vào tăng điện thế tăng cường khả năng ép xung cho con này. Nhìn lướt qua có vẻ Striker GTX 760 khá to nạc nhưng thực tế khi lắp card vào hệ thống thì nó chỉ ngốn mất 2 slot PCI mà thôi. Khác với bản ref, Striker GTX 760 dùng đến 1 đầu nguồn 8 pin và 1 đầu 6 pin để hoạt động. Hệ thống đèn LED báo tải nằm ở đỉnh đầu card gồm 3 màu đỏ (tải nặng), vàng (tải trung bình) và xanh (tải nhẹ hoặc idle). Khá hữu ích nếu người dùng là ocer chuyên nghiệp. Với 2 đầu cắm SLI, Striker 760 sẽ hỗ trợ tối đa Quad SLI với 3 con GTX 760 nữa. Khu vực cổng kết nối gồm 2 cổng DVI và 2 cổng HDMI, Display Port full size cho phép gamer có thể kết nối tới 4 màn hình chạy chế độ 3D Surround của NVIDIA với 3 màn hình chính và 1 màn hình phụ.
II - Test Setup & Benchmark Test Setup Giản lược Chi tiết Chân thành cảm ơn ASUS, Kingston và Corsair đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bài viết này. Benchmark
III - Overclocking Sau khoảng vài giờ sau khi benchmark, chúng tôi đã tìm ra được mức xung ép ổn định như sau: Xung core/mem thể hiện trên GPU-Z. Xung thực boost trong game (lấy ví dụ từ Batman AC). Xung nhịp core/mem cao hơn xung gốc lần lượt 6% và 4% (riêng xung core chỉ tính base clock không tính boost clock). Với một sản phẩm dòng ROG thì khả năng oc của con Striker này phải nói là rất thấp và chúng tôi thực sự thất vọng và không thích điều này chút nào. Tuy nhiên hãy hy vọng đây chỉ là sản phẩm demo còn hàng bán ra ngoài thị trường sẽ không như vậy. Dù sao thì cũng đã ép xung, tại sao chúng ta không xem thử kết quả sau khi ép xung nó như thế nào?
IV - Nhiệt độ Điều kiện test Do forum không cho post quá nhiều ký tự nên nội dung file log nhiệt độ được tôi upload lên MediaFire, các bạn có thể down về tham khảo và đối chiếu. Mặc định Mã: http://www.mediafire.com/view/27htpngpjqtn0bc/df(13).txt Min: 36*C, Max: 69*C Ép xung Mã: http://www.mediafire.com/view/s4889l4kmyd8w16/oc(13).txt Min: 34*C, Max: 61*C Theo kinh nghiệm của tôi thì nhiệt độ lý tưởng khi full load là < 79*C ở phòng bình thường và <75*C ở phòng máy lạnh. Nếu như ở phần ép xung gây thất vọng bao nhiêu thì ở phần test nhiệt độ thì Striker GTX 760 càng xứng đáng được vinh danh bấy nhiêu. Bộ tản DC2 của Striker GTX 760 đã mang đến hiệu năng vô cùng ấn tượng và giới game thủ có thể an tâm ngồi cày game suốt ngày mà không cần quan tâm đến nhiệt độ làm gì vì Striker GTX 760 đã làm quá tốt phần việc của nó ở lĩnh vực này.