Trong đầu tháng 3/2016 thì Asus chính thức đưa ra thị trường Việt Nam dòng máy tính VivoBook Flip (TP301UA) với khả năng chuyển đổi xoay gập 360 độ cùng nhiều hỗ trợ thế hệ mới đi kèm. Có thể nói Asus đã đạt được một số thành công nhất định với những sản phẩm thuộc dòng này ở cả thiết kế và tính năng. Vậy với những công nghệ tiếp theo được trang bị thì liệu TP301UA có tiếp nối được thành công? Câu hỏi này sẽ được trả lời ngay bên dưới bài viết. Hộp của máy, đây là hộp 2 lớp và có khả năng chống va đập bằng đệm không khí. Các khay đựng trong hộp và nhất là khay đựng máy được làm riêng thành từng phần để tăng tối đa không gian chứa khí tạo đệm tự nhiên. Mở hộp máy ta cảm nhận được ngay sự chắc chắn và bảo vệ toàn diện. Phụ kiện đi kèm thì không quá nhiều nhưng vẫn đủ cung ứng khi sử dụng. Hình ảnh VivoBook TP301UA Flip vừa được lấy ra khỏi hộp I. Thiết kế 1. Dạng laptop Ở dạng này TP301UA hoàn toàn giống với một laptop bình thường. TP301UA ở dạng laptop Một thay đổi đầu tiên trên máy so với những series trước đây nằm ngay tại phần bản lề kết nối giữa màn hình và dock máy, thay vì sử dụng thanh ngang lớn để kết nối và tạo độ xoay 360 như trước thì giờ đây Asus trang bị cho TP301UA 2 bản lề nhỏ nằm sát 2 góc màn hình để tạo góc xoay cần thiết nhưng không lộ và góp phần giấu đi khớp nối này, theo thông tin được tiết lộ từ phía Asus thì riêng phần bảng lề này được thử nghiệm gấp hơn 20.000 lần để đảm bảo độ bền tối đa và bỏ đi tất cả các yếu tố gây cản trở quá trình gập máy, tuy một phần thông tin là PR nhưng cũng không thể phủ nhận được rằng khớp nối của TP301UA khá mềm và chịu lực tốt, khi gập máy không có cảm giác ma sát hay cản trở gì và ta có thể để màn hình ở bất kì góc nào tùy ý rất thuận tiện. Cơ cấu của bản lề kết nối kép của TP301UA giúp máy quá trình chuyển đổi máy dễ dàng hơn nhờ giảm diện tích tiếp xúc và giảm ma sát. Tông màu sử dụng của TP301UA là màu xám bạc khá quen thuộc với những dòng laptop sang trọng của Asus. Vỏ ngoài của máy sử dụng hoàn toàn là kim loại, nhưng vân của vỏ màn hình sử dụng dạng vân sước dọc dài để tăng phản chiếu quang học và tạo nên nét sang trọng cho máy (một yếu tố quan trọng nhất khi Asus sử dụng vân sơn này cho phần vỏ ngoài của màn hình là khả năng chống sước cực cao và tự che đi những vết sước nhỏ, nhờ đó khi gập máy sang dạng Tablet sẽ tránh đi được sự xuất hiện của những vếch sước không mong muốn). Vân dài giả sước ở mặt trên của vỏ màn hình. Ngược lại vỏ kim trên dock máy lại sử dụng vân chấm mỏng cơ bản của lớp phủ kim loại thuần túy, khả năng của lớp phủ này là góp phần giảm tối đa độ bám vân tay và bám bẩn, hơn nữa nó còn có tác dụng tích mồ hôi tay lại thành một khu vực để dễ lau chùi chứ không dính tràn lan. Một điểm mình thực sự thích ở TP301UA là Asus tăng thêm 3 chốt lồi bằng cao su ở các góc máy để giúp đỡ màn hình khi đóng máy giúp màn hình tránh tiếp xúc trực tiếp với dock máy gây những hư hỏng không mong muốn. Các chốt đỡ cao su bảo bệ dock máy và bàn phím khi đặt TP301UA nằm sấp trong dạng Tablet Tuy nhiên tính năng chủ yếu của các chốt đệm này là bảo vệ bàn phím và mặt trên dock máy không trầy sước và bị chèn ép khi đặt máy nằm ngửa trong chế độ Tablet, các chốt này được gắn chết trực tiếp trong thân máy để không bị hụt hay lệch vị trí dù chịu lực lớn. Nói thêm một chút về chốt cao su là ở 2 góc dưới của màn hình có 2 nút nhỏ cùng màu viền màn hình để tạo đệm lót cho khu vực gắn bản lề và dock, chính nhờ 2 nút nhỏ này mà góc máy hay bản lề sẽ không bị gãy lực quá lớn nếu ta có nhỡ tay gập máy quá mạnh, hơn nữa nó còn tạo nên một độ nảy cần thiết khi ta bật màn hình lên ở chế độ off. Thêm một điểm đáng nói nữa là khe thoát nhiệt. Không như những sản phẩm khác TP301UA sử dụng hệ thống tản nhiệt tuần hoàn, nghĩa là không khí sẽ được hút vào ở mặt dưới của máy và thoát ra ở mặt sau của máy (gần giống với thiết kế tản nhiệt của dòng gaming) Mặt đáy của dock được chừa khoảng trống lớn để tăng khả năng hút khí của quạt tản nhiệt. điều này sẽ giảm tối đa lượng không khí nóng thoát ra bị hút trở lại vào trong máy, nếu chú ý kỹ một chút thì ta sẽ thấy được các chân đế của máy cũng được thiết kế khá thấp và hơi chếch một chút về phía sau tạo ra tường cản gió và tách riêng không khí thoát ra và hút vào. Chính nhờ thiết kế này mà TP301UA tạo được luồng gió riêng mang lại khả năng tản nhiệt cao hơn đến 20% và gần như bạn sẽ không cảm nhận được hơi nóng kể cả khu vực gần CPU khi máy hoạt động (mình sẽ cập nhập chi tiết nhiệt độ từng thành phần ở bên dưới cho những bạn quan tâm). Cổng thoát nhiệt nằm ờ cạnh lưng của dock máy để đẩy nhiệt ra xa người dùng và tránh không co quạt hút lại không khí nóng tạo nên tuần hoàn. Layout khu vực bàn phím của máy cũng không quá nhiều nổi bậc, tất cả nút bấm sẽ nằm trên layout kim loại hãm vào dock máy, từ đó độ cao của phím sẽ đúng bằng với độ cao của layout và mặt trên dock. Các phím được đặt hơi sâu vào thân máy để tránh bị chèn ép khi chuyển chế độ. Kích thước khu vực layout không lớn nên khoảng cách của các phím cũng không quá rộng rãi nhưng cũng đủ để không bị dính phím khi người dùng thao tác bấm nhanh. Độ cao các phím bằng nhau theo chuẩn của phím chicklet nên việc chơi game trên máy là không thoải mái lắm nhưng làm việc và thao tác văn bản tốt. Đèn nền phím có ánh sáng trắng ở mức trung và không điều chỉnh được, cung cấp đủ ánh sáng khi làm việc trong môi trường tối nhưng không chói mắt. Bàn phím của máy chỉ có thể gõ cùng lúc (rollover) là 3 phím, độ phản hồi khá nhanh và âm thanh gõ gõ rất nhỏ, đây là một điểm sáng mà ít bàn phím chicklet trước đây có được. Đèn nền phím đủ sáng nhưng là ánh sáng trong nên không gây chói, đáng tiếc là không thay đổi được chế độ ánh sáng. TouchPad của TP301UA nằm ngay giữa nên có hơi khác với những ai quen thuộc với thiết kế touchpad truyền thống nằm hẳn về một phía, tuy nhiên điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm bởi kích thước touchpad rất lớn khi so với kích thước của dock, độ nhạy cũng khá tốt và tốc độ phản hồi cao kể cả trong trường hợp bám bẩn. Chuột trái phải vẫn dính lỗi thường niên của Asus là âm thanh khó chịu khi bấm và cảm giác bấm không được êm lắm. Touchpad lớn thoải mái khi sử dụng Vị trí đặt ở giữa khác so với các thế hệ trước đây Phía trên màn hình là camera VGA Web Camera Không có gì khác biệt ở 2 cạnh bên của dock máy, các cổng kết nối cần thiết của một laptop được hỗ trợ rất đầy đủ. Tuy nhiên với 2 chế độ chuyển thì cạnh trái của máy được tăng thêm 2 nút nguồn và âm lượng chuẩn của Tablet, 2 nút này sử dụng được ở cả 2 chế độ. Điểm đáng tiếc là máy không hỗ trợ ổ đĩa nhưng với bề dày 19.9mm thì điều này cũng dễ hiểu. Cạnh trái của máy hỗ trợ: (tính từ trái qua phải) 1 cổng USB 2.0, 1 đầu đọc thẻ SD, nút tăng giảm âm lượng, nút nguồn. Cánh phải của máy hỗ trợ: (tính từ trái qua phải) 1 jack âm thanh combo, 1 USB-C Thế hệ thứ 1, 2 cổng USB 3.0, 1 cổng HDMI, 1 đầu cắm điện AC trực tiếp. Ngay sát phía dưới cạnh trái của máy là loa ngoài ASUS SonicMaster Lite với khe loa hẹp dài. Bản chất của loa tạo ra chất lượng âm thanh ổn khi được hỗ trợ bởi các phần mềm Asus đi kèm thì chất âm rất tốt. Nhất là khi bạn sử dụng ứng dụng hỗ trợ AudioWizard sẽ chuyển chế độ âm thanh nhanh và dễ dàng. Tuy nhiên có một điểm lạ là chế độ Gaming Mode dùng để nghe nhạc lại hay hơn chế độ Music Mode, mình không biết lý do tại sao nhưng sau khi test thực tế thì nhận thấy như vậy. Có thể đây là một lỗi từ hãng sản xuất và mong Asus sẽ khắc phục trong thời gian sớm nhất. Khe loa hẹp dài đặt ở mặt dưới nhằm tạo được âm pass trầm. 2. Dạng Tablet Đây là dạng thứ 2 của TP301UA, để chuyển sang dạng này thì bạn chỉ cần bẻ ngược màn hình của máy sao cho áp sát với thân máy là được. Tuy nhiên để chuyển chế độ tự động thì bạn cần phải cài đặt ứng dụng ASUS FlipLock (ứng dụng được hỗ trợ trong driver của máy trên trang support Asus), sau khi ứng dụng hoạt động thì chỉ cần bạn gập màn hình máy lớn hơn 180 độ so với dock máy lập tức ứng dụng sẽ tự chuyển đổi và thông báo bạn có ý định chuyển đổi sang dạng Tablet hay không? Bảng thông báo bạn có ý định chuyển chế độ hay không? Bạn chọn yes nếu muốn chuyển sang chế độ Tablet Nếu không muốn bảng chọn xuất hiện nữa bạn bật ứng dụng ASUS FlipLock và check vào ô "Close the nofication" là được. TP301UA khi chuyển sang chế độ sử dụng Tablet Nhìn chung khi ở dạng Tablet thì máy không khác gì một Tablet cơ bản, vô hình chung chỉ là vấn đề máy hơi dày hơn thôi. Ở chế độ này thì công dụng của bản lề được tận dụng tối ưu bởi nhiều chế độ nghỉ tay và sử dụng, với việc thay đổi góc của màn hình và dock bạn sẽ có được các chế độ khác nhau với chiều cao và vị trí khác nhau để phục vụ cho từng mục đích nhất định. Khi bẻ màn hình và dock máy của TP301UA ở góc 245 độ ta sẽ có dạng "lều", khi này thì dock máy sẽ giống như một cái cover để đỡ màn hình giúp bạn xem phim khá tuyệt. Phần dock máy trở thành giá đỡ Nếu không thích bạn có thể đặt up dock máy xuống mặt bàn để tạo hình như trên. Tổng khối lượng kể cả pin của máy là 1.5kg nên việc cầm máy sử dụng liên tục là điều bất khả thi nên tốt nhất bạn nên tìm những vị trí tốt và phẳng để sử dụng máy ở chế độ tùy biến. II. Màn hình và những tính năng của máy. Thông số kỹ thuật của máy Thông số kỹ thuật được công bố trên trang chủ của Asus Thông số kỹ thuật được kiểm tra bằng CPU-Z 1. Màn hình: Asus Vivobook TP301UA có kích thước màn hình là 13.3" độ phân giải FHD (1920x1080) và hỗ trợ tấm nền màn hình IPS chống chói tăng góc nhìn. Các góc nhìn màn hình của TP301UA rất tốt và hầu như không có gì thay đổi ở cả mọi góc. Nếu cần nhận xét cho màn hình thì mình sẽ sử dụng từ là màn hình "sạch" và "trong". Tại sao mình lại sử dụng 2 từ này để diễn tả thì mình sẽ giải thích ngay sau đây. - Sạch: ở đây mình không muốn nói đến vấn đề vệ sinh hay là gì khác mà là nói đến chất lượng hình ảnh hiển thị. Khi bạn mở hình ảnh hay bất kì gì trên màn hình của TP301UA thì bạn sẽ thấy được màu sắc chuẩn nhất và rất chi tiết. Mình đã thử với cả những model 3D và kết quả hình ảnh nhận được vẫn rất tốt. - Trong: Ở đây nói về mức độ hiển thị màu sắc của hình ảnh dựa trên hình ảnh thực tế. Nghĩa là với cùng một vật thể bạn chụp ảnh và đưa lên màn hình của TP301UA thì khi so màu với vật thể đó bạn sẽ nhận được màu sắc gần tương đồng nhất. 2. Tùy chỉnh âm thanh Như đã đề cập đến ở trên thì để chính thức trải nghiệm được âm thanh của TP301UA nhất thiết bạn phải phối hợp với phần mềm AudioWizard (phần mềm này có sẵn khi bạn cập nhập full driver mới nhất của nhà sản xuất). Sau khi kích hoạt thì bạn có thể tùy chỉnh âm thanh tức thời trên máy theo nhiều chế độ với bất kì nguồn âm nào khác nhau. Chế độ Music Mode của AudioWizard giúp cải thiện âm thanh, tăng mức độ điều hòa giữa âm bass và treble để tạo nên chất âm tốt hơn. Chế độ Gaming Mode của AudioWizard giúp tăng cường độ âm kể cả những âm giải và nhỏ, từ đó ta có thể nghe được tiếng thở hay tiếng bước chân của các nhân vật trong game. Lưu ý: Đây là mức âm thanh giả lập nên chất lượng khi đo bằng thiết bị chuyên nghiệp sẽ không tốt nhưng nếu chỉ đánh giá bằng tai thông thường thì tuyệt. Với những bản nhạc hòa tấu ta có thể nghe được rõ ràng từng âm thanh của dụng cụ trong bài nhạc. Loa của TP301UA không được lớn nên tốt nhất các bạn không để máy trong không gian quá rộng sẽ gây loãng âm. 3. Khả năng của card đồ họa. Máy được trang bị card đồ họa tích hợp Intel® HD Graphics 520, tuy là một card đồ họa cũ nhưng theo đánh giá khách quan từ Test Lab thì nó có khả năng tương đương với card GeoFore 820M có nghĩa là ta có thể vô tư chiến tốt những game 3D tầm trung và thấp. Thông tin của card được thể hiện qua GPU-Z Thông số card đồ họa tích hợp của TP301UA Thực tế bản thân máy không hướng đến khả năng chơi game nhưng mình vẫn muốn thử khả năng của nó với một vài game đang thịnh hành bây giờ. Liên Minh Huyền thoại "LOL" Đặt setting ở mức rất cao và giới hạn khung hình là 60fps Đặt setting ở mức trung bình cao và giới hạn khung hình là 60fps Đặt setting ở mức thấp và giới hạn khung hình là 60fps Nhận xét: LOL là một game online yêu cầu cấu hình không cao, tuy nhiên mức đồ họa cần thiết để hoạt động game ở mức đồ họa cao nhất là một vấn đề mà không phải máy nào không có card rời cũng có thể làm được. Tuy nhiên TP301UA vẫn đảm bảo ổn định ở mức khung hình vừa phải là một điểm sáng và chứng tỏ được sức mạnh của Graphics 520 Fifa online 3 Tùy chỉnh cho game mức thấp chế độ cửa sổ Tùy chỉnh cho game mức rất thấp chế độ toàn màn hình Nhận xét: Fifa online 3 khá nặng nên card đồ họa của TP301UA tự đặt ra giới hạn cho game là thấp và rất thấp, bạn không thể chỉnh cao hơn 3 mức đồ họa này. Bởi vậy sẽ không trong mong nhiều về chất lượng hình ảnh nhưng ít nhất TP3010UA cũng giúp ta chơi mượt game, đây cũng là một lợi thế của máy so với các dòng sản phẩm khác. 4. Nhiệt độ Vấn đề này là thứ mình quan tâm nhất, một laptop lai hướng đến sang trọng và cơ động thì chuyện tỏa nhiệt độ cao là không thể chấp nhận được. Hơn nữa vỏ máy làm bằng kim loại nên khả năng truyền nhiệt rất lớn, nếu một khu vực quá nóng trên mức cho phép thì rất có thể nó sẽ giữ nhiệt và làm hại các phần cứng xung quanh. Mình sẽ sử dụng súng đo nhiệt để lấy thông tin nhiệt độ của máy đang hoạt động trong phòng máy lạnh 27 độ và chạy full load trong 30 phút, trong lúc đo vẫn cho chạy. Nhiệt độ mặt trước của Dock máy được đo bằng súng đo nhiệt độ. Nhiệt độ mặt sau của Dock máy được đo bằng súng đo nhiệt độ. 5. Thời lượng Pin TP301UA sử dụng Pin 3 cell 55W/giờ và sử dụng chip U tiết kiệm năng lượng, theo thông tin từ Asus cung cấp thì máy có thể hoạt động trong 10 giờ. Tuy nhiên trong thực tế thì mình thấy có một số chênh lệch nhất định các bạn có thể tham khảo theo bảng kiểm tra sử dụng mình đánh giá bên dưới. TP301UA được sử dụng liên tục từ 100% pin đến 2% trong thời gian 520 phút. Tình huống giải lập ở đây là làm việc thông thường, có một khoảng thời gian cho máy nghỉ và có thời gian máy hoạt động với công suất tối đa.Nhận xét: Có thể thấy nếu trong khoảng thời gian máy hoạt động mạnh full load thì lượng pin tiêu thụ vẫn không tăng đến mức đột biến bằng chứng là biểu đồ vẫn dàn trải đều trên khoảng thời gian thực. 6. USB Type C 3.1 Có thể khái niệm USB Type C khá mơ màng với một số bạn nên mình sẽ nhắc lại một chút về nó. Đây chỉ là khái niệm đơn giản nên để hiểu sâu hơn làm phiền các bạn tự tìm thông tin trên mạng nhé. Kết cấu bên trong của một USB Type C * USB Type C: là chuẩn usb mới nhất ( usb 3.1 ) với khả năng thay thế cho 5 kết nối bao gồm HDMI, VGA, USB, DisplayPort và cổng sạc và còn có thể nhiều hơn nữa. USB chuẩn C sở hữu tốc độ truyền tải dữ liệu của chuẩn USB 3.1 hiện nay, tối đa lên tới 10 Gbps, gấp đôi chuẩn 3.0 và tương đương với chuẩn Thunderbolt. Hơn nữa, USB-C cung cấp mức năng lượng cao hơn rất nhiều, truyền tải điện lên đến 100W. Từ đó có thể thấy USB Type C là một chuẩn mới được tích hợp vào máy để nâng cao khả năng và tốc độ giao tiếp giữa TP301UA với các thiết bị ngoại vi. Đáng tiếc là hiện tại mình không có thiết bị nào để kiểm tra tốc độ của cổng giao tiếp này nên không thể nhận xét nhiều về nó được. Nhưng điểm hay mà mình nhận thấy ở đây với Type C thì ta khỏi phải mệt mỏi tìm đúng đầu kết nối USB. Kết. Trả lời cho câu hỏi của đầu bài, "TP301UA có tiếp nối được thành công?". Câu trả lời là có, với những tính năng của mình: Thiết kế tốt và thông minh để tối ưu hóa trong quá trình sử dụng và tránh hư hỏng vật lý. Thời lượng pin được cải thiện nhờ chất lượng pin và tối ưu hóa ở cả phần cứng và phần mềm. Hỗ trợ chuẩn kết nối mới tăng tốc độ tương tác với thiết bị ngoại vi. Khả năng làm việc và hoạt động đồ họa ở mức trung Tính cơ động cao Đủ sức giúp TP301UA có một chỗ đứng để trở thành thiết bị thiết yếu trong hoạt động hằng ngày của con người.
Thiết kế đẹp, bản lề được làm kiểu mới nhìn cứng cáp hơn. Được thêm cái màn FHD, cấu hình ngon rất phù hợp cho nhiều đối tượng