Đối với game thủ chơi các thể loại game đòi hỏi tốc độ cao, đặc biệt là FPS thì số khung hình càng cao thì càng lợi thế. Tuy nhiên nếu tôi nhớ không nhầm thì đa số các màn hình LCD trên thị trường từ trước đến giờ đều bị giới hạn ở tần số 60Hz, thế nên khi bật V-sync thì khung hình sẽ không đạt được qua mức 60Hz đó, tất nhiên là bạn có thể chấp nhận hiện tượng xé hình khi tắt V-sync để đạt được mức khung hình cao hơn. Không nằm ngoài như cầu đó thì các hãng đã tung ra các dòng sản phẩm gaming của tôi , từ mainboard, card đồ họa, keyboard, mouse, và hiện nay là màn hình. Màn hình gaming ngoài một số mác tự phong thì tôi nghĩ tiêu chuẩn để được gọi là gaming sẽ là đạt được mức tần số quét lớn hơn 60Hz (thật ra thì trước đây khi nVIDIA giới thiệu công nghệ 3D Vision có một số màn hình đã đạt mức 120Hz, nhưng sau đó thì lại không xuất hiện mấy nữa). Model màn hình XL2420Z tôi review hôm nay đạt mức 144Hz, đây là tần số quét lớn nhất hiện nay trên sản phẩm màn hình máy tính (tất nhiên là không tính một số biện pháp không chính thống khác để màn hình đạt được mức tần số quét cao hơn nữa). Specs theo thông số từ nhà sản xuất: I - Unbox Box của sản phẩm khá to so với kích thước màn hình 24'. Trước đây tôi cũng đã dùng qua một sản phẩm 24' khác của BenQ thì box chỉ bằng một nửa lần này là cùng. Tổng thể toàn màu đen, nhấn bằng màu đỏ, và không biết phải vô tình hay cố ý mà các sản phẩm mác Gaming hiện nay toàn dùng tone màu này. Một số thông tin đáng chú ý về sản phẩm, như kiểu cổng kết nối, công nghệ tích hợp (toàn cái nghe rất kêu) và giải thưởng đạt được. Đáng chú ý là giải thưởng về thiết kế Red Dot. Unbox ra thì cũng như bao nhiêu màn hình khác, box toàn là... xốp chống va đập cho màn hình. Phần này cũng không có gì gọi là đặc biệt. Phụ kiện từ trái qua phải và từ trên xuống dưới: Cáp VGA, Cáp DVI Dual Link (cái này đáng giá), cáp USB chuẩn B cho phần hub USB của màn hình, cáp nguồn, bao trùm màn hình để chống bụi khi không sử dụng tới, sách hướng dẫn sử dụng và đĩa gì gì đó tôi không biết vì đã lâu lắm rồi tôi không sử dụng tới ổ đĩa. Note: hơi thất vọng là không kèm theo cáp Displayport hoặc HDMI. Còn một phụ kiện khá đặc biệt khác tôi sẽ nói sau. Chân của XL2420Z rất linh hoạt, có thể xoay dọc màn hình một góc 90, hoặc điều chỉnh độ nghiêng, độ cao của màn hình, đây là điểm tôi rất thích (nhưng mà quên chụp rồi, lấy đỡ hình trên mạng vậy) Tất nhiên là vì gắn-mác-màn-hình-gaming nên cũng có một vài chi tiết râu ria phục vụ cho game thủ, như phần treo tai nghe (mặc dù là tôi khó mà hình dung khi để màn hình sát tường thì sẽ treo kiểu gì) quai xách (để xách màn hình đi lan-party chẳng hạn <3), lỗ luồn dây điện, hoặc dây gear. Còn một hộp khá bé chứa cái mà tôi nói là phụ-kiện-đặc biệt khi nãy, gọi là S-Switch. Nói thêm là trước đây tôi chưa thấy phần này đi kèm theo màn hình bao giờ. Chỉ tương thích với dòng sản phẩm XL thôi nhé Hóa ra là một cục gì đó gồm 3 cái nút bấm đánh số 1 2 3(chắc là lựa chọn profile), nút back và một nút scroll. Tất cả được kết nối qua cổng miniUSB. Tiếp đến phần màn hình. Không có gì đặc biệt lắm ngoài một màu đen thùi, vì tất cả nút nhấn đã được chuyển thành dạng cảm ứng. Như đã nói lúc đầu, vì có số Hz rất cao (tận 144Hz) nên tương thích và hỗ trợ công nghệ 3D Vision của nVIDIA là việc hiển nhiên, vì vậy góc trái của màn hình có 2 logo bé bé để khoe ra công nghệ, một cái nằm trên, một cái nằm dưới. Cổng kết nối: Mặt sau màn hình cũng được chăm chút tỉ mỉ bằng nhựa bóng, nhìn thì đẹp nhưng sử dụng thì sẽ mệt vì bóng thì dễ bám bụi và xước. Chuẩn VESA kích thước 100x100 cho bạn nào thích sử dụng chân màn hình đến từ hãng thứ 3, phía dưới là nút nhấn để tháo chân màn hình đến từ hãng thứ 1, hiển nhiên là của BenQ. Cổng kết nối tính từ trái sang gồm có: miniUSB cho phụ kiện S-Switch, Displayport, D-Sub, DVI, HDMI 1, HDMI 2, USB chuẩn B cho USB hub và một cổng USB. Có một điểm khá hay là tất cả đều được nêu tên rõ ràng và dễ nhìn. Phía khuất góc trái của hình là cổng cấp nguồn của màn hình, hiển nhiên là vậy. Góc trái (đối diện với người sử dụng) là 2 cổng USB khác và một cổng cắm tai nghe. Muốn sử dụng cổng tai nghe này, bạn phải kết nối màn hình bằng cổng Displayport hoặc HDMI. Có một điểm trừ ở đây là tất cả cổng USB trên màn hình đều là chuẩn 2.0, không phải chuẩn 3.0 tốc độ cao như xu thế hiện nay. II - Sử dụng Màn hình thì tất nhiên phần cần lưu tâm nhất là phần thể hiện hình ảnh, nên dù thiết kế có đẹp và phụ kiện có đầy đủ mà thể hiện kém thì cũng bỏ. Tôi set up như sau, phần bên phải của hình là cửa sổ nên tôi sẽ không test góc nhìn từ phía này được, nhưng tôi nghĩ nó cũng sẽ tương tự như bên phải. Màn hình được kết nối với máy tính bằng cổng Displayport, card xuất hình là GTX780. Profile màu của màn hình được đưa về mặc định, sử dụng profile sRGB. Tôi sẽ tắt hết đèn để trải nghiệm đạt được mức tốt nhất. Có một lưu ý nhỏ là tôi sẽ cố gắng giảm độ sai lệch về hình ảnh đạt mức thấp nhất bằng cách chỉnh các thông số trên máy ảnh. Phần màu sắc tôi sẽ sử dụng phần test của trang Monitor Test. Bạn nào muốn so sánh thì có thể sử dụng chính màn hình mà bạn đang dùng. Màu trắng: Màu đỏ: Màu xanh lá: Màu xanh nước biển: Màu xanh cyan: Màu hồng magenta: Màu vàng: Tổng: Phần test màu sắc có thể thấy rằng độ sai lệch về màu là có, và cảm nhận rõ nhất ở màu xanh nước biển khi bị đổi màu khá nhiều. Tuy nhiên thì ở 2 gam màu cơ bản còn lại là đỏ và xanh lá thì thể hiện rất tốt. Phần màu trắng vẫn chưa đạt được mức trắng mà dừng lại ở mức trắng xám. Phần test góc nhìn, tôi sử dụng hình này để test vì nó có khá nhiều gam màu và vùng chuyển màu. Góc nhìn trực diện: Góc nhìn từ phía bên trái: Góc nhìn từ phía bên phải: <<không có>> Góc nhìn từ phía dưới lên: Góc nhìn từ trên xuống: Tổng: Vì sử dụng Panel TN nên sẽ xảy ra trường hợp sai lệch màu sắc khi thay đổi góc nhìn. Tuy nhiên so với các màn hình sử dụng Panel TN mà tôi đã dùng qua trước đây thì ở bài test góc nhìn này thì tôi vẫn đánh giá là ở mức chấp nhận được, tất nhiên là trong phạm trù của Panel TN. Sử dụng thực tế: Duyệt web: Cận cảnh: Xem phim: Cận cảnh: Làm việc: III - OSD Các nút điều chỉnh màn hình sử dụng nút cảm ứng. OSD của màn hình khá chi tiết, phần này nói thật là tôi cũng không biết phải review như thế nào, nên cứ up hình thôi vậy: IV - Trải nghiệm game với BenQ XL2420Z: Bước đến phần quan trọng nhất trong bài viết này, đó là về trải nghiệm thực tế với game, điều làm nên thành công của chiếc màn hình này. Việc lựa chọn profile giờ đây với BenQ XL2420Z cực kì đơn giản với Remote đi kèm theo màn hình, chỉ việc chọn và bấm thôi, so ez . Counter Strike: Global Offensive : Lý do chính khiến tôi tậu em màn hình BenQ XL2420Z này là CS:GO. Thật sự đây là màn hình chuyên cho FPS Nếu bạn nào từng là game thủ của CS 1.6 ngày xưa xa lắc còn gọi là háp lai quỷ á, chắc các bạn cũng từng thử ép cái monitor của tôi chạy với mức xung là 100Hz, Những ngày đầu chơi CS tôi chỉ biết vào game và ấn, thêm 1 chút tôi biết tới config trong game là gì , bunny là gì, rồi tôi bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp ở bộ bên Counter Strike, thậm chí ngay tới lúc đó quan điểm của tôi về màn hình chỉ là fps càng cao là ổn, nhưng tới khi đấu giải tại những phòng máy dùng LCD, hay thậm chí thi đấu tại WCG những năm 2008-2009 với màn hình LCD thật sự là thảm họa với tôi, độ trễ hình tới 8ms - 5ms, làm khả năng né flash của bạn gần như bằng 0, vứt flash kiểu nào cũng mù, mà mỗi lần mù thì thời gian cũng gần như dài ra vô tận, rồi khả năng aim cũng thê thảm không kém với cái màn hình 60Hz, 1 thằng lính chạy từ trong nhà ra với nguyên cái bóng dài thượt ở phía sau.... Đối với những bạn ý chơi thì có thể không thất sự khác biệt nhiều lắm nhưng đối với những người thi đấu game này hay chỉ là những người đam mê fps, những người bỏ trên 500h chơi game fps trong giai đoạn đó, giai đoạn chuyển giao từ CRT sang LCD thì tôi chắc chắn các bạn sẽ thấy sự khác biệt là cả 1 trời 1 vực. Hình trên là ứng với các tần số màn hình 60Hz - 100Hz- 120Hz - 144Hz, các bạn cũng thấy, hình trên chỉ crop gọn trong 2 khung hình nhưng củ đủ thấy sự khác biệt, tôi còn nhớ trước có lần tôi chơi ở 1 phòng máy nọ, cũng LCD nhưng khi vứt bomb ra thì nguyên cả 1 đường dài trên màn hình,bomb bay tới đâu thì để nguyên cái đuôi lại tới đó. Vậy thật sự màn hình BenQ này mang lại gì cho tôi, nó mang lại cho tôi 1 trải nghiệm còn tốt hơn cả những cái màn hình CRT tôi từng gắn bó khi xưa. Tôi xin list ra những chức năng biến cái màn hình LCD trở thành 1 màn hình chơi game thực thụ ( nếu các bạn có xem các giải đấu trên thế giới hiện nay, chắc các bạn cũng thấy các giải đấu đó đều chọn BenQ làm màn hình thi đấu chính thức ) : Tốc độ đáp ứng 1ms. ( giống CRT ngày xưa ) Tần số quét màn hình 144Hz ( hơn cả cái màn hình CRT Samsung si-méc-tơ ngày xưa của tôi chắc cũng 1 tỷ lần )[ Motion blur reduction : 1 lần nữa khả năng ổn định hình ảnh được BenQ đề cao với chức năng này, hình ảnh sẽ giảm thiểu bóng ma, nhờ tối ưu hóa hình ảnh khi chuyển động. Low Blue Light : giảm ánh sáng xanh, này thật ra là lỗi của LCD, về sau các bạn sẽ thấy khối LCD chuyên game sẽ add thêm chứng năng này vào, cũng sẽ có cái blue blue gì đó. Với công nghệ này thì mắt bạn sẽ đở mỏi khi dùng máy trong 1 thời gian dài. Flicker-free : này thì theo như BenQ là công nghệ độc quyền của hãng, chắc các bạn biết đèn huỳnh quang trong phòng, các bạn lấy dt ra quay trong phòng sử dụng đèn đó sẽ thấy nó chớp liên hồi, hoặc các bạn có thể lấy dt chụp ngay 1 tấm thẳng vào màn hình sẽ thấy sọc sọc, chính điều này sẽ làm cho mắt bạn mỏ khi sử dụng trong thời gian dài, chính vì vậy nên đèn bàn giờ vẫn rất nhiều người dùng đèn dây tóc thay cho bóng đèn thường, monitor của bạn cũng nên thay để có chức năng này :D Black eQualizer : sau thời gian đáp ứng và tần số quét màn hình, chức năng này là chức năng tôi thích nhất của màn hình. Công việc của nó là tăng sáng những chỗ tối, nhưng lại vẫn giữ cho những chỗ sáng khác ko bị tái hay bạc màu ( kiểu như các bạn tăng brightness 1 cách thô bạo ) và quan trọng nhất là nó đủ thông minh để biết chỗ nào tối và tự tăng trong suốt quá trình chơi game của tôi , việc này đồi nghĩ với tôi sẽ loại bỏ những cụp từ như "góc tối" "lùm cây" "bụi cỏ" vì giờ đây chả bóng tối này có thể che khuất được cái màn hình của tôi . Đối với Counter Strike thì cái này ít gặp, nhưng những game có khả năng tái hiện môi trường cao như Battlefield 4, Farcry hay những game có tốc độ di chuyển nhanh như Titanfall ( địch có hẳn cả khả năng tàng hình ) thì việc phát hiện định trong bóng tối là điều cực kỳ khó khăn. Nói huyên thuyên tí về các chức năng chính tôi yêu thích trước, giờ tôi sẽ vào những trường hợp cụ thể hơn, đầu tiên là CS:GO Trên là hình chụp màn hình loading, bạn thấy cái chớp giật thành từng sọc đen sọc trắng trên màn hình đã không còn , để được vậy là do cả đống công nghệ phía trên của tôi nói . Bạn thấy gì ở tấm hình ngay cửa mid này, tôi thì thấy 1 trải nghiệm hoàn toàn như CRT ở đây, bunny ngay ngang cửa và chả để lại 1 bóng mờ gì ở phía sau, lúc tôi quẹt chuột qua chỗ này tốc độ cũng khá cao, tuyệt vời đó là cảm nhận của tôi khi được 1 lần nữa chơi game ngay như trên chiếc CRT của tôi nhưng với cái size 24" to đùng ngày, không độ trễ, không 1 bóng ma. Nếu bạn nào có chơi CS:GO chắc cũng biết lúc này súng đang được rút ra, thời gian móc súng chắc tầm 1s và súng đi chuyển khác nhiều ( móc ra xoay xoay ) , lại 1 lần nữa bạn không thấy bất cứ bóng ma gì ngoài những đường dứt khoát vẽ nên cây súng trước mặt bạn. Lùi tí về thời cs 1.6, lại ca cẩm với cái gian đoạn quá độ từ CRT lên LCD , phần đông người chơi vẫn tìm cách để cho cái màn hình wide thành vuông như trên CRT, ngay chính tôi tới tận bây giờ, chơi server public hay match cũng đều chỉnh qua màn hình vuông này để chơi, không chỉ 1 có chế độ này, BenQ còn tích hợp tới 7 cái chế độ tỷ lệ hình ảnh từ 17" cho tới 24" W, này chắc sẽ thỏa mãn cho hầu hết các bạn đã từng dùng CRT trước đây. Ngay góc này trong game cũng khá tối, với màn hình thường để thấy được rõ như vầy thì phải chỉnh brightness lên cao, nhưng chỉnh lên ra ngoài trời thì lại bị sáng quá, với màn hình này thì mọi thứ đã trở nên tự động hóa gần như hoàn toàn. Nhá thêm tí về game TitanFall, game này thì ngược lại với 2 game trên, tốc độ trong game khá nhanh, chưa kể bên kia còn có cả khả năng tàng hình. Các bạn cứ nghĩ thử game vừa tối, vừa bay nhảy như Cụt Nhi, còn cả tàng hình thì cũng đủ biết khả năng phát hiện địch nó sẽ khác xa 2 game trên kia như thế nào, đối với 2 game trên thì màn hình tăng khả năng aim chính xác của tôi, còn đối với game này thì khả năng quang sát của tôi được tăng lên rõ rệt, dù cho núp lùm bật cả tàng hình, thì cũng không thành vấn đề lắm với con màn hình này, nói nữa chắc cũng sẽ là thừa, các bạn sẽ đồng cảm với tôi lúc này khi thật sự chơi trên màn hình này. Cảm nhận khi chơi DOTA 2 : Sau những game FPS thì Dota 2 là game ưa thích của tôi, đối với game này thì màn hình cho tôi 1 cái hình rõ nhất ngay cả trong những góc tói. Game MOBA, không đòi hỏi quá cao về hiệu năng màn hình ( đó thật sự là những suy nghĩ ban đầu của ọội trước khi chơi DotA trên màn hình này ), nếu bạn cũng có cùng quan niệm này thì thật sự bạn đã lầm, kiểu nó sẽ như lúc nhỏ bạn quen nhỏ hàng xem, lúc đó trong đầu bạn sẽ như cái máy đánh chữ gõ liên tục câu "Nhỏ hàng xóm là đẹp nhất" cho đến khi bạn vào lớp 1, vấn đề bắt đầu phát sinh và vấn đề sẽ bùng nổ khi vào lớp 9, lúc đó bạn sẽ thấy con hàng xóm gần nhà không có đẹp. Câu chuyện đặt ra cũng không khác gì với chiếc màn hình BenQ này, đối với FPS thì tôi đã chuẩn bị tâm lý từ trước, nhưng khi vào game DotA chơi trên đó những tư tưởng cổ hũ cố chấp vền những cái màn hình gaming 144Hz đắt tiền chỉ tốt cho FPS mới hoàn toàn sụp đổ, mọi thứ xuất hiện trên màn hình không có gì lọt ra được ngoài tầm mắt của tôi. Cảm giác không khác gì thằng mù lâu nay tự nhiên được sáng mắt ra. Tôi thích cái cách mà BenQ làm cho màn hình sáng rõ những vùng cần sáng và mà không làm trắng xóa cả màn hình như khi bạn tăng sáng ở 1 số màn hình bình thường khác. Kết luận: Đối với tôi đây thật sự là 1 màn hình chơi game tuyệt vời nhất mà tôi từng dùng, tính về hiệu năng thì hơn cả những màn hình CRT đời đầu lúc tôi có chiếc máy tính đầu tiên, tuy vậy màn hình này là màn hình chuyên chơi game nên nói về khả năng hiển thị màu sẽ không thể bằng được những màn hình dùng tấm nền IPS, nhưng đối với 1 nhân viên văn phòng như tôi về nhà chỉ có chơi game rồi nghỉ không làm gì khác nhiều ngoài game thì đây là sự lựa chọn của tôi, ngoài ra đối với những bạn chơi gamer khác tôi thật sự mong muốn các bạn có được 1 lần chơi game ở màn hình LCD 144Hz của BenQ để có thể cảm nhận được sự khác nhau trong từng các di chuột, tốc độ đáp ứng 1ms để hoàn toàn không bị bóng mờ, và tỷ tỷ những chức năng khác phụ vụ riêng cho nhu cầu chơi game, và đây cũng là lý do chính khiến rất nhiều giải đấu game trên thế giới đã đang sử dụng màn hình BenQ làm màn hình chính để thi đấu ( hình ảnh thì các bạn có thể search, BenQ xuất hiện gần như khắp nơi có các giải đấu lớn ) Giống như những bàn phím cơ lúc đầu hồi những năm 2008 lúc đó thì ở VN có mỗi mấy con cherry, gaming thì có steelseries, phím cơ khi đó còn quá xa lại với mọi người, nhưng tới thời điểm hiện tại thì phím cơ gần như là 1 phụ kiện không thể thiếu của những người dùng highend hay những game thủ chuyên nghiệp, tôi nghĩ vài năm nữa thôi những màn hình LCD 144Hz hay đại diện là BenQ cũng sẻ trở nên thông dụng hơn với mọi người. Lời cuối với mọi người, hãy 1 lần trải nghiệm màn hình LCD 144Hz để có thể cảm nhận ngay sự khác biệt, hiện tại thì tôi thấy có rất nhiều phòng máy đang dùng BenQ để sử dụng (TiTan ... ). Chúc các bạn lựa chọn được 1 màn hình ưng ý nhất cho nhu cầu của mình. Tôi up thêm 1 clip youtube cho mọi người dễ thấy sự khác biệt giữa 60Hz và 144Hz.