[Review]-Chipset Intel P43 cùng 3 đại diện đến từ MSI, ASUS, GIGABYTE

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi Ductien, 4/11/08.

  1. Ductien

    Ductien Member

    Bài viết:
    194
    [​IMG]


    MSI P43 Neo-F - GIGABYTE EP43-DS3L - ASUS P5QL-PRO


    1/ Giới thiệu

    Ở tầm giá trung cấp, điều mà ngưòi ta quan tâm hàng đầu chính là hiệu năng/giá thành. Chính vì thế một sản phẩm cho hiệu năng cao với mức giá hợp lý sẽ thực sự thu hút người dùng.

    Các BMC sử dụng chipset P43 đã đáp ứng đầy đủ hai yêu cầu: rẻ và tốt của ngưòi dùng. Không quá đắt dỏ như chipset P45, bởi đã cắt giảm nhiều tính năng cao cấp được cho là không cần thiết đối với người dùng tầm trung, như công nghê đồ hoạ CrossFireX của ATI (thiết nghĩ nhu cầu chạy nhiều card dường như chỉ thích hợp với những người dùng cao cấp), hay chỉ hỗ trợ DDR3-1066Mhz thay vì DDR3-1333MHz. Và có một điều người dùng có thể sẽ phải chú ý là, dù rằng P43 không hỗ trợ FSB 1600Mhz một cách “chính thức” như các bo mạch chủ P45, nhưng thực ra khi update BIOS thì các BMC P43 vẫn chạy khá tốt một model CPU Core 2 Quad QX9770, một model CPU có FSB 1600Mhz. Như vậy cả P43 và P45 cái giống là đều cùng hỗ trợ, chẳng qua là có thông báo trên thông số hay không mà thôi. Đây có thể coi là một thủ thuật khá khôn lanh của Intel trong kinh doanh.

    Không khác nhiều so với bậc đàn anh P45 về các tính năng cơ bản, ngoài ra P43 lại tiến bộ hơn nhiều so với kẻ tiền nhiệm P31 của mình: Fast Memory Access và Turbo Memory là các tính năng được trang bị riêng kể từ series chipset P4x của Intel, do đó nghiễm nhiên chúng đuợc coi là những cải tiến đầu tiên.

    Thêm một điều nữa, mặc dù là chipset mới hơn, nhưng P31 lại bị ghép cặp với chip cầu nam cũ đã có trên chipset P945 cũ là ICH7, một sự bất công cho những ai dùng P31 bởi người dùng P35 đều đã được nâng cấp lên ICH9. Sinh sau đẻ muộn lại là một lợi thế, P43 được trang bị ICH10 như P45. Nhờ vậy, khả năng điều khiển các thiết bị ngoại vi của BMC P43 được cải thiện rất nhiều, không thua kém gì P45.

    Đó là lý do mà hầu hết những người dùng trung cấp hiện nay đều hướng sự chú ý của mình đến P43 hơn là P45. Có thể thấy điều này một cách rõ ràng nhất qua doanh số và số lượng hàng của các công ty tại Việt Nam. Nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, MSI, ASUS, Gigabyte đã lần lượt tung ra những sản phẩm chiến lược sử dụng chipset P43. Đó là những sản phẩm bo mạch chủ sẽ được đề cập đến trong bài review này, bao gồm : MSI P43 Neo-F, GIGABYTE EP43-DS3L, ASUS P5QL-PRO.


    2/ Thông số cơ bản của 3 BMC

    Có thể thấy mọi thông số cở bản của 3 BMC đều giống nhau: sử dụng chipset P43, ICH10, hỗ trợ CPU có FSB 1600Mhz và RAM 1066Mhz (riêng GIGABYTE hỗ trợ cả 1200Mhz), 1 cổng PCI-E 2.0, 6 cổng SATA II và chuẩn điện năng VRD 11.1 mới của Intel (áp dụng cho thế hệ CPU E8000 và E7000); ngoài ra GIGABYTE và ASUS còn tích hợp công nghệ tiết kiệm điện năng của riêng mình là GIGABYTE DES Advance và ASUS EPU 4-engine.

    MSI P43 Neo-F

    PHP:
    http://global.msi.com.tw/index.php?func=proddesc&maincat_no=1&cat2_no=170&cat3_no=&prod_no=1484
    ASUS P5QL-PRO

    PHP:
    http://www.asus.com/products.aspx?l1=3&l2=11&l3=710&l4=0&model=2307&modelmenu=2
    GIGABYTE EP43-DS3L

    PHP:
    http://www.gigabyte.com.tw/Products/Motherboard/Products_Spec.aspx?ClassValue=Motherboard&ProductID=2847&ProductName=GA-EP43-DS3L



    3/ 1 số tính năng nổi trội của 3 BMC

    3.1/ MSI P43 Neo-F

    Ngoài các tính năng cơ bản, MSI còn có thêm tính năng OC Jumper. Tính năng này giúp cho người dùng dễ dàng thay đổi FSB của CPU (266/333/400) nhằm tăng hiệu năng đáng kể. Qua thử nghiệm tính năng này hoạt động khá tốt với Core 2 Duo còn việc ép xung Core 2 Quad khá phức tạp nên còn gặp 1 số trục trặc về vấn đề điện thế cung cấp cho CPU. Tham khảo thêm tại đây.

    3.2/ GIGABYTE EP43-DS3L

    Với GIGABYTE, điều mà tôi yêu thích nhất đó chính là phần mềm Easy-Tune hỗ trợ ép xung ngay trong môi trường Windows. Tuy nhiên tính năng này dành cho người thích nghịch ngợm, khám phá thêm sức mạnh tiềm ẩn của hệ thống và benchmark chứ không dành cho người yêu cầu 1 hệ thống thực sự ổn định. Ngoài ra, phần mềm update BIOS là @BIOS (Windows) và Q-Flash hoạt động rất tốt.

    3.3/ ASUS P5QL-PRO
    Điểm nổi trội của ASUS chính là tính năng ASUS Express Gate, cho phép người dùng có thể duyệt web, chơi game, chat... mà không cần vào Windows.
    Cũng tương tự như GIGABYTE, ASUS cũng có 2 phần mềm dùng để update BIOS khá tiện lợi là ASUS Update và EZ-Flash.
    Điều mà tôi cảm thấy thích thú khi sử dụng BMC ASUS để ép xung chính là tính năng ASUS C.P.R, tuy nhiên ở BMC này, tính năng đó không thực sự ổn định.



    4/ Thiết kế

    4.1/ Box và phụ kiện

    Box của 3 BMC có kích thước vừa phải, in đầy đủ thông số từ nhà sản xuất. Nổi trội nhất là GIGABYTE với tông màu trắng – xanh với tem BH 3 năm cùng lời cam kết mang lại dịch vụ BH tốt nhất từ Viễn Sơn. ASUS thì khá nhỏ và không có gì đặc biệt. MSI được thiết kế khá lạ mắt với vỏ hộp là bìa carton tái chế được, mực in có nguồn gốc thực vật do đó nó rất thân thiện với môi trường.

    Phụ kiện đi kèm 3 BMC dừng lại ở mức vừa đủ: cáp SÂT, cáp IDE, đĩa driver kèm theo Manual




    4.2.1/ MSI P43 Neo-F

     
    :
  2. Ductien

    Ductien Member

    Bài viết:
    194
    4.2/ Bo mạch chủ

    Cả 3 BMC đều được thiết kế theo chuẩn ATX.

    GIGABYTE: với tông màu xanh dương truyền thống, các thông số được in dày đặc trên BMC. Nhìn chung, cách bố trí của BMC này rất tốt chỉ có mỗi 1 nhược điểm là khe IDE.

    ASUS: sử dụng PCB màu nâu, nhín thoáng qua dễ lầm tưởng với các BMC cao cấp của hãng, sử dụng PCB màu đen. BMC thiết kế vị trí cắm nguồn khá dở, ngay cạnh tản nhiệt chip cầu Bắc, gây nên 1 số khó khăn cho vấn đề lưu thông không khí trong thùng máy. 1 điểm nữa là chốt của khe PCI-E nằm về bên trái nên rất khó tháo lắp VGA (thông thường, chốt nằm về bên phải, khu vực mặt sau của VGA, không có phần tản nhiệt). Khe RAM thiết kế lệch nên không thể dùng được 1 số thiết bị làm mát cho RAM.

    MSI: có thể thấy ngay điểm khác biệt là BMC này chỉ sử dụng tụ rắn cho khu vực xung quanh CPU và số phase power chỉ là 3 so với 4 của GIGABYTE và ASUS. Các vị trí được thiết kế hài hòa, đẹp mắt với tông màu chủ đạo là đỏ.



    4.2.1/ MSI P43 Neo-F



    4.2.2/GIGABYTE EP43-DS3L


    4.2.3/ASUS P5QL-PRO


    4.3/ BIOS

    Phong phú nhất là MSI với điện thế có độ chia nhỏ và cho mức điện thế cho phép khá cao. GIGABYTE nghèo nàn hơn. 1 chi tiết mà nhiều OverClocker quan tâm là vdroop; ở mảng này BMC GIGABYTE khá tệ (vdroop lớn, ~ 0.08v), BMC ASUS thì rất tốt khi hầu như không vdroop, MSI thì vdroop ~ 0.025v với Core 2 Duo và 0.03v với Core 2 Quad.
    GIGABYTE và ASUS đều có 2 profile để lưu lại setting còn MSI thì không.

    4.3.1/ MSI P43 Neo-F

    4.3.2/ GIGABYTE EP43-DS3L

    4.3.3/ ASUS P5QL-PRO


    5/ Khả năng OverClock

    Tuy BIOS không dành được nhiều sự chú ý nhưng GIGABYTE lại giành vị trí số 1 trong các thử nghiệm. Với 2 CPU là Q9550 và E8400, GIGABYTE đều có thể hoạt động ổn định ở mức FSB là 415 (Rated FSB 1660Mhz) trong khi ASUS và MSI lần lượt dừng ở mức FSB là 410 và 400. Và cùng sử dụng cặp RAM Transcend aXe 2x1GB 1200Mhz, chỉ có duy nhất GIGABYTE có thể hoạt động ở 1200Mhz, ASUS và MSI chỉ là 1092Mhz và 1066Mhz.
    //CPU-Z hiển thị lỗi HSN với ASUS + Q9550.

    5.1/ MSI P43 Neo-F

    5.2/ GIGABYTE EP43-DS3L

    5.3/ ASUS P5QL-PRO

    6/ Hiệu năng và kết luận

    Có thể thấy ASUS vẫn giữ vững phong độ của mình với khi cho hiệu năng cao hơn MSI và Gigabyte ở cùng một mức xung. Điều này dễ dàng đoán trước bởi ASUS viết BIOS cho các BMC của họ rất tốt, kể cả các dòng trung cấp.

    Trong khi đó, dường như Gigabyte đầu tư quá nhiều về mặt thẩm mỹ, nên hiệu năng chỉ ngang ngửa với MSI dù cho giá thành khá cao, ngang với ASUS và cách MSI đến gần 20$. Tuy nhiên, khả năng kéo FSB của Gigabyte lại về nhất, với kết quả chỉ nhỉnh hơn hai hãng kia một chút, và khả năng hoạt động với ram có bus 1200Mhz cũng xuất sắc.

    Có vẻ như P43 Neo-F phù hợp cho những người thích vọc hơn, với thông số bios đa dạng. Dòng Neo-F của MSI lần này vẫn giữ đúng tiêu chí như P35 Neo-F đã làm, duy trì hiệu năng ở mức tốt nhưng mức giá đem lại là cực kỳ hoàn hảo với những người dùng trung cấp. Với mức hiệu năng chỉ thua ASUS từ 4-6%, MSI đã thực sự chinh phục những người đòi hỏi một mức giá hợp lý ở tầm trung cấp khi giá thành bán ra rẻ hơn rất nhiều.

    Vấn đề còn lại là ở người tiêu dùng : Bạn lựa chọn giá thành, hay hiệu năng nhỉnh hơn một chút? :)


    Giá bán tham khảo 3 BMC (02/11/2008): MSI P43 Neo-F (98$) - GIGABYTE EP43-DS3L (116$) - ASUS P5QL-PRO (116$)

     
  3. kenblat

    kenblat Administrator Thành viên BQT Administrator

    Bài viết:
    8,073
    Thanks for reviews! Nice
     
  4. HVA

    HVA lính lầy

    Bài viết:
    212
    Nơi ở:
    doanh trại QDNDVN
    [​IMG]

    cái tool vozforums.com ngộ ghê :lacmong::lacmong::lacmong:
     

Chia sẻ trang này