ROG G20CB là thùng máy chơi game mới nhất đến từ nhà sản xuất ASUS. Điểm đặc biệt ở thùng máy này nằm ở ngôn ngữ thiết kế nhỏ gọn cùng những họa tiết khá tinh xảo chịu sự ảnh hưởng từ nền văn hóa Maya cổ đại. Chưa hết, G20CB còn được ASUS trang bị cấu hình phần cứng rất mạnh không thua kém gì những thùng máy gaming custom truyền thống. Qua hai điểm này, nếu được đặt trong phòng khách kế bên một chiếc TV LCD lớn, G20CB không khác gì một chiếc máy chơi game tương tự như PS4 hay Xbox One nhưng năng lực phần cứng thì vượt trội hơn nhiều so với hai đại diện từ Sony và Microsoft. Mẫu G20CB mà Amtech nhận được từ ASUS Việt Nam có cấu hình gần tối đa với chip xử lý Intel Core [email protected] có khả năng tăng xung tự động lên 4GHz, RAM 2x8GB DDR4-2133MHz chuẩn laptop, bo mạch chủ tùy biến nền tảng chipset H170, 1 ổ SSD 256GB cùng 1 ổ HDD 1TB và đặc biệt là card đồ họa hàng đầu bảng GTX 980 4GB. Cấu hình tổng thể dành cho toàn bộ các phiên bản G20CB, bạn đọc có thể xem ở dưới: Được biết, với cấu hình này, G20CB được ASUS bán với giá thị trường tầm 50 triệu đồng. Đây là một cái giá có thể xem là đắt đỏ, tương đương với mẫu laptop gaming G752VY trước tôi có bài đánh giá, vì vậy tôi rất muốn xem thử khả năng của G20CB liệu có xứng đáng với cái giá ngất ngưỡng này không? I - Thiết kế Như đã nói đến ở đầu bài viết, ROG G20CB sở hữu ngôn ngữ thiết kế nhỏ gọn dựa trên nguồn cảm hứng từ nền văn hóa Maya nhưng được kết hợp hài hòa với phong cách hiện đại được thể hiện qua hình thái tổng thể của máy. G20CB khá giống với một tòa tháp máy chủ được cách điệu với những điểm xuyến màu đỏ trên thân máy nhìn rất sang và tinh tế. Một điểm cần lưu ý rằng mẫu G20CB mà Amtech trên tay có tông màu đỏ đen truyền thống của ROG thay vì cặp màu đen platinum/đồng như mẫu laptop gaming G752VY mới ra mắt gần đây hay dòng bo mạch chủ Maximus VIII series trước đó. Có lẽ ASUS chưa sẵn sàng để chuyển đổi tông màu cho series máy thùng ROG của mình, do đó có thể những thế hệ về sau của G20CB mới được khoác lên bộ cánh màu mới như những người anh bên mảng laptop gaming và bo mạch chủ ROG của ASUS. Với kích thước ba vòng (dài-rộng-cao) lần lượt là 104 x 340 x 358cm, G20CB rất nhỏ nhắn nếu so với những thùng máy hỗ trợ bo mạch chủ mATX hay ATX trên thị trường. Thậm chí tôi có thể đặt nó lên bàn cân so sánh với chiếc máy laptop gaming ASUS G752VY mà mới đây tôi đã có bài đánh giá chi tiết. Nếu chỉ tính kích thước khi gập màn hình, G752VY thậm chí còn to hơn cả G20CB xét theo chiều dài của máy (428cm và 104cm). Nói vậy để có thể thấy rằng G20CB nhỏ gọn tới mức nào chưa kể nó còn phải gánh một trong những cấu hình máy bàn khủng nhất dành cho gaming nữa. G20CB cho phép chúng ta có thể tháo nắp để soi nội thất cũng như nâng cấp phần cứng cho máy. Tuy nhiên, việc này chỉ được thực hiện khi bạn mang G20CB ra trung tâm bảo hành vì khớp mở của máy đã được dán tem từ nhà phân phối. Mà tôi cũng không nghĩ rằng với cấu trúc phức tạp ở khu vực nội thất của G20CB, bạn đọc sẽ kiên nhẫn tháo từ từ các mối nối để có thể soi đến toàn bộ bên trong của nó. Sau khi tháo nắp cạnh bên ra, chúng ta sẽ thấy bên trong G20CB được chia ra 2 phần tách bạch, phần trên với quạt lồng sóc làm mát cho CPU và RAM trong khi đó phần dưới là nơi chứa card đồ họa GTX 980 phiên bản tản lồng sóc. Tôi có thể hiểu được vì sao ASUS không dùng phiên bản GTX 980 custom cho G20CB, đơn giản là phần không gian bên trong của máy quá hẹp, card đồ họa custom sẽ không thể thu đủ luồng gió mát để có thể làm mát cho nó. Vì thế lựa chọn chiếc GTX 980 bản quạt lồng sóc là quyết định rất chính xác từ ASUS vì gió được thu theo phương ngang vì vậy khả năng tản nhiệt của card sẽ được nâng cao hơn trong môi trường chật hẹp. Cần nói thêm, bản GTX 980 này là bản tham khảo từ NVIDIA và không được ASUS tùy biến xung nhịp nhân GPU và bộ nhớ. Về cổng kết nối, mặt trước, G20CB sẽ có 2 cổng USB 3.0 và 2 cổng âm thanh 3.5mm dành cho tai nghe và microphone cùng 1 ổ DVD. Mặt sau của nó được chia thành 2 phần với phần trên là các cổng kết nối thuộc về bo mạch chủ bao gồm: 2 cổng USB 3.1 màu xanh lơ 2 cổng USB 3.0 màu xanh dương 2 cổng USB 2.0 1 cổng LAN 1Gbps 6 cổng âm thanh 3.5mm hỗ trợ hệ thống loa 7.1 1 khóa Kensington 1 cổng HDMI xuất hình từ card đồ họa onboard Phần dưới thuộc về card đồ họa GTX 980 với các cổng kết nối sau: 1 cổng DVI 1 cổng HDMI 2.0 3 cổng DP 1.2 Với số lượng cổng kết nối này, chiếc card GTX 980 trên G20CB cho phép người dùng có thể lắp đặt hệ thống chơi game 3 màn hình công nghệ G-Sync. Theo ASUS quảng cáo, G20CB đã sẵn sàng cho công nghệ thực tế ảo Oculus Rift, và với cấu hình như thế này thì việc phán G20CB không đủ tuổi để chơi với công nghệ tân tiến này thì quả là một tội ác. Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không đề cập đến dàn đèn LED của G20CB. Hệ thống đèn LED của G20CB có thể tùy chỉnh được màu sắc theo hệ sRGB cũng như kiểu phát sáng của nó bằng phần mềm điều khiển hệ thống theo máy có tên là AEGIS II. Tuy nhiên, đèn LED ở phía đáy máy có phần kém lung linh hơn so với dàn đèn LED chủ đạo chạy dọc thân của G20CB. Để hoạt động, ASUS đã trang bị cho G20CB một chiếc adapter có tổng công suất 410W. Thực ra đây là một chiếc hộp đựng hai chiếc adapter con với công suất 230W và 180W, do đó mỗi lần sử dụng bạn phải cắm đến 2 dây nguồn vào ổ điện. Tôi cho đây là một trong những điểm trừ lớn trong thiết kế của máy và sẽ hay hơn nếu ASUS trang bị cho G20CB một chiếc adapter công suất 410W với 1 đầu dây cấp nguồn. Phụ kiện của máy bao gồm các giấy tờ liên quan, chuột và bàn phím. Tôi không bàn đến con chuột vì thiết kế của nó quá cơ bản trong khi đó bàn phím của G20CB thì khác. Nó được thiết kế theo hướng giả cơ, cầm khá nặng và chắc tay, với hệ thống đèn LED phát sáng giúp game thủ chơi game trong đêm thuận tiện hơn. Đặc biệt, bàn phím này được tích hợp thêm núm vặn tăng giảm âm lượng ở phía trên góc phải của nó cho phép người dùng điều chỉnh âm lượng nhanh chóng. Tuy nhiên, núm vặn bị lồi lên một khoảng kha khá so với chiều cao của dải keycap bàn phím, vì vậy mà bàn phím này mất đi phần nào tính thẩm mỹ cần thiết. II - Những ứng dụng cài sẵn theo máy AEGIS II Ở phần trên bài viết, tôi đã có vài lần đề cập đến AEGIS II. Vậy AEGIS II là gì và nó có công dụng ra sao? Thực sự mà nói thì tôi cũng chưa rõ lắm nhưng chắc chắn AEGIS II sẽ giúp bạn trải nghiệm cảm giác của một Tony Stark "Iron Man" tức là một mình được toàn quyền điều khiển mọi chức năng trên hệ thống ít nhất là về mặt giao diện phần mềm của nó. Nói điều khiển hệ thống thì hơi quá mà chính xác hơn phải là cách vận hành hệ thống. AEGIS II cho phép bạn tùy chỉnh mọi thứ về dải đèn LED của G20CB, tạo tối đa 4 shortcut cho game hoặc ứng dụng, tạo feed liên kết với mạng xã hội Facebook, Twitter... và một số tùy chỉnh khác liên quan đến game như streaming, chế độ sử dụng tài nguyên hệ thống phục vụ gaming... Ngoài ra, AEGIS II có khả năng hiển thị giờ cũng như múi giờ quốc gia thông qua bản đồ ảo nhìn rất đẹp và tiện lợi cho một số người dùng không thích kiểu hiển thị chỉ hai con số truyền thống ở dưới thanh taskbar của Windows. ASUS Command Đây chính xác mới là phần mềm điều khiển hệ thống cho G20CB. ASUS Command cho phép bạn có thể kích hoạt chế độ sạc nhanh thông qua cổng USB 3.0 trên máy, tuy nhiên khi dùng chức năng này thì tạm thời chúng ta không thể sử dụng USB như thiết bị lưu trữ. Chưa hết, nếu như G20CB đã có các bản cập nhật mới về driver, ứng dụng hay BIOS thì Command sẽ giúp bạn tải về tất cả rồi tự động chạy cập nhật từng phần tương tự như thao tác lúc đầu cài driver trên dĩa sau khi cài xong Windows vậy. Về bảo mật, Command chỉ có mỗi chức năng xóa tất cả các dữ liệu rác liên quan đến trình duyệt web, mật mã, cookies v.v... nhưng có kèm theo chức năng Secure Delete giúp người dùng có thể xóa sạch toàn bộ dữ liệu trên một ổ SSD hay HDD nào đang hiện hành trên hệ thống trừ ổ cài đặt hệ điều hành. Ngoài ra, Command còn rất nhiều tính năng nữa khá hay và tôi sẽ để dành cho bạn đọc tìm hiểu vì trong khuôn khổ bài viết này rất khó để liệt kê ra hết được. Audio Wizard Đây là phần mềm quá quen thuộc đối với người dùng những sản phẩm bo mạch chủ, máy tính xách tay thương hiệu ROG của ASUS. Audio Wizard cho phép người dùng chọn các preset âm thanh phù hợp với từng thể loại game mà họ sắp chơi nhằm nâng tầm trải nghiệm âm thanh của người dùng. GameFirst IV Tiếp tục là một phần mềm điển hình nữa mà fan cuồng ROG không thể không biết. GameFirst IV giúp trải nghiệm chơi game online của người dùng tốt hơn khi nó giúp tối ưu băng thông đường truyền Internet mà G20CB đang kết nối để phục vụ cho game online. Lưu ý là mặc định G20CB chỉ cài GameFirst III nhưng thông qua trình cập nhật của Command Center thì GameFirst III đã được nâng cấp lên phiên bản IV. III - Hiệu năng Cấu hình test được tôi ghi nhận lại bằng CPU-Z và GPU-Z như sau: Lưu ý, xung nhịp card đồ họa trên GPU-Z chưa phải là xung nhịp thực tế khi chạy ứng dụng cũng như game, dưới đây là xung nhịp card khi chạy game GRID Autosport: Các bài test sẽ được tôi thử nghiệm với ROG G20CB bao gồm: AIDA64 CPU Queen, Cache & Memory Benchmark Cinebench R15 64bit 3DSMax 2013 Vray PCMark 8 (Creative, Applications, Storage) Crystal Disk Mark 5.0.2 x64 3DMark 2013 FireStrike, FireStrike Extreme và FireStrike Ultra Unigine Valley Extreme HD Battlefield 4 Bioshock Infinite Crysis 3 GRID Autosport Grand Theft Auto V Rise of Tomb Raider Rightmark Audio Analyzer 6.4.1 AIDA64 CPU Queen/Cache & Memory Benchmark Cinebench R15 64bit 3DSMax 2013 Vray PCMark 8 Crystal Disk Mark 5.0.2 x64 3DMark 2013 Unigine Valley Extreme HD Battlefield 4 Bioshock Infinite Crysis 3 GRID Autosport Grand Theft Auto V Rise of Tomb Raider (High Preset + Purehair OFF) Rise of Tomb Raider (Very High Preset + Purehair OFF) RightMark Audio Analyzer 6.4.1 IV - Nhiệt độ hoạt động Điều kiện test Kết quả thực nghiệm G20CB như sau: Có thể thấy rằng nhiệt độ GPU GTX 980 của G20CB chưa thực sự ổn lắm với nhiệt độ cao nhất đạt 78*C so với mốc 80*C có thể gây hạ xung do cơ chế bảo vệ của GPU Boost 2.0 của NVIDIA. Thông thường ở những phiên bản card đồ họa bản mẫu như trường hợp GTX 980 của G20CB thì cơ chế này sẽ khiến cho hiệu năng game giảm đi đôi chút so với bình thường. Theo kinh nghiệm test card từ lâu của tôi thì các phiên bản custom từ các đối tác lớn của NVIDIA như ASUS hay Gigabyte rất ít khi xảy ra tình trạng này. Nguyên nhân là vì các card đồ họa custom đến từ các nhà sản xuất này thường được trang bị bộ tản nhiệt tối ưu hơn hoặc họ có vài tùy chỉnh nhỏ trong BIOS vận hành card. Trong quá trình test, tôi chưa gặp trường hợp nào chiếc card GTX 980 trên G20CB có nhiệt độ vượt quá 80*C, nhưng càng lâu dài thì keo tản nhiệt bên trong của card sẽ khô theo thời gian. Vì thế, bạn sẽ buộc phải tăng tốc quạt đồng nghĩa với việc ồn hơn kha khá (quạt lồng sóc thường có độ ồn rất cao) hoặc phải đưa G20CB ra trung tâm bảo hành ASUS để thay keo tản nhiệt. Dù card đồ họa GTX 980 có nhiệt độ chưa ổn lắm nhưng ở khu vực CPU thì khác, nhiệt độ của linh kiện này luôn được đặt trong mức an toàn dưới 80-90*C. Nên nhớ rằng CPU của G20CB là i7-6700 không có khả năng ép xung nên chúng ta có thể hiểu được phần nào tại sao nhiệt độ của thành phần này luôn mát mẻ đến thế dù đang trong tình trạng tải nặng. V - Lời kết ROG G20CB được xem là một trong những thùng máy có thiết kế nhỏ gọn đậm chất game thủ cũng như sức mạnh tương đối khủng với vi xử lý Core [email protected], card đồ họa GTX 980 4GB, RAM 16GB DDR4 cùng cặp đôi ổ lưu trữ SSD 256GB và HDD 1TB thỏa sức làm hài lòng các fan cuồng ROG cũng như các đối tượng đam mê sự nhỏ nhắn, tinh tế cũng như hiệu năng khủng của sản phẩm. G20CB đặc biệt còn hỗ trợ khả năng nâng cấp về sau tùy theo nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên bạn chỉ có thể làm việc này thông qua trung tâm bảo hành vì sản phẩm đã được dán tem trên khớp nối của cạnh máy. Một điểm cần lưu ý nữa là dải đèn LED của G20CB người dùng có thể tùy ý chỉnh màu sắc cũng như trạng thái hiển thị thông qua phần mềm vận hành AEGIS II. Ngoài AEGIS II, G20CB còn có những ứng dụng kèm theo khác khá hay như Command, Audio Wizard và GameFirst IV giúp người dùng nâng tầm trải nghiệm sản phẩm của chính mình. Điểm trừ ở sản phẩm này nằm chính ở card đồ họa của nó. Card đồ họa GTX 980 của G20CB thuộc phiên bản mẫu của NVIDIA, do đó nó được trang bị bộ tản nhiệt lồng sóc vốn được biết đến với hiệu năng tản nhiệt chưa tốt lắm cùng độ ồn khi vận hành khá cao. Dù trong quá trình test, tôi vẫn chưa thấy card chạm mốc 80*C an toàn theo chuẩn GPU Boost 2.0 của NVIDIA nhưng về lâu dài chắc chắn con số này sẽ bị vượt qua. Do đó, nếu thấy dấu hiệu card nóng lên thì bạn nên mang G20CB ra trung tâm bảo hành của ASUS để được giúp đỡ. Hơn nữa, với cái giá 50 triệu đồng, G20CB nhiều khả năng sẽ rất kén người dùng, chưa kể G20CB sẽ phải đối mặt với việc bị mang ra so sánh với những thùng máy custom có giá thành tương đương hoặc thấp hơn nhưng có hiệu năng vượt trội hơn. Ưu Khuyết
bình thường nếu bạn xem nó là một chiếc thùng máy tính để bàn dùng với monitor, nhưng sẽ khác khi bạn đặt trong phòng khác kết nối với TV LCD thông qua HDMI. Lúc đó, bạn sẽ cảm giác như mình đang sở hữu một con Xbox One hay PS4 nhưng có sức mạnh tương đương với một thùng máy chuyên game PC vậy.