Từ bấy lâu nay, ASUS luôn mang đến nhiều bất ngờ cho giới công nghệ với những phát minh mang tính cách mạng trong ngành đặc biệt ở lĩnh vực máy tính để bàn và laptop. ROG GX700 là một ví dụ điển hình cho sự sáng tạo độc đáo của hãng điện tử Đài Loan. Xuất hiện lần đầu tại sự kiện công nghệ IFA 2015 tổ chức tại Berlin, Đức, GX700 đã khiến nhiều người phát cuồng khi sở hữu cấu hình siêu khủng với vi xử lý Core i7-6820HK cùng card đồ họa GTX 980 8GB và dung lượng RAM DRR4 lên đến 64GB xung nhịp 2400MHz. Hãy nhớ rằng vi xử lý cũng như card đồ họa sử dụng cho GX700 là phiên bản máy bàn chứ không phải là phiên bản di động luôn có những hạn chế về hiệu năng, do đó tiềm lực của GX700 sẽ không hề thua kém bộ máy bàn chơi game chuyên nghiệp nào. Bạn đọc sẽ đặt câu hỏi: Cấu hình khủng như vậy, liệu GX700 tản nhiệt có tốt không khi nó quá nhỏ bé khi so sánh với các thùng máy bàn chơi game? ASUS cũng nghĩ đến điều này, và họ đã thiết kế riêng cho GX700 một bộ dock tản nhiệt nước rời mà họ gọi nó là Hydro Overclocking System. Bộ tản nhiệt này sẽ được gắn vào phía sau của GX700 thông qua các cổng kết nối gần khu vực khe tản nhiệt khí của máy. Chưa hết, với việc được trang bị dock tản nhiệt nước, GX700 còn được ASUS mở tính năng ép xung vi xử lý lẫn card đồ họa nhằm tăng cường hiệu năng vốn cũng đã rất khủng của máy dù là trên giấy tờ. ROG GX700 hiện đã được bán tại thị trường Việt Nam với giá khoảng 120 triệu đồng với các phụ kiện tặng kèm đặc biệt như valy du lịch, chuột ROG Sica và bản quyền Windows 10 Home Single Language. Đây có thể xem là một cái giá tương đối hợp lý với những gì mà GX700 đã mang lại cho người mua trên lý thuyết. Hiện trên tay Amtech là chiếc GX700 nguyên kiện đầy đủ không thiếu bất cứ thứ gì đến từ ASUS Việt Nam và đây cũng là đối tượng chủ yếu trong bài viết đánh giá của tôi hôm nay. Trước khi đi sâu vào chi tiết của GX700, mời bạn đọc tham khảo sơ về đặc tả cấu hình của chiếc laptop chơi game độc đáo này của ASUS dưới đây: Một lưu ý nữa là chiếc GX700 trong bài đánh giá này là hàng mẫu (sample) gửi đến các đối tác truyền thông của ASUS, vì thế có thể trong quá trình sử dụng sẽ có một vài lỗi xảy ra chưa phản ánh đúng được khả năng của máy. Amtech sẽ cập nhật lại bài viết nếu được trên tay thử nghiệm lại phiên bản thương mại của GX700 và kiểm tra thử số lỗi xuất hiện ở bản sample đã được sửa chưa. I - Mở hộp và thiết kế Điểm ấn tượng đầu tiên ở chiếc GX700 mà tôi cảm nhận được chính là phần đóng gói của sản phẩm này. Qua ba hình trên, bạn đọc có thể cho rằng khi bán GX700, ASUS chỉ có hộp đựng sản phẩm cũng như valy du lịch làm riêng thôi. Nhưng không, cả hai đều được đặt trong một thùng chứa còn to hơn nữa, tương đương với hộp đựng chiếc TV LCD 32" thường thấy ở các hãng điện tử khác. Tiếc rằng chiếc hộp này nó quá to để có thể chụp đẹp trong phòng studio nên tôi đã không chụp lại cho các bạn xem. Do đó, có lẽ khi mua sản phẩm này, nếu không có sự chuẩn bị trước, có thể bạn sẽ phải nhờ nhân viên chuyển phát của cửa hàng tin học ship hàng về tận nhà vì chiếc hộp đựng này rất cồng kềnh. Phía trên của valy, bên cạnh quai xách có thể kéo dài là khóa mật mã 3 số của TSA, một trong những công ty bảo mật hàng đầu của Mỹ. Model khóa này là TSA002 và trong phần phụ kiện chắc chắn sẽ có giấy hướng dẫn cách thiết lập khóa. Tuy nhiên, tôi sẽ bỏ qua phần này, vì cái chính mà tôi muốn xem ở GX700 chính là những gì mà nó có thể mang lại cho tôi khi sử dụng. Nội thất valy được chia thành 2 phần rất tách bạch, phía trên là khu vực đặt bộ tản nhiệt nước và 2 bộ adapter dành riêng cho nó và GX700 trong khi phía dưới là nơi đặt GX700 cùng 2 dây cáp nguồn cũng như chuột chơi game ROG Sica. Để đảm bảo cho bộ tản nhiệt cũng như GX700 được an toàn, ASUS đã công phu đính thêm các sợi dây đai để người dùng có thể dùng chúng để kẹp chặt hai bộ phận này phòng trường hợp rơi vỡ đáng tiếc. Phần phụ kiện của máy khá nhiều bao gồm: Lưu ý rằng bộ tản nhiệt nước khi sử dụng, bạn phải gắn adapter của nó vào thì mới hoạt động được vì nguồn điện lấy từ laptop GX700 là không đủ để có thể cấp điện cho bộ tản nhiệt nước này. Một điểm thú vị nữa là khi quyết định lắp bộ tản nhiệt nước vào GX700 thì máy sẽ được sạc pin. Nói cách khác, adapter của bộ tản nhiệt nước đã cấp điện sạc cho GX700 và bạn không cần quan tâm đến adapter nguồn riêng của máy nữa. Nhìn vẻ bề ngoài, GX700 có nhiều nét tương đồng với những người anh em trước đây của nó là G752VT và G752VY khi sở hữu chung ngôn ngữ thiết kế cũng như cách phối màu đen platinum và màu cam đồng khá đẹp mắt. Phía trên của máy có hai đường họa tiết (được ASUS gọi là Lightbar) cùng logo ROG, tất cả đều được trang bị đèn LED để tôn thêm phần nổi bật cho GX700, lưu ý đèn LED của hai đường Lightbar có thể được tùy chỉnh tắt mở trong phần mềm điều khiển Gaming Center của máy nhưng logo ROG thì không . Phần màn hình của GX700 đã có viền được ASUS thiết kế mỏng hơn cho phép phần hiển thị màn hình được rộng rãi hơn. Đây là điểm cải tiến đáng chú ý khi mà cả hai người tiền nhiệm của GX700 là G752VY và G752VT đã không có được điều này. Mặt đế của GX700 không như các máy G752 trên khi nó không cho phép người dùng tự nâng cấp phần cứng. Hơn nữa, để làm việc đó, chỉ có một lựa chọn duy nhất cho bạn là đem máy ra trung tâm bảo hành của ASUS để thực hiện mà thôi. Ngoài ra, mặt đế này có khoét sẵn 4 lỗ kết nối, đây là các điểm đặt máy lên trên dock tản nhiệt nước rời của GX700, giúp nó nằm cố định ngay trên dock để tránh tình trạng sụt sịt khi sử dụng máy. Phía sau máy là dàn khe tản nhiệt được sơn đen nhìn rất đẹp mắt và sang trọng. Theo thông tin từ ASUS thì GX700 cũng được trang bị bộ tản nhiệt buồng hơi (Vapor chamber cooling) bên trong tương tự như G752VY nhưng được tùy biến một chút ở phần tiếp xúc với bộ tản nhiệt nước rời. Do đó, dù không có bộ tản nhiệt nước, người dùng cũng an tâm hơn khi sử dụng GX700. Bạn vẫn có thể chơi game nặng bình thường nhưng xung nhịp của các linh kiện trọng yếu như CPU, VGA và RAM có thể thấp hơn so với khi sử dụng dock tản nhiệt nước. Do đó, để đảm bảo chơi game tốt, bạn nên sử dụng GX700 kèm theo dock tản nhiệt nước để tối ưu trải nghiệm chơi game hơn. Màn hình của GX700 có thể gập lên với góc khoảng 135* cho người dùng nhiều góc độ trải nghiệm hơn. Nói về màn hình, mẫu GX700 của Amtech có độ phân giải 4K 3840x2160, tấm nền IPS góc nhìn rộng hỗ trợ công nghệ NVIDIA G-Sync giúp game thủ có thể chơi game tốt hơn với số khung hình cao. Tuy nhiên, không như G752VY cũng như G752VT, G-Sync trên GX700 chỉ hỗ trợ tần số 60Hz thay vì 75Hz. Tôi đã thử kéo tần số màn hình lên nhưng GX700 chỉ chịu được tần số 63Hz không thể hơn được nữa. Cạnh phải của máy từ trái sang phải bao gồm các cổng kết nối: Ngoài ra, ở vị trí này còn có thêm cả khe loa nữa, tuy nhiên đây không phải là loa phát bình thường mà nó đóng vai trò làm loa trầm cho máy nữa. Và cạnh bên trái của máy cũng có khe loa này ở vị trí đối diện, vì thế chất lượng âm thanh của GX700 sẽ hay hơn so với hệ thống loa của các laptop truyền thống thường không có loa trầm tích hợp. Ngoài loa trầm ra, cạnh trái của máy còn có các cổng kết nối tính từ trái sang phải gồm: Bạn đọc có thể thấy là ASUS đã lược bỏ đi ổ đĩa Bluray từng xuất hiện trên các máy G752. Vì thế, GX700 sẽ tạo cảm giác mỏng hơn so với G752 nhưng thông số kích thước về lý thuyết thì ngược lại. Cụ thể, kích cỡ khi chưa gắn dock tản nhiệt nước của GX700 theo chiều dài, rộng, cao (WxDxH) là 429mm x 309mm x 33mm trong khi đó G752VY là 428mm x 333mm x 23mm. Tiếp tục xét đến trọng lượng của máy thì GX700 khi tháo dock chỉ có 3.9kg trong khi đó G752 lại lên đến 4.4kg, vì vậy cảm giác mỏng manh của tôi khi nhìn nhận về GX700 không phải là không có cơ sở. Phía trước của GX700 không có cổng kết nối nào tương tự như G752 series, nhưng mặt sau thì rất đặc biệt. Vì đây là khu vực có các cổng dùng để lắp dock tản nhiệt nước vào GX700. Cổng cắm màu đỏ ở giữa chính là cổng nguồn AC của GX700, bạn đọc có thể cắm adapter riêng của máy để sạc hoặc lắp dock tản nhiệt vào để làm công việc tương tự. Hai lỗ ngoài cùng đóng vai trò là ngàm chốt để khoá máy vào dock tản nhiệt nước để tránh tình trạng mất kết nối. Ngoài ra, hai lỗ còn lại là hai đường ống dẫn nuớc từ bình chứa nước (tank) bên trong dock tản nhiệt nước vào hệ thống tản nhiệt bên trong của GX700. Bạn có thể xem thử nội thất bên trong của bộ dock tản nhiệt cũng như GX700 ngay bên dưới (hình ảnh được trích từ bài viết đánh giá GX700 trên trang Hardwarezone.com.sg): Phần bàn phím của GX700 có layout cũng như ngôn ngữ thiết kế tương tự với các máy G752 khi sở hữu bàn phím chicklet đèn nền LED có khả năng anti ghosting lên đến 30 phím, 5 phím macro kèm 1 nút camera trước nằm ở phía trên bên trái của bàn phím và touchpad có kích cỡ khá lớn cho phép người dùng có thể di chuột thoải mái nhất. Dock tản nhiệt nước rời của GX700 được ASUS thiết kế rất hầm hố với kích thước WxDxH là 417mm x 368mm x 114mm. Ở phần mặt sàn đặt máy, chúng ta có thể thấy có 4 chấu cố định máy nhô lên tương ứng với vị trí 4 lỗ ở mặt đế GX700, khi đặt máy xuống chúng ta cần phải chú ý đến dấu mũi tên trên thân máy cũng như trên dock để có thể kết nối cả hai cho chính xác. Bạn đọc xem hình ảnh dưới đây là sẽ hiểu thôi: Đây là vài hình ảnh GX700 khi đã được kết nối cùng dock tản nhiệt nước. Trọng lượng của nguyên kiện này là khá lớn lên đến 4.6kg. II - Những ứng dụng cài sẵn theo máy Các phần mềm cài sẵn trên GX700 gần như được bê nguyên si từ các máy G752 qua và chỉ có một chút khác biệt ở phần chức năng bên trong bao gồm: ASUS Gaming Center Ở các bài viết đánh giá G752VY và G752VT, tôi đã có nói đến khá nhiều về ứng dụng này, do đó ở đây tôi chỉ đưa ra vài điểm mới mà bản Gaming Center đi kèm với GX700 so với hai máy kia mà thôi. Đầu tiên ở giao diện chính, khu vực Launch Utility có thêm các mục mới như System Fan Control, Docking Fan Control và Headphone Amplifier. System Fan Control cho phép bạn tùy chỉnh tốc độ quạt làm mát của GX700 trong khi đó, Docking Fan Control giúp bạn làm công việc tương tự với dock tản nhiệt nước. Gaming Center luôn để mặc định là 0% cho cả hai mục nhưng không có nghĩa là hệ thống quạt của GX700 và dock tản nhiệt nước không hoạt động, chính xác hơn là quạt của chúng đang chạy tự động và thay đổi tốc độ quạt quay tùy theo nhiệt độ máy. Headphone Amplifier đúng như tên gọi của nó. Mục này sẽ khuếch đại âm thanh phát ra trên tai nghe của bạn. Tuy nhiên, Headphone Amplifier chỉ thực sự có tác dụng trên một số tai nghe có trở kháng cao, còn với các tai nghe trở kháng thấp như tai nghe Xiaomi Piston 3 mà tôi sử dụng thì mục này chỉ làm cho âm thanh trở nên chói tai một cách thái quá. Do đó bạn cần phải nắm rõ thông số trở kháng của tai nghe mình sử dụng để có thể dùng Headphone Amplifier một cách hiệu quả. Cũng như G752VY, Turbo Gear của GX700 cũng cho phép người dùng ép xung nhưng thay vì chỉ cho VGA như chiếc G752 kia mà còn cho cả CPU nữa. Có điều lạ là ở chế độ Extreme, xung nhịp CPU i7-6820HK được phần mềm đẩy lên 4.0GHz thay vì ở mức Turbo Boost 3.6GHz theo thông số CPU của Intel. Điểm này khác hẳn với mẫu G752VY với CPU i7-6700HQ, chiếc máy này ở Turbo Gear Extreme chỉ đẩy xung nhịp CPU của nó lên bằng mức Turbo Boost của Intel mà thôi. Hơn nữa, mức xung nhịp 4GHz này vô tình lại bằng mức ép xung bằng tay tối đa ở chế độ Turbo Gear Manual với thông số base clock 100Hz và hệ số nhân 40. Hơi thất vọng chút nhưng bù lại, ở chế độ chỉnh tay này, tôi có thể ép GX700 chạy mức xung bộ nhớ RAM từ 2400MHz lên 2800MHz bằng cách bật chế độ XMP (Xtreme Memory Profile) lên, nhưng lưu ý rằng XMP chỉ có thể bật được khi base clock bạn sử dụng là 100MHz, còn 105MHz hay 110MHz thì không dùng được. ROG GameFirst IV Tương tự với GameFirst III trước đây, GameFirst IV là ứng dụng cho phép tối ưu hóa đường truyền Internet tùy theo mục đích sử dụng của người dùng. ROG MacroKey Nếu là một game thủ, bạn đọc sẽ không lạ gì với tính năng của ứng dụng này nữa. ROG Armoury Với chuột ROG Sica được tặng kèm theo máy, ASUS đã cài sẵn ứng dụng điều khiển Armoury cho phép người dùng có thể tùy chỉnh mọi thông số cho chiếc chuột chơi game này. Nếu đã từng dùng qua nhiều ứng dụng điều khiển tương tự trên các sản phẩm khác cùng loại, hẳn là bạn đọc sẽ không cần tôi phải giải thích thêm về tính năng của Armoury này làm gì. Sonic Studio II Các tính năng của Sonic Studio II tôi đã từng đề cập ở bài đánh giá G752VY trước đây, vì thế tôi sẽ không nhắc lại ở đây. Tuy nhiên điểm bất cập ở phần mềm này trên G752VY trước vẫn còn tồn đọng. Đó là phần mềm này không được ASUS để trong mục tải về driver và ứng dụng hỗ trợ trên trang chủ. Giả sử như bạn phải cài lại Windows và bản thân GX700 cũng không có dĩa driver đi kèm thì làm sao cài được Sonic Studio II? Vì vậy bạn phải lặn lội lên trang diễn đàn ROG của ASUS để lấy link tải Sonic Studio II về tại đây hoặc file cài đặt Sonic Studio II do tôi upload lên đây. III - Màn hình GX700 được ASUS trang bị màn hình độ phân giải 4K/UHD 3840x2160, tấm nền IPS cho góc nhìn rộng lên đến 178* và hỗ trợ công nghệ hình ảnh NVIDIA G-Sync cho phép game thủ trải nghiệm chơi game mượt mà ở số khung hình cao. Về lý thuyết, màn hình của GX700 là một trong những điểm rất đáng chú ý bên cạnh dock tản nhiệt nước rời cũng như cấu hình siêu khủng của nó, và liệu màn hình của GX700 có thực sự chất lượng như mong đợi hay không? Với mắt đo Spyder3 cùng phần mềm đo màn hình LaCie BlueEye Pro, tôi sẽ đo thử chất luợng màn hình của GX700 như thế nào với thông số mặc định và độ sáng kéo lên tối đa: Ở biểu đồ trên, nếu không nói trước đây là GX700 thì có lẽ nhiều bạn đọc sẽ nghĩ ngay đây là một màn hình rẻ tiền chứ không phải là chiếc laptop hàng khủng giá thành hơn 100 triệu đồng. Độ lệch màu Delta E tối đa đo được lên đến 10.8 cũng như Delta E trung bình 5.7 cho thấy GX700 khá tệ nếu nói đến việc hiển thị chính xác màu sắc mà nó tái tạo. Hơn nữa, ở hình biên độ màu bên trái, chúng ta có thể thấy rõ ràng gam màu hiển thị của GX700 có xu hướng ngả cam đỏ, qua đó các màu sắc thuộc gam nóng sẽ được máy thể hiện khá rực dẫn đến sai lệch màu sắc khá cao. Dù chất lượng màu sắc hiển thị ở chế độ mặc định không như tôi mong đợi nhưng độ sáng tối đa lại là phần gỡ gạc cho chiếc laptop này khi nó đã vượt qua mức 300 nit là mức sáng tối đa thường thấy ở các màn hình LCD, vì vậy độ sáng của GX700 là rất tốt. Bài thử nghiệm tiếp theo tôi sẽ tiến hành cân màu cũng như điều chỉnh độ sáng phù hợp nhất dành cho chỉnh sửa ảnh bằng mắt đo Spyder3 và ứng dụng BlueEye Pro. Lưu ý rằng, đa số các laptop đều không có khả năng điều chỉnh sâu vào thông số màn hình như độ tương phản cũng như mật độ màu RGB, vì vậy tôi đã bỏ qua hai thông số này khi thực hiện bài thử nghiệm. Theo kỹ thuật chung của ngành in, mức delta E tối ưu nhất dành cho in ấn nằm ở khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 2. Nhìn vào kết quả trên, mức delta E của máy đã bị hạ xuống dưới 2 cũng như nhiệt màu Kelvin và Gamma chỉ lệch một chút không đáng kể so với mức chuẩn. Tuy nhiên ở ảnh biên độ bên trái, màu sắc của máy vẫn theo xu hướng ngả cam đỏ dù đã được canh màu rất kỹ lưỡng. Vì thế, nếu là dân đồ họa chuyên nghiệp, tôi không nghĩ bạn sẽ cần đến chiếc laptop này. Dù vậy, bạn đọc có thể tải về file ICC profile mà tôi đã cân màu sẵn cho GX700 tại đây. Tiếp theo tôi sẽ thử nghiệm tiếp khả năng hiển thị của màn hình GX700 qua các góc nhìn trên dưới, trái phải và chính diện. Sau đây là hình ảnh các góc nhìn màn hình của GX700 được tôi ghép lại thành 1 tấm hình duy nhất: Do sử dụng tấm nền IPS góc nhìn rộng nên GX700 đã vượt qua bài test này rất dễ dàng với khả năng hiển thị rất rõ ràng ở các góc nhìn ngay cả ở hai góc trên và dưới vốn rất khó thể hiện dù có là tấm nền IPS đi chăng nữa. IV - Hiệu năng Lưu ý là GX700 có khá nhiều phiên bản cấu hình và để cho bạn đọc biết rõ tôi đang thử nghiệm mẫu nào thì tôi đã chụp hình các ứng dụng xem cấu hình máy CPU-Z, GPU-Z và AIDA64 dưới đây: Như tôi đã có nhắc đến ở phần trên của bài viết, ở chế độ High Performance của Windows 10, GX700 đẩy xung nhịp CPU i7-6820HK lên đến 4.0GHz thay vì 3.6GHz theo đúng thông số Turbo Boost của Intel. Thông thường khi thử nghiệm hiệu năng của các máy laptop, tôi thường thiết lập Power Option của Windows lên High Performance để có thể biết được tiềm lực thực sự của chúng. Do đó, có thể một vài bài test ở dưới đây, GX700 sẽ có sự vượt trội đôi chút so với các laptop chơi game khác có cùng cấu hình. Tôi chưa rõ đây là trường hợp GX700 của tôi là máy thử nghiệm hay hàng thương mại nó cũng thế? Nhưng dù sao thì đây cũng là một trong những lợi thế mà GX700 có được so với các sản phẩm khác. Theo thông báo từ AIDA64 thì GX700 của tôi đang có đến hai ổ SSD M.2 chuẩn PCIe 512GB đang chạy RAID0, do đó tổng dung lượng mà tôi có được với chiếc máy này lên đến 1TB và tôi có thể chia ra thành 2 partition mà không sợ ảnh hưởng đến tốc độ truyền tải dữ liệu của cặp SSD này. Xung thực tế của GPU GTX 980 lên đến 1228MHz và cũng như xung bộ nhớ GDDR5 là 1753MHz tương đương với thông số phiên bản card đồ họa GTX 980 phiên bản máy bàn của NVIDIA. Tuy nhiên, GPU này tiềm năng hơn nhiều khi sở hữu đến 8GB VRAM, gấp đôi con số 4GB của bản máy bàn, vì thế về lý thuyết, GTX 980 của GX700 sẽ hỗ trợ chơi game ở độ phân giải 4K tốt hơn so với bản máy bàn. Tuy nhiên, một số game trong bài test hiệu năng chơi game của tôi sẽ phải tinh chỉnh lại một số thiết lập trong game để GPU này có thể gánh tốt với số khung hình (FPS) cao hơn 30FPS và hơn nữa là vượt qua mốc 60 FPS. Các bài test trong phần thử nghiệm hiệu năng của GX700 như sau: AIDA64 CPU Queen, Cache & Memory Benchmark Cinebench R15 64bit 3DSMax 2013 Vray PCMark 8 (Creative, Applications, Storage) Crystal Disk Mark 5.0.2 x64 3DMark 2013 FireStrike, FireStrike Extreme và FireStrike Ultra Unigine Valley Extreme HD Crysis 3 Dirt Rally 2015 Grand Theft Auto V Just Cause 3 Metro Last Light Rise of Tomb Raider The Witcher 3 Rightmark Audio Analyzer 6.4.1 + Foobar2000 Đầu tiên sẽ là AIDA64 với mục CPU Queen và Cache & Memory Benchmark: Tiếp đến là sẽ là Cinebench R15: Sau Cinebench R15, tôi sẽ mở tiếp ứng dụng 3DSMax 2013 để thử dựng một bức ảnh thông qua Vray. Với CPU i7-6820HK chạy xung nhịp 4GHz, có thể GX700 sẽ có thời gian dựng ảnh rất nhanh. Chúng ta sẽ cùng chờ xem. Thời gian dựng xong bức ảnh này là 10' 42s, GX700 đã dựng hình nhanh hơn mẫu G752VY trước đây tôi từng đánh giá đến gần 4'. Tiếp đến chúng ta sẽ thử nghiệm hiệu năng GX700 bằng PCMark 8 với các bài test tương tự như người tiền nhiệm G752VY bao gồm: Creative Applications: Office và Adobe CC Storage Creative sẽ giả lập môi trường máy vừa làm việc vừa chơi game, trong khi đó Applications sẽ kiểm nghiệm khả năng thực chiến của máy khi sử dụng các trình ứng dụng Word, Excel, Powerpoint của Microsoft Office cũng như tốc độ xử lý Photoshop, Illustrator, After Effect và InDesign thuộc bộ phần mềm đồ họa Adobe CC. Cuối cùng là Storage, bài test này sẽ kiểm tra tốc độ băng thông RAID0 của cặp SSD M.2 chuẩn PCIe bên trong của máy. Creative Applications Microsoft Office. Adobe Creative Cloud.Rất tiếc bài test Adobe Creative Cloud trên GX700 đã không thể có kết quả cụ thể. Trong quá trình chạy phần test Adobe InDesign, PCMark 8 liên tục báo lỗi và không thể hoàn thành bài test. này. Tôi chưa rõ đây là lỗi phần mềm PCMark 8 hay lỗi phần cứng do GX700 là máy hàng mẫu. Vì thế tôi chỉ đưa ra các kết quả tính bằng giây của các phần test khác trong bài test Adobe Creative Cloud. Storage Tốc độ băng thông cặp SSD M.2 chạy RAID0 của GX700. Chuyển sang thêm một bài test nữa thuộc về thiết bị lưu trữ là Crystal Disk Mark 5.0.2 x64 (CDM), ở bài test này, bạn đọc có thể dễ dàng nắm được tốc độ đọc ghị tuần tự, ngẫu nhiên cũng như đọc ghi 4K của cặp SSD M.2 PCIe chạy RAID0. Bây giờ, chúng ta sẽ chuyển sang các bài test liên quan đến khả năng xử lý đồ họa của máy. Đầu tiên là 3DMark 2013 với ba mục FireStrike, FireStrike Extreme và FireStrike Ultra tương ứng với các độ phân giải Full HD 1080p, QHD 2560x1440 và UHD 3840x2160. Nhìn chung, ở hai độ phân giải Full HD và QHD, card đồ họa GTX 980 8GB của GX700 đủ sức gánh vát game nặng ở mức chi tiết cao. Còn ở độ phân giải 4K, chiếc card này cũng có thể gánh được nhưng với mức thiết lập trên từng game phải được điều chỉnh lại một chút để có thể trải nghiệm mượt mà hơn. Các bài test game bên dưới, tôi sẽ đính kèm luôn cả hình ảnh thiết lập chi tiết hình ảnh của game test để bạn đọc tham khảo. Trước khi thực chiến với game, tôi sẽ thử trình benchmark đồ họa cuối cùng là Unigine Valley với preset Extreme HD với tùy chọn tắt khử răng cưa (Anti Aliasing) cùng độ phân giải 4K và kết quả cho ra được hơn 1400 điểm. Đây là một số điểm không tồi nhất là ở độ phân giải khủng 3840x2160. Bây giờ chúng ta được kiểm nghiệm thực tế khả năng chơi game của GX700 thông qua các game Crysis 3, Dirt Rally 2015, Grand Theft Auto V, Just Cause 3, Metro Last Light, Rise of Tomb Raider và The Witcher 3. Cấu hình của game được tôi đặt bên cạnh kết quả đo FPS để bạn đọc trực quan hơn trong việc theo dõi. Hầu hết các bài test đều cho số khung hình trung bình trên 30 FPS đều là mức chấp nhận được để trải nghiệm game ở độ phân giải 4K. Các thiết lập đồ họa trong từng game trong các bài test của tôi đối với GX700 thường tuân theo các quy luật sau: Tắt V-Sync. Tắt SSAO (nếu game có hỗ trợ). Tắt khử răng cưa (Anti Aliasing). Tắt các tính năng độc quyền (ví dụ như Pure Hair của Rise of Tomb Raider hay HarkWork của The Witcher 3). Đây là những thiết lập không thực sự cần thiết khi chạy game ở độ phân giải 4K và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến số khung hình của game nếu chúng ta bật lên. Sau khi đã trải qua những bài test hiệu năng liên quan đến hệ thống, bây giờ tôi sẽ chuyển qua bài test về âm thanh. Phần test gồm hai phần: kiểm tra chất lượng card âm thanh bằng phần mềm Rightmark Audio Analyzer 6.4.1 và nghe vài bài nhạc chất lượng Lossless bằng phần mềm Foobar2000. Với Rightmark Audio Analyzer 6.4.1, card âm thanh Realtek của GX700 chỉ xuất ậm thanh ở chất lượng chấp nhận được với kết quả kiểm định từ phần mềm báo về là Good. Dù vậy tôi vẫn thử nghe một số bài nhạc Lossless bằng GX700 xem sao: Cũng như những người anh em G752, card âm thanh Realtek của GX700 được ASUS tích hợp sẵn driver ASIO cho phép xuất âm thanh mộc từ file âm thanh định dạng Lossless. Nhưng với chất lượng âm thanh chỉ ở mức chấp nhận được nên hầu hết các bài hát đều cho chất âm chưa sâu và chi tiết. Dù được trang bị đến 2 loa trầm nhưng các bản nhạc Rock/Alternative vẫn chưa cho tôi thấy độ nặng rõ ràng khi thử nghiệm trên GX700. Có lẽ, mẫu GX700 của tôi chưa hoàn thiện và hy vọng ASUS sẽ cải thiện mảng này khi chiếc máy này được chính thức bán ra tại thị trường Việt Nam. V - Nhiệt độ hoạt động Điều kiện test Kết quả thực nghiệm trên GX700 như sau: Nếu như hệ thống tản nhiệt buồng hơi 3D Vapor Chamber từng xuất hiện trên G752VY đã giúp cho chiếc máy mát mẻ hơn thì với GX700, nhiệt độ gần như không phải là vấn đề quá lớn đối với nó. GX700 vốn đã được ASUS trang bị tản nhiệt buồng hơi như các máy G752 nhưng kết hợp với dock tản nhiệt nước rời nữa thì bạn chẳng cần phải lo lắng quá nhiều về nhiệt độ cho con hàng trăm triệu của mình khi hoạt động nữa. Và ngay cả khi tháo dock tản nhiệt nước ra thì GX700 cũng không quá nóng khi chơi game, dưới đây là hình chụp cũng như nhiệt độ mặt trên và mặt đế máy được đo bằng súng đo nhiệt: VI - Thời lượng pin Các bước test pin laptop của tôi như sau: Tôi không thấy có bất ngờ nào ở kết quả này. GX700 chỉ có thể trụ được 1h39', không thực sự trâu lắm đối với một chiếc laptop chơi game. Lý do rất đơn giản nằm ngay ở cấu hình khủng của máy. CPU i7-6820HK cũng như GPU GTX 980 bản máy bàn chính là hai thành phần chính kéo pin GX700 tụt rất nhanh. Chưa kể, chiếc máy này còn phải gánh thêm màn hình độ phân giải 4K nữa. Vì vậy, thời gian trụ pin của GX700 thấp là điều gần như hiển nhiên trừ khi ASUS trang bị cho máy cục pin nhiều cell hơn, nhưng như vậy sẽ ảnh hưởng nhiều đến thiết kế mỏng của máy. VII - Lời kết GX700 có thể xem là sản phẩm laptop gaming độc đáo và mạnh mẽ nhất mà ASUS mang đến cho các tín đồ của mình. Máy được trang bị cấu hình siêu khủng với vi xử lý Intel Core i7-6820HK cho phép ép xung cùng card đồ họa GTX 980 bản máy bàn có tính năng tương tự. Hơn nữa, máy còn được ASUS tích hợp dung lượng RAM DDR4 lên đến 64GB chạy xung nhịp 2400MHz có thể ép lên 2800MHz cũng như cặp SSD M.2 PCIe 512GB chạy RAID0 dung lượng hiệu dụng 1TB với tốc độ truyền tải dữ liệu cực nhanh. Chưa hết, màn hình của GX700 sử dụng công nghệ tấm nền IPS độ phân giải 4K và được ASUS tích hợp công nghệ hình ảnh G-Sync của NVIDIA, cho phép người dùng chơi game mượt mà hơn với số khung hình cao nhất có thể. Điểm độc nhất mà GX700 có được chưa phải là những thứ mà tôi liệt kê ở trên, mà phải là dock tản nhiệt nước rời được gắn sau lưng máy. Với dock tản nhiệt nước này, bạn có thể thoải mái ép xung vi xử lý cũng như card đồ họa của máy để nâng tầm trải nghiệm chơi game của mình thêm một tầm cao mới. Đây cũng chính là một lợi thế không nhỏ của GX700 khi so sánh với các sản phẩm gaming laptop khác. Nhưng GX700 chưa hẳn là sản phẩm hoàn hảo, ít nhất là với những gì tôi trải nghiệm ở phiên bản hàng mẫu của nó. Dù được trang bị cặp loa trầm trên thân máy, GX700 vẫn chưa cho thấy xuất âm thanh chất lượng tốt khi tôi thử nghiệm một số bài nhạc chuẩn Lossless cùng driver ASIO tích hợp trên chip âm thanh Realtek thông qua trình nghe nhạc Foobar2000. Cụ thể, chất âm của máy khá thiếu chiều sâu và độ chi tiết cũng chỉ nằm ở mức chấp nhận được, đây là kết quả khó có thể khác khi mà card âm thanh của GX700 chỉ được phần mềm RightMark Audio Analyzer đánh giá ở mức Good. Thời lượng pin cũng là một vấn đề với GX700. Tuy nhiên, cũng có thể thông cảm cho chiếc máy này, một phần đây cũng chỉ mới là hàng mẫu chưa phải hàng thương mại, một phần nữa là máy có cấu hình thuộc hàng khủng cũng như độ phân giải màn hình phải gánh lên đến 4K. Vì vậy, thời lượng pin tầm 1h40' cũng có thể chấp nhận được ở chiếc máy này. Ưu Khuyết