Card đồ họa GeForce GTX 1080 dựa trên nền tảng kiến trúc đồ họa Pascal của NVIDIA. Kiến trúc này có số lượng streaming multiprocessors (SM) - thành phần không thể thiếu của GPU - dần trở thành linh kiện độc lập cho phép tăng cường hiệu năng của chúng. NVIDIA cho biết họ đã thiết kế kiến trúc GPU rất tỉ mỉ để có thể tiết kiệm năng lượng càng nhiều càng tốt giúp hiện thực hóa tiến trình sản xuất 16nm FinFet cho nhân GPU Pascal tại nhà máy TSMC. GTX 1080 có nhiều nhân CUDA hơn so với người tiền nhiệm của nó là GTX 980 - 2560 với 2048. Nó cũng sở hữu nhiều TMU (Texture mapping unit) hơn (160 vs 128) và bộ nhớ VRAM 8GB, cao hơn gấp đôi GTX 980. Nói đến bộ nhớ VRAM của GTX 1080, NVIDIA đã trang bị cho nó công nghệ bộ nhớ mới là GDDR5X với xung nhịp bộ nhớ có thể đạt mức hiệu dụng 10GHz, băng thông bộ nhớ 320GB/s trên băng tần bộ nhớ 256 bit. Trong khi với công nghệ cũ GDDR5, băng thông bộ nhớ này chỉ có thể có trên các băng tần bộ nhớ 384 bit hay 512 bit. Bộ nhớ HBM thế hệ đầu bị giới hạn dung lượng bộ nhớ 4GB và công nghệ bộ nhớ HBM này có giá thành sản xuất rất cao do đó NVIDIA chuyển sang sử dụng GDDR5X cho chiếc card đầu bảng của mình. Để biết thêm về kiến trúc đồ họa cũng như những tính năng mới của thế hệ GPU Pascal, bạn đọc nên xem thêm bài viết này. Trong bài đánh giá này, Amtech sẽ tiến hành thử nghiệm mẫu card GTX 1080 AMP! Edition 8GB do Zotac sản xuất có giá bán trên thị trường khoảng 19 triệu đồng. Trên đây chỉ là phần thông tin đặc tả sơ bộ của chiếc card đồ họa Zotac GTX 1080 AMP! khi so sánh với các card đồ họa khác. Còn thông tin đầy đủ, bạn đọc có thể tìm xem tại đây. I - Unbox Phần phụ kiện của GTX 1080 AMP! rất ít khi chỉ có cặp cáp chuyển từ 2 đầu nguồn 6 pin sang 1 đầu 8 pin, sách hướng dẫn và dĩa driver nằm trong bao đựng màu đen. Tôi chưa rõ liệu chiếc card này mà nhà phân phối Đạt Khang đã gửi là hàng mẫu hay là hàng thương mại. Nếu là hàng thương mại thì cũng như mẫu Gigabyte GTX 1080 G1 Gaming trước đây tôi có đánh giá, phụ kiện của nó quá ít so với cái tầm của một chiếc card đồ họa đầu bảng. Mặt trước của card sở hữu bộ giáp tản nhiệt IceStorm được phủ đen hơi hướng space gray (xám không gian) khá đẹp và ngầu cùng với hai quạt làm mát 10cm có tính năng FREEZE cho phép quạt dừng lại khi tải nhẹ. Mặt sau Zotac trang bị cho GTX 1080 AMP! bộ giáp tản nhiệt chống cong gãy sau thời gian dài sử dụng. Ngoài ra, phía sau card còn có một con chip điều khiển dòng điện Power Boost có tác dụng cấp điện phụ cũng như ổn định dòng cho card khi ép xung. Lại nói về mặt trước một chút, Zotac có tích hợp dải đèn LED (dưới tên gọi là Spectra) lên bộ giáp tản nhiệt và người dùng có thể tùy ý hiệu chỉnh màu sắc cũng như kiểu hiển thị bằng phần mềm điều khiển FireStorm. Về độ dày, GTX 1080 AMP! của Zotac chỉ dày khoảng 4.5cm qua đó nó chỉ chiếm mất 2 slot PCI trên bo mạch chủ của bạn khi lắp vào. Không như mẫu GTX 1080 của Gigabyte trước đó, Zotac GTX 1080 AMP! sử dụng đến 2 đầu cấp nguồn 8 pin qua đó nguồn điện cấp tối đa cho card có thể lên đến 375W. Đây là một con số khá lớn ngay cả với card đồ họa đầu bảng thời nay như GTX 1080. Tuy nhiên với nhu cầu sử dụng card bình thường và không ép xung thì chắc chắn bạn sẽ khó sử dụng đến 375W điện năng tối đa của nó. Và với việc trang bị 2 đầu cấp nguồn như thế này, Zotac đã hướng GTX 1080 AMP! đến đối tượng người dùng ép xung khủng nhưng ép xung là việc không chỉ cấp nguồn dư dả là được, nó còn phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ môi trường và quan trọng nhất là chất lượng GPU. GTX 1080 AMP! hỗ trợ 2 đầu kết nối SLI cho phép bạn đọc có thể setup hệ thống SLI lên đến 4 card. Tuy nhiên để có được hiệu năng đồ họa tối ưu nhất, NVIDIA khuyên dùng hệ thống SLI 2-way và lý do tại sao đã được tôi giải thích ở bài viết đánh giá card đồ họa Gigabyte GTX 1080 G1 Gaming. Như tôi đã có nhắc ở phần đầu bài viết, Zotac đã tích hợp công nghệ FREEZE vào cặp quạt làm mát 10cm của GTX 1080 AMP!. Theo đó, nếu nhiệt độ card không quá 68*C thì 2 quạt này sẽ tự động dừng quạt và chỉ quay khi nào nhiệt độ vượt con số này. Công nghệ này tương tự với 0dB của ASUS, Fan Stop của Gigabyte và Zero Fan của MSI. Các cổng xuất hình của GTX 1080 AMP! bao gồm 3 cổng Display Port 1.4, 1 cổng HDMI 2.0b và 1 cổng DVI-D tương tự như bản tham khảo của NVIDIA. Với số cổng kết nối này, bạn có thể trải nghiệm công nghệ SMP 3 màn hình khi chơi game trên 1 card đồ họa. II - Hệ thống thử nghiệm Cấu hình giản lược Cấu hình chi tiết Chân thành cám ơn các đối tác Intel, Zotac, Kingston, SanDisk và Cooler Master đã hỗ trợ thiết bị để chúng tôi hoàn thành bài viết này. Các bài benchmark đều được tôi thực hiện ở độ phân giải tối đa của màn hình ASUS PB279Q là 4K/UHD 3840x2160. III - Kết quả benchmark Trước khi vào phần này, tôi sẽ thống kê một số trình benchmark cũng như game mà tôi sẽ sử dụng để thử nghiệm card đồ họa Zotac GTX 1080 AMP!. Một số game có phần thiết lập cấu hình đặc biệt khó mô tả bằng lời thì xin mời các bạn ghé qua bài viết đánh giá Gigabyte GTX 1080 G1 Gaming để xem chi tiết. Trình benchmark: 3DMark 2013 FireStrike/FireStrike Extreme/FireStrike Ultra Unigine Valley Extreme HD 2160p Game: Batman Arkham Knight Crysis 3 Dirt Rally 2015 Grand Theft Auto V Just Cause 3 Metro Last Light Rise of Tomb Raider The Witcher 3 Tiếp theo sẽ là phần kết quả benchmark tất cả các trình benchmark và game trên GTX 1080 AMP! của Zotac với xung nhịp nhân/bộ nhớ mặc định: Như bạn đọc đã thấy, các kết quả thực nghiệm bằng game của GTX 1080 AMP! đều vượt qua cột mốc 30 FPS (mức FPS được xem là tối thiểu cần đạt để có trải nghiệm chơi game khá tốt) ở độ phân giải 4K/UHD. Với khả năng của GTX 1080 mà tôi đã từng trải qua trên mẫu card của Gigabyte trước đây thì những kết quả trên không khiến tôi ngạc nhiên lắm. Do đó, yếu tố gây bất ngờ chỉ có thể đến từ khả năng ép xung của chiếc card này mà thôi. Với 2 đầu cấp nguồn 8 pin lẫn chip quản lý điện năng Power Boost, Zotac GTX 1080 AMP! hứa hẹn sẽ có mức xung ép cao, chúng ta sẽ cùng chờ xem kết quả sẽ ra sao? Sau khoảng 1h nghiên cứu và thực nghiệm, tôi đã tìm ra được mức xung ép ổn định cho chiếc card khủng của Zotac như sau: Xung nhịp hiển thị trên GPU-Z. Xung nhịp thực tế khi chơi game (Batman Arkham Knight). Xung nhịp nhân/bộ nhớ sau khi ép xung cao hơn xung gốc lần lượt là 7% và 9%. Vâng, bây giờ tôi mới cảm thấy bất ngờ đây, khả năng ép xung Zotac GTX 1080 AMP! khộng thực sự ấn tượng với những gì mà Zotac trang bị cho nó. Lẽ ra với 2 đầu nguồn 8 pin và chip quản lý điện năng rời, GTX 1080 AMP! đã phải làm tốt hơn ở phần ép xung này. Có lẽ chất lượng GPU của chiếc card chưa thực sự ngon nên nó đã vô tình làm mất đi tiềm năng ép xung của card. Dù vậy, chỉ với mức chênh lệch ít ỏi trên thì hiệu năng của GTX 1080 AMP! sẽ cải thiện được đến đâu? Trái với khả năng ép xung khá chán, hiệu năng trên những tựa game nặng như The Witcher 3, Rise of Tomb Raider, Batman Arkham Knight. Just Cause 3 hay Crysis 3 được cải thiện khá nhiều với 5 khung hình chênh lệch so với xung nhịp mặc định của GTX 1080 AMP!. Tuy nhiên với những game nặng khác như Metro Last Light hay Grand Theft Auto V thì số khung hình chỉ cao hơn tầm 3-4 FPS, không thực sự đáng kể mấy. Còn với Dirt Rally 2015, đơn giản là tựa game này vốn không phải là phép thử nặng nề ngay cả ở xung nhịp mặc định. Vì thế, khi chúng ta ép xung GTX 1080 AMP!, kết quả test của game này tăng đột biến lên đến 10 khung cũng là chuyện bình thường.[/INDENT] IV - Nhiệt độ hoạt động Điều kiện test Do forum không cho post quá nhiều ký tự nên nội dung file log nhiệt độ được tôi upload lên MediaFire, các bạn có thể down về tham khảo và đối chiếu. Mặc định Mã: http://www.mediafire.com/download/204de0pdmln266i/df%2826%29.txt Min: 42*C, Max: 82*C Ép xung Mã: http://www.mediafire.com/download/fyfswryfvns792f/oc%2826%29.txt Min: 42*C, Max: 88*C Theo kinh nghiệm của tôi thì nhiệt độ lý tưởng khi full load là < 79*C ở phòng bình thường và <75*C ở phòng máy lạnh. Nhìn vào nhiệt độ cao nhất ở cả mức xung mặc định lẫn ép xung, có thể khẳng định ngay bộ tản nhiệt IceStorm của Zotac trang bị trên chiếc card này có vấn đề thực sự. Tôi chưa rõ phiên bản thương mại của GTX 1080 AMP! như thế nào nhưng với mẫu sample này thì thật khó để an tâm khi sử dụng lâu dài. Tôi hy vọng rằng điều này chỉ xảy ra ở phiên bản sample thôi, còn hàng thương mại sẽ có kết quả tốt hơn. V - Độ ồn Điều kiện test Lưu ý Theo bảng dải độ ồn dưới đây, độ ồn tối đa mà GTX 1080 AMP! chỉ nằm ở mức khá tốt, cực kỳ êm ái. Có thể dễ dàng giải thích cho điều này là vì tốc độ quay tối đa của chiếc card này chỉ ở mức 2000rpm (bạn có thể xem tốc độ này trong file nhiệt độ ép xung tôi có upload ở trên). Với đường kính quạt 10cm cùng tốc quạt cao nhất chỉ là 2000rpm, không quá khó hiểu khi GTX 1080 AMP! của Zotac lại tỏ ra vô cùng êm ái đến thế. View attachment 51308 VI - Công suất tiêu thụ Điều kiện test Mặc định Ép xung Zotac GTX 1080 AMP! về lý thuyết sẽ hoạt động an toàn khi được lắp cùng bộ nguồn có công suất thực tầm 500W theo như thông báo từ nhà SX. Nhưng với công suất đo được tối đa trong trường hợp ép xung vẫn chưa vượt qua mức 400W (dù đã gần chạm ngưỡng) thì bạn vẫn có thể sử dụng bộ nguồn 450W công suất thực là đủ dùng với chiếc card này. Tuy nhiên, bạn cần phải tính tới cả những thành phần khác nữa chứ không riêng gì card đồ họa như vi xử lý, bộ nhớ RAM rồi số lượng ổ cứng, SSD nếu bạn có nhiều. Vì thế, bộ nguồn tầm công suất thực tầm 500W-600W sẽ là phương án tối ưu nhất cho những chiếc card GTX 1080 nói chung và Zotac GTX 1080 AMP! nói riêng. VII - Lời kết Zotac GTX 1080 AMP! đã được bán ra với giá khoảng 19 triệu đồng. Thiết kế ngầu kèm dải đèn LED cho phép tuỳ chỉnh màu ở mặt trước. Xung nhân được ép xung sẵn. Hiệu năng mặc định quá tốt ở độ phân giải 4K. Trang bị thêm chip quản lý điện năng Power Boost ở mặt sau. Độ ồn trong cả hai trường hợp xung nhịp mặc định lẫn ép xung quá tốt. Trang bị backplate bảo vệ mặt sau card. Hỗ trợ những công nghệ phục vụ cho nhu cầu thực tế ảo và trải nghiệm game như SMP, Ansel, Fast Sync. Hiệu năng sau khi ép xung khá tốt dù mức xung chênh lệch thấp. Xung bộ nhớ không được ép xung sẵn. Phụ kiện ít. Khả năng ép xung không cao. Nhiệt độ hoạt động trong cả hai trường hợp kém.