Trong số những card đồ họa 10 series được NVIDIA tung ra vào năm ngoái và cũng như không tính đến mẫu GTX 1080 Ti mới ra mắt cách đây ít lâu, GTX 1070 có vẻ như là mẫu card đồ họa phổ biến nhất khi nó đảm bảo tính cân bằng về hiệu năng và giá thành đầu tư. Nhắc đến hiệu năng, GTX 1070 hoàn toàn đủ sức cân được các tựa game AAA hiện nay với mức thiết lập tối đa ở độ phân giải Full HD 1080p, thiết lập gần tối đa ở độ phân giải QHD 1440p và hơn nữa, nó còn có thể giúp game thủ chinh phục độ phân giải 4K UHD nhưng với một số tùy chỉnh nhất định. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhìn qua một sản phẩm card đồ họa GTX 1070 đến từ thương hiệu Galax (hay còn được biết trước đây là Galaxy), đó là GeForce GTX 1070 EXOC-SNPR WHITE và nếu bạn ở khu vực khác nó sẽ có tên model là KFA2 GeForce GTX 1070 EXOC-SNPR WHITE. Click for original size GTX 1070 EXOC-SNPR WHITE (trong phạm vi bài viết này tôi tạm gọi là Sniper White cho ngắn gọn) có thể được xem như thế hệ hai của dòng card EXOC. Sniper White có được nhiều điểm cải tiến đáng kể so với thế hệ trước khi nó có dải đèn LED RGB trên backplate (vỏ bảo vệ mặt sau), tính năng fan stop (quạt ngừng quay) khi card ở trạng thái nghỉ hoặc tải nhẹ cũng như xung nhịp cũng cao hơn chút so với bản tham chiếu từ NVIDIA. Trong năm nay, nếu bạn dự định nâng cấp card đồ họa hoặc lắp thùng máy chơi game trải nghiệm tốt nhất ở độ phân giải 1080p hay 1440p, hoặc cũng có thể là thực tế ảo VR, thì GTX 1070 nói chung cũng như mẫu Galax GTX 1070 EXOC-SNPR WHITE xứng đáng để bạn tham khảo và cân nhắc khi đầu tư. Dưới đây là bảng so sánh đặc tả cấu hình của Galax GTX 1070 EXOC-SNPR WHITE với các mẫu card khác cùng tầm giá. Click for original size Lưu ý giá này được tôi lấy từ thị trường nước ngoài như Newegg, Amazon... Giá tại Việt Nam của Galax GTX 1070 EXOC-SNPR WHITE hiện tại đang nằm trong khoảng 12 đến 13 triệu đồng. Đặc tả chi tiết của chiếc card này bạn đọc có thể tham khảo tại website của Galax theo link này. I - Thiết kế Nếu như trước đây bạn từng sở hữu card đồ họa dòng EXOC của Galax trước đây thì khi nhìn vào mặt trước của mẫu GTX 1070 "Sniper White" thì bạn khó mà nhận ra được điểm khác biệt. Nhất là phần giáp bảo vệ mặt trước với ngôn ngữ thiết kế khá ngầu hướng đến game thủ, hơn nữa còn được Galax phủ lớp sơn trắng tinh khôi tạo nét sang trọng cho chiếc card của mình. Hai quạt làm mát 9cm của chiếc card này có tích hợp công nghệ fan stop, cho phép quạt ngừng quay trong các trường hợp card đang nghỉ hoặc tải nhẹ với điều kiện là nhiệt độ GPU của nó dưới 45*C. Hơn nữa, cả hai quạt đều được Galax trang bị đèn LED RGB đồng bộ với phần backplate của Sniper White, do đó bạn có thể sử dụng phần mềm điều khiển chính chủ Xtreme Tuner Plus để điều chỉnh kiểu hiển thị cũng như màu của dải đèn này. Về độ dày, cũng như các mẫu EXOC trước đây, GTX 1070 Sniper White vẫn giữ kiểu dáng thon gọn cho phép các thùng máy nhỏ vẫn có thể lắp vừa và chỉ chiếm 2 khe PCIe trên bo mạch chủ của bạn. Đây là điểm khác biệt so với dòng cao cấp HOF của Galax thường có các bộ tản nhiệt to nạc, chiếm khoảng 3 khe PCIe, do đó muốn sử dụng bạn phải dùng thùng máy to hoặc benchtable. Để cấp nguồn cho card, Galax trang bị đến 2 đầu 8 và 6 chân thay vì 1 đầu 8 chân như bản tham chiếu. Qua đó, cũng giúp chúng ta nhận biết mục đích của Galax thể hiện trên chiếc card GTX 1070 Sniper White là chú trọng ép xung tăng cường hiệu năng hơn nữa. Ngoài ra, với 2 đầu cắm SLI, Sniper White cho phép bạn kết hợp tối đa thêm 3 card GTX 1070 nữa để chạy hệ thống đa card SLI 4-way giúp cải thiện hiệu năng. Click for original size Phía sau card, chúng ta sẽ có một backplate (vỏ bảo vệ mặt sau hay nắp lưng) của Sniper White có công dụng bảo vệ card không bị cong trong thời gian dài sử dụng. Ngoài ra, nó còn có chức năng tản nhiệt cũng như giảm thiểu tác hại từ môi trường hoặc yếu tố chủ quan như trầy xước v.v... Và như tôi đã có đề cập ở phần đầu bài viết, backplate này có dải đèn LED RGB nhấp nháy và bạn có thể điều chỉnh bằng phần mềm Xtreme Tuner Plus. II - Hệ thống thử nghiệm Cấu hình giản lược: Click for original size Cấu hình chi tiết: Click for original size Chân thành cám ơn Intel, Galax, Kingston, ASUS, NVIDIA và FSP đã giúp chúng tôi hoàn thành bài viết này. III - Kết quả benchmark Trước khi vào phần này, tôi sẽ thống kê một số trình benchmark cũng như game mà tôi sẽ sử dụng để thử nghiệm card đồ họa Galax GTX 1070 EXOC Sniper White và mẫu tham chiếu GTX 1070 Founders Edtion của NVIDIA. Một số game có phần thiết lập cấu hình đặc biệt khó mô tả bằng lời thì tôi sẽ chụp ảnh đưa lên đây để các bạn có thể tham khảo. Trình benchmark: Game: Sau đây sẽ là một số thiết lập đặc biệt trên các game được đánh dấu * mà tôi không thể diễn đạt bằng lời: Batman Arkham Knight For Honor Grand Theft Auto V Metro Last Light Redux Rise of Tomb Raider Như các bạn đã thấy, hầu hết các game trên tôi đều tắt đi các công nghệ độc quyền như PhysX, GameWorks, PureHair của NVIDIA để đảm bảo kết quả bài test sẽ có tính công tâm hơn, nếu như sau này tôi có mẫu card tham khảo từ AMD thì tiện hơn khi so sánh hiệu năng. Chưa hết, như tôi đã nói ở phần đầu bài viết, GTX 1070 sẽ là giải pháp tốt dành cho gaming khi thiết lập ở độ phân giải Full HD 1080p hay QHD 1440p, nhưng trong bài đánh giá này, tôi sẽ cho Galax GTX 1070 Sniper White thử lửa ở độ phân giải cao hơn là 4K để xem hiệu năng của nó thế nào? Lưu ý rằng tôi cũng thử luôn hiệu năng của bản tham chiếu Founders Edition để so sánh với chiếc card của Galax, xem là Sniper White có vượt trội hơn chiếc card của NVIDIA hay không? Một điều tôi quên chưa nói là các game này tôi đều bỏ đi tính năng khử răng cưa (hay còn gọi là AA - Anti-Aliasing) vì một khi bạn thiết lập độ phân giải cao lên đến 4K thì bật AA lên là việc không cần thiết, vì chưa chắc hình ảnh đã đẹp hơn mà còn giảm hiệu năng đáng kể. Do đó, tôi đã tắt AA đi để không tốn tài nguyên card vào tính năng không thật sự cần thiết này, nhất là ở độ phân giải 4K trở lên. Như các bạn đã thấy ở trên, nếu không tính kết quả ở các trình benchmark thì gần như không có sự khác biệt quá nhiều giữa hai chiếc card GTX 1070 của NVIDIA và Galax. Do đó, sự khác biệt chỉ có thể đến từ việc ép xung, tất nhiên thì với kết quả ép xung tôi chỉ so sánh với kết quả mặc định của Galax GTX 1070 Sniper White chứ không so với bản tham chiếu của NVIDIA. Sau tầm hơn 1 giờ, mẫu card của Galax được tôi ép xung ổn định ở hình bên dưới: Click for original size Xung nhịp hiển thị trên GPU-Z. Click for original size Xung nhịp thực tế khi chơi game (Batman Arkham Knight). Với xung nhân và bộ nhớ lần lượt cao hơn xung gốc 6% và 10%, Galax GTX 1070 Sniper White có khả năng ép xung chỉ ở mức khá nếu không muốn nói là chưa đạt so với kỳ vọng của tôi. Vì với 2 đầu nguồn 8 chân và 6 chân thì tôi mong chờ nhiều hơn ở khả năng ép xung của chiếc card từ Galax. Dù vậy, tôi cũng thử so sánh hiệu năng lúc mặc định và sau khi ép xung xem kết quả sẽ ra sao? Đối với các trình benchmark, có vẻ như việc ép xung Sniper White tỏ ra khá hiệu quả khi hiệu năng ép xung của nó cao hơn hẳn so với mặc định. Tuy nhiên khi bước sang thực chiến với các tựa game thì kết quả ép xung cũng cao hơn mặc định nhưng không quá cách biệt, ngoại trừ game nhẹ nhàng như Dirt Rally 2015. Do đó tôi không khuyến khích bạn ép xung chiếc card này để cải thiện hiệu năng vì nó sẽ nảy sinh thêm vấn đề khác mà tôi sẽ đề cập ở dưới đây. Đó là vấn đề nhiệt độ tải card. IV - Nhiệt độ hoạt động Điều kiện test Do forum không cho post quá nhiều ký tự nên nội dung file log nhiệt độ được tôi upload lên MediaFire, các bạn có thể down về tham khảo và đối chiếu. Mặc định Mã: http://www.mediafire.com/file/887eqp6prg430hj/df%2832%29.txt Min: 40*C, Max: 80*C Ép xung Mã: http://www.mediafire.com/file/in3s31c01fcph1x/oc%2832%29.txt Min: 40*C, Max: 82*C Theo kinh nghiệm của tôi thì nhiệt độ lý tưởng khi full load là < 79*C ở phòng bình thường và <75*C ở phòng máy lạnh. Như tôi đã có nhắc ở phần trên, việc ép xung cũng như thiết lập quạt chạy tối đa chiếc card Sniper White sẽ dẫn đến vấn đề nhiệt độ và có vẻ nhiệt độ của chiếc card này chưa tốt lắm ngay cả khi ở tôi để card chạy mặc định. Nhiệt độ cao nhất của hai trường hợp đều đã đạt ngưỡng 80*C và hơn chút xíu, đây được xem là mức độ cảnh báo nhẹ dành cho card đồ họa, và nó sẽ có xu hướng tăng thêm vì môi trường test của tôi là đặt card trên benchtable và không phải là thùng máy. V - Độ ồn Điều kiện test Lưu ý Theo bảng dải độ ồn dưới đây, độ ồn tối đa mà Galax GTX 1070 Sniper White sản sinh ra nằm ở mức chấp nhận được, không quá ồn cũng như quá êm ái nhưng cũng không gây khó chịu quá nhiều cho tôi. Nên nhớ tôi đang dùng benchtable và không dùng thùng máy để thử nghiệm chiếc card này. VI - Công suất tiêu thụ Điều kiện test Mặc định Ép xung Với công suất đo được tối đa trong trường hợp ép xung vẫn chưa vượt qua mức 400W nhưng đã gần chạm đến mức này, do đó đề xuất của tôi về nguồn máy tính phù hợp cho chiếc card của Galax sẽ có công suất thực từ 450W trở lên, và tốt nhất nên là 500W công suất thực như bộ nguồn FSP Twins 500W mà tôi đang sử dụng cho hệ thống test này. Tuy nhiên, bộ nguồn của FSP có giá bán khá đắt đỏ tầm 6 triệu đồng do sử dụng đến 2 module nguồn 500W riêng biệt để cấp điện cho hệ thống, vì vậy bạn chỉ cần tìm bộ nguồn công suất thực 500W từ các hãng khác với giá rẻ hơn là có thể chiến đấu cùng Galax GTX 1070 Sniper White rồi. VII - Lời kết Galax GTX 1070 EXOC-SNPR WHITE 8GB hiện có giá tầm 12-13 triệu đồng. Thiết kế vẫn giữ nguyên ngôn ngữ thiết kế đẹp từ thế hệ EXOC trước nhưng được sơn trắng mang tính sang trọng hơn. Xung nhân được ép xung sẵn. Hiệu năng mặc định khá tốt ở độ phân giải 4K UHD. Khả năng ép xung khá. Quạt làm mát có công nghệ fan-stop. Có dải đèn LED RGB có thể điều chỉnh bằng phần mềm Xtreme Tuner Plus đi kèm. Trang bị backplate bảo vệ mặt sau card. Được quyền redeem code game For Honor hoặc Ghost Recon: Wildlands thông qua GeForce Experience. Xung bộ nhớ không được ép xung sẵn. Hiệu năng sau khi ép xung chưa đạt kỳ vọng. Nhiệt độ hoạt động cả hai trường hợp mặc định và ép xung chưa tốt.