Còn nhớ tại sự kiện CES 2019 tháng 1 vừa qua, NVIDIA chính thức trình làng chiếc card đồ họa RTX 2060 6GB, thành viên mới của dòng card GeForce RTX với mức giá khởi điểm tương đối phải chăng tầm 349 USD. Đây được xem là mức giá khá hấp dẫn đối với các game thủ giống như cái cách mà người tiền nhiệm của RTX 2060 6GB, GTX 1060 6GB xuất hiện cách đây 3 năm về trước. Trước đây đã từng có nhiều tin đồn cho rằng mẫu RTX 2060 sẽ có rất nhiều ấn bản tùy biến về dung lượng cũng như loại bộ nhớ, tuy nhiên, như chúng ta đã biết, NVIDIA chỉ tung ra duy nhất mẫu RTX 2060 với dung lượng bộ nhớ 6GB GDDR6 cho đến thời điểm này. Nên nhớ người tiền nhiệm của RTX 2060, GTX 1060 đã có đến 2 phiên bản bộ nhớ 3GB và 6GB, do đó có thể trong tương lai NVIDIA sẽ lập lại động thái này chăng? Cũng như RTX 2070, RTX 2060 sử dụng chip xử lý TU106 nền tảng Turing trên tiến trình sản xuất 12nm. Qua đó, chiếc card mới của NVIDIA vẫn sẽ có đầy đủ các thành phần quan trọng vốn có của kiến trúc Turing bao gồm nhân xử lý ảnh phản chiếu thời gian thực RT và nhân Tensor xử lý các tác vụ trí tuệ nhân tạo AI. Và như thế, bạn vẫn có thể trải nghiệm tính năng đồ họa tân tiến sử dụng công nghệ RTX cũng như khả năng khử răng cưa sử dụng trí tuệ nhân tạo DLSS có mặt trên những tựa game AAA đã và sắp ra mắt như Battlefield V, Metro Exodus, Atomic Heart (Ray Tracing - RTX) và Hitman 2, Final Fantasy XV, Darksiders III (DLSS). RTX 2060 được trang bị 1920 nhân CUDA, một con số rất cao so với người tiền nhiệm GTX 1060 6GB (1280), trải dài 30 trên 36 streaming multiprocessors của chip xử lý TU106. Ngoài ra, RTX 2060 còn sở hữu 30 nhân RT và 260 nhân Tensor. NVIDIA đã thu hẹp băng tần bộ nhớ xuống chỉ còn 192 bit và dung lượng bộ nhớ 6GB chuẩn GDDR6 có mức xung nhịp 14Gbps, tương đương với băng thông bộ nhớ 336GB/s (gần bằng với chiếc card cao cấp kiến trúc Maxwell là GTX 980 Ti). Cũng theo NVIDIA tại sự kiện CES 2019, khi giới thiệu RTX 2060 đến giới công nghệ, hãng đã trình bày hiệu năng của chiếc card này được thực hiện ở độ phân giải 1440p, qua đó chắc bạn cũng ngầm hiểu thông điệp mà NVIDIA muốn gửi đến giới game thủ. Họ muốn nâng tầm chuẩn mực chơi game của người dùng lên độ phân giải 1440p thay vì 1080p như trước đây. Sau đây, Amtech sẽ thử nghiệm hiệu năng của mẫu card RTX 2060 WindForce OC 6GB đến từ Gigabyte. Chân thành cám ơn Công ty TNHH Dịch vụ Tin học Siêu tốc với thương hiệu Xgear đã cho Amtech mượn sản phẩm để thực hiện bài viết này. Giá của Gigabyte RTX 2060 WindForce 6GB tại Xgear là 10.490 triệu đồng và được tặng code game Anthem hoặc Battlefield V cho đến hết ngày 25/2/2019. Click for original size Dưới đây là cấu hình của Gigabyte RTX 2060 WindForce OC 6GB so sánh cùng những chiếc card khác cùng phân khúc. Click for original size
I - Kiến trúc đồ hoạ Turing Click for original size Sự xuất hiện của Turing trên thực tế là một bất ngờ khi nó chưa bao giờ xuất hiện trên bất kỳ lộ trình sản xuất nhân đồ hoạ GPU nào mà NVIDIA công bố vài tháng trước ngày ra mắt hôm 20/8 vừa qua. Với công nghệ RTX của mình, NVIDIA đã mang lại khả năng dựng hình ray tracing theo thời gian thực đến với thị trường đồ hoạ dân dụng, qua đó các nhà phát triển game có thể áp dụng trên các tựa game 3D của họ. Click for original size Click for original size Để kích hoạt RTX, NVIDIA đã phát triển một thành phần linh kiện hoàn toàn mới bên cạnh nhân xử lý CUDA quen thuộc, họ gọi nó là nhân RT. Nhân RT là linh kiện chuyên dụng để xử lý các tác vụ ray tracing thay vì sử dụng CUDA. Nhà phát triển nhập liệu thông số tính toán của tia sáng và nó sẽ được chiếu ngang qua khung cảnh để tính toán điểm giao giữa góc tam giác trong đó. Đây là tác vụ tính toán rất nặng và nhân xử lý CUDA không thể nào gánh nổi. Cũng thông qua kiến trúc Turing, NVIDIA cũng giới thiệu nhân Tensor, vốn đã xuất hiện ở kiến trúc đồ hoạ Volta trước đây. Nhân này cũng là linh kiện chuyên dụng để xử lý tác vụ nhân bản ma trận 3x3x3, giúp tăng cường khả năng xây dựng và tự huấn luyện hệ thống mạng lưới thần kinh học sâu (Deep-learning neural-net) của AI. Hiện tại, việc áp dụng công nghệ này vào lĩnh vực phát triển game vẫn còn hạn chế, nhưng NVIDIA đồng thời đã giới thiệu các tính năng cải thiện chất lượng hình ảnh bằng AI do nhân Tensor xử lý. Click for original size Click for original size Dựa vào sơ đồ cấu trúc của Turing, chúng ta có thể thấy kiến trúc đồ hoạ này không có nhiều sự khác biệt so với các thế hệ tiền nhiệm của nó, nhưng ở Streaming Multiprocessor (SM) là sự khác biệt hoàn toàn. Giờ đây, 1 SM của Turing đã chứa 64 nhân CUDA, 8 nhân Tensor, và một nhân RT đơn. Click for original size Click for original size TU106 là chip xử lý lớn thứ ba trong kiến trúc Turing, và như tôi đã nhắc đến trước đó, nó là phiên bản cắt giảm từ chip TU102 lớn nhất thay vì TU104. Điều này cho phép NVIDIA tạo ra mẫu RTX 2070 với lượng nhân CUDA hơn 3/4 so với lượng nhân có trên RTX 2080. Trong khi đó RTX 2060 cũng sử dụng chip TU106 tương tự như RTX 2070 nhưng bị cắt giảm một số thành phần. Ở cấp độ cao nhất, GPU làm chủ kết nối PCIe 3.0 x16 và kết nối bộ nhớ GDDR6 thông qua băng tần bộ nhớ 192-bit. Bộ engine GigaThread điều phối lưu lượng tải dữ liệu giữa 3 GPC (Graphics processing clusters). Mỗi GPC đều có một raster engine chuyên dụng và 6 TPC (Texture processing clusters). Mỗi TPC chia sẻ bộ engine PolyMorph giữa 2 SM. Mỗi SM chứa 64 nhân CUDA, 8 nhân Tensor và một nhân RT. Chip TU106 sở hữu 768 nhân CUDA, 96 nhân Tensor, và 12 nhân RT mỗi GPC, qua đó nâng lượng nhân CUDA tổng thể lên 2304, 288 nhân Tensor, và 36 nhân RT. Với mẫu card RTX 2060, NVIDIA đã cắt giảm tổng cộng 6 streaming multiprocessors, 2 trên từng GPC, dẫn đến số lượng nhân CUDA còn 1920, 240 nhân Tensor và 30 nhân RT. Băng tần bộ nhớ cũng bị hạ xuống 192 bit với dung lượng bộ nhớ GDDR6 6GB. Click for original size Với xung nhịp bộ nhớ là 14Gbps, RTX 2060 có cùng chung băng thông bộ nhớ với chiếc card đầu bảng đời Maxwell là GTX 980 Ti với 336GB/s. II - Các tính năng chính của Turing Click for original size NVIDIA RTX là một công nghệ hoàn toàn mới mang tính bước ngoặt trong lĩnh vực xử lý đồ hoạ, tương tự như các chức năng khác đã quá quen thuộc trong ngành đồ hoạ như khử răng cưa, shading lập trình và phủ vân tessellation. Công nghệ này cung cấp model lập trình cho các khung cảnh 3D tích hợp các nhân tố ray-traced để tăng cường độ thực tế. RTX còn đưa ra một số hiệu ứng trao tay (turnkey effects) cho phép các nhà phát triển game có thể ứng dụng với một số khu vực trên khung cảnh 3D, thay vì phải ray-tracing toàn bộ khung cảnh. Và có thể chắc chắn rằng bộ công cụ phát triển game độc quyền GameWorks của NVIDIA sẽ hưởng lợi tối đa từ RTX. Có lẽ tính năng về mặt kiến trúc đồ hoạ hướng tới game thủ nằm ở việc cải thiện hiệu nặng xử lý của shader nhân đồ hoạ GPU. Ngoài các tác vụ đồng thời INT và FP32 trong SM, Turing còn giới thiệu các tính năng đồ hoạ khác như Mesh Shading, Variable Rate Shading, Content-Adaptive Shading, Motion-Adaptive Shading, Texture-Space Shading, và Foveated Rendering. Deep Learning Anti-Aliasing (DLSS) được xem là phương pháp khử răng cưa hậu xử lý rất thông minh khi nó lợi dụng mạng lưới thần kinh sâu (Deep-neural networks-DNN) vốn được thiết kế để dự tính cách hình ảnh xuất ra như thế nào khi được nội suy. DNN được tích hợp vào chip và được xử lý thông qua nhân Tensor. Việc dữ liệu ground-truth về cách các đối tượng được dựng hình nội suy ở mức lý tưởng trong một số game phổ biến có thể được cập nhật thông qua trình điều khiển driver mới hoặc ứng dụng quản lý GeForce Experience. DNN sẽ sử dụng các dữ liệu ground-truth để tái xây dựng chi tiết trên các vật thể 3D. Chất lượng hình ảnh 2x DLSS có thể được so sánh với phương pháp siêu lấy mẫu (super sampling) 64x truyền thống.
III - Unbox và thiết kế Click for original size Trong hộp đựng RTX 2060 WindForce OC của Gigabyte, bạn sẽ có những thứ sau: Card đồ hoạ RTX 2060 Sách hướng dẫn sử dụng Dĩa driver Nếu như đã từng xem bài viết về mẫu RTX 2080 WindForce OC trước đây, bạn sẽ không lạ gì với thiết kế tản nhiệt của RTX 2060 WindForce OC (WFOC) của Gigabyte. Sự khác biệt rõ ràng nhất chính là số lượng quạt khi RTX 2080 WindForce OC có đến 3 quạt làm mát trong khi người đàn em RTX 2060 WindForce OC chỉ có 2 quạt. Dù vậy thì mặt sau RTX 2060 WFOC vẫn được trang bị backplate kim loại có khả năng dẫn nhiệt cũng như bảo vệ cho card không bị cong sau thời gian dài sử dụng. Kích cỡ của card là 264.9x120.58x40.41 cm. Sở hữu kích thước nhỏ gọn, không khó để có thể thấy rằng khả năng tương thích với mọi thùng máy đa dạng kích cỡ của RTX 2060 WFOC là rất tốt. Hơn nữa, chiếc card này còn có độ dày mỏng chỉ chiếm đúng 2 khe PCIe trên bo mạch chủ của bạn. Khác với người đàn anh cùng ấn bản WindForce OC là RTX 2080, RTX 2060 WFOC không có logo trang bị dàn đèn LED RGB hay đơn sắc. Với xu hướng "bàn thờ" hóa được nhân rộng trong cộng đồng người dùng PC hiện nay, có thể đây được xem là một điểm trừ dành cho chiếc card này. Nhưng với tôi, một người dùng không quan tâm nhiều đến LED đặc biệt là RGB thì đây lại là điểm cộng. Click for original size Một điều đáng lưu tâm về hệ thống 2 quạt làm mát của RTX 2060 WFOC là Gigabyte không sử dụng quạt chân vịt bình thường, mà họ thêm trên mỗi cánh quạt 5 đường vạch lồi tạo 4 rãnh để điều hướng cũng như tăng cường luồng gió hiệu quả hơn. Cũng như nhiều NSX khác như ASUS và MSI, Gigabyte cũng tích hợp công nghệ quạt quay bán chủ động 3D Active Fan, qua đó hệ thống 2 quạt chỉ quay khi card đã đạt mốc nhiệt độ cao tầm 60*C giúp hạn chế độ ồn phát sinh từ card. Nói về điều hướng gió, Gigabyte sử dụng cơ chế điều hướng gió mới gọi là Alternate Spinning. Theo đó, quạt trái sẽ quay theo chiều kim đồng hồ và quạt phải sẽ quay ngược lại để thu được càng nhiều luồng gió mát thổi thẳng vào bộ tản nhiệt. Theo Gigabyte, cách điều hướng này sẽ giúp giải quyết tình trạng luồng gió hỗn độn ở các bộ tản nhiệt 2 quạt gây nên hiện tượng tản nhiệt không hiệu quả, làm hao phí công năng quạt không cần thiết. Click for original size Dàn cổng kết nối của card bao gồm 3 cổng DisplayPort 1.4a và 1 cổng HDMI 2.0b. Không như phiên bản gốc của NVIDIA, RTX 2060 WFOC của Gigabyte không có cổng USB-C vì thế bạn cũng không dùng được các bộ headset VR cao cấp sử dụng đầu kết nối này. Đây là điều đáng tiếc khi mà công nghệ thực tế ảo đang dần phổ biến trong cộng đồng game thủ hiện nay và chiếc card RTX 2060 của Gigabyte lại không tích hợp cổng USB-C. NVIDIA đã cập nhật engine hiển thị với vi kiến trúc Turing, giờ đây cổng DisplayPort 1.4a đã hỗ trợ chuẩn hình ảnh gần như không nén Display Stream Compression (DSC) của VESA. Điều này có nghĩa là bạn có thể xuất được từ card đồ hoạ ra màn hình độ phân giải 8K@30Hz thông qua một dây DisplayPort, hoặc 8K@60Hz khi kích hoạt DSC. Click for original size RTX 2060 WFOC cần một đầu cấp nguồn 8 pin để hoạt động, qua đó tổng điện năng tiêu thụ của chiếc card này trên lý thuyết chỉ là 150W. Với nền tảng Turing, NVIDIA sử dụng chuẩn giao tiếp đa card NVLink thay thế cho SLI trước đây. NVLink sẽ cung cấp băng thông hiệu quả để dựng hình cho các hệ thống đa card ở độ phân giải 8K@60Hz, 4K@120Hz, và một số độ phân giải nặng đô khác. Đây là chuẩn kết nối trực tiếp giữa các card đồ hoạ với nhau, qua đó độ trễ khi truyền tải dữ liệu cũng ít hơn so với giao tiếp PCI Express. Tuy nhiên, cũng như RTX 2070, NVIDIA không hỗ trợ tính năng NVLink cho RTX 2060. Đây là điều rất bình thường nếu biết trước đó, người tiền nhiệm của chiếc card này là GTX 1060 cũng không được hỗ trợ SLI.
IV - Hệ thống thử nghiệm, các thiết lập game, trình benchmark và kết quả Cấu hình giản lược: Click for original size Cấu hình chi tiết: Click for original size Chân thành cám ơn AMD, Gigabyte, Corsair, MSI, Aerocool và đặc biệt là Xgear đã giúp chúng tôi hoàn thành bài viết này. Các trình benchmark/game và thiết lập in-game: Để biết được sức mạnh của RTX 2060 WFOC như thế nào, tôi sẽ dùng mẫu card tiền nhiệm GTX 1060 6GB cũng như những người anh em của nó như RTX 2070, 2080, GTX 1070 Ti, 1080, 1080 Ti để làm phép thử. Lưu ý là những chiếc card được đem ra so sánh với RTX 2060 WFOC đều là phiên bản gốc Founders Edition. Dưới đây là biểu đồ hiệu năng của card đồ hoạ RTX 2060 WFOC: Click for original size Click for original size Đầu tiên, hãy xét đến bài test Port Royal và Final Fantasy XV DLSS, đây là hai bài test sử dụng công nghệ hình ảnh mới chỉ dành riêng cho dòng card RTX trong đó có RTX 2060 WFOC, RTX 2070 và 2080 Founders Edition. Ở đây, tôi không thấy có gì lạ ở điểm số hiệu năng khi RTX 2060 WFOC thua thiệt hoàn toàn so với hai người đàn anh của mình. Trở lại với các bài test FireStrike/Extreme/Ultra nền tảng DirectX 11 tương ứng với 3 mức độ phân giải 1080p, 1440p và 2160p, RTX 2060 WFOC khá vượt trội so với các mẫu card dòng GTX 1060 6GB và 1070 Ti, xấp xỉ GTX 1080 và chỉ nằm dưới GTX 1080 Ti, RTX 2070 và 2080. Trong khi đó, chuyển lên nền tảng DirectX 12 với hai bài TimeSpy/Extreme tương ứng với 2 mức độ phân giải 1440p và 2160p, RTX 2060 WFOC tiếp tục làm khó các mẫu GTX từ 1080 trở xuống, thậm chí riêng bài TimeSpy, RTX 2060 WFOC còn hơn GTX 1080 về hiệu năng. Tiếp theo là Unigine Superposition với hai bài 4K Optimized/Full HD Extreme, kết quả cũng không khác là mấy với việc RTX 2060 WFOC có kết quả khả quan hơn so với các mẫu card GTX dưới 1080. Đến các bài test game thực tế bao gồm Assassin's Creed Odyssey, Assassin's Creed Origins, Far Cry 5 và Shadow of the Tomb Raider DX12 thì RTX 2060 WFOC không chỉ có hiệu năng vượt xa người tiền nhiệm GTX 1060 6GB mà còn xấp xỉ cả mẫu card đầu bảng một thời của dòng GeForce 10-series là GTX 1080, thậm chí vài bài test còn cho thấy chiếc card của Gigabyte còn mạnh hơn cả GTX 1080 nữa. Với giá thành rẻ hơn so với GTX 1080 lúc mới ra mắt, các mẫu RTX 2060 trên thị trường nói chung và phiên bản WindForce OC của Gigabyte nói riêng sẽ là sự lựa chọn tốt nếu như bạn chưa từng sở hữu GTX 1080 trước đây cũng như có ý định nâng cấp từ card đồ họa thấp hơn. Có vẻ như NVIDIA đã không nói đùa tại CES 2019 khi họ muốn nâng tầm trải nghiệm người chơi từ độ phân giải 1080p lên 1440p ngay từ những chiếc card có đuôi -60 như RTX 2060. Về chơi game 4K, tất nhiên là RTX 2060 khó có thể đáp ứng tốt độ phân giải này và mẫu RTX 2060 WFOC của Gigabyte cũng không là ngoại lệ. Tiếp theo tôi sẽ tiến hành ép xung chiếc card RTX 2060 WFOC của Gigabyte. Tương tự như bài đánh giá card đồ họa RTX 2080 WindForce OC, tôi cũng ưu tiên ép xung nhịp bộ nhớ hơn so với nhân xử lý. Lý do cho việc này nằm ở các bài test ở độ phân giải cao như 4K và 1440p. Ở các độ phân giải này, game sẽ lấy rất nhiều VRAM của card để xử lý, nó yêu cầu khả năng đáp ứng của VRAM phải ở mức tốt đến rất tốt. Và yếu tố quyết định đến điều đó nằm ở xung nhịp bộ nhớ VRAM của card. Sau khoảng 1h đồng thử nghiệm, tôi đã tìm ra mức xung ép lý tưởng cho RTX 2060 WFOC như sau: Click for original size Xung nhịp hiển thị trên GPU-Z. Click for original size Xung nhịp hiển thị khi ingame. Với xung nhân và bộ nhớ lần lượt cao hơn xung gốc 4% và 13%, Gigabyte RTX 2060 WFOC sẽ thể hiện như thế nào: Click for original size Click for original size Sau khi ép xung, hầu hết các tựa game và trình benchmark đều có các kết quả cao hơn so với mặc định. Tuy nhiên, ở những phép thử là game thì hiệu năng không thực sự tăng quá rõ rệt khi mức chênh lệch FPS truớc và sau khi ép xung cao nhất chỉ là 5 FPS và thấp nhất là tầm 1-2 FPS. Do đó, với mẫu RTX 2060 WFOC của Gigabyte tôi khuyên bạn không nên ép xung lên làm gì vì thực tế hiệu năng mặc định của nó cũng là khá tốt rồi. Tất nhiên tôi đang xét ở hai độ phân giải 1080p và 1440p còn 4K thì có lẽ không nên bàn đến ở đây, nhất là khi RTX 2060 sinh ra là đã không dành cho 4K ngay từ đầu rồi.
V - Nhiệt độ hoạt động Điều kiện test Do forum không cho post quá nhiều ký tự nên nội dung file log nhiệt độ được tôi upload lên MediaFire, các bạn có thể down về tham khảo và đối chiếu. Mặc định Mã: https://www.mediafire.com/file/d5ioopiipnchebp/df.txt/file Min: 37*C, Max: 69*C Ép xung Mã: https://www.mediafire.com/file/zq48fifo4948uda/oc.txt/file Min: 35*C, Max: 67*C Theo kinh nghiệm của tôi thì nhiệt độ lý tưởng khi full load là < 79*C ở phòng bình thường và <75*C ở phòng máy lạnh. Ở bài test này, cả hai trường hợp chiếc card RTX 2060 WFOC của Gigabyte đều làm rất tốt khi nhiệt độ tối đa còn chưa đạt mốc 70*C. Điều này cho thấy bộ tản nhiệt WindForce dù chỉ 2 quạt nhưng khả năng làm mát của nó cũng là quá đủ để bạn có thể chinh chiến lâu dài với RTX 2060 WFOC. Ở trường hợp ép xung, để đảm bảo độ ồn vừa phải thì bạn nên thiết lập tốc độ quạt tầm 60% và tự động đẩy lên tầm 80% khi tải nặng bằng trình điều khiển Afterburner của MSI hoặc hàng chính chủ AORUS Engine của Gigabyte.
VI - Độ ồn Điều kiện test Lưu ý Theo bảng dải độ ồn dưới đây, độ ồn tối đa mà Gigabyte RTX 2060 WFOC sinh ra nằm ở mức chấp nhận được, không quá ồn cũng như quá êm ái nhưng cũng đủ để không gây khó chịu quá nhiều cho tôi khi sử dụng. Nên nhớ tôi đang đo độ ồn khi tháo nắp thùng máy và độ ồn trên sẽ hạ xuống kha khá nếu như đóng thùng máy lại.
VII - Công suất tiêu thụ Điều kiện test Mặc định Ép xung Với công suất đo được tối đa trong trường hợp ép xung còn chưa đến 300W, bạn chỉ cần một bộ nguồn công suất thực tầm 400W là quá đủ để cân RTX 2060 WFOC của Gigabyte. Cũng cần phải nói thêm rằng hệ thống của tôi vốn đã được ép xung CPU và RAM lên mức cao với Ryzen 5 1600 chạy [email protected] và Corsair Vengeance LPX [email protected], kết hợp cùng chiếc card đồ hoạ của Gigabyte cũng được ép xung mà chỉ tiêu thụ có 293W đã cho thấy khả năng tiết kiệm điện tuyệt vời của kiến trúc Turing.
VIII - Lời kết Gigabyte RTX 2060 WindForce OC 6GB đang được bán với giá 10.490 triệu đồng tại Xgear.