►Main◄MSI X58M Nhỏ xíu nhưng đủ để chơi cùng Core i7 I. Giới thiệu MSI X58M xuất hiện với cái tên giản đơn nhất mà tôi từng thấy trên một bo mạch chủ, tên của nó ngắn như chính bản thân nó vậy. X58 tất nhiên là chipset của intel và M ở đây thể hiện đây thể hiện bo mạch thiết kế chuẩn MicroATX hay viết tắt mATX . Rất ít main X58 thiết kế theo chuẩn này bởi phân cấp mà dòng này hướng tới vốn chỉ có main ATX mới đủ chỗ trưng diện công nghệ. Giá của X58M tham khảo trên Newegg hiện tại là 169.99$, để được newegg bảo hành thì chi thêm 19.99$ cho 1 năm, 35.99$ cho 2 năm Mã: http://www.newegg.com/Product/Product.aspx?Item=N82E16813130227&Tpk=X58M Tại VN và nhất là ở thị trường Hà Nội, X58M gần như đứng một mình lẻ loi một phân khúc khi có giá vào khoảng 3.6tr- 4tr rất sát với nước ngoài, thấp hơn nhiều các BMC X58 khác đang được bán phổ biến ở tầm trên từ 5 đến … 15tr với rất nhiều tính năng ăn chơi. Xuất hiện ở VN cũng khá lâu nhưng diện mạo của X58M ban đầu khiến tôi không chú ý tới nó cho lắm, tuy nhiên gần đây có sự thay đổi về version MSI gửi sang, chúng tôi mới mang ra thử nghiệm. Mục lục 1. Giới thiệu. 2. Cấu hình hệ thống, phần mềm sử dụng. 3. Hình ảnh thiết kế và bios bo mạch chủ MSI X58M 4. Trải nghiệm UnderVolgate – giảm điện thế, giảm nhiệt độ độ ồn. 5. Trải nghiệm OverClock – ép xungCPU/RAM 6. Hiệu năng 3Dmark06 – 3Dmark Vantage 7. Hiệu năng Cinebench 11.5 – 3Dsmax 2011 8. Thử nghiệm Encode 9. Kết luận. Link tải về bài viết: Update later II. Cấu hình hệ thống, phần mềm sử dụng. 1. Cấu hình hệ thống test: Phiên bản main MSI X58M mà chúng tôi nhận được từ MSI lần này là Ver 1.1, trông chất hơn Ver1.0 trước kia, về thiết kế của bo mạch này tôi sẽ nói rõ hơn trong phần hình ảnh sản phẩm.Với tiêu chí chọn đồ rẻ tốt phù hợp với BMC nên tản nhiệt sử dụng trong bài viết cũng khá đơn giản với Hyper 212 chỉ khoảng 700K, Ram sử dụng trong bài viết cũng là dòng thường của Gskill. • Main: MSI X58M Ver 1.1 • CPU: Intel Core i7 950 • Ram: G.Skill NT Series 3x2GB Bus 1333 Cas 9 • VGA: MSI N460GTX HAWK • HDD: Samsung Sata2 320GB • DVDRW: Samsung sata • PSU: Seasonic 460W • LCD: Acer H223HQ 1920x1080 • Key Mouse: Mitsumi Black • HFS: CoolerMaster Hyper 212 Plus + Fan 12CM2. Các phần mềm sử dụng. Các thử nghiệm của chúng tôi thực hiện trên nền Window7 Untimate 64bit Trial • Nvidia Driver 260.99 • 3Dmark06 • 2Dmark Vantage • 3Dsmax 2011 • Cinebench11.5 • Residen Evil 5 • Dirt2 • Crysis WarHead • Media Coder • Prime95 • LinX • CPU-Z • Real Temp • AIDA64 (Everest ) III. Hình ảnh thiết kế và bios bo mạch chủ MSI X58M 1. Hình ảnh Hộp ngoài của X58M hình vuông vức kích thước khá nhỏ gọn, dùng tông mầu nền đen và chữ xanh lá- trắng. Dòng chữ X58M nằm gọn trong hình ảnh biểu trưng cho hiện tượng “Nhật thực”, tên dòng BMC cao cấp (MSI Eclipse SLI) một thời của MSI. Trên hộp in + dán thông số cơ bản và một số công nghệ mà bo mạch này hỗ trợ, X58M hỗ trợ đủ cả Nvidia SLI (không hỗ trợ Quad-SLI) và ATI CrossFire (liệu giờ có nên gọi luôn là AMD CrossFire không mọi người nhỉ?) Phụ kiện bao gồm đĩa Driver, sách hướng dẫn sử dụng main, sách hướng dẫn sử dụng công cụ HDD backup, miếng chặn main, 4 sợi tín hiệu Sata2, 2 sợi dây nguồn sata, một sợi tín hiệu IDE đỏ chóe và thứ không thể thiếu cho chế độ 2 card đồ họa là 1 cầu CrossFire, 1 cầu SLI. Toàn cảnh bo mạch chủ X58M vuông vức với thông số kích thước là 24.5cm x 24.5cm, tông nền bo mạch đen khỏe khoắn với điểm nhấn từ mầu xanh của khe giao tiếp, tự rắn. Với chuẩn mATX đối với 1 bo mạch chủ cao cấp X58 thì lượng linh kiện sẽ nằm khá là dày đặc và X58M không phải là ngoại lệ. Bo mạch chủ này sử dụng 6 phase cấp nguồn cho CPU, Mosfet dùng loại Low Rds(on) làm mát nhờ một tản nhiệt nhỏ lấy gió từ quạt cpu hoặc case - MSI có thay đổi về loại Mosfet dùng cho phase CPU ở bản 1.1 so với 1.0, đều là loại Low Rds(on) nhưng về hình thức có khác nhau đôi chút, rất tiếc là tôi không biết đọc thông số của nó nên ko rõ sự thay đổi này có mang lại hiệu quả gì so với bản 1.0 hay không. Sáu pha nguồn này được điều kkiển bởi Active Phase Switchingcho phép tắt/bật số phase tùy theo mức độ sử dụng, có dải đèn led mầu xanh hiện thị mức hoạt động của phase nằm ở ngay góc main. Ngoài ra X58M còn dùng 2 pha cấp nguồn cho chipset X58 và 2 pha cho bộ nhớ RAM, mosfet các khu vực này là của hãng Nikos. Hơi đặc biệt chút X58M sẽ tiết kiệm thêm cho bạn nếu đang sử hữu tản nhiệt CPU socket 775 vì X58M có lỗ lắp cho cả tản nhiệt sk775 hoặc sk1366. Những bo mạch chủ hỗ trợ kiểu này rất hiếm, theo tôi nhớ thì có 1 main foxconn X58 Flaming cũng đục chân cắm kiểu này. Mặc dù bo mạch mATX khá nhỏ và quá rẻ nhưng MSI vẫn trang bị đủ 6 khe cắm ram triple chanel cho X58Mđược chia 2 mầu đen xanh. Và dựa theo lưu lý của Intel cho hệ thống socket 1366 thì bạn cần cắm ram khe mầu đen trước tính từ trong ra, dùng hết 3 khe mầu đen mới cắm tới 3 khe mầu xanh để đảm bảo dung lượng ram nhận đầy đủ, nếu bạn cắm sai thứ tự mà bật máy thì có 1 đèn led đỏ báo lỗi nằm cạnh trên của chân ram ngoài cùng. Bên cạnh khe ram là chân cấp nguồn 24pin, vẫn còn cả chân tín hiệu cho ổ cứng IDE hay ổ… mềm cho ai còn dùng tới. Vị trí nằm dọc sát rìa main nên chắc chắn không gây trở ngại khi đi dây trong thùng máy. Với khe cắm thiết bị mở rộng, X58M trang bị 2 cổng PCI-E 2.0 full x16 đủ để chạy 2 card đồ họa mạnh nhất hiện nay hỗ trợ SLI hoặc CrossFire. Với một bo mạch nhỏ số cổng cắm mở rộng có hạn, khi cắm thiết bị mở rộng bạn cần phải tính toán trước nhất là với những thiết bị có độ dày 2 khe pci. Mặc dù các khối tản nhiệt không hoành tráng, cũng không có các ống dẫn nhiệt như ở các bo mạch chủ cao cấp hơn nhưng nhiệt độ hoạt động ở mức khá tốt, bạn có thể thấy điều đó qua hình test ở phần sau. Bo mạch X58M chỉ trang bị duy nhất một nút Power (mầu trắng) ở dưới mép main cho người dùng benchtable, cạnh đó là bộ gạt OC Swich (mầu đỏ) : một tính năng ép xung tự động cơ bản của MSI, bạn có thể tham khảo các hoạt động tại MSI KA790GX-M - X2 4000+ và tính năng Easy OC Switch - vozForums Tổng cộng có 6 cổng SataIIđược cung cấp bởi chip ICR10R hỗ trợ raid 0-1-5-10, những cổng này đều được bẻ ngang để dễ dàng đi dây trong thùng máy được đẹp hơn, ngoài ra còn giúp không bị kênh vướng khi lắp các card đồ họa kích thước to dài. Cổng sata7 mầu xanh được bổ xung thêm nhờ con chip JMicron 363, chip này còn cung cấp 1 cổng Esata nữa ở sau main, ngoài ra nó còn quản lý luôn mấy giao tiếp cho IDE, có lẽ MSI muốn tận dụng hết con JMicron 363 nên mới cho 2 giao tiếp đó vào. Các chân Jump USB, SPDIF, POWER … cũng được dải hàng sát mép main thuận tiện khi lắp main, đi dây gọn gàng thẩm mỹ, đây là một trong những tiêu chí hàng đầu của tôi khi chọn bo mạch chủ. Ngó ra khu vực gọi là Back Panel, MSI vẫn giữ 2 cổng PS/2 giao tiếp cơ bản cho phím chuột, main có sẵn 6 cổng USB 2.0, mở rộng thêm 6 cổng nữa qua các chân jump. Hệ thống âm thanh được tích hợp dùng chip ALC889 của Realtek, card mạng Gigabit bởi chip 8111C cũng Realtek luôn. Ngoài ra còn 1 cổng Fire Wire 1394 cho các thiết bị kỹ thuật số, hay Esata cho các ổ đi động dùng giao tiếp này. Ngay từ những hình ảnh ban đầu bạn cũng có thể nhận thấy bo mạch chủ này không có sự xuất hiện của USB3 hay Sata3. Hiện nay những người có thiết bị dùng tới USB3 hay Sata3 cũng rất ít nhưng nếu bạn nằm trong số ít đó mà cần đầu tư hệ thống socket 1366 thì nên tăng thêm chi phí tầm 50USD nữa để chọn main X58 cao hơn. 2.Về bios: Với toàn hình ảnh xanh lè và khô khan nên tôi không chụp hình, nhìn chung bạn rất dễ làm quen, trực quan nếu cần tham khảo bạn có thể xem chi tiết trong Manualđược cung cấp trên website của hãng Mã: http://msi.com/index.php?func=downloadfile&dno=9232&type=manual IV. Trải nghiệm Under-Volgate Phần này giành cho những người không ép xung, nhưng muốn con core i7 của mình hoạt động mát mẻ êm ái hơn. Có 2 phương án để giảm nhiệt độ hoạt động của CPU là bỏ thêm tiền thay tản nhiệt mới tốt hơn tản nhiệt đi kèm CPU hoặc phương án không tốn kém Under-Vol. Có một sự thật là các main thường nhận Vcore mặc định cao quá mức cần thiết, ở một số main X58 chúng tôi từng test qua có thể nhận Vcore i7 950 lên tận 1.2vol và hơn, với X58M nhận mặc định là 1.144vol khá khẩm hơn chút nhưng theo tôi vẫn thừa. Không những không tốn kém mà còn tiết kiệm tiền điện, giảm Vcore của CPU sẽ giúp giảm nhiệt độ hoạt động giảm lượng tiêu thụ điện giảm độ ồn của quạt. Việc của bạn đơn giản là nghiên cứu chút với bios của main, tìm phần Core Voltage giảm từng chút một rồi vào hệ điều hành test sự ổn định, bạn có thể dùng Prime95 hay các phần mềm stress CPU khác để test. 1- Ở chế độ mặc định CPU i5 950 cắm trên main X58Mnhận 1.144 Vol, ram nhận bus 1066 cas 7-7-7-19 1T, ở nền socket 1156 thì bus mặc định của ram sẽ nhận là 1333, nhưng ở sk1366 khi cắm các cpu i7 dòng thường thì ram chỉ nhận bus 1066, hiện có riêng 2 con i7 dòng Extreme là 965 và 975 mới cho ram nhận bus 1333 mặc định, các mức cao hơn cần ép xung. - IDLE: nhiệt độ phòng lúc này đo được vào khoảng 28*C, các core 34-40*C bình thường, nhiệt độ con chipset X58 là 53*C (đo được bằng phần mềm AIDA64 hiển thị là Aux hoặc IOH). Lưu ý bài test sử dụng tản nhiệt CM Hyper212 Plus nên khả năng làm mát tốt hơn StockFan). - Load với Prime95: nhiệt độ các Core tăng lên 54-56*C mát mẻ, IOH trên main tăng chút lên 56*C, tôi sử dụng keo MX2 cho tản nhiệt CPU. 2- Under Voltage Sau một vài lần test chúng tôi chọn mức ổn định được với 0.985vol cho con i7 950 này, lưu ý nếu có làm theo thì đừng áp ụng y nguyên vì mỗi cpu-main đều khác nhau, mức ăn điện của mỗi cpu khác nhau nên có thể con cpu của bạn có thể cần nhiều hơn hoặc cpu ngon thì ít hơn. - IDLE: giảm được chút khoảng 2 độ, core dao động 32-38*C, IOH dường như không có gì thay đổi. - Load 2 giờ với Prime95: các core khá là mát giảm được tầm 7 độ so với khi chưa giảm vcore, rất đáng để làm điều này. Đối với hệ thống Core i7 - X58, việc giảm Vcore có thể mang lại hiệu quả giảm nhiệt bất ngờ cho bạn, nhiều kho không cần đầu tư quạt tản nhiệt khủng để giảm bớt nhiệt độ full load vốn đã khá cao của của core i7, bạn chỉ cần vào bios và giảm vcore của nó đi. Điều này sẽ thể hiện cực kỳ rõ với quạt tản nhiệt Stock đi kèm của CPU i7 950, chúng tôi đã từng test bằng việc giảm vcore có thể giảm tới 15-20 độ khi full load, khá là kinh khủng. V. OverClock CPU và RAM Vì sản phẩm không có gì khủng hay quá cao cấp, các linh kiện đi kèm hay tản nhiệt dùng cũng khá bình thường nên chúng tôi không đặt nặng mức xung cao nhất mà hướng tới một mứcvừa phải, phù hợp, an toàn để có thể dùng hàng ngày mà với combo tương tự bạn có thể làm được. 1. Ép xung CPU: Mức xung mà chúng tôi chọn ở đây là~ 3.7GHz (162x23) với vcore 1.296 Vol, ram chạy ở 1600 cas 9 1.65vol Strees với LinX khiến Intel i7 950 cực kỳ nóng nếu bạn sử dụng stock fan để ép xung và nhiệt độ trong quá trình full load với tản nhiệt của chúng tôi dao động 71-74*C đủ an toàn dùng hàng ngày, nhiệt độ IOH cũng chỉ lên 72*C mặc dù không có chút gió nào thổi vào. Với CPU tất nhiên có thể lên 3.9-4GHz với tản nhiệt khí nhưng nhiệt độ full-load của CPU lúc này khá cao chúng tôi không khuyến khích. Lời khuyên của tôi là bạn không nên dùng Intel i7 950 hàng ngày ở mức 4GHz hoặc hơn chút nếu không có một bo mạch chủ thực sự hầm hố và có tản nhiệt cực tốt (tốt nhất là tản nhiệt nước). 2. Ép xung Ram Lựa chọn theo tiêu chí rẻ nên tôi chỉ chọn ram thường, không phải chuyên ép xung, không tản nhiệt. Ba thanh ram G.SKILL NT 2GB DDR3 Bus 1333 Cas9 1.5Vol có mã sản xuất F3-10666CL9S-2GBNT thành bộ cắm Triple Chanel. Giữ mức bus 1600MHz như phần ép xung CPU bên trên, chúng tôi giảm cascủa ram từ 9-9-9-24 xuống còn 7-8-7-20 1T và test 20 vòng bằng Linx vẫn rất ổn định. Nếu không thích ép xung bằng giảm cas bạn có thể tăng bus, cấu hình vẫn có thể chạy ổn định khi ram ở tầm mức bus 1800 cas 9 với điện thế an toàn 1.65v cho ram. VI. Điểm số 3Dmark06 – 3Dmark Vantage 1. 3Dmark06 Test này trình diễn đồ họa trên nền DX9, điểm CPU Score tăng từ 5566 lên 6422 khi ép xung, và bạn có thể thấy điểm thể hiện khả năng đồ họa của VGA cũng tăng lên rất đáng kể. Nếu tính ra phần trăm thì sức mạnh đã tăng tầm 13-15%. 2. 3Dmark Vantage: Test này trình diễn đồ họa trên nền DX10, điểm CPU tăng từ 19804 lên tận 22995 chênh lệch vào khoảng 16%. Nhưng khác với 3Dmark06, điểm số phản ánh sức mạnh VGA - GPU Score hầu như không có sự thay đổi nào, chênh lệch nhỏ chỉ là sai số mỗi lần test,bạn có thể dự vào điều này để dễ dàng so sánh mức tham khảo sức mạnh 2 card hình nếu lỡ 2 cấu hình test ko giống nhau. VII. Hiệu năng thay đổi trong Cinebench 11.5- 3Dsmax 2011 1. Cinebench 11.5 Là ứng dụng rất tốt để đo sức mạnh xử lí đa luồng của CPU, điểm số i7 950 và i7 960 gần như là như nhau với 5.47 và 5.48 pts. Sau khi ép xung bạn có thể nâng tầm CPU của mình lên cao hơn một bậc, i7 950 lúc này đạt đc 6.39pts tăng khoảng 15% sức mạnh. 2. 3DsMax 2011: Render một file Scene 03 trong bộ Evermotion Archinteriors vol. 16 có “giá” 50 EUR(j/k) • Chưa OC: Thời gian hoàn thành là 16 phút 22.7 giây • OC 3.7Ghz: Thời gian hoàn thành là 13 phút 29.6 giây giảm được tầm 18% thời gian render. VIII. Thử nghiệm Encode Sử dụng phần mềm MediaCoder, chuyển một tập phim”Bà xã tôi có chín cái đuôi” định dạng Avi có dung lượng 926MB 1280x720 về 720x400 định dạng mp4 cho thiết bị di động. Dung lượng sau khi chuyển đổi chỉ còn 301MB. • Khi chưa ép xung i7 950 hoạt động mặc định 3.06GHz, Turbo lên đc 3.33GHz thời gian hoàn thành chuyển đổi bộ phim là 909 giây • Khi đã ép xung i7 950 lên 3.7GHz thời gian hoàn thành chuyển đổi bộ phim là 769 giây, tiết kiệm được khoảng 15% thời gian. • Nếu là một phép tính tương đương để convert xong 1TB phim bạn cần chờ khoảng 2h45 phút để hoàn thành nếu chạy mặc định, khi ép xung rồi thì hết khoảng 2h20 phút, tiết kiệm được 25phut chờ cho mỗi một T phim :D Rất tiếc là tôi định so sánh với việc encode bằng Nvidia Cuda, tuy nhiên không hiểu sao dùng VGA xuất ra hình bị méo hỏng hết nên đành cho qua nghiên cứu sau . IX. Kết luận. Qua các phần thử nghiệm bạn có thể thấy hiệu quả sau khi ép xung i7 950 từ mức xung mặc định 3.06GHz sẽ tăng tầm 15% sức mạnh, hay giảm trên 15% thời gian chờ đợi để làm việc. Với một hệ thống SK1366 thì lời khuyên của tôi là hãy ép xung nếu bạn biết, nếu không muốn ép thì nên under-vol :) Có một điều mà tôi chưa đề cập ở các phần trên là phiên bản X58M 1.0 trước đây chúng tôi test không hỗ trợ khi chạy SLI với 2 card đồ họa 2 nhân là GTX 295, với phiên bản 1.1 tôi chưa có điều kiện test lại 2 card đồ họa 2 nhân nên vẫn tạm kết luận là không chạy được. Kích thước bo mạch theo chuẩn mATX có thể là ưu điểm đối với một số người nhưng cũng là nhược điểm đối với một số người khác. Điều này tùy vào nhu cầu, độ dầy của ví và cả quan niệm của mỗi người. Trong hơn 2 tuần trải nghiệm bo mạch X58M này chúng tôi chưa ghi nhận được lỗi sử dụng nào, với lượng pha nguồn đủ và dùng linh kiện theo tiêu chuẩn quân đội mà MSI áp dụng thì đảm bảo sẽ hoạt động tốt phù hợp với những bộ vi xử lý core i7 4 nhân. Chipset x58 hầu hết đều rất nóng và cần những khối tản nhiệt lớn, tuy MSI không gây ấn tượng điểm nhấn vào tản nhiệt trên main X58M nhưng nhiệt độ hoạt động qua thử nghiệm cho thấy rất ổn kể cả khi ép xung. Dù MSI thay đổi version nhưng X58M chưa có USB3 – SATA3 mặc dù thời điểm hiện tại nó chưa thực sự hữu dụng nhưng thị hiếu và thời thế nhiều khi phải thế. Lời khuyên: • Đối tượng nên chọn bo mạch này: người cần sức mạnh của CPU Core i7 950, Ram Triple chanel ổn địnhvới chi phí dễ thở… • Đối tượng không nên chọn bo mạch này: “dân chơi”, AMD CPU X6 Fan… Sản phẩm được kiểm nghiệm tại: Mọi ý kiến phản hồi xin để ngay bên dưới. Xin cảm ơn đã theo dõi bài viết.