HOT [Review] MSI GTX 1080 Ti Gaming X 11GB - Khi 4K Gaming chỉ là chuyện nhỏ

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 4/6/17.

  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Nhớ lại trong 3 thế hệ GPU GeForce gần đây của NVIDIA, chiếc card đồ họa đầu bảng với hậu tố Ti luôn chiếm được thiện cảm từ giới tiêu dùng, khởi đầu là GTX 780 Ti nên tảng Kepler với chip đồ họa GK110 mang đến hiệu năng xử lý đơn cao hơn cả mẫu Titan gốc thời điểm đó trước khi mẫu Titan Black ra đời với cùng thế hệ chip cũng như kiến trúc đồ họa.

    Câu chuyện về sự ra đời của GTX 1080 Ti cũng tương tự thế - với chip đồ họa Pascal GP102 bị khóa mất 1 SM (Streaming Multiprocessor) so với mẫu chip GP102 gốc có mặt trên mẫu Titan X, cũng như 1GB dung lượng VRAM bị cắt mất và tăng cường xung nhịp gốc cho cả chip nhớ lẫn chip đồ họa. GTX 1080 Ti được NVIDIA định vị là card đồ họa đầu bảng cho series 10 với mục đích mang đến cho người dùng hiệu năng gần đạt với Titan X nhưng lại rẻ hơn đến 60% so với người anh em của mình. Đối với người tiêu dùng, mức giá 1200 USD được xem là điên rồ dành cho Titan X, tuy nhiên với sự xuất hiện của GTX 1080 Ti với giá rẻ hơn cùng hiệu năng trên lý thuyết không thua kém quá nhiều chắc chắn sẽ mang đến sự thèm thuồng không hề nhẹ dành cho các PC Master Race nói riêng cũng như người dùng PC nói chung.

    [​IMG]

    Kiến trúc Pascal, được sử dụng trên toàn bộ các mẫu card series 10, tất nhiên cũng không có điểm gì thay đổi trên mẫu GTX 1080 Ti. So sánh với Titan X vốn có dung lượng VRAM 12GB, GTX 1080 Ti chỉ có 11GB nghĩa là trên bo mạch PCB của nó sẽ thiếu mất 1 chip bộ nhớ (11 chip so với 12 chip). Điều này còn đồng nghĩa với việc băng tần bộ nhớ sẽ bị giảm xuống còn 352-bit thay vì 384-bit như Titan X. Băng tần bộ nhớ ít đi nghĩa là số ROPs sẽ ít hơn là 88. Tuy vậy, số lượng nhân xử lý (hay còn gọi là nhân CUDA) của GTX 1080 Ti vẫn được giữ nguyên tương tự với Titan X là 3584 nhân.

    Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về mẫu GTX 1080 Ti đến từ MSI với tên mã là Gaming X, một chiếc card đồ họa custom với thiết kế khá ngầu đậm chất game thủ từ cái nhìn đầu tiên và hiệu năng hứa hẹn sẽ rất khủng khiếp nếu chúng ta chơi game ở độ phân giải 4K.

    1024159.png

    Dưới đây là bảng so sánh đặc tả cấu hình của MSI GTX 1080 Ti Gaming X 11GB với các mẫu card khác cùng tầm giá.

    specs_tech.png

    Lưu ý giá này được tôi lấy từ thị trường nước ngoài như Newegg, Amazon... Giá tại Việt Nam của MSI GTX 1080 Ti Gaming X 11GB hiện tại đang nằm trong khoảng 20.5 đến 21 triệu đồng tùy nơi bán. Đặc tả chi tiết của chiếc card này bạn đọc có thể tham khảo tại website của MSI theo link này.​

    I - Thiết kế

    IMG_5711.jpg
    IMG_5712.jpg
    IMG_5717.jpg
    IMG_5716.jpg

    Hộp đựng card không có nhiều điều để nói khi MSI vẫn giữ tông màu đỏ đen dành cho dòng card chơi game của họ từ bao đời nay. Xét đến phần phụ kiện thì ngoài những thứ đã trở nên quá quen thuộc để tôi nhắc đến thì có một thứ khá lạ mắt. Cuốn hướng dẫn lắp ráp card đồ họa được thể hiện dưới dạng truyện tranh comic khá hài hước và trực quan, và tôi dám chắc nếu chú rồng MSI này được họa sĩ Thăng Fly của Việt Nam thể hiện thì nó còn hài hước hơn cả bản gốc nhiều. Tuy nhiên, chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra cả.

    IMG_5718.jpg
    IMG_5719.jpg
    IMG_5720.jpg
    IMG_5721.jpg
    IMG_5727.jpg

    Gần như tôi cũng không có gì để bàn luận thêm về thiết kế của GTX 1080 Ti Gaming X khi chiếc card này nhìn vẻ ngoài không khác gì các sản phẩm đầu bảng dòng Gaming trước đây thuộc đời GTX 900 series của MSI. Và tôi chỉ có thể nói thế này về Gaming X, là chiếc card này cực kỳ to nạc và bạn đang sở hữu bo mạch chủ có kích cỡ từ mATX trở xuống thì không nên rước về. Lý do đơn giản là vì Gaming X sẽ chiếm ít nhất là 3 khe PCIe trên bo mạch chủ của bạn. Với các bo mạch chủ kích cỡ to như ATX hay Extended ATX thì Gaming X cũng không thành vấn đề lớn. Nói chung, nếu bạn sở hữu bo mạch chủ nhỏ và không có ý định sử dụng thiết bị nào khác chuẩn PCIe thì Gaming X sẽ là lựa chọn phù hợp. Đơn giản là thế!

    IMG_5722.jpg

    Về quạt làm mát, MSI sử dụng cặp quạt chân vịt 15 cánh đường kính 10cm hỗ trợ công nghệ quạt Torx Fan 2.0 cho phép chúng có thể dừng quay khi nhiệt độ card chưa chạm mốc 60*C. Qua đó, độ ồn phát sinh từ card sẽ được giảm thiểu một cách đáng kể. Đối với người chơi benchtable, Torx Fan là công nghệ hỗ trợ rất tuyệt vời tuy nhiên khi lắp card vào hệ thống thùng máy, về lý thuyết, khả năng tản nhiệt nhanh của card sẽ là một dấu hỏi. Khi mà nhiệt độ card lên cao và quạt sẽ quay chậm từ từ rồi mới nhanh theo nguyên tắc hoạt động của công nghệ này. Chắc chắn khả năng tản nhiệt của card sẽ không nhanh chóng như khi chúng ta thiết lập sẵn mức tốc độ quạt quay. Do đó nếu sử dụng những chiếc card đồ họa có công nghệ quạt tương tự như Gaming X, bạn nên chú ý kỹ điểm này.

    IMG_5724.jpg
    IMG_5725.jpg
    IMG_5726.jpg

    Trên đỉnh card tất nhiên không thể thiếu khu vực đầu cắm SLI và nguồn. Với 2 đầu cắm SLI, bạn có thể thiết lập hệ thống đa card lên đến 4 card để tăng cường hiệu năng và 2 đầu nguồn 8 pin, GTX 1080 Ti Gaming X sẽ ngốn ít nhất là 300W từ bộ nguồn máy tính. Do đó, với chiếc card hàng khủng này, bộ nguồn của bạn phải có công suất thực tầm 600-700W trở lên mới có thể giúp Gaming X hoạt động trơn tru và tránh hư hỏng về sau.

    IMG_5723.jpg

    Về cổng kết nối, Gaming X có 2 cổng HDMI 2.0, 2 cổng Display Port 1.4 và 1 cổng DVI-D. Với số lượng cổng này, người dùng có thể thiết lập hệ thống đa màn hình lên đến 5 màn trong đó 3 màn hình sẽ đóng vai trò màn hình chơi game vòm, giúp game thủ có thể quan sát game với góc nhìn rộng hơn thường lệ, và 2 màn hình còn lại phục vụ cho nhu cầu văn phòng như lướt web, xem phim, v.v...​

    II - Hệ thống thử nghiệm

    Cấu hình giản lược:

    Cấu hình chi tiết:


    Chân thành cám ơn Intel, MSI, Kingston, ASUS, NVIDIA và FSP đã giúp chúng tôi hoàn thành bài viết này.

    III - Kết quả benchmark

    Trước khi vào phần này, tôi sẽ thống kê một số trình benchmark cũng như game mà tôi sẽ sử dụng để thử nghiệm card đồ họa MSI GTX 1080 Ti Gaming X và mẫu tham chiếu GTX 1080 Ti Founders Edtion của NVIDIA. Một số game có phần thiết lập cấu hình đặc biệt khó mô tả bằng lời thì tôi sẽ chụp ảnh đưa lên đây để các bạn có thể tham khảo.

    Trình benchmark:

    Game:

    Sau đây sẽ là một số thiết lập đặc biệt trên các game được đánh dấu * mà tôi không thể diễn đạt bằng lời:

    Batman Arkham Knight

    For Honor

    Grand Theft Auto V

    Mass Effect Andromeda

    Metro Last Light Redux

    Rise of Tomb Raider

    Như các bạn đã thấy, hầu hết các game trên tôi đều tắt đi các công nghệ độc quyền như PhysX, GameWorks, PureHair của NVIDIA để đảm bảo kết quả bài test sẽ có tính công tâm hơn, nếu như sau này tôi có mẫu card tham khảo từ AMD thì tiện hơn khi so sánh hiệu năng. Chưa hết, như tôi đã nói ở phần đầu bài viết, GTX 1080 Ti sẽ là giải pháp tuyệt vời dành cho các game thủ muốn trải nghiệm chơi game tốt nhất ở độ phân giải 4K. Tất nhiên đấy chỉ là những nhận định của tôi trên lý thuyết. Và để xem thử liệu tôi có nhận định sai thì chúng ta sẽ xem thử hiệu năng của chiếc card GTX 1080 Ti Gaming X do MSI sản xuất ra sao? Lưu ý rằng tôi cũng thử nghiệm cả hiệu năng của bản tham chiếu Founders Edition để so sánh với chiếc card của MSI, đây cũng là cách để tôi và các bạn có thể thấy được hiệu năng của một chiếc card custom có hơn nhiều so với bản gốc hay không? Một điều tôi quên chưa nói là các game này tôi đều bỏ đi tính năng khử răng cưa (hay còn gọi là AA - Anti-Aliasing) vì một khi bạn thiết lập độ phân giải cao lên đến 4K thì bật AA lên là việc không cần thiết, vì chưa chắc hình ảnh đã đẹp hơn mà còn giảm hiệu năng đáng kể. Do đó, tôi đã tắt AA đi để không tốn tài nguyên card vào tính năng không thật sự cần thiết này, nhất là ở độ phân giải 4K trở lên.



    Ở các bài test trình benchmark đồ họa thì chiếc card GTX 1080 Ti của MSI có hiệu năng cao hơn một chút so với mẫu tham khảo của NVIDIA. Tuy nhiên, sự chênh lệch này thực sự không nhiều. Điều này cũng thể hiện ở các bài test game khi ngoại trừ phép thử Ashes of the Singularity, chiếc card GTX 1080 Ti Gaming X của MSI vẫn không hơn quá nhiều so với NVIDIA. Dù vậy, với khung hình trung bình cao hơn mức 60FPS ở hầu hết các game trừ Mass Effect Andromeda, GTX 1080 Ti quả thực là một con quái vật chuyên trị các game đỉnh ở độ phân giải 4K, điều mà những đàn anh của nó như GTX 1070, 1080 không hoặc chưa thể làm được.
    Tiếp đến phần ép xung card, tôi sẽ loại chiếc GTX 1080 Ti của NVIDIA ra và chỉ so sánh hiệu năng trước và sau khi ép xung của chiếc card từ MSI. Sau tầm hơn 1 giờ, GTX 1080 Ti Gaming X của MSI được tôi ép xung ổn định ở hình bên dưới:


    Xung nhịp hiển thị trên GPU-Z.


    Xung nhịp thực tế khi chơi game (For Honor).

    Với xung nhân và bộ nhớ lần lượt cao hơn xung gốc 7% và 9%, MSI GTX 1080 Ti Gaming X có khả năng ép xung chỉ ở mức khá nếu không muốn nói là chưa đạt so với kỳ vọng của tôi. Vì với 2 đầu nguồn 8 chân so với 1 đầu 8 và 6 chân của phiên bản GTX 1080 Ti gốc thì tôi mong chờ nhiều hơn ở khả năng ép xung của chiếc card từ MSI. Dù vậy, tôi cũng thử so sánh hiệu năng lúc mặc định và sau khi ép xung xem kết quả sẽ ra sao?



    Đối với các trình benchmark, ép xung GTX 1080 Ti Gaming X có vẻ mang lại cho chúng ta hiệu năng tốt hơn khi mà các kết quả trên biểu đồ đều phản ánh đúng điều này. Sau khi nhìn qua các kết quả ở những bài test game, nếu lượt bỏ các game vốn có hiệu năng tốt (vượt qua mốc khung hình trung bình 60FPS) ở mức xung mặc định thì tôi thấy phép thử Mass Effect Andromeda mang đến sự khác biệt khá lớn sau khi ép xung. Game này đã tăng 5 khung hình lên 61 và vượt mốc 60 FPS. Có thể thấy, dù khả năng ép xung không được đánh giá cao nhưng khi thực chiến GTX 1080 Ti Gaming X của MSI vẫn sẽ làm bạn hài lòng, mà thông qua phép thử nặng đô như Mass Effect Andromeda, nó đã cho bạn thấy được hiệu năng sau khi ép xung của chiếc card này như thế nào.​

    IV - Nhiệt độ hoạt động

    Điều kiện test

    Do forum không cho post quá nhiều ký tự nên nội dung file log nhiệt độ được tôi upload lên MediaFire, các bạn có thể down về tham khảo và đối chiếu.

    Mặc định

    Mã:
    https://www.mediafire.com/?h1v4injchnzvebk
    Min: 45*C, Max: 71*C
    Ép xung

    Mã:
    http://www.mediafire.com/file/c2t2a88w0acqp3y/oc%2833%29.txt
    Min: 44*C, Max: 59*C
    Theo kinh nghiệm của tôi thì nhiệt độ lý tưởng khi full load là < 79*C ở phòng bình thường và <75*C ở phòng máy lạnh. Như tôi đã có nói ở phần trên bài viết, tôi khá nghi ngại về khả năng thực chiến của công nghệ quạt Torx Fan 2.0 của MSI áp dụng trên chiếc card khủng GTX 1080 Ti Gaming X của họ, nhất là khi các NSX khác cũng có công nghệ tương tự và hiệu quả mang lại từ nó chưa đạt như kỳ vọng của tôi. Tuy nhiên, qua bài kiểm tra nhiệt độ này, tôi đã bị Torx Fan 2.0 và bộ tản nhiệt của Gaming X thuyết phục hoàn toàn.
    Ở mức xung mặc định, nhiệt độ card không vượt quá 71*C và đây là mức nhiệt độ được xem là rất mát mẻ khi thực nghiệm trên benchtable, nếu như có lắp vào thùng máy thì chiếc card này cũng không vượt quá ngưỡng 79*C theo dự đoán của tôi. Nên nhớ rằng,
    Torx Fan 2.0 đang được trang bị trên chiếc card đồ họa đơn nhân nằm trong top đầu bảng. Như thế tôi nghĩ cũng là quá đủ để nói Torx Fan 2.0 cùng bộ tản nhiệt trên GamingX do MSI thiết kế có hiệu năng cực kỳ ấn tượng. Và cũng không có lý do gì để nói thêm về phần nhiệt độ khi ép xung nữa khi mà mức mặc định, nhiệt độ đã rất ngon lành rồi.​

    V - Độ ồn

    Điều kiện test

    Lưu ý


    Theo bảng dải độ ồn dưới đây, độ ồn tối đa mà MSI GTX 1080 Ti Gaming X sản sinh ra nằm ở mức chấp nhận được, không quá ồn cũng như quá êm ái nhưng cũng không gây khó chịu quá nhiều cho tôi. Nên nhớ tôi đang dùng benchtable và không dùng thùng máy để thử nghiệm chiếc card này.

    [​IMG]

    VI - Công suất tiêu thụ

    Điều kiện test

    Mặc định



    Ép xung



    Với công suất đo được tối đa trong trường hợp ép xung đã gần chạm mức 500W, bạn sẽ cần bộ nguồn tầm cỡ 650W-700W để có thể an tâm mà sử dụng cùng con quái vật GTX 1080 Ti Gaming X. Tuy nhiên, đối với bạn đọc đã có đủ tài chính để có thể rước về chiếc card này thì ắt hẳn đã chuẩn bị cho mình bộ nguồn công suất lớn rồi. Do đó, bài test này chỉ mang tính tham khảo là chính thôi.​

    VII - Lời kết

    [​IMG]
    • MSI GTX 1080 Ti Gaming X 11GB hiện có giá tầm 20.5 đến 21 triệu đồng tùy nơi bán.

    [​IMG]
    • Thiết kế đậm chất gaming kèm theo dải đèn LED RGB tùy chỉnh được bằng phần mềm khá đẹp mắt.
    • Xung nhân được ép xung sẵn.
    • Hiệu năng mặc định rất tốt ở độ phân giải 4K UHD.
    • Khả năng ép xung khá.
    • Hiệu năng ép xung trên các game đồ họa nặng cải thiện khá nhiều (Mass Effect Andromeda).
    • Quạt làm mát có công nghệ Torx Fan 2.0.
    • Nhiệt độ hoạt động cực mát.
    • Trang bị backplate bảo vệ mặt sau card.
    • Độ ồn ổn.

    [​IMG]
    • Xung bộ nhớ không được ép xung sẵn.
    • Hiệu năng mặc định so với bản GTX 1080 Ti tham chiếu từ NVIDIA không hơn quá nhiều.

    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    :
    Chỉnh sửa cuối: 18/6/17

Chia sẻ trang này