Lần trước, do thời gian quá gấp nên tôi đã không kịp có bài đánh giá tổng thể bo mạch chủ X99A Gaming Pro Carbon của MSI mà chỉ có bài viết nhận định trước (preview) về sản phẩm này. Tuy nhiên, lần này MSI Việt Nam tiếp tục cho Amtech mượn một bo mạch chủ X99 khác, tuy thuộc dòng sản phẩm tầm trung nhưng lại ẩn chứa nhiều thứ thú vị dành cho game thủ. Đó là X99A Tomahawk, một bo mạch chủ sở hữu cái tên chỉ nghe qua thôi cũng ánh lên sự nguy hiểm rồi. Với giá thành rẻ hơn chỉ vào khoảng 8 triệu đồng (rẻ hơn 5.6 triệu đồng so với X99A Gaming Pro Carbon) tuỳ nơi bán, X99A Tomahawk được kỳ vọng sẽ mang đến nền tảng X99 đến cho game thủ có hầu bao hạn chế. Hãy cùng Amtech xem thử liệu Tomahawk có đáng để giới game thủ có thể bỏ khoảng 8 triệu đồng để rước về không? Mọi thông tin về đặc tả cấu hình, bạn đọc có thể tham khảo trên website của MSI tại đây. I - Unbox và thiết kế chung Phần phụ kiện của X99A Tomahawk mà tôi nhận từ MSI hình như đã bị thiếu đi kha khá món đồ mà mới nhìn sơ qua thì sách hướng dẫn và dĩa driver là hai thứ không xuất hiện ở đây. Theo sách hướng dẫn điện tử trên website của MSI, X99A Tomahawk có những phụ kiện sau đây: Qua đó, mẫu X99A Tomahawk do MSI gửi đến Amtech đã thiếu mất sách hướng dẫn, dĩa driver, I/O Shield và bộ sticker. Do đây chỉ là hàng mẫu nên sự thiếu sót là không tránh khỏi, vì thế tôi không coi đây là điểm trừ từ nhà sản xuất Đài Loan. Bập vào mắt tôi phải nói là một chiếc bo mạch chủ khá ngầu với tông nền đen pha lẫn vài điểm rằn ri màu xám đặc trưng đúng chất đồng phục quân đội tác chiến trong phạm vi nội ô thành phố. Ngoài ra, một điểm nữa về mặt thẩm mỹ mà Tomahawk hơn được so với Gaming Pro Carbon trước đó tôi có preview là bo mạch PCB của nó trông sạch sẽ hơn dù Gaming Pro Carbon vốn cũng thuộc dạng rất ít tì vết linh kiện. Tuy vậy, Tomahawk lại không có được diễm phúc được trang bị dàn đèn LED RGB tuỳ chỉnh màu như Gaming Pro Carbon. Có lẽ, nhằm phù hợp túi tiền của đại đa số game thủ, MSI đã bỏ đi dàn đèn này để tiết kiệm chi phí thành phẩm của Tomahawk. Nếu bạn đọc cũng là người dùng như tôi thì việc không có đèn LED RGB cũng không thực sự ảnh hưởng quá nhiều đến trải nghiệm sử dụng sản phẩm. Nhất là khi sở hữu thùng máy không cửa sổ thì việc có đèn LED hay không cũng không quá quan trọng, may ra nếu chúng ta sử dụng benchtable thì mới cảm thấy tiếc nuối chút xíu cho Tomahawk. Đây là khu vực quan trọng nhất của bo mạch chủ, dàn pha nguồn CPU và RAM của X99A Tomahawk. Với 9 pha CPU cũng như 2 pha RAM, X99A Tomahawk về lý thuyết sẽ đảm bảo cho hai linh kiện này của bạn hoạt động ổn định kể cả khi ép xung, nhưng không vì thế mà bạn có thể vô tư mà ép xung CPU và RAM mà không chú ý kỹ lượng điện cấp vào. Điểm đáng chú ý là ngàm RAM của bo mạch chủ này được thiết kế theo dạng Q-slot tức là ngàm chữ Q cho phép người dùng có thể gắn chặt thanh RAM của mình một cách dễ dàng mà không cần phải tốn công tinh chỉnh hay đè mạnh thanh RAM cho chắc chắn như thiết kế 2 ngàm truyền thống. Tôi không rõ là đây là vô tình hay hữu ý từ MSI khi 4 lỗ bắt ốc tản nhiệt CPU của X99A Tomahawk đã bị bịt lại. Lúc này tôi lại liên tưởng đến chiếc bo mạch chủ X99 Fatal1ty Gaming i7 của ASRock khi đây là điểm hạn chế khiến tôi không thể dùng tản nhiệt nước cho con CPU của mình. Tuy nhiên, tôi nhận thấy MSI không bịt lại bằng bo mạch như sản phẩm của ASRock mà là bằng nhựa mềm có thể dễ dàng dùng vít để đâm và khoét lỗ. Quả là một động thái rất thông minh của MSI khi họ đã giúp những người còn dùng tản nhiệt thế hệ cũ (bắt ốc tản nhiệt từ dưới lên và vặn ốc cố định lại từ phía trên xuống) có cơ hội được sử dụng bộ tản nhiệt yêu thích. Ở phía dưới bo mạch chủ, chúng ta sẽ có 3 khe PCIe 3.0 x16 được trang bị khung kim loại bảo vệ chống hư hỏng khi lắp card đồ hoạ nặng. Ngoài ra, X99A Tomahawk còn có thêm 2 khe PCIe 2.0 x1 cho phép người dùng lắp thêm các thiết bị sử dụng chuẩn kết nối này mà phổ biến là card âm thanh hoặc card mạng. Hơn nữa, bo mạch chủ của MSI còn hỗ trợ thêm khe M.2 SSD dành cho SSD M.2 có độ dài tối đa 110mm. Phía dưới dàn chấu kết nối Front Panel quen thuộc và các nút Power/Reset. Tuy nhiên hai nút này là quá nhỏ cũng như quá gần dàn chấu Front Panel nên rất dễ bấm hụt vào dàn chấu này dẫn đến điện giật, nếu MSI đặt vỏ lớn hơn cho hai nút này như đã làm với X99A Gaming Pro Carbon thì đỡ hơn nhiều. Dàn cổng SATA III của X99A Tomahawk có tổng cộng 10 cổng SATA III, 1 cổng SATA Express và 1 cổng U.2 dành cho SSD NVMe với 4 cổng SATA III được đặt ngay mặt trên bo mạch chủ. Cách sắp xếp các cổng SATA III của X99A Tomahawk sẽ gây một chút phiền toái nếu người dùng thích có sự thẩm mỹ trong lúc đi dây, tuy nhiên với tôi thì điểm này cũng không ảnh hưởng mấy vì bo mạch chủ thường đặt trên benchtable nên sự cầu kỳ trong đi dây không được ưu tiên lắm. Ngoài ra, X99A Tomahawk còn có 2 cổng Front Header USB 3.1, một ở khu vực này và một ở phía trên gần cổng cắm nguồn 12V. Về âm thanh, X99A Tomahawk sử dụng chip xử lý âm thanh ALC1150 của Realtek được bảo vệ bởi lớp giáp cách nhiễu của Audio Boost. Dàn cổng I/O phía sau của Tomahawk bao gồm: 1 x cổng PS/2 2 x cổng USB 2.0 1 x nút Reset BIOS 1 x cổng USB 3.1 Gen2 Type-A 1 x cổng USB 3.1 Gen2 Type-C 2 x cổng LAN 1Gbps (RJ45) 2 x cổng USB 2.0 4 x cổng USB 3.1 Gen1 1 x cổng quang âm thanh S/PDIF 5 x cổng âm thanh 3.5mm II – Hệ thống thử nghiệm và BIOS A – Hệ thống thử nghiệm B – Hình ảnh BIOS III – Các phần mềm kèm theo A – MSI Command Center MSI Command Center sẽ là nơi dành cho người dùng vọc vạch về thông số điện thế, xung nhịp của các thành phần trọng yếu của hệ thống như CPU, RAM, VGA onboard. Ngoài ra, chương trình này còn cung cấp cho người dùng khả năng xem xét nhiệt độ hoạt động của các thành phần này dưới dạng hình ảnh 2D của bo mạch chủ vô cùng trực quan và dễ theo dõi. B - MSI Fast Boot Ứng dụng này cho phép người dùng có thể bật tắt chế độ boot nhanh vào hệ điều hành mà không cần phải vào BIOS để tùy chỉnh và cũng có thể từ Windows restart lại vào thẳng BIOS mà không cần phải nhấn nút Del trên bàn phím. C – MSI Gaming App Gaming App là ứng dụng cho phép game thủ có thể tùy chỉnh bàn phím của mình thành một bàn phím chơi game hoặc multimedia đúng nghĩa với trình con Gaming Hotkey, tương tự với chuột là Mouse Master. Nếu sử dụng card đồ họa do MSI sản xuất thì khi dùng Gaming App, game thủ có thể thiết lập nhanh các chế độ sử dụng khác nhau cho card đồ họa như OC Mode (ép xung), Gaming Mode (chơi game) và Silent Mode (yên lặng). D – Live Update và M-Cloud Live Update giúp người dùng có thể cập nhật driver hệ thống một cách tự động và M-Cloud sẽ biến hệ thống của người dùng thành một máy chủ dữ liệu đám mây trong mạng nội bộ. Tuy nhiên để sử dụng M-Cloud, người dùng cần phải có card mạng WiFi để cấu hình. E – MSI RAMDisk RAMDisk cho phép người dùng sử dụng một phần dung lượng RAM trống để làm ổ đĩa vật lý lưu trữ dữ liệu hoặc lưu cache đệm cho các trình duyệt Firefox, IE hay Chrome. F – MSI SuperCharger và XSplit Gamecaster SuperCharger cho phép người dùng có thể kích hoạt chế độ sạc nhanh dành cho các thiết bị di động khi cắm vào cổng USB 3.1 Gen 2. XSplit Gamecaster giúp game thủ có thể stream gameplay của mình lên các kênh chia sẻ video trực tuyến chuyên về game như Twitch kèm theo bản quyền phần mềm 1 năm. G – MSI USB Speed Up Chức năng của ứng dụng này là cho phép tăng tốc độ truyền tải của thiết bị lưu trữ sử dụng cổng kết nối USB 3.1/3.0 kết nối vào bo mạch chủ. USB Speed Up là ứng dụng không thể thiếu nếu bạn là một người dùng thường xuyên phải sao lưu dữ liệu nặng và quan trọng vào thiết bị lưu trữ USB 3.0/3.1. IV - Hiệu năng CPU A - SuperPi 32M B - AIDA64 1 - CPU Queen 2 - Memory Benchmark C - Cinebench 15 D - Frybench 64 bit E - 3DSMax 2016 + Vray V - Hiệu năng 3D A - 3DMark FireStrike / TimeSpy B - PCMark 8 C - Metro Last Light D - Rise of Tomb Raider View attachment 58187 View attachment 58188 VI - Hiệu năng thiết bị lưu trữ và âm thanh A - Colorful SL300 SATA III 120GB (trái) và SanDisk Plus SATA III 480GB Lưu ý SSD Colorful đã được cài Windows và nhiều ứng dụng và game được cài sẵn trên SSD SanDisk. B - RightMark Audio Analyzer (Realtek ALC1150) VII - Khả năng ép xung Do sử dụng lại CPU i7-6900K đã từng thử nghiệm trên bo mạch chủ X99A Gaming Pro Carbon và cũng xác định được mức xung cao nhất của CPU này là 4.3GHz cũng như điện cấp 1.33V nên tôi kỳ vọng rằng CPU này sẽ chạy được mức xung trên với mức điện cấp thấp hơn trên X99A Tomahawk. Tiếc thay, X99A Tomahawk không thể làm được điều này. Vì vậy, tôi quyết định test luôn mức xung/điện cấp 4.3GHz/1.33V để xem hiệu năng bo mạch chủ cải thiện ra sao? A - SuperPi 32M B - AIDA64 1 - CPU Queen 2 - Memory Benchmark C - Cinebench 15 D - Frybench 64 bit E - 3DSMax 2016 + Vray F - 3DMark FireStrike / TimeSpy G - Metro Last Light H - Rise of Tomb Raider VIII - Lời kết MSI X99A Tomahawk được bán với giá 8.000.000 đồng tùy nơi bán. Thiết kế ngầu với tông đen xám rằn ri quân đội. Đường mạch bo mạch chủ sạch sẽ. 4 lỗ bắt ốc được thiết kế cho phép gắn tản nhiệt CPU thế hệ cũ. Ngàm RAM chữ Q. Phần mềm kèm theo phục vụ tốt cho nhu cầu gaming đặc biệt là bản quyền XSplit 1 năm. Hỗ trợ đến 2 cổng giao tiếp mới M.2 và U.2. Các khe PCIe x16 đều được bọc kim loại bảo vệ tăng cường độ bền. Có đến 2 cổng mạng LAN 1Gbps. Có 2 cổng USB 3.1 Type A và C. Hiệu năng sau khi ép xung cải thiện kha khá ở hầu hết các bài test. Giá khá tốt. Không có dàn đèn LED RGB. Nút Power/Reset đặt quá gần với dàn chấu Front Panel nên lúc thao tác dễ bấm hụt dẫn đến điện giật. View attachment 58202