Card đồ họa là trang bị không thể thiếu đối với tất cả các game thủ trên thế giới. Tuy nhiên, game thủ ở Việt Nam với khả năng đầu tư cho card đồ họa không quá cao tầm 150$ - 200$. Nắm bắt được tâm lý người dùng, NVIDIA ngay lập tức ra mắt card đồ họa với kiến trúc mới Maxwell GeForce GTX 750 và GeForce GTX 750Ti. Ra mắt vào đầu năm 2014, GeForce GTX 750 và GeForce GTX 750Ti gây ấn tượng rất tốt với người dùng bởi bước đột phá hiệu năng lớn và là card đồ họa có điện năng tiêu thụ thấp nhất trong lịch sử card đồ họa từ trước đến nay. Tuy là card đồ họa thuộc phân khúc tầm trung giá rẻ, nhưng GeForce GTX 750 và GTX 750Ti lại được hưởng rất nhiều ưu ái từ cha đẻ NVIDIA với rất nhiều công nghệ mới được cập nhật thường xuyên. Nói đến phần công nghệ thì NVIDIA làm cho rất nhiều game thủ thích thú với công nghệ NVIDIA ShadowPlay được hỗ trợ cho những dòng card đồ họa GTX. Sẵn tiện mình đang có trong tay card đồ họa GeForce GTX 750Ti, mình sẽ review so sánh hiệu năng, điện năng tiêu thụ của GTX 750Ti với card đồ họa cùng phân khúc R7 260X, và trải nghiệm công nghệ ShadowPlay trên card đồ họa GeForce GTX 750Ti bên cạnh đó là phần hướng dẫn sử dụng công nghệ NVIDIA ShadowPay. 1. Sơ lược công nghệ Nvidia ShadowPlay: Đối với Game thủ, FRAPS là một công cụ cực kì quen thuộc giúp bạn ghi hình, chụp hình cũng như Benchmark các game không có Benchmark tool. Tuy nhiên, FRAPS gặp phải khá nhiều lỗi khi Benchmark như tụt FPS, chất lượng ghi hình kém và dung lượng cao. Và giờ đây, Nvidia đã có giải pháp gần như hoàn thiện, và thậm chí còn đi xa hơn nữa để trở thành một công cụ hàng đầu để thay thế cho FRAPS đối với người dùng VGA Nvidia, bạn chỉ cần dùng chính card đồ họa của mình, với sức mạnh của chúng để hỗ trợ bạn ghi hình trong game, với mức suy giảm hiệu năng bằng không, và chất lượng hình ảnh tuyệt vời, cũng như không phải tốn tiền để trang bị một ổ cứng dung lượng lớn để lưu trữ chúng, thay vì dung lượng đồ sộ của video thành phẩm từ FRAPS. Với công nghệ Nvidia ShadowPlay thì giờ đây chúng ta có những video thành phẩm với chất lượng cực kì cao so với FRAPS, với dung lượng giảm nhiều lần. Hướng dẫn cài đặt ShadowPlay: - Đầu tiên các bạn cần cập nhật bản driver mới nhất của Nvidia trên trang nvidia.com hay geforce.com. - Sau khi cài xong, các bạn mở GeForce Experience (GE) lên, chọn mục Shadowplay, nếu máy bạn có Webcam thì GE sẽ có các option tinh chỉnh camera như vị trí trên màn hình có kích cỡ để up phim gameplay lên mạng xã hội Twitch chuyên về game. - Mục Camera và Status Indicator chỉ cho phép chúng ta chỉnh sửa khi ShadowPlay được active. - Hãy click vào Tab ShadowPlay (biểu tượng máy quay phim ở góc trên bên phải cửa sổ GE) để mở cửa sổ ShadowPlay lên, bấm vào nút công tắc như công tắc bật đèn ở vị trí mà mình đánh dấu đỏ trên hình để active ShadowPlay. - Lúc này thì chúng ta có thể mà chỉnh sửa các option về camera hiện diện và status indicator. - Tuy nhiên do không có webcam nên mình sẽ skip qua phần này và tập trung cho status indicator. - Ở đây, chúng ta có thể thấy có một sự tương đồng khá lớn ở ShadowPlay với Fraps, nó cũng cho phép chúng ta tắt status indicator đi cũng như chọn lại vị trí hiện diện ở 4 góc màn hình. - Kéo xuống dưới, ShadowPlay cũng cho phép chúng ta chỉnh sửa các hotkey dùng để quay phim và cấu hình lại đường dẫn để lưu file tạm và file phim. - Giờ thì chúng ta hãy chuyển qua cửa sổ ShadowPlay. Sẽ có 4 phần mà các bạn cần phải chú ý ở đây:Mode, Shadow time, Quality và Audio. - Đầu tiên hãy xem qua Mode, phần này sẽ có 4 sự lựa chọn: + Shadow & Manual: cho phép vừa quay theo chế độ shadow (shadow recording) và chế độ tự quay manual recording. + Shadow: chỉ cho phép quay shadow. + Manual: hoàn toàn là chỉ có tự quay mà không quay shadow được. + Twitch: truyền video trực tiếp mạng xã hội Twitch – cái này chắc chỉ dành cho bạn nào dùng cáp quang băng thông quốc tế tốc độ khủng thôi. - Chuyển sang Shadow time, bây giờ mình sẽ giải thích shadow recording là gì. Shadow recording là một chế độ quay phim mà trong đó khi người dùng nhấn phím tắt để save video shadow recording (mặc định là Alt+F10) thì ShadowPlay nó sẽ tự động lưu video gameplay với thời lượng được set (shadow time) trước thời điểm người dùng nhấn phím tắt. - Qua tiếp Quality thì có lẽ mình cũng không cần giải thích nhiều lắm, thông thường mình hay chọn High để xuất phim cho chất lượng đẹp nhất có thể (độ phân giải ingame, 60 FPS, 50 Mbps, codec H.264). - Ngoài ra các bạn có thể vào Custom để tùy chỉnh: - Cuối cùng là Audio, chúng ta chỉ có 2 lựa chọn là thu âm thanh ingame hoặc ingame và microphone. Chế độ đầu tiên thì cũng bình thường chúng ta quay phim video game thôi (tức là có hình và âm thanh) nhưng ở chế độ thứ 2 thì gồm luôn cả âm thanh ingame và microphone. Chế độ này rất thích hợp cho những bạn chuyên làm video walkthrough hoặc làm video game commentary. Thêm một ưu điểm nữa của ShadowPlay là nó hoàn toàn miễn phí đi kèm cùng bộ phần mềm GeForce Experience. NVIDIA ShadowPlay đúng là sự lựa chọn tuyệt vời cho những game thủ khi muốn ghi lại khoảng khắc hay những trận đấu đáng nhớ với độ phân giải cao, dung lượng thấp và không ảnh hưởng nhiều đến hiệu năng khi chơi game. 2. Giới thiệu sơ về card đồ họa Palit GeForce GTX 750Ti: Palit GeForce GTX 750 Ti có hình thức quá đẹp, quá chuẩn! Vẫn lấy tông đen làm chủ đạo, GTX 750 Ti StormX mang nét lầm lì như một card đồ họa tầm high-end. Bên cạnh đó việc sử dụng màu vàng gold lại có tác dụng tạo nên nét sang trọng. Chiều dài của card tương đối lý tưởng đối với một card đồ họa, nhìn rất thuận mắt. 3 cổng xuất hình cơ bản nhất hiện nay: D-Sub, DVI, HDMI (mini).3. Cấu hình và kết quả Benchmark: Cấu hình test: Kết quả Benchmark: 4. Overclocking: Kết quả OC: Xung nhịp vốn đã được Palit đẩy lên mức rất cao nên khả năng ép xung thêm của GTX 750 Ti StormX không nhiều. Hiệu năng cũng tăng thêm không nhiều. 5. So sánh hiệu năng với R7 260X: Cấu hình so sánh 2 card đồ họa tương đương, với card đồ họa ở cùng phân khúc và giá bán tại Việt Nam là bằng nhau 3.399.000đ. Settings là được điều chỉnh lên mức Ultra để test và so sánh. Kết quả so sánh: Được test thử nghiệm ở một số game thì có thể thấy GeForce GTX 750Ti hơn R7 260X ở nhiều game, tỉ lệ 2/3 số game GTX 750Ti thằng R7 260X. Phần so sánh điện năng tiêu thụ: Ở phần so sánh điện tiêu thụ thì GeForce GTX 750Ti chiến thắng ấn tượng với mức tiêu thụ điện khá thấp, nên hệ thống bạn chỉ cần nguồn 300W là có thể dùng ngon lành. 6. Kết luận: Palit GeForce GTX 750 Ti là sự lựa chọn tối ưu cho những ai đang có nhu cầu nâng cấp card đồ họa và nhất là những phòng game nơi tiêu thụ rất nhiều điện năng thì nay với kiến trúc Maxwell trên GTX 750 Ti card đồ họa siêu tiết kiệm năng lượng, giảm tối đa chi phí thanh toán hóa đơn tiền điện hàng tháng, khi so sánh với card đồ họa đối thủ R7 260X thì GeForce GTX 750 Ti cũng vượt trội hơn cả về hiệu năng và điện năng tiêu thụ nhưng giá thành tương đương Ưu điểm: - Ép xung sẵn cao, hiệu năng mạnh. - Hình thức đẹp hết chỗ chê. - Tản nhiệt êm, mát - Giá hợp lý. - Điện năng tiêu thụ thấp. Nhược điểm: - Thương hiệu mới ở Việt Nam. - Ép xung không cao.