Review PSU VENR VPRO 420

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi PowerLAB, 2/6/10.

  1. PowerLAB

    PowerLAB Member

    Bài viết:
    42
    PowerLAB dot vn
    Tác giả: SUSU
    Xem nội dung đầy đủ: http://powerlab.vn/2010/05/venr-vpro-420w/
    Dưới đây là tóm tắt nội dung chính.
    _________________

    Không phải là một gương mặt mới với thế giới CNTT Việt Nam, Venr đã xuất hiện từ lâu với các sản phẩm chủ đạo là Monitor, Máy bộ, hệ thống máy chủ,..trong đó phải kể đến mãng sản phẩm nguồn và thùng máy cũng là một thế mạnh của Venr bấy lâu. Tuy nhiên, chất lượng trước đây của các bộ nguồn máy tính (PSU) do Venr gia công chưa được đánh giá cao vì chất lượng cũng như công suất thật vẫn được xếp vào hàng “noname” giống như các PSU kém chất lượng khác đang được bán đầy trong các cửa hàng máy tính.

    Đứng trước ý thức tự bảo vệ của người tiêu dùng với các PSU kém chất lượng, để tiếp tục phát triển mãng sản phẩm khó tính này. Bắt đầu từ năm 2010, Venr đã thực hiện cải tiến chất lượng cho sản phẩm PSU của mình với mong muốn trở thành một nhà sản xuất PSU công suất thực tại Việt Nam. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu tới mẫu PSU đầu tiên thuộc dòng này với mức công suất thật được Venr công bố là 400W – trên mẫu VPRO420W.

    Hình thức bên ngoài

    [​IMG][​IMG]

    Venr VPRO 420W với hình biểu tượng quốc kỳ Canada như muốn khẳng định chất lượng của mình với Khách hàng ngay cái nhìn đầu tiên từ chiếc hộp đựng sản phẩm. Thiết kế bên ngoài của PSU theo đúng chuẩn ATX với lớp phủ kim loại bóng bẩy như các dòng PSU cao cấp. Lưới bảo vệ quạt không đi cùng màu với chiếc vỏ nên trông nổi bật ở trung tâm PSU. Phía sau lưới thoát nhiệt hình tổ ong chỉ có công tắc nguồn chính cùng ổ lấy điện, ở đây cho thấy điện áp lưới được nhắc nhở người dùng với mức điện thế vào duy nhất phù hợp là 220VAC.

    [​IMG][​IMG]

    Trên bản thông số kỹ thuật bạn hoàn toàn không thấy điều này được thể hiện, đường -5V đã bị dấu đi. Thay vào đó là các thông số cơ bản của các đường điện chính, trái ngược lại, dựa vào thông số dòng điện tối đa của từng đường thì tôi thấy nó rất cân đối và nếu đúng vậy thì nó là lại phù hợp với các phiên bản ATX cao hơn…thật đau đầu. Điều đáng nói là cho dù Venr đã cố tạo cho mình một sản phẩm có chất lượng tốt hơn nhưng việc thể hiện các thông số kỹ thuật trên nhãn vẫn rất thiếu chuyên nghiệp, chúng ta không thể biết được tổng công suất của PSU này là bao nhiêu? Và công suất tối đa của từng đường như thế nào? Ngoài việc tự đoán già đoán non là VPRO 420W có công suất tối đa bằng 420W,… Khi nhận được PSU này từ nhà phân phối Venr họ khẳng định PSU này có công suất thật ở mức 400W, do vậy ta cứ tạm coi đây sẽ là mức công suất danh định của VPRO 420W và cần được kiểm chứng.

    [​IMG]

    Hệ thống đầu cấp nguồn tuy không phong phú lắm nhưng cũng cung cấp đủ các đầu cắm cơ bản cho một chiếc máy tính tầm trung với các đầu cắm; FDD, SATA, IDE, PCI-E 6 pin, ATX12V 4 pin, EPS12V 8 pin và đương nhiên đầu cấp nguồn chính cho Mainboard là loại 20+4 pin tiện dụng. Tổng cộng số đầu cắm cho phép bạn kết nối tới 7 thiết bị ngoại vi trong đó có 1 cho VGA.

    Công suất, Hiệu suất và Hệ số công suất PF

    [​IMG]

    Hú hồn…PSU Venr VPRO 420W đã qua được mức thử 400W với hiệu suất tốt luôn trên 72%. Tính năng P.PFC không hiệu quả với giá trị đo trung bình chỉ có 0.6.

    Tôi không thể dừng ở đây mà tiếp tục nâng công suất lên mức chạm nóc là 420W xem thử PSU có chịu đựng được không, nếu được thì Venr VPRO 420W sẽ là tên tuổi mới trong dòng nguồn công suất thật trên thị trường.

    [​IMG]

    Không qua khỏi…bùm và chói loá… sau 5 phút chạy vừa đủ cho tôi ghi lại được các giá trị thử nghiệm mới.

    Chế độ bảo vệ

    [​IMG]

    Chỉ có chế độ OCP trên đường +12V nhưng nó lại không nhậy lắm và bị sụt áp khi kéo thử riêng đường này quá 29A (điện áp còn dưới 11.4V). Các tính năng OVP và SCP hoạt động tốt.

    Khám phá bên trong

    [​IMG][​IMG]

    Có khá nhiều linh kiện bên trong, chúng chen chúc nhau trên một diện tích chật hẹp. Venr VPRO 420W chỉ sử dụng mạch in một mặt do vậy khó lòng mà làm cho board mạch bên trên thông thoáng được là điều đương nhiên.

    [​IMG][​IMG]

    Cặp tụ lọc DC chính có dung lượng tổng là 340uF/400VDC khi được ghép nối tiếp để chịu được điện áp 300VDC. Diode nắn điện chính không dùng loại cầu tích hợp chung một vỏ mà cấu thành từ 4 diode 1N5408 riêng lẽ, có sức chịu được tới 3A. Các tụ điện còn lại trên mạch đa phần sử dụng tụ của hãng Sapcon. Cuộn dây trong các mạch lọc trên các đường điện chính quấn chưa được đẹp lắm, chân hàn xuống mạch trực tiếp mà không thông qua đế cắm.

    [​IMG]

    Công nghệ điều khiển tuy là dạng cũ nhưng có cải tiến ở phần điều khiển PWM với chỉ một IC AT 2005B do ATE (Advanced Technology INC) sản xuất. Cặp Transistor công suất đã làm tròn trách nhiệm của mình và ra đi không lời giải từ đến nỗi tôi còn không thể đọc được thông tin ghi trên lưng Transistor. Vết cháy nám đã che đi tất cả.

    Qua điều tra cái chết cho thấy một điều, nhiệt độ tăng cao bên trong PSU khi ở mức công suất lớn nhất là 400W là do mạch điều khiển công suất PWM đã hoạt động hầu hết khả năng của mình, mở rộng độ rộng xung lên tới mức tối đa có thể để PSU tạo ra một công suất theo đúng yêu cầu của tải. Điều này dẫn đến chu kỳ nghỉ của Transistor giảm làm cho chúng nóng lên nhanh chóng vì bị dẫn liên tục > nhiệt độ tăng và Transistor chết vì “hết nhớt”.

    Đánh giá chung

    Thật đáng tiếc và thật lòng mà nói thì với Venr VPRO 420W bạn chỉ nên khai thát nó ở mức tối đa là 380W để giảm bớt nhiệt độ và rủi ro cho PSU. Ngoài chuyện đó ra thì, Venr VPRO 420W có hình thức đẹp, có sự đầu tư nhất định vào công nghệ (tuy chưa tới), điện áp có sai số thấp và hiệu suất đạt chuẩn ATX. Với 21A đường +12V nó vẫn có thể gánh được loại VGA có công suất dưới 100W trên các cấu hình cơ bản dành cho máy tính văn phòng cao cấp hay các máy game tầm trung, còn game online hả…chuyện nhỏ.

    Về hình thức Venr VPRO 420W ăn bức các PSU noname nhưng về giá thì nó đang so kè với các PSU phổ thông như CE2 của AcBel hay Elite của CoolerMaster có mức công suất tầm tầm 350W đến 380W. Venr hãy cố gắng đầu tư thêm một nữa là có thể thành một thương hiệu PSU tốt có lợi cho người dùng máy tính. Bù lại với chế độ bảo hàng 1 đổi 1 trong vòng 3 năm sẽ tạo sự an tâm hơn cho người dùng máy tính.

    Ưu điểm

    - Hình thức bắt mắt.

    - Quạt màu.

    - Đầy đủ các đầu cấp nguồn cho một chiếc máy tính tầm trung.

    - Hiệu suất trên 70%.

    - Điện áp có sai số thấp.

    - Có tính năng smart fan.

    - Chế độ bảo hành tốt.

    Khuyết điểm

    - Không có bảo vệ quá dòng OCP.

    - Nóng bất thường khi ở mức công suất cao.

    - Bớt giá một chút đi có thể cạnh tranh tốt với các dòng phổ thông hàng thương hiệu.

    Giá bán tham khảo

    - 635,000 đồng/bảo hành 3 năm.

    Giá trị đầu tư

    - 1,587 đồng/1 Watt.

    http://powerlab.vn/2010/05/venr-vpro-420w/
     
    :
  2. dangminh2708

    dangminh2708 New Member

    Bài viết:
    5
    bài viết hay
     
  3. osiric

    osiric Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,445
    Con này bán giá 450 ngàn là ok, 650 ngàn thì quá mắc
     

Chia sẻ trang này