HOT [Review] Totolink N300RH - Sóng khỏe, xuyên tầng tốt, giao diện đơn giản dễ dùng

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 16/7/16.

  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Nếu là người dùng mạng cáp quang Viettel lâu năm có lẽ bạn đọc sẽ không lạ gì với thương hiệu bộ định tuyến (router) Totolink. Đặc biệt là mẫu router N151RT của hãng thường được nhân viên Viettel cài đặt trước đây cho khách hàng. Và cũng chính nhờ Viettel, tôi mới được biết đến một thương hiệu router mới mẻ nhưng hiệu năng cũng khá ổn trong thời điểm mà thị trường Việt Nam luôn tràn ngập những cái tên quen thuộc như D-link, Linksys-Cisco, Draytek và một phần nào đó là TP-Link.

    Hôm nay tôi sẽ thử nghiệm nhanh một model router khá đặc biệt đến từ Totolink có tên mã là N300RH. Từ cái tên tôi có thể đoán ngay tốc độ tối đa của mẫu router này là 300Mbps cũng như hỗ trợ chuẩn phát sóng 802.11n. Tuy nhiên điểm nổi bật ở N300RH chính là cặp anten thu/phát (R/T - Receive/Transmit) 11dBi rất dài của chiếc router này. Nó làm tôi nhớ đến một chiếc router trước đây cũng sở hữu cặp anten R/T dài mà tôi từng trên tay - đó là ASUS RT-N12HP. Tuy nhiên, cặp anten này chỉ có độ gain (tạm dịch là độ lợi tín hiệu) chỉ là 9dBi, và thiết kế của router này cũng chưa thực sự thông minh khi RT-12HP chỉ có thể đặt vững chắc khi treo tường, còn khi đặt nằm thì nó thường gặp tình trạng bấp bênh do 2 cây anten khá nặng nề làm mất cân bằng. Cũng được trang bị cặp anten rất dài như thế nhưng với độ gain cao hơn, Totolink N300RH liệu có mắc phải sai lầm về mặt thiết kế như chiếc router của ASUS? Ngoài ra, hiệu năng của nó sẽ như thế nào, bài viết này sẽ giúp bạn trả lời hai câu hỏi trên.

    TOTOLINK-N300RH-High-Power-Long-Range-Wireless-N-300Mbps-WiFi-Router-WiFi-Repeater-with-2-11dBi.png

    Các tính năng nổi bật:
    • Hỗ trợ WIFI chuẩn B,G,N. Tốc độ đạt đến 300Mbps
    • Công suất phát cực khủng 500mW với 02 Anten rời độ lợi cao 2x11dBi (2T2R)
    • Hỗ trợ Passive PoE (cấp nguồn qua dây mạng)
    • Hỗ trợ 5 SSID (5 tên wifi khác nhau)
    • Giới hạn số lượng người truy cập trên Router
    • Isolate LAN (cô lập mạng wireless & LAN)
    • Hỗ trợ Multi VLAN cho MyTV, NetTV, IPTV...
    • Tên miền động dành cho Camera: No-IP, DynDNS...
    • Siêu Repeater, Wireless WAN, Bridge, WDS...
    • Cho phép 25 thiết bị không dây kết nối đồng thời
    Mọi thông tin chi tiết về router N300RH, bạn đọc có thể xem tại trang chủ của Totolink theo đường link này. N300RH có giá thị trường khoảng 890.000 đồng tùy nơi bán.​

    I - Unbox

    1.jpg
    2.jpg

    Ngay từ hộp đựng, Totolink đã đánh rất mạnh vào tính năng được xem là quan trọng nhất của mẫu router N300RH là khả năng phát sóng ngay từ mặt trước của hộp. Tốc độ cao (High-Speed) kèm theo khả năng phủ sóng rộng (Wide Coverage) chính là những tính năng nổi trội của N300RH và ở mặt sau, Totolink tiếp tục nhấn mạnh vào hai điểm này thông qua các hình minh họa khá trực quan và dễ hiểu.

    3.jpg
    4.jpg

    Phần phụ kiện của N300RH bao gồm:
    • Hai cataloge hướng dẫn (một trong số đó của nhà phân phối chính của Totolink tại thị trường Việt Nam - An Phát Computer)
    • 2 anten R/T 11dBi
    • 1 cáp LAN 100Mbps
    • 1 đế dựng đứng
    • 1 adapter nguồn
    • 1 router N300RH
    5.jpg

    Đây là hình ảnh tổng thể của N300RH sau khi được tôi gắn 2 anten vào. Nhìn chung N300RH có thiết kế nhìn rất đơn giản với tông màu trắng chủ đạo khá đẹp và tinh tế. Hơn nữa, kích thước của router cũng khá nhỏ, do đó nó sẽ tương thích với nhiều không gian đặt khác nhau. Không những thế, N300RH rất vững chắc khi được đặt nằm dù mặt trên của nó đang gánh 2 anten R/T 11dBi khá dài. Đây là điều tôi không thể có khi sử dụng chiếc router RT-N12HP của ASUS trước đây. Với độ gain 11dBi, N300RH về lý thuyết sẽ giúp tôi và bạn đọc tránh phải sử dụng nhiều thiết bị tiếp sóng và phát lại (Repeater) đặt trong nhà vì khả năng phủ sóng rộng của nó. Tất nhiên đấy chỉ là trên lý thuyết, còn thực tế như thế nào thì chúng ta sẽ được biết vào cuối bài viết.

    6.jpg
    7.jpg

    Mặt trên của N300RH có dải đèn LED báo hiệu trạng thái giúp người dùng có thể biết được tình trạng của router như thế nào. Nếu bạn đọc chưa rõ những ký hiệu trên dải đèn LED này thì thay vì phải lấy cataloge hướng dẫn ra xem thì Totolink có in lên mặt trên của N300RH phần giải thích của chúng. Tôi rất thích điểm này của N300RH vì nó giúp tôi tiết kiệm khoảng thời gian sẽ là không nhỏ nếu vô tình lạc mất cataloge hướng dẫn. Ngay bên dưới phần giải thích ký hiệu LED, chúng ta sẽ có một nút Reset kiêm tính năng WPS. Tính năng WPS sẽ giúp thiết bị không dây tham gia nhanh vào mạng WiFi của N300RH mà không cần thông qua quá trình khai báo mật mã. Tôi thường xuyên phải sử dụng tính năng này của N300RH vì thói quen đặt mật mã quá dài và rắc rối của mình khi dùng điện thoại. Tuy nhiên, WPS lại không an toàn lắm về bảo mật do đó bạn chỉ nên sử dụng tính năng này cho mình và người quen.

    8.jpg
    9.jpg
    10.jpg

    Cạnh đối diện của N300RH là dàn cổng kết nối LAN 4 cổng băng thông 100Mbps màu đỏ và 1 cổng WAN màu vàng. Đặt xa dàn cổng này về phía bên trái là jack cắm nguồn adapter của N300RH. Mặt trên đối diện với 2 anten R/T 11dBi là khe gắn ngàm đế đứng của N300RH. Bạn có thể xem hình N300RH được dựng đứng dưới đây.

    11.jpg
    12.jpg

    N300RH trụ khá vững nếu chúng ta dựng 2 cây anten R/T 11dBi theo hai góc đối xứng nhau để tạo sự cân bằng. Nên nhớ rằng, anten của router sẽ phát sóng theo phương ngang, tức là nếu bạn muốn thiết lập phủ sóng cho tầng lầu bạn ở cũng như phát sóng xuống tầng dưới thì bạn phải dựng 1 anten ngang 1 góc 90 độ (phát xuống tầng dưới) và đứng cũng với góc 90 độ. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu bạn đặt router nằm, nhưng việc này gần như là không thể nếu bạn cho N300RH đứng vì chiếc router này sẽ bị mất cân bằng. Vì vậy, tôi rất ít khi phải dùng đến thanh đế dựng đứng của N300RH vì đặt nằm gần như phương án tối ưu nhất rồi.

    13.jpg

    Mặt đế của N300RH có rất nhiều khe thoát nhiệt cùng 4 núm cao su gồ lên để góp phần tăng khả năng giải nhiệt cho router khi hoạt động ở công suất cao.​

    II - Cấu hình và thử nghiệm
    • Cấu hình
    1.png
    2.png

    Trước tiên bạn vào trình duyệt web (ở đây tôi dùng là Cốc Cốc), điền vào địa chỉ http://192.168.1.1 để vào trang đăng nhập vào router của N300RH. Trong hình trên, tôi đã thiết lập lại địa chỉ IP của router sang lớp 0.x để tránh trùng lắp với modem WiFi Viettel Dasan H640W GPON tạm gọi tắt là GPON trong phạm vi bài viết này (IP của modem này ở lớp 1.x và vô tình trùng địa chỉ 192.168.1.1 của N300RH). Sau khi đăng nhập thì bạn sẽ vào được trang cấu hình chính của router N300RH. Ở mục đầu tiên là System Status sẽ cho bạn biết được tình trạng cũng như sơ bộ về cấu hình của router. Đánh giá một chút là giao diện làm việc của trang cấu hình này thì tôi thấy đây là một giao diện người dùng đơn giản, dễ sử dụng được cấu trúc theo dạng cây thư mục rất trực quan. Do đó bạn đọc sẽ không gặp quá nhiều khó khăn khi cấu hình N300RH.

    3.png

    Ở mục Operational Mode, bạn có thể chọn bất kỳ chế độ hoạt động của N300RH cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Thông thường, N300RH sẽ cấu hình mặc định cho nó trở thành một chiếc router trong hệ thống mạng của bạn như hình trên. Tuy nhiên, nếu N300RH hoạt động như một chiếc router buộc bạn phải cấu hình cho đường WAN (kết nối Internet) và đường LAN (có nhiệm vụ quản lý và cấp phát IP cho các máy con bên trong hệ thống mạng). Trong khi đó, bạn có thể chọn chế độ Bridge to AP. Chế độ này căn bản sẽ biến N300RH trở thành điểm kết nối (Access Point) thay cho modem Viettel Dasan H640W nhưng lưu ý, bạn phải tắt tính năng DHCP (cấp phát IP động) cho modem này. Nếu không thì hệ thống mạng của bạn sẽ gặp tình trạng cạnh tranh cấp phát IP động giữa N300RH và H640W, khiến thiết bị không dây như điện thoại di động hay laptop không kết nối được hoặc kết nối nhưng IP được cấp phát quá chậm dẫn đến timeout (hết lượt cấp phát IP). Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ cấu hình N300RH đóng vai trò là một router để phù hợp hơn với hệ thống mạng test.

    4.png
    5.png
    6.png
    7.png

    Như đã nói ở trên, tôi đã cấu hình nó đóng vai trò là một chiếc router WiFi có nhiệm vụ cấp phát IP đường LAN cho tất cả các thiết bị kết nối vào N300RH thông qua dây hoặc không dây. Trong khi đó, để các thiết bị kết nối ra được Internet, tôi cấu hình đường WAN của N300RH trỏ vào địa chỉ IP của modem GPON. Hãy lưu ý là 2 đường IP WAN và LAN phải khác lớp với nhau thì hệ thống mạng thử nghiệm của tôi mới hoạt động được. Cụ thể, đường WAN là lớp IP 192.168.1.x trong khi đó đường LAN sẽ là 0.x như tôi có nói sơ ở phía trên. Lưu ý, trên modem GPON đã được tắt tính năng phát sóng WiFi để tránh tình trạng nhiễu sóng có thể gây ra cho N300RH.

    8.png
    9.png

    N300RH còn hỗ trợ nhiều tính năng mang tính quản trị chuyên sâu như lọc kết nối theo địa chỉ MAC, lọc kết nối theo dải IP, lọc cổng dịch vụ, lọc địa chỉ website, mở cổng dịch vụ (như hình demo phía trên) và DMZ trong mục Tường lửa. Ngoài ra, N300RH còn cho phép người dùng sử dụng tính năng QoS để giới hạn băng thông kết nối Internet dành cho các thiết bị tham gia vào hệ thống mạng. Tuy nhiên, chỉ khi nào có quá nhiều người dùng kết nối thì chúng ta mới nên xài tính năng này và trong bài viết này tôi sẽ không sử dụng đến QoS.

    • Thử nghiệm
    Môi trường test:

    • Nhà 3 tầng, khoảng cách giữa sàn phòng trên và trần phòng dưới là khoảng từ 30 - 40cm.
    • Test tốc độ download/upload file giữa laptop và server trong mạng LAN thông qua WiFi ở các phòng trên 3 tầng. Khoảng cách giữa 2 phòng cùng tầng là 5m5, chiều cao mỗi phòng là 4m5.
    • Phòng đặt router N300RH cũng như modem GPON là phòng 1 trong hình dưới đây.
    • PC đóng vai trò server chứa file ISO (khoảng 1.3GB) dùng để thử nghiệm tốc độ tải file được đặt trong phòng 1 kết nối bằng dây với N300RH thông qua cổng LAN của router.
    • Máy tính sử dụng để kết nối vào mạng WiFi là laptop có module WiFi Intel AC-8260 chuẩn 802.11ac song tần có tốc độ tối đa ở băng tần 5GHz là 867Mbps và 2.4GHz là 300Mbps.

    13681768_1230539900291418_1372969629_o.jpg
    Các bài test thực hiện với N300RH bao gồm:

    • Thử nghiệm số session tối đa giữa server và laptop của N300RH so sánh với modem GPON Viettel bằng kết nối dây.
    • Thử nghiệm tốc độ download/upload trên trang web www.speedtest.net thông qua kết nối WiFi giữa N300RH và GPON bằng laptop ở từng phòng.
    • Thử nghiệm tốc độ download/upload file giữa server và laptop trong mạng LAN với server được kết nối trực tiếp bằng dây vào router và laptop bằng WiFi của N300RH và GPON ở từng phòng.

    • Kết quả test:

    Số session tối đa mà router Totolink N300RH và GPON chịu tải được như sau:

    max_session.png

    Ở bài test này, dù có kết quả cao hơn nhưng Totolink không tỏ ra vượt trội lắm so với chiếc router đến từ Viettel. Tuy nhiên đối với môi trường sử dụng là nhà riêng thì khả năng chịu tải như thế của N300RH cũng tương đối chấp nhận được.

    Tiếp theo tôi sẽ thử nghiệm kết quả Speedtest.net cũng như tốc độ download/upload file ISO 1.23GB ở từng phòng trên router Totolink N300RH và GPON.

    Phòng 1:

    Đầu tiên là kết quả Speedtest, ở phòng 1, tôi sẽ test ở hai trường hợp cắm dây trực tiếp vào router và kết nối thông qua WiFi. Tốc độ của N300RH ở bên trái còn GPON là bên còn lại. Lưu ý cách sắp xếp này tương ứng với phần còn lại của bài viết.

    LAN.jpg
    Kết nối bằng dây.

    WiFi_A.jpg

    Kết nối thông qua WiFi.
    Bài test tiếp theo sẽ là phần download/upload file trong mạng LAN giữa N300RH và GPON.

    Trường hợp 1: Download/Upload file thông qua kết nối bằng dây vào router giữa laptop và PC. Tốc độ download/upload trung bình đạt 10MBps/11MBps trên N300RH và 47MBps /59MBps trên GPON. Kết quả này không lạ, đơn giản là vì cổng LAN trên N300RH chỉ có tốc độ tối đa 100Mbps trong khi đó ở GPON thì gấp 10 lần con số đó (1000Mbps). Vì thế tốc độ download/upload của N300RH trong trường hợp cắm dây thấp hơn GPON là chuyện bình thường.

    Lan2Lan.jpg
    N300RH.

    Lan2Lan.jpg
    GPON.
    Trường hợp 2: Tương tự trường hợp 1 nhưng dùng kết nối WiFi. Tốc độ download/upload trung bình đạt 8.3MBps/6.5MBps trên N300RH và 8.5MBps /15MBps trên GPON. Ở bài test này, GPON tỏ ra có ưu thế hơn khi so về tốc độ upload, trong khi đó N300RH chỉ thua kém một chút ở tốc độ download.

    WiFi_A.jpg
    N300RH.

    WiFi_A.jpg
    GPON.

    Phòng 2:
    Kết quả Speedtest ở vị trí này vẫn chưa thể cho chúng ta thấy rõ lợi thế từ cặp anten 11dBi của N300RH khi tốc độ download/upload đều ở mức xấp xỉ so với GPON. Lưu ý kết quả này được đo khi kết nối laptop với router bằng WiFi.

    WiFi_B.jpg
    Download/Upload file thông qua kết nối WiFi giữa laptop và PC. Tốc độ download/upload trung bình đạt 7.5MBps/7.2MBps trên N300RH và 9.6MBps/16MBps trên GPON. Tiếp tục, N300RH tỏ ra khá đuối so với GPON khi so về tốc độ trong mạng LAN không dây. Tuy nhiên, với lợi thế 2 anten 11dBi thì chưa chắc N300RH sẽ chịu thua GPON trong suốt bài test tốc độ download/upload này.

    WiFi_B.jpg
    N300RH.

    WiFi_B.jpg
    GPON.

    Phòng 3

    Kết quả Speedtest cũng gần như tương tự như ở phòng 2 và tôi không có kết luận gì thêm về trường hợp này.

    WiFi_C.jpg
    Download/Upload file thông qua kết nối WiFi giữa laptop và PC. Tốc độ download/upload trung bình đạt 9.3MBps/8.3MBps trên N300RH và 5.6MBps/9.4MBps trên GPON. Tới vị trí phòng 3, N300RH đã có thể gỡ lại phần nào với tốc độ download cao hơn hẳn GPON nhưng upload vẫn chậm một chút nhưng không đáng kể với chỉ 1MBps chênh lệch. Có lẽ, đã tới lúc cặp anten khủng của N300RH phát huy tác dụng rồi.

    WiFi_C.jpg
    N300RH.

    WiFi_C.jpg
    GPON.

    Phòng 4:
    Khá bất ngờ, khi ở vị trí số 4, kết quả Speedtest vẫn không thay đổi dù đây là vị trí cách khá xa với phòng 1 - nơi đặt cả hai router N300RH và GPON.

    WiFi_D.jpg
    Download/Upload file thông qua kết nối WiFi giữa laptop và PC. Tốc độ download/upload trung bình đạt 7.2MBps/3.3MBps trên N300RH và 385KBps/290KBps trên GPON. Đến đây, N300RH đã hoàn toàn đánh bại GPON với tốc độ download/upload hoàn toàn vượt trội. Rõ ràng chỉ với cặp anten mặc định của mình, GPON chưa đủ tuổi để có thể so với N300RH khi thử nghiệm bài test này ở vị trí phòng 4 vốn được ngăn cách so với phòng 1 ít nhất 2 bức tường và trần nhà.

    WiFi_D.jpg
    N300RH.

    WiFi_D.jpg
    GPON.

    Phòng 5:
    Tới vị trí này, N300RH đã có thể chứng minh lợi thế từ cặp anten 11dBi của mình với tốc độ download/upload cao hơn hẳn so với GPON dù tốc độ upload có phần sụt giảm khá nhiều.

    WiFi_E.jpg
    Download/Upload file thông qua kết nối WiFi giữa laptop và PC. Tốc độ download/upload trung bình đạt 1.9MBps/586KBps trên N300RH và tôi không thể đo được tốc độ do sóng WiFi của GPON quá thiếu ổn định ở vị trí này dẫn đến file bị lỗi khi download cũng như không upload được. Như vậy, về khả năng phát sóng xa, N300RH đã dễ dàng đánh bại GPON nhờ cặp anten 11dBi thần thánh của mình.

    WiFi_E.jpg
    N300RH.

    WiFi_E_download.png
    GPON.

    Phòng 6:
    Đến vị trí này xem như phần thắng đã hoàn toàn thuộc về đại diện của Totolink khi GPON thậm chí còn không thể hoàn thành bài test, trong khi đó N300RH dù cho ra kết quả rất thấp nhưng ít nhất nó cũng vượt qua bài test Speedtest.

    WiFi_F.png
    N300RH.

    WiFi_F.png
    GPON.
    Ở bài test tốc độ download/upload file trong mạng LAN, tôi đã có thể loại GPON ra khỏi cuộc chơi vì gần như sóng WiFi phát ra từ router này cực kỳ thiếu ổn định và tôi đã không thể hoàn thành bài test này. Trong khi đó, N300RH cũng phát sóng rất yếu tới vị trí này nhưng nó vẫn giúp tôi hoàn thành bài test với tốc độ download/upload trung bình đạt 202KBps/81KBps.

    WiFi_F.jpg

    III - Lời kết

    Ưu điểm:
    • Thiết kế đơn giản và đẹp.
    • Cặp anten R/T 11dBi cho khả năng phát sóng xa tốt.
    • Có thêm đế đứng phục vụ nhu cầu người dùng.
    • Giao diện người dùng theo dạng cây thư mục rất trực quan và dễ dùng.
    • Hỗ trợ đến 4 SSID.
    • Giá rẻ.
    • Được hỗ trợ firmware thường xuyên.
    Khuyết điểm:
    • Đế đứng sẽ gây mất thăng bằng cho router nếu điều chỉnh cặp anten không đúng góc đối xứng.
    • Các cổng LAN chỉ có băng thông 100Mbps.
    great.jpg
     
    :
    Chỉnh sửa cuối: 18/9/16
  2. khuongvcl

    khuongvcl New Member

    Bài viết:
    1
    Chủ bài post chia sẻ facebook đi, để ae ta liên hệ, trao đổi kỹ thuật tí, về function wds không biết chủ post có nghiên cứu chưa nhỉ ? theo như mình được biết thì em totolink (không rõ là em nào, có khi là tất) có cái mạnh là wds không quan tâm channel gốc nó đổi sang thế nào vẫn ổn. À mạng lan 100mbps cũng bình thường như ai thôi ấy nhỉ ?! thấy con router f600w có lúc nó hiện 1gbps vào lúc ta kết nối lan dây với nó, chả biết thực hư ra sao. Chứu 1gbps đó thì đúng là bá cmn đạo ấy.
     
  3. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    môi trường test của mình ko dùng WDS bạn ạ do chỉ test một mình con 300RH thôi, nhưng nếu có 2 con này thì mình sẽ nghiên cứu thêm và trả lời bạn sau :) còn con zte viettel f600w nếu trên thông số cấu hình của nó các cổng LAN băng thông 1Gbps như Dasan H640W của mình thì khi cắm dây LAN từ máy tính vào router, thì biểu tượng mạng của máy sẽ có băng thông 1Gbps.
     

Chia sẻ trang này