1. Giới thiệu tổng quát: Được thành lập vào cuối năm 2008 bởi những cựu game thủ eSport chuyên nghiệp, Zowie ngay từ đầu đã xác định mục tiêu phát triển của mình là tạo ra những sản phẩm đề cao vào hiệu năng nhằm mang lại cho game thủ những trải nghiệm tốt nhất. Sau 7 năm phát triển, số lượng sản phẩm của Zowie cũng đã khá đa dạng để phục vụ cho game thủ ở nhiều tựa game khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một đặc điểm: không ngoại hình bắt mắt, không đèm đóm huyền ảo, không sơn phết màu mè, tất cả đều tập trung vào hiệu năng. Zowie đã chứng minh được sự đúng đắn trong hướng phát triển của mình khi sản phẩm của hãng luôn nằm trong top chuột chơi game được các “gosu”, nhất là trong các tựa game PFS, ưa chuộng mặc dù sảm phẩm có mức giá khá cao. 2. Thông số kỹ thuật: Zowie nổi tiếng với hai dòng chuột FK1 và FK2 có thiết kế khá giống với mẫu chuột DeathAdder huyền thoại đến từ Razer. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích thiết kế này, nhất là các game thủ có cách cầm chuột theo kiểu Claw grip. Hiểu được điều này, Zowie đã cho ra mắt thêm dòng chuột ZA với 3 phiên bản kích thước khác nhau để đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của người dùng. Phiên bản mà chúng ta có hôm nay là ZA13, phiên bản có kích thước nhỏ nhất trong khi phiên bản lớn nhất lại là ZA11. Tên sản phẩm: Zowie ZA (ZA11, ZA12, ZA13) DPI: 400/800/1600/3200 DPI. Tốc độ phản hồi: 125/500/1000 Hz Cảm biến: Quang học(Avago 3310) Số lượng nút: 7 nút Trọng lượng: 90g(ZA11), 85g(ZA12), 80g(ZA13) Kích thước: 128mm x 60mm x 40mm(ZA11) 124mm x 59mm x 39mm(ZA12) 120mm x 56mm x 38mm(ZA13) Khoảng cách lift-off: 1,5 – 1,8mm Hệ điều hành: Win2000/XP/Vista/7/8; Mac OS X v10.2 hoặc cao hơn. 3. Đóng gói sản phẩm và phụ kiện: - Với tiêu chí phát triển là tập trung hoàn toàn vào hiệu năng nên các sản phẩm của Zowie được đóng gói cực kỳ đơn giản. Hộp sản phẩm tông màu trắng, được in logo của hãng và tên sản phẩm với màu đen, ngoài ra thì không có bất kỳ hình ảnh nào khác. - Bên hông cũng chỉ có tên sản phẩm, không thấy thêm thông tin gì về thông số kỹ thuật. - Mặt lưng với dòng chữ khẳng định thương hiệu “Disigned by ZOWIE GEAR” và một số thông tin bắt buộc. Không có hình ảnh quảng cáo nào. - Đơn giản từ ngoài vào trong, từ hộp tới phụ kiện. Chuột được đặt trong một hộp đen với phần nhựa trong bảo vệ. - Phụ kiện cũng cực kỳ đơn giản với 1 user manual, 1 sticker logo Zowie và một bộ feet chuột. Tập trung chuyên môn và không màu mè. 4. Thiết kế: - Nhân vật chính của chúng ta hôm nay. Vỏ chuột được làm từ nhựa sần có vẻ khá bám tay. - Chuột được thiết kế cân bằng nên phù hợp với cả game thủ thuận tay trái và game thủ thuận tay phải. Phần thân trên khá đơn giản với 2 nút chuột trái phải và nút cuộn, không có thêm nút nào khác. - Hình dáng bên hông chuột khá giống với thiết kế của SteelSeries Kinzu với phần đuôi nâng cao và phần đầu thuôn dài. Chuột được trang bị thêm 4 nút ở 2 bên hông phải và trái. - Chúng tôi thấy 2 nút chuột bên hông phải khá là ...phế khi rất ít game thủ có thể sử dụng được 2 nút này. - Logo hãng được in khá to ở phần đuôi chuột. Như đã nói từ đầu, Zowie chỉ tập trung vào hiệu năng nên logo cũng chỉ được in bình thường chứ không được trang bị led nền như những hãng chuột khác hay làm. - Nút cuộn trắng được xẻ rãnh cho ma sát tốt hơn. - Đáy chuột được trang bị 2 feet khá lớn với 1 nút chuyển DPI đi kèm với đèn báo mức DPI. - Feet teflon giảm tối đa ma sát giữa chuột với mặt pad. - Zowie chăm chút khá kỹ cho sản phẩm của mình khi hãng thiết kế thêm một rãnh nhỏ ở phía đầu mỗi miếng feet để game thủ có thể dễ dàng thao tác hơn khi muốn thay feet. - Tem ghi một số thông tin cơ bản cùng với logo cũng như tên chuột. - Dây tín hiệu với đầu USB mạ vàng và trang bị chống nhiễu. Tuy nhiên, dây dẫn không được bọc lưới chống cắt. Đây có lẽ sẽ là điểm trừ của ZA 13. 6. Sử dụng: - Chuột không cần driver hay bất kỳ phần mềm nào đi kèm. Chỉ cần cắm vào là chạy. - Chuột được build cứng, cầm rất chắc tay. Tuy nhiên, nhựa trên chuột khá trơn và không được trang bị các miếng cao su hai bên hông nên cầm rất dễ trượt. Bề mặt chuột dễ dám mồ hôi. - Ngày trước tôi hay sử dụng Razer DA nên ZA 13 có vẻ hơi nhỏ đối với tôi. ZA 12 hay 11 thì có lẽ vừa tay hơn. Đây cũng là một điểm cộng của chuột chơi game Zowie khi có nhiều phiên bản kích thước cho người dùng lựa chọn. ZA 13 phù hợp với những bạn cầm chuột kiểu Palm Grip hoặc Claw Grip. - Điều chỉnh DPI trên ZA13 khá đơn giản. Chỉ cần nhấn nút dưới đáy chuột để thay đổi DPI theo mã màu led: đỏ-400DPI, tím-800DPI, xanh dương-1600DPI và xanh lá-3200DPI. Theo đánh giá cá nhân thì chúng tối thấy nút DPI hơi bất tiện. Đang combat căng thẳng mà phải lật chuột lên để chỉnh DPI thì hơi...nát. a. Làm việc, lướt web: - Thử nghiệm tracking với paint. Chuột cho kết quả khá tốt với 2 mức DPI thông dụng là 800 và 1600. Vẫn còn bị gia tốc(acceleration) nhưng rất ít, không ảnh hưởng nhiều. @400 DPI @800 DPI @1600 DPI @3200 DPI - Nút cuộn của chuột hơi cứng nhưng nhờ được xẻ rãnh sâu hoạt động khá chính xác. Tuy nhiên, khi cuộn nhanh thì kêu hơi to, khá bất tiện khi lướt web ban đêm. b. Chơi game - Nút chuột có độ nảy tốt, lực vừa phải, không quá năng nên không gây mói tay. - ZA 12 có trọng lượng khá nhẹ nên rất thoải mái mặc dù chơi trong thời gian dài. - Thử nghiệm với tựa game CouterStrike: Global Offensive: set DPI chuột ở mức yêu thích của tôi là 1600, sensivity của game là 4. Khoản thời gian chơi là 2h. +, Cảm giác tay vẫn còn khá tốt, không bị mỏi tay. +, Cảm biến Avago 3310 trên ZA13 thực sự là tuyệt vời. Các thao tác hoàn toàn chính xác cho dù đang “sấy” với riffle hay “camp” với AWM. +, Không có hiện tượng auto-correct. Bị gia tốc nhẹ nhưng không ảnh hưởng gì tới game. +, Lift-off thật sự rất tốt như Zowie quảng cáo. Nhấc chuột lên là cảm biến ngừng đọc nên không xảy ra hiện tượng lệch tâm khi bắn. +, Hai nút hông khá thừa với các tựa game FPS. Với tựa game Leagues of Legends(Liên Minh Huyền Thoại) cùng thiết lập với tựa game CS:GO ở trên. +, Cảm giác không còn được thoải mái và cổ tay đã bắt đầu mỏi khi cầm chuột lâu theo kiểu Palm Grip như trên Razer DA. +, Farm lính và combat vẫn rất chính xác. Thao tác nhanh nhưng mắt đọc vẫn không bỏ lỡ khoảnh khắc nào. 7. Kết luận: a. Ưu điểm: Build tốt, rất cứng cáp. Đa dạng về kích thước. Cảm biến hoạt động chính xác. Lift-off thấp. Cắm vào là chạy, không cần driver. Nút bấm có độ nảy tốt. Chuột nhẹ nhưng đầm, không có cảm giác lỏng lẻo. Thiết kế tốt, chơi lâu nhưng vẫn thoải mái. b. Nhược điểm: Nút cuộn kêu hơi lớn. Dây không bọc lưới chống cắt. Nút chỉnh DPI thiết kế hơi bất tiện. Giá khá cao. Mức giá hơn 1tr7 cho một chú chuột chơi game cơ bản có lẽ là rào cản lớn nhất với các game thủ muốn tiếp cận Zowie ZA13 khi ngoài thị trường có nhiều mẫu chuột với những tính năng hấp dẫn hơn tới từ các ông lớn như Razer hay SteelSeries. Tuy nhiên, nếu hầu bao rủng rỉnh và là người chỉ quan tâm tới hiệu năng sản phẩm thì Zowie ZA 13 sẽ không khiến bạn thất vọng khi mua về. Kỹ năng chơi game của bạn sẽ tăng lên đáng kể đấy! Nguồn: Techguru.vn