Roda & Training

Thảo luận trong 'Tàng kinh các' bắt đầu bởi Nothing31, 24/3/06.

  1. Nothing31

    Nothing31 Nothing To Lose

    Tui thấy nhiều anh em còn hơi lơ mơ vụ rođa nên tui post bài này lên cho anh em đọc chơi. (Toàn là bài viết của anh em bên VOZ). Tui thấy k cần thiết phải chỉnh sửa tổng hợp lại,nên anh em đọc có gì thắc mắc thì cứ cho ý kiến nha.
     
    :
  2. Nothing31

    Nothing31 Nothing To Lose

    Tham khảo roda & training AMD' CPU

    He he, cái này dành cho ai mới mua máy
    Đây là bài viết của Bro Striver bên VOZ.

    Roda:
    + Roda lần 1: thực chất là để CPU chạy ổn định với tốc df toàn bộ đặc biệt là v-core mục đích là để các flipchip (là mối hàn giữa package và die) đc ổn định. Ta chạy nhẹ nhàng máy sau 3-5 ngày sau đó chuyển sang roda lần 2.

    + Roda lần 2: Lần này sẽ căn cứ vào con đặc điểm từng con CPU,̀ Để FSB df, ta để điện df luôn sau đó chỉ OC bằng HSN sao cho vào win và bench bằng sisoft chạy đc là ok (nếu chạy sisoft bị văng thì thôi lấy cái HSN lần trước bench qua đc làm chuẩn để roda). Cứ trong ngày thì burn in bằng sisoft 100 lượt (cường độ tăng dần) tiếp sau đó là burn bằng Prime 95. Khâu làm mát cực quan trọng trong quá trình này, dùng giải nhiệt sao cho CPU khi bench ko quá 45 độ, thường nếú roda bằng WC cho thêm đá để điều chỉnh đc nhiệt độ ko vượt quá mức trên (càng mát càng tốt, chú ý vụ "đổ mồ hôi"), nếu dùng quạt thì dùng tản nhiệt loại chiến và tạo điều kiện thông thoáng làm mát tốt nhất có thể. Cứ thế chạy khoảng 5-8 lần quy trình trên hàng ngày trong 1 đến 2 tuần, thời gian bench Prime 95 ít nhất một lần là 15 phút (cứ tăng dần về thời gian bench).

    *Khi nào thì thôi roda? : sau 1 đến 2 tuần con CPU bắt đầu đc "làm quen" với việc kích xung và fullload, ta giảm điện cho CPU cứ 0.025V một lần giảm mà vẫn thấy chạy vô win là đc (trước đó khi thử roda 1 ko đc) và bench được, nếù hạ liên tục dc 0.05V so với df thế là khâu roda đã xong (đây là điều kiện lý tưởng còn bình thường nếu giảm được 0.025V cũng có thể bước sang phần training đc)

    Training:
    + Training lần 1: để CPU chạy tốc độ df sau đó kéo max v-core (2.1, 2.2V) sau đó vào burning với sisoft, prime, số lần tự cân nhắc theo khả năng của CPU. mục đích là để CPU quen với việc thiết lập v-core cao, một số con bỏ qua khâu này sau rất khó tăng điện cao, thời gian khoảng 5 ngày.

    + Training lần 2: thời gian khoảng 1 đến 2 tuần. Lúc này "chiến binh" đã khá́ ổn áp, ta bắt đầu luyện tập OC max. Chuẩn bị điểu kiện giải nhiệt tốt nhất có thể (ko để CPU vượt quá 45 độ) kéo kịch kim phối hợp FSB (thường chỉnh lớn hơn bus 200), HSN, v-core sao cho con CPU ko thể boot vào win đc nữa thì thôi, ngày 3 lần.

    + Ngoài ra hiện nay một số ocer còn fold để CPU thêm thiện chiến, ta có thể tham khảo ở một số hướng dẫn chạy chương trình này

    Trên là công đoạn đoạn huấn luyện sơ lược một con CPU, kết quả mang lại khá tốt (tăng được thêm, tuy nhiên kết quả cao thì phụ thuộc rất nhiều vào thời gian (khoảng hơn 1 tháng),̉ loại CPU, và cách thức giải nhiệt giải nhiệt là quan trọng nhất. Ngoài ra còn một số thủ thuật riêng của từng người
     
  3. Nothing31

    Nothing31 Nothing To Lose

    Lý thuyết và kinh nghiệm training

    Ý nghĩa của việc Burn-in khi train (Cái này của bác vũ lưu)

    -Burn-in để tăng cường khả năng OC phát sinh trong thực tiễn của giới OCer. Về phương diện lý thuyết, chưa ai có điều kiện (thiết bị, phương pháp thí nghiệm) để khảo sát và chứng minh. Trong thực tiễn, OCer burn-in theo một số cách khác nhau. Làm sao so sánh được khi CPU của mỗi OCer hầu như chắc chắn nằm trên những tấm wafer khác nhau

    - Trong lãnh vực điện tử, người ta burn-in nhằm:
    + Tăng cường tính ổn định của vật liệu.
    + Lọai bỏ những boad mạch (IC) hư, kém chất lượng từ nhà máy.

    - Nguyên tắc burn-in trong các nhà máy điện tử:
    + Cho board mạch vào lò nung (nung bằng cách thổi hơi nóng).
    + Trong lò nung, board mạch được lắp vào máy test, cho board mạch chạy liên tục (chứ không phải nung đơn thuần như nung gạch )
    + Tăng nhiệt độ lò nung và tăng điện thế lên từ từ. Lúc này, board mạch sẽ bị stress rất dữ dằn ==> vật liệu trở nên ổn định hoặc là linh kiện chết luôn.
    Sau vài tiếng đồng hồ (thường 6 - 10 giờ), lò nung sẽ được làm nguội từ từ, rồi lấy các board ra. Board nào fail (máy test tracking điều này) ==> đem đi sửa lại (rework).

    - Không phải board mạch nào cũng được burn-in. Để giảm giá thành, một số hãng bỏ qua giai đọan này ==> khi tung ra thị trường thường bị hư hỏng rất nhiều.

    - Ở đây tôi chỉ có thể nêu ra một vài điểm tựa khi muốn burn-in tăng khả năng OC:
    + Nhiệt độ CPU phải nóng. Nếu nóng quá, CPU chết. Nhưng nếu không đủ nóng ==> burn-in vô nghĩa. Vì thế, ta nên control nhiệt độ khi burn-in.
    + Trong lúc burn-in, tốt nhất là run đồng thời những chức năng mà mình muốn CPU đột phá. CPU có nhiều chức năng, liên hệ đến những unit khác nhau bên trong của nó.
    + Về điện thế, điện thế quá thấp trong điều kiện OC cao có thể làm hư CPU.
    + Burn-in không bảo đảm gia tăng khả năng OC CPU. Luôn luôn có 2 chiều hướng: tốt hơn và xấu hơn.
     
  4. Nothing31

    Nothing31 Nothing To Lose

    Training Training và Training !
    Zanr Zij



    Khi mua hệ thống mới về như các bậc đàn anh đã nói cần chạy ruốc đa cho nó rồi training. Ngoài việc training cho CPU ( tuỳ con mà hiệu quả khác nhau ) thì bạn cần training cho chính con Main đó có thể chạy đựợc bus cao hơn mặc định của nhà SX. Với hệ thống có cả NB và SB thì bạn training cho NB quen với BUS cao. Đừng nghĩ rằng Con Main ngon là Main đem về đã chạy bus cao luôn.


    Cùng với việc training bus cho CPU thì cũng chính là khoảng thời gian ta có thể training con Ram. Với Ram " cùi " như A-DATA, V-DATA, thì bạn ko nên dùng Prime95 hay F@H mà bạn cũng nên nghĩ đến ngay SS - 1 công cụ cực kì lợi hại vì nó cho phép train nhẹ theo %. Bạn nâng % từ 30% trở lên cho mỗi mức bus mà bạn set cho con main. Con Ram V-DATA nhiều khi có đặc điểm là OC bus cao thì phải training theo kiểu đó và trong nhiều trường hợp thì bạn nên kéo hết bus mà hệ thống có thể chạy được rồi đang từ cas 3 kéo xuống luôn cas 2.0 ( có thể bạn nghĩ rằng cas 2.5 sẽ hợp lý hơn ) sau khi set bus thấp hơn mức OC cao nhất 1 chút. Con V-DATA ( Kingston, Kingmax or những chú ram bình dân) ko phải sinh ra để chạy đựoc timing ngay là 2-2-2-x mà bạn train theo cách trên là tui thấy hiệu quả và an toàn nhất. V-DATA hay A-DATA , KVR266... tôi đều dùng cách training trên và kết quả đạt được ko ngờ . Training cho NB cũng chính bằng SS = việc bạn chỉ cần bench CPU bus đó vài lần rồi mạnh dạn nâng bus lên. Việc bị restart là chuỵên quá bình thường với Dân OC nên khỏi lo lắng. Bạn có thể kéo trong Win là 1 mẹo Training rất hay but phải tìm được tool hiệu quả cao. Với AMD thì tôi tiến cử Clockgen but mỗi lần nâng speed chỉ nên ở mức vài MHz. Với 1 vài thủ thuật khác bạn sẽ có 1 screenshot rất ấn tượng
     
  5. t_hoanganh

    t_hoanganh Guest

    . .
     
  6. Nothing31

    Nothing31 Nothing To Lose

    Bắt tay vào train
    Nghiện


    Bắt đầu training từ tốc độ mặc định (VD: AXP Barton 2500+ ~1860Mhz) > hạ dần vcore thấp hơn df (VD: < 1.65v) cũng là một bứõc khởi đầu tốt.

    Chọn được mức vcore ổn định nhất đã pass Primer95 (không làm cpu nóng quá, không làm trồi sụt điện của psu, ví dụ ở 1.7v), bắt đầu kéo từng Mhz một, burn Primer95 ~5h, một hoặc hai ngày sau kéo thêm 1Mhz fsb nữa, lại burn ~5h, khả năng qua luôn ~80%. Làm tiếp như thế với điều kiện thời gian mở máy nhiều & không hà tiện thời gian để burn bằng Primer95 (chủ yếu đẩy hệ thống lên chỉ một ít, vừa mức sai số giữa bios & windows). Ta sẽ thấy qua một tuần cũng vcore đó nhưng lên được tới vài Mhz fsb (nếu nhân với hệ số nhân là 11 mới thấy speed tăng nhiều, ví dụ 5Mhz * 11 = 55Mhz). Cũng thời gian này nếu bạn tăng lần đầu lên ngay 5Mhz fsb và cố burn bằng Primer95 cho nó pass thì khó khăn hoặc lâu vô cùng, thậm chí chưa qua nổi 10" ở lần burn đầu. Việc tăng mỗi lần chỉ 1Mhz fsb đúng là một tuyệt chiêu (với ý kiến của mình). Có điều thú vị là nếu bạn burn được ~3h thấy đủ rồi, vào cmos chỉnh tiếp cho thêm 1Mhz fsb nữa thì lần burn sau sẽ khó qua hơn, chịu khó kiên nhẫn mỗi lần burn phải trên 5h thì hiệu quả mới cao. Cứ như thế, tuy chậm nhưng chắc...

     
  7. Nothing31

    Nothing31 Nothing To Lose

    Kinh nghiệm của NGHIỆN
    Kinh nghiệm của NGHIỆN là khi OC cần kiểm tra mức ăn điện của CPU trước sau đó mới tính đến ram, trong cmos phải để timing của ram là Optimize, ratio của cpu:ram là PSD.
    Đầu tiền phải test bằng Sandra cho nó quen, tức là sau khi chỉnh vcore cho CPU, vào sandra burn-in ~20 lần ở mức hight, chỉ chọn test CPU (arithmetic & multimedia), nếu qua 20 lần thì quất luôn 400-500 lần, ngủ một giấc dậy khởi động lại và burn bằng Primer95. Thực tế cho thấy burn-in bằng Sandra ở mức hight cũng nặng lắm nhưng còn nhẹ hơn Primer95 tuy nhiên sau ~500 lần burn thì con CPU cũng khá quen với vcore này rồi, bắt đầu làm việc cực nặng mới an toàn.
    Sau khi xác định mức ăn điện của con CPU (pass Primer95) thì mới bắt đầu chỉnh ratio của cpu:ram là 1:1 và fsb của ram lên 200. Bắt đầu burn với Primer95, nếu out thì tăng điện cho ram.

    NGHIỆN làm theo thứ tự trên vì lúc đầu không biết, cứ out Primer95 là tăng vcore, thực ra chính ram mới làm out, tăng vcore là uổng và làm CPU quen ăn điện cao luôn.

    Sau khi xác định mức giới hạn của CPU và ram cùng điện đóm thì bắt đầu mod socket. Nhiều khả năng mở ra thêm một khúc dài thoòng loòng để kéo bus hay MHZ cho con cpu với cùng mức vcore như cũ.

    Không có nghĩa là mod socket ngay từ đầu thì oc yếu đi mà đây là kinh nghiệm của NGHIỆN.
    Cứ traning cho đã rồi cuối cùng mới chơi chiêu này coi như vét cạn tàu ráo máng khả năng của con cpu luôn.
     
  8. Nothing31

    Nothing31 Nothing To Lose

    các bước test của Primer95 (nghiện)


    Theo nhiều người tính toán lý thuyết thử thì cứ khoảng 100Mhz cần thêm vcore ~0.1v (tuy nhiên càng lên cao psu càng yếu nên có thể sẽ phải + thêm 0.025v). Nếu ngày xưa mình chạy speed 2.3Ghz mất 1.85v vcore (pass Primer95) và 2.4Ghz + thêm 0.1v = 1.95v. Giờ qua training để hạ vcore thì với 1.719v mình pass Primer ở speed 2.33Ghz, vậy theo lý thuyết để chạy ở 2.43Ghz mình sẽ để vcore ~1.85v (không tính đến chuyện phải tăng vmem & vdd khi lên bus cao), ít ra cũng hơn lúc trước khi training rất nhìêu.
    Càng training để hạ vcore thì mình càng có nhiều cơ hội chạy được speed cao hơn với vcore thấp hơn.

    Tốt nhất là bạn hãy dành ra một vài ngày rảnh rỗi để burn-in liên tục thì hiệu quả càng cao.

    Thêm một kinh nghiệm nữa là nếu ta đã pass Primer95 ~5h, nếu chắc chắn có thời gian để burn-in được tiếp thì hãy tăng fsb, đừng nên tăng thêm một mhz rồi để vậy chạy chờ lúc rảnh sẽ burn sau >> NGHIỆN đã mắc phải lỗi này và phải trở ngược lại 2Mhz, burn mất ~10h mới nhảy tiếp được lần sau. Có vẻ như để hệ thống chạy ở clock chưa burn-in >> không stable mới chính là nguyên nhân làm con cpu bị yếu đi.

    Máy của bạn kêu ò í e chắc do thiết đặt giới hạn mức an toàn của vcore thấp nhất là 1.475v và báo động cho người sử dụng biết để bảo vệ phần cứng, disable nó đi nếu được vì mình cần vcore thấp nhất có thể miễn là stable với Primer95 thôi.

    Train kiểu này là tuỳ speed mà bạn chọn với vcore phù hợp chứ đâu có gì đâu mà bạn lo về chuyện có lên được 200*11.5 .

    Primer95 có thời gian burn-in khác nhau ở mỗi K FFT với những clock khác nhau (ví dụ ở 2.2Ghz mình qua 166 lần test ở 192K FFT nhưng ở 2.3Ghz có thể là ~175 lần tuy nhiên chênh lệch thời gian ở từng mức test đều trung bình ~15-16 phút.

    Dưới đây là các bước test của Primer95 để bạn tham khảo, lỡ khi bị treo máy thì còn biết mình đã đến bước thứ mấy rồi nhân với 15 (phút) sau đó chia 60 là biết đã qua được bao lâu rồi mới bị treo. Thông thường mình cho Primer burn-in đến Self-test 56K là stop (bước thứ 22 ~ 5h30phút).

    01/ Self-test 1024K
    02/ Self-test 8K
    03/ Self-test 10K
    04/ Self-test 896K
    05/ Self-test 768K
    06/ Self-test 12K
    07/ Self-test 14K
    08/ Self-test 640K
    09/ Self-test 512K
    10/ Self-test 16K
    11/ Self-test 20K
    12/ Self-test 448K
    13/ Self-test 384K
    14/ Self-test 24K
    15/ Self-test 28K
    16/ Self-test 320K
    17/ Self-test 256K
    18/ Self-test 32K
    19/ Self-test 40K
    20/ Self-test 224K
    21/ Self-test 192K
    22/ Self-test 48K
    23/ Self-test 56K

    Khi burn-in Primer95 mà nó chạy đều đặn là mình mừng rồi chớ chậm hay nhanh không quan trọng. Kể từ khi sau mỗi lần tăng 1Mhz với ~5h burn-in bằng ct này thì hầu như không còn chuyện out hay treo máy như khi xưa nữa, chỉ còn xảy ra nếu mình tăng ~2Mhz hoặc burn mới ~3h vì bận chuyện nên stop, sau mở máy lên tăng thêm 1Mhz nữa là dính >> giờ sợ rồi và rất hứng thú với cách train này, rất hiệu quả (tăng speed rất nhanh và stable, psu cũng khoẻ hơn, 12v lên thấy rõ so với lúc cố đấm ăn xôi như trước) tuy nhiên cũng mất quá nhiều thời gian và không phải ai cũng đeo theo được...

    Nóng quá nên bị out khi burn-in bằng Primer cũng là một nguyên nhân khó khăn khi training cpu chứ không hẳn là do thiếu điện. Bạn hạ được đến đâu tốt đến đó thôi chứ Primer chẳng báo lỗi gì hết cả...
     
  9. Nothing31

    Nothing31 Nothing To Lose

    Thanks Bro T_HoangAnh đã bổ sung thêm!
     
  10. jackychanlivevn

    jackychanlivevn New Member

    Bài viết:
    193
    WOW, một bài hay về OverClock. Cảm ơn bro Nothing31 và bro T_HoangAnh đã sưu tầm và post lại những kinh nghiệm OC của các cao thủ VOZ. Xin cảm ơn các bạn đã post lại vì còn rất nhiều người thích OC nhưng lại thiếu kinh nghiệm nên OC chưa cao. Một lần nữa "Xin cảm ơn các bro!" :sun:
     

Chia sẻ trang này