[Round up] Testing Geforce GTS 450 - Hãng nào đáng giá? [ Part 2]

Thảo luận trong 'Card Đồ họa - Video Cards' bắt đầu bởi blueheart, 27/10/10.

  1. blueheart

    blueheart Member

    Bài viết:
    659
    Cấu hình thử nghiệm:
    Các card sẽ được thử nghiệm trên nền tảng chipset X58 và các linh kiện khác như sau:
    • Intel Core i7-975 (3.33GHz)
    • Bo mạch chủ Gigabyte GA-EX58-UD4P
    • 3 x 1GB DDR3-1333 G.Skill chạy ở chế độ kênh ba (Tripple Channel)
    • Seagate 7200.10 200GB SATA hard drive
    • Windows 7 Ultimate
    Theo lẽ thường thì tốc độ xung nhân, shader và RAM có thể thể hiện khá chính xác khả năng thể hiện của card trong tương quan so sánh với nhau, do đó có thể thấy hai sản phẩm của ECS và Gigabyte sẽ tranh nhau ngôi quán quân GTS 450 trong khi ECS và Leadtek sẽ đọ sức cho hai vị trí còn lại. Sản phẩm “hạt tiêu” của Palit ắt hẳn sẽ nằm cuối bảng tổng sắp với mức xung nhịp thấp nhất. Ngoài ra, testlab cũng tổng hợp thêm một số kết quả từ các card đồ họa đã được review riêng lẻ trước đây vào cho người đọc dễ so sánh. Để tiện cho bạn đọc, người viết xin tổng hợp thông tin từng sản phẩm lại như sau:
    [​IMG]Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 934x338.[​IMG]
    Danh sách card đồ họa và driver sử dụng:
    • ECS GTS 450 Black (ForceWare 260.52)
    • EVGA GeForce GTS 450 FTW (ForceWare 260.52)
    • Gigabyte GeForce GTS 450 OC (ForceWare 260.52)
    • Leadtek WinFast GTS 450 Extreme (ForceWare 260.52)
    • Palit GeForce GTS 450 Low Profile (ForceWare 260.52)
    • Galaxy GeForce GTS 450 Super OC (ForceWare 260.52)
    • MSI N450GTS Cyclone (ForceWare 260.52)
    • Palit GeForce GTS 450 Sonic Platinum(ForceWare 260.52)
    • Sparkle Calibre X450G(ForceWare 260.52)
    • ATI Radeon HD 5770 (Catalyst 10.8)
    Các chương trình benchmark:
    • Futuremark 3DMark Vantage
    • Crysis Warhead
    • Far Cry 2
    • Warhammer: Dawn of War 2
    • Battlefield Bad Company 2
    • "Heaven" from Unigine v2.1
    • S.T.A.L.K.E.R.: Call of Pripyat
    3DMark Vantage
    Bắt đầu với 3DMark Vantage, chẳng có gì ngạc nhiên khi hai sản phẩm của EVGA và Gigabyte có mức điểm tương đương nhau, tuy vậy, Gigabyte vẫn nhỉnh hơn đôi chút. Bên cạnh đó, sản phẩm của ECS và Leadtek cũng ngang ngửa nhau như đã dự đoán và tất nhiên “hạt tiêu” GTS 450 của Palit nằm cuối bảng.
    [​IMG]
    Crysis Warhead & Far Cry 2 Results
    Trong thử nghiệm này, cả hai sản phẩm của EVGA và Gigabyte lại một lần nữa cho thấy sự khác biệt rất mong manh. Điều tương tự cũng xảy ra với cuộc cạnh tranh giữa ECS và Leadtek, tuy nhiên ECS nhỉnh hơn một chút nhờ vào tốc độ RAM nhanh hơn, nhưng cũng không đáng kể. Với tốc độ đã được overclock, hai sản phẩm của EVGA và Gigabyte hoàn toàn có thể “đọ sức” với đối thủ được xếp vào “chiếu trên” là HD5770 với kết quả gần như sát nút.
    [​IMG]
    [​IMG]

    Trong trò Farcry 2, điều tương tự cũng xảy ra, có điều lần này EVGA nhỉnh hơn đôi chút, có lẽ nhờ vào tốc độ RAM nhanh hơn đôi chút. ECS và Leadtek lại tiếp tục đối đầu nhau trong thử nghiệm này và “em út” GTS 450 low profile của Palit lại xếp chót bảng.

    [​IMG]

    [​IMG]


    Dawn of War 2 & Battlefield Bad Company 2 Results
    Trong Dawn of War 2, EVGA và Gigabyte tiếp tục cân tài cân sức. ECS có nhỉnh hơn Leadtek một chút, chừng 1% đến 2%, không đáng kể. Sản phẩm của Palit lại tiếp tục nằm cuối bảng do xung nhịp thấp.
    [​IMG]

    Trong game Battlefield Bad Company 2, kết quả cũng tương tự, khi EVGA và Gigabyte tiếp tục cân bằng còn ECS nhỉnh hơn Leadtek một chút.
    [​IMG]


    Unigine "Heaven" 2.1 Results
    Trong engine thử nghiệm DirectX11 này, EVGA và Gigabyte đều ngang tài ngang sức với tốc độ tương đương nhau. ECS và Leadtek cũng vậy, sự khác biệt chỉ là nửa frame mà thôi. Nhìn chung các thế hệ card Fermi của nVidia đều có khả năng thể hiện Tessellation rất tốt và do đó, nó bỏ HD5770 hụt hơi ở phía sau.
    [​IMG]

    [​IMG]

    S.T.A.L.K.E.R.: Call of Pripyat Results
    Đối với một game “lặc lè” ở DirectX11 như S.T.A.L.K.E.R.: Call of Pripyat, cả hai card của EVGA và Gigabyte vẫn tương đương nhau ở hầu hết các thiết lập. Trong thử nghiệm này, một lần nữa cho thấy sự ưu việt của các card nVidia Fermi khi GTS 450 có thể “đè bẹp” HD5770 khá dễ dàng ở các ứng dụng có tessellation.
    DirectX 11 Results

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Nhiệt độ sử dụng
    Thường thì thiên hạ nói rằng quạt càng to càng tốt, điều này cũng không hẳn đúng bởi nó còn phụ thuộc vào tốc độ quạt, thiết kế tản nhiệt… Tuy vậy, các card đồ họa có quạt lớn hơn đồng nghĩa với việc có nhiều không gian cho tản nhiệt hơn, nên có thể thấy anh chàng “bé bự” của ECS sử dụng giải pháp tản nhiệt của Arctic Cooling lừng danh giành giải quán quân với nhiệt độ xấp xỉ 39 độ, trong khi chàng hạt tiêu của Palit có nhiệt độ lên đến 77 độ C. Không kém cạnh là sản phẩm của EVGA với 73 độ khi hãng này chỉ sử dụng một quạt duy nhất với thiết kế tản nhiệt gọn nhẹ nhưng lại sở hữu mức xung nhịp thuộc hàng “khủng long”.
    [​IMG]


    Tiêu thụ năng lượng
    Độ “ngốn điện” của các sản phẩm cũng nằm trong tầm dự đoán khi các card đồ họa thuộc dòng GTS 450 không chênh lệch nhau mấy về công suất tiêu thụ ở chế độ chờ, còn khi ở chế độ hoạt động tối đa công suất, những card nào có xung nhịp cao hơn hao tốn nhiều điện năng hơn. Trong các card được so sánh, Gigabyte chiếm ngôi “vô địch” do vừa có xung nhịp cao, vừa sở hữu một tản nhiệt thuộc loại đồ sộ. Thấp nhất hiển nhiên là chàng “hạt tiêu” của Palit.

    [​IMG]


    Ép xung
    Hầu hết các card sử dụng chip GF106 đều dễ ép xung, nhưng chắc chắn là những sản phẩm nào ít bị nhà sản xuất “vắt” hơn, tản nhiệt tốt hơn sẽ cho kết quả ấn tượng hơn. Chính vì thế ECS GTS 450 Black không khó khăn gì giật giải khi có thể đẩy xung nhịp nhân lên đến 1000MHz và xung RAM lên đến 4400MHz, tương đương với mức tăng 16% hay 5561 điểm trong thử nghiệm 3DMark.
    Đứng thứ nhì sẽ là EVGA, với xung nhịp vốn đã cao, bạn chỉ cần kéo nhẹ là sản phẩm có thể nhảy lên mức xung nhân 990MHz và xung RAM ở 4200MHz, đạt 5451 điểm 3DMark.
    Với 1 thiết kế bị cắt xén, Palit dĩ nhiên là xếp chót bảng, tuy nhiên, nhóm thử nghiệm cũng đã cố gắng kéo sản phẩm lên được mức xung nhân 930MHz và mức xung RAM vỏn vẹn 4000MHz mà thôi. Dù sao với kết quả này, sản phẩm của Palit cũng gây ấn tượng mạnh khi có số % hiệu năng tăng lên cao nhất do mức xung ban đầu quá thấp.
    [​IMG]


    Kết luận
    Về tổng thể, nếu chỉ sử dụng thông thường thì sản phẩm của EVGA và Gigabyte rất đáng để quan tâm bởi tốc độ xung nhân, xung bộ nhớ cao, ECS và Leadtek xếp hàng thứ hai và dĩ nhiên, sản phẩm của Palit xếp chót bảng. Nhóm cũng liệt kê một số mức giá tham khảo cho các loại card này cho người đọc dễ so sánh hiệu quả số tiền mình bỏ ra.





    Có thể nói EVGA GeForce GTS 450 FTW là con sói đội lốt cừu non bởi sở hữu vẻ ngoài tẻ nhạt và quạt tản nhiệt chẳng lấy gì làm ghê gớm, nhưng khả năng thể hiện của sản phẩm vượt trội hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại. Tuy nhiên, nhiệt độ cao cũng chính là điểm yếu chí tử của sản phẩm này khiến cho nhiều người dùng phải cân nhắc với đối thủ của nó là Gigabyte bởi lẽ Gigabyte GeForce GTS 450 OC có sức mạnh và mức giá gần như tương đương với sản phẩm của EVGA nhưng lại sở hữu tản nhiệt Windforce 2X mát mẻ hơn rất nhiều.
    ECS GTS 450 Black sở hữu quạt tản nhiệt từ Arctic Cooling nên sản phẩm đã đem lại màn trình diễn ép xung và nhiệt độ ấn tượng. Tuy nhiên, nếu chạy ở chế độ mặc định thì sản phẩm của ECS hơi đắt so với số tiền mà người dùng phải bỏ ra. Nếu bạn biết ép xung, đây là một sự lựa chọn tương đối hợp lý dành cho bạn.
    Sản phẩm Leadtek WinFast GTS 450 Extreme có sức mạnh tương đương “đấu sĩ” của ECS, nhưng tản nhiệt không được tốt bằng. Bù lại, đây là sản phẩm card đồ họa GTS 450 rẻ nhất trong những sản phẩm được thử nghiệm lần này. Nếu không quá lăn tăn về sức mạnh trong 1-2 fps và mong muốn tiết kiệm cho các thiết bị khác thì đây là sản phẩm dành cho bạn.
    Palit GeForce GTS 450 Low Profile là một sản phẩm thú vị dù khả năng thể hiện chỉ ở mức trung bình. Tuy vậy, với kích thước khiêm tốn hợp với các HTPC nhỏ gọn, đây là card đồ họa mạnh nhất trong cùng phân khúc.
    Nhìn chung, thiết kế bề ngoài cũng như bảng tính năng đã đánh giá khá đúng kết quả của các card. Nếu bạn yêu thích tốc độ, hãy chọn sản phẩm của Gigabyte, nếu bạn quan tâm đến Overclock, ECS là một nhãn hàng tốt dành cho bạn. Nếu bạn muốn một card đồ họa giá thấp nhưng vẫn mạnh mẽ, bạn nên chọn sản phẩm của Leadtek, còn nếu bạn muốn chơi game trên HTPC của mình thì Palit GeForce GTS 450 Low Profile là sự lựa chọn hoàn hảo.

    ( Tổng hợp từ http://www.hardwarezone.com/product-guide/features/view/90052)
     
    :

Chia sẻ trang này