So sánh chip IntelAltom và chip SnapDragon của Qualcomm

Thảo luận trong 'CPUs/RAMs/Motherboards' bắt đầu bởi dongquangdo, 31/5/14.

  1. dongquangdo

    dongquangdo Member

    Bài viết:
    626
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City, Vietnam
    [​IMG]
    Chip Atom của Intel
    [​IMG]
    Chip Snapdragon của Qualcomm

    Qualcomm tuy đã thống trị trên thị trường di động từ khá lâu nhưng có một thực tế là thương hiệu của nhà sản xuất này lại chưa được nhiều người dùng biết đến, mặt trái lại là Intel chỉ đang dần bước vào thị trường di động nhưng lại co tiền năng thị trường rất lớn bởi lượng người dùng đồ sộ của mình bởi người dùng đã quá quen thuộc với những máy tính cá nhân mang chip Intel từ rất lâu.

    [​IMG]
    Thiết bị di động sử dụng chip Snapdragon
    [​IMG]
    Zenfone sử dụng chip Atom

    Cả 2 dòng chip của Intel và Qualcomm hiện nay đều có điểm chung rất đáng nhắc tới đó là đều được làm ra để hướng đến thị trường di động. Qualcomm một nhà sản xuất đã có thâm niên trên lĩnh vực này nhưng lại chỉ giới hạn ở một nhà cung cấp linh kiện chứ chưa phải là một thương hiệu. Và Intel một hãng sản xuất non trẻ trên linh vực này nhưng lại có một thị trường lớn cùng những ý tưởng táo bạo và công nghệ cao. Cuộc chiến này đã được khơi mào trong CES 2013 và cả 2 hãng sãn xuất lớn này đã bước vào cuộc chơi di động một cách nghiêm túc. Intel đã ra mắt các mẫu máy tính bảng SoC (system on chip) Atom dòng Bay Trail-T với thiết kế tương thích cho cả Windows 8 và Android. Nền tảng 22nm với bốn nhân xử lý được mở rộng dựa trên các chip Atom Medfield này cho hiệu năng gấp đôi và thời lượng sử dụng pin dài hơn đáng kể so với các mẫu hiện hành. Điều đặc biệt ở đây là Bay Trail-T có thể chạy cả Windows truyền thống lẫn Android – một ưu thế rất lớn so với các bộ xử lý ARM hiện tại. Phiên bản Surface dùng chip ARM của Microsoft chỉ có thể sử dụng Windows RT và các ứng dụng cần phải được viết lại mới có thể chạy trên đó. Ngoài ra, cũng theo kế hoạch của hãng, mẫu chip Merrifield 22nm (kế tiếp Atom Medfield) dành cho điện thoại thông minh (giới thiệu lần đầu vào tháng 5-2012) được ra mắt ngay trong Mobile World Congress diễn ra vào tháng 2-2013. Về phần mình, Qualcomm đã thể hiện mục tiêu xây dựng thương hiệu cho các chip vi xử lý của mình với buổi trình diễn đầy ấn tượng của CEO Paul Jacobs (cùng sự hiện diện của hàng loạt sản phẩm Snapdragon thế hệ mới).

    Xu thế phát triển của Intel và Qualcomm
    Dựa trên ưu thế lớn về công nghệ viễn thông, Qualcomm đang chiếm thị phần cao trong việc cung cấp chip cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh với giải pháp xử lý - viễn thông trọn vẹn. Phó chủ tịch Tim McDonough phụ trách tiếp thị đã từng tuyên bố “Qualcomm đang tiến tới việc ra mắt thế hệ chip LTE/4G thứ hai của mình đồng thời thử nghiệm thế hệ thứ ba. Trong khi đó các đối thủ vẫn chưa thể công bố hay ra mắt phiên bản đầu tiên của họ”.

    [​IMG]
    Snapdragon 801

    Trong vai trò là đối thủ chính của Qualcomm hiện nay, Intel cố gắng để hoàn thiện kho bằng sáng chế có liên quan tới LTE/4G của mình. Động thái đáng chú ý nhất của hãng chính là việc mua lại Infineon Wireless hồi năm 2012 – công ty chuyên chip viễn thông với khá nhiều bằng sáng chế LTE/4G. Điều này đã đem lại cho Intel năng lực thiết kế và sản xuất – giúp Intel có thể bắt kịp Qualcomm và Samsung trong vai trò cung cấp chip viễn thông với đầy đủ năng lực phát triển LTE/4G. Một số nguồn tin cũng cho biết Intel sẽ đầu tư xây dựng một sản phẩm LTE/4G ngay trong năm 2013 để trở thành lựa chọn thứ hai bên cạnh các chip độc quyền của Qualcomm hiện nay.

    [​IMG]
    Atom Silvermont

    Chip Atom của Intel
    Vừa mới bước vào thị trường di động cho nên Intel cũng đã trải qua không ít khó khăn khi phải tự thay đỗi công nghệ của mình, vốn dựa trên kiến trúc x86 già nua sao cho phù hợp với môi trường di động - đặc biệt là liên minh Wintel của mình – để có thể đủ sức mạnh cạnh tranh với Qualcomm. Bản thân Intel cũng nhận thấy rõ đối thủ mạnh này và từng tuyên bố Qualcomm mới là kẻ cần lo ngại trong giai đoạn phát triển từ 2012 trở đi.

    [​IMG]
    Atom E600C- chip tùy biến
    Sau bao nỗ lực thì hiện nay Intel đang gần như thống trị thị trường Netbook với chip Atom của mình. Dựa trên cấu trúc x86, Atom có thể chạy trên tất cả các hệ điều hành Windows XP, Vista (mặc dù không tốt lắm) và Windows 7 cũng như các bản phân phối của hệ điều hành Linux mới và thậm chí cả Hackintosh.

    [​IMG]
    Kích thước chip

    Chip Atom tiêu hao rất ít điện năng so với tất cả các chip khác của Intel, tuy nhiên sự khác biệt so với những bộ vi xử lý dựa trên cấu trúc ARM là rất ít, trong một số trường hợp chip Atom của Intel có vẻ ngốn nhiều năng lượng hơn. Trung bình Atom tiêu hao khoảng 2 watt điện.
    Bạn có thể thấy Atom trong hầu hết các netbook có trên thị trường hiện nay, gồm sản phẩm của các hãng từ HP, Dell, Asus, Acer, Sony, Toshiba, MSI và nhiều hãng khác. Loại chip Atom 1,6GHz là phổ biến nhất hiện nay nhưng Intel đang cải tiến và nâng cấp dòng chip này. Tuy nhiên, không dễ để kiếm được di động thông minh dùng chip Atom. Bởi mặc dù đó là chip tiết kiệm điện nhưng đó là đối với laptop. Nếu di động thông minh dùng chip Atom chắc hẳn thời gian pin sẽ rất tệ, đó là vấn đề đau đầu của Intel hiện nay.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Netbook sử dụng chip intel

    Chip Snapdragon của Qualcomm
    Như chúng ta đã biết thì SnapDragon là một dòng chip của Qualcomm được sử dụng rất nhiều trong DTDD và máy tính bảng. Các dòng chip này đều có khả năng năng mang tất cả hệ thống tích hợp lên cùng 1 chip(System-on-Chip “SOC”) mang lại khá nhiều ưu điểm. đến thời điểm hiện tại thì snapdragon có 4 dòng chip chính đó là S1,S2,S3,S4 dành cho nhiều phân khúc người dùng khác nhau.

    [​IMG]
    Dựa trên cấu trúc ARM - cấu trúc vi xử lý 32-bit dành cho di động (và nhiều thiết bị khác, ngoại trừ máy tính để bàn), Snapdragon không cạnh tranh trực diện với Atom - nó không dùng được trên các hệ điều hành Windows, chỉ hỗ trợ hệ điều hành Windows Mobile và Windows CE. Tuy nhiên, bộ vi xử lý này tiêu hao rất ít điện năng, chưa đến nửa watt và được thiết kế cho việc sử dụng liên tục. Nói cách khác, đây là bước tiến lớn trong lĩnh vực xử lý điện toán di động và là công nghệ rất tiềm năng.
    Qualcomm cho rằng các thiết bị dùng Snapdragon sẽ có thời gian pin kéo dài tới 10 tiếng, xem phim độ nét cao (1080p) mượt mà, hỗ trợ định vị vệ tinh GPS, Bluetooth. Các netbook chạy hệ điều hành Linux dùng Snapdragon cũng không cần quạt gió vì tiêu hao điện năng rất ít. Bộ vi xử lý này hiện có loại 1 lõi (1Ghz) và hai lõi (1,5Ghz), được dùng trong các netbook chạy hệ điều hành Linux, Android và các di động chạy trên các hệ điều hành khác nhau. Qualcomm cũng vừa giới thiệu netbook Eee PC của Asus chạy hệ điều hành Android và chip Snadragon. Netbook này của Asus được Qualcomm gọi tên khác là “smartbook” (sách thông minh).

    [​IMG]
    Thiết bị sử dụng chip Snapdragon

    So sánh giữa Atom và Snapdragon
    Bởi Qualcomm nắm giữ số bằng sáng chế về LTE/4G vào khoảng 12.2% (LTE/4G yếu tố công nghệ vi mạch quan trọng nhất trong môi trường di động). Cho nên chip Snapdragon được tích hợp yếu tố này rất hoàn hảo mà Atom không thể nào bằng được cho dù Atom được trang bị SoC rất mạnh mẽ.

    [​IMG]
    Nokia sử dụng chip Snapdragon

    [​IMG]
    Zenfone với Chip Atom
    Khi hoạt động Snapdragon cho nhiệt độ ổn định không cao bởi khả năng điều tiết tốt các tụ của Qualcomm, điều này trái ngược với Intel chip Atom khi sử dụng lại có nhiệt độ rất cao gây phiền hà.
    Altom vược bậc hơn với Snapdragon lại ở yếu tố đa nhiệm cực tốt của mình, bởi Snapdragon chỉ chạy đơn nhân nên khả năng đa nhiệm là không thể nào sánh được với Atom, trong khi xu hướng di động hiện nay người dùng luôn hướng đến khả năng đa nhiệm đây có lẽ là điểm ăn khách nhất mà Atom của Intel trội hơn Snapdragon của Qualcomm.
    Theo đánh giá và sự trải nghiệm của người dùng thì Chip Atom có mức tiêu thụ điện năng cực thấp, bởi thế Intel đã cho ra những sản phảm ấn tượng với hiệu năng tốt mà mức thiêu thụ điện năng bất ngờ chảng hạn như Ivy Bridge với mức điện tiêu thụ chỉ 7W (Y-series). Với ưu điểm này một lần nữa Atom lại khẳng định mình so với Snapdragon và dần đứng vững vàng trên thị trường di động.

    Điểm yếu của chip atom và snapdragons
    Nhiệt độ hoạt động của chip atom khá cao, vơi điều kiện thường thi người dùng dễ dàng nhận thấy được nhiệt độ của chip tăng lên rất nhanh theo cảm giác tay.
    Công nghệ LTE/4G cũng không được sử dụng tốt trong chip Atom bởi thế chip không có sự đột phá.
    Với Snapdragon thì có một điểm yếu mức tiêu thụ năng lượng khá cao nếu so với Atom của Intel và khả năng chạy chỉ hỗ trợ đơn nhân. Điều này được quảng bá là đã được khác phục nhiều nhưng theo người dùng nhận xét thì chip Snapdragon vẫn còn tiêu thụ điện năng ở mức trung.

    Kết luận:

    Ttrong xu thế hiện nay thì có vẻ nhà sản xuất mới, trẻ như Intel mang lại nhiều đột phá cùng những công nghệ mới nhiều hơn “lão làng” Qualcoom. Tuy nhiên với kinh nghiệm dày dạn thì Qualcomm vẫn đứng vững với vị thế cứng cáp của mình. Cuộc chiến này có lẽ sẽ không có hồi kết nhưng là người dùng chúng ta sẽ có được những lợi ích không hề nhỏ bởi những thay đỗi tốt và mãnh mẽ cũa những dòng vi xử lý hiện nay đặc biệt là chip Atom và Snapdragon.
     
    :
  2. quiyeu

    quiyeu Member

    Bài viết:
    291
    Bên nào mang công nghệ LTE tốt hơn thì bên đó tháng thôi, đơn giản mà
     

Chia sẻ trang này