Có hàng triệu triệu bức ảnh được đăng tải mỗi năm và trong số đó, những bức ảnh tự sướng (hay "selfie") chiếm một lượng rất lớn. Theo thống kê cho thấy, có gần 300 triệu bức ảnh trên Instagram được gắn hagstag "selfie", một con số cực kì khủng khiếp. Dưới góc nhìn tâm lý xã hội, tại sao chúng ta lại thích chụp và xem ảnh selfie? "Văn hóa chụp ảnh selfie" nói lên điều gì về cuộc sống hiện nay? Và làm cách nào mà việc xem ảnh selfie có thể giúp con người đưa ra những quyết định đúng đắn và thậm chí là hiểu hơn về người khác? Chúng ta hãy cùng khám phá câu trả lời trong bài viết này nhé. Lịch sử của selfie: Tại sao lại chụp ảnh selfie? Khoảng đầu thế kỉ 15, theo Tiến sĩ Terri Apter, giảng viên môn tâm lý học tại Đại học Cambridge: Everyday Sociology cho rằng sự thay đổi này đã khiến chúng ta phải đầu tư nhiều hơn vào các bức ảnh selfie như là một dự án quan trọng trong công việc: "Càng nhiều hình ảnh về nói lên tính cách của bạn: sexy, thích du lịch, ham học, vui vẻ, táo bạo,...thì càng nhiều người thừa nhận những đặc điểm nhận dạng này của bạn" Ảnh chụp gương mặt: Tại sao chúng ta lại thích nhìn người khác Chúng ta luôn nhận ra được gương mặt đầu tiên Khuôn mặt của con người luôn luôn có được cơ chế thu hút sự chú ý đặc biệt hiệu quả. Nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Owen Churches, giảng viên môn tâm lý học tại Đại học Flinders, Adelaide, đã nghiên cứu môn thần kinh học về nhận diện khuôn mặt trong nhiều năm, cho biết: "Hầu hết chúng ta chú ý đến khuôn mặt hơn bất cứ điều gì khác. Qua các bài kiểm tra thực tế, mọi người phản ứng khác nhau đối với khuôn mặt hơn là các loại đối tượng khác." Và trên các mạng xã hội cũng không ngoại lệ: Các nghiên cứu về theo dõi gương mặt cho thấy các hình ảnh cá nhân hoặc ảnh đại diện là nơi đầu tiên mà mắt người nhìn vào trên Facebook cũng như các mạng xã hội khác. Theo thống kê trên mạng xã hội Instagram thì những bức ảnh có chứa khuôn mặt nhận được nhiều hơn 38% lượng like và 32% lượng comment so với ảnh không có mặt ai. Gương mặt có thể dẫn dắt cái nhìn của chúng ta Gương mặt không chỉ bắt buộc mà còn có thể khiến chúng ta phải hành động. Khi online, chúng ta theo dõi ánh mắt của những người chúng ta thấy trên màn hình. Nhìn thẳng vào camera hoàn toàn có thể tạo nên một sự kết nối trực tiếp với một người nào đó. Nhìn qua phải hoặc trái sẽ khiến cho ánh mắt của người đọc, người xem nhìn theo hướng đó. KISSmetrics đã hoàn thành một công việc tuyệt vời để có thể tìm ra câu trả lời cho nghiên cứu này: "Dõi theo ánh mắt người khác là xu hướng tự nhiên của mỗi con người. Xu hướng này đã được hình thành từ lúc mới sinh để đi theo những mũi tên trong việc xác định vị trí mà chúng ta đang tìm kiếm." Sự đồng cảm được tạo ra khi chúng ta nhìn vào các gương mặt Lý giải cuối cùng về lý do tại sao chúng ta phản ứng rất tốt khi nhìn vào hình ảnh các gương mặt đó chính là: Họ có thể giúp tạo ra sự đồng cảm trong mỗi chúng ta. Điều này đã được thể hiện trong những hình ảnh từ một bệnh nhân được lưu trong hồ sơ của các bác sĩ: Kết quả cho thấy khi nhìn vào hình ảnh của bệnh nhân sẽ tăng sự đồng cảm giữa bác sĩ và bệnh nhân đó, và thậm chí là cách hành xử của bác sĩ cũng thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Mặt tích cực của việc chụp ảnh selfie: Giúp chúng ta cải thiện lòng tự trọng Điều này dần trở thành một suy nghĩ chung của mọi người đối với chủ nhân của những bức ảnh selfie vô tội vạ hoặc "chỉnh sửa" quá đà. Nhưng một trong những tác dụng tuyệt vời nhất của selfie chính là có thể thúc đẩy lòng tự trọng, đặc biệt là ở phụ nữ. Trong một cuộc khảo sát hình ảnh cơ thể của TODAY / AOL, 41% phụ nữ trưởng thành nói selfie và các hình ảnh online khác khiến họ cảm thấy tự tin hơn (mặc dù 46% nói rằng:" Nhìn chung, phương tiện truyền thông xã hội làm cho tôi tự ý thức về sự xuất hiện bản thân.") Đối với các cô gái trẻ thì sao? Kết quả thậm chí còn lớn hơn nhiều: 65% cho biết việc nhìn thấy hình ảnh selfie của bản thân trên mạng xã hội làm tăng sự tự tin và 40% của tất cả các thanh thiếu niên cho biết phương tiện truyền thông xã hội giúp "cho mọi người thấy được gương mặt của bản thân lúc đẹp nhất." Mặt trái của việc chụp ảnh selfie: Làm hại đến các mối quan hệ Việc tự sướng quá nhiều cũng mang đến các hậu quả khôn lường, theo nghiên cứu cho biết: việc chia sẻ quá nhiều hình ảnh selfie trên mạng xã hội có thể làm hỏng các mối quan hệ nhỏ. Một cuộc khảo sát ở Anh với 508 người dùng Facebook về việc họ cảm thấy những người bạn trên Facebook gần gũi như thế nào. Sau đó, họ so sánh kết quả của từng người và đếm xem số lượng bức ảnh selfie mà người đó đã đăng tải lên trang cá nhân. Và kết quả cho thấy: người nào post càng nhiều ảnh selfie thì sẽ càng bị xếp hạng thấp hơn. Tiến sĩ David Hougton, tác giả của nghiên cứu này cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện ra rằng những người thường xuyên đăng ảnh lên Facebook sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ trong cuộc sống. Điều này là do mọi người (trừ bạn thân và người nhà) dường như không có mối quan hệ tốt với những cá nhân thường xuyên chia sẻ hình ảnh của chính mình." Kết luận: Tất cả là về vấn đề sức khỏe Vậy, chụp ảnh selfie có lợi hay có hại cho chúng ta? Tất cả phụ thuộc vào cách và mức độ thường xuyên. Một lời giải thích hợp lý về vấn đề này của tiến sĩ Howard Josie trên trang web Refinery29 như sau: "Điều này phụ thuộc vào cách bạn sử dụng. Nếu bạn đang chụp ảnh tự sướng như một công cụ để ghi những khoảng khắc tuyệt vời của bản thân, điều này hoàn toàn tốt. " Làm cách nào để có những bức ảnh selfie tốt hơn? Bạn luôn muốn có những bức ảnh selfie đẹp nhất để post lên mạng xã hội? Dưới đây là inforgraphic về một vài quy tắc để chúng ta có thể chụp ảnh selfie đẹp hơn: Như vậy là phần 1 đã kết thúc, ở phần 2, diễn đàn sẽ giới thiệu đến các bạn những ví dụ tuyệt vời của chụp ảnh selfie trong marketing của những thương hiệu lớn. Mời các bạn đón xem. Nguồn TECHRUM.VN