Chúng ta đã biết Transformer Prime chiếc máy tính bảng cao cấp chạy Android đã được ra mắt vào cuối nắm ngoái với kiểu dáng thiết kế độc đáo và đẹp mắt cùng với đó là sức mạnh xử lý của Tegra 3. Với mức giá 499$ nó sẽ là đối thủ cạnh tranh với iPad. Nối tiếp Transformer Prime, Transformer Pad được ra mắt gần đây nhằm hướng tới phân khúc người dùng thấp hơn và hứa hẹn sẽ là kẻ ngáng đường iPad 2 của Apple. Vậy Transformer Pad có những gì ? Hãy cùng xem. 1.Tổng quan 2.Hiệu năng 3.Thời lượng pin 4.Kết luận 1.Tổng quan "Không phải hoàn hảo những vẫn đáng để quan tâm" Thiết kế Nhìn chung Transformer Pad trông khá tốt, nó tuy là tablet nhưng lại có những đặc điểm khác lạ so với những tablet thông thường. Transformer Pad có mặt sau khá đẹp với khả năng phản xạ ánh sáng độc đáo. Cho dù lớp vỏ không phải là kim loại như Transformer Prime, nó vẫn rất vững chắc và mạnh mẽ. Được chế tạo từ những vật liệu phổ biến, Tranformer Pad dày và nặng hơn so với Transformer Prime.Tuy nhiên phải rất tinh tế hoặc là người khó tính mới nhận ra sự khác biệt. Các cổng kết nối trên Tranformer Pad được thiết kế khá hợp lý. Các nút điều khiển âm lượng nằm ở phía cạnh bên trái, ngay phía trên cổng Micro HDMI và khe cắm Micro SD. Lỗ cắm tai nghe nằm ở cạnh phải và đương nhiên khe kết nối với Dock nằm phía dưới. Một điểm trừ trong thiết kế của Tranformer Pad đó là vị trí loa ngoài. Nó được đặt ở phía lưng của máy và nằm ở phía bên tay phải. Như vậy khi bạn cầm nó bằng tay phải loa ngoài sẽ bị che mất cho dù loa ngoài của Tranformer Pad là khá to. Đây sẽ là một khuyết điểm mà người dùng có thể dễ dàng cảm nhận thấy khi sử dụng. Loa ngoài của Transformer Pad Màn hình Màn hình là một trong những điểm khác biệt giữa Transformer Prime và Transformer Pad mà cụ thể đó chính là độ sáng. Màn hình của Prime đặc biệt sáng đến nỗi nó có thể dùng ngoài trời khá tốt so với các tablet khác, còn với Transformer Pad hình ảnh hiển thị và độ sáng chỉ hơn mức trung bình.Tất nhiên với giá thành và phân khúc thị trường mà Pad nhắm đến điều này không có gì phải bàn. Camera "Tốt hơn hầu hết các tablet khác nhưng như vậy vẫn chưa đủ" Những ai đã từng sử dụng camera trên các thiết bị di động như tablet hay mobile đều biết rằng chúng chỉ đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và không thể sánh được với các máy ảnh chuyên dụng. Tuy nhiên với Transformer Pad, người dùng sẽ có được những trải nghiệm tốt hơn chí ít là hơn các tablet khác. Máy ảnh 8 Megapixel chụp khá tốt trong điều kiện ánh sáng yếu. Các bức ảnh trông rõ nét và chi tiết. Trong chế độ quay phim cho dù ở điều kiện tốt nhất vẫn có những tiếng ồn bị lọt vào. Transformer Pad hỗ trợ quay video 1080p nhưng cũng không có gì ấn tượng lắm. Cảnh quay mềm mại và sống động nhưng đôi khi sự tương phản ánh sáng bị tăng cường quá mức trong hình ảnh thu được.Bên cạnh đó, trong các thao tác chụp,quay, tự động lấy nét hoặc chuyển đổi giữa các chế độ, ứng dụng đôi chút bị chậm nhưng dù sao đối với tablet đó là điều có thể chấp nhận được. Dock Khác với máy tính bảng thông thường Transformer có một tính năng khá đặc biệt mà ai cũng thấy thú vị đó là khả năng biến thành một chiếc netbook. Đúng như tên gọi của nó Tablet Transformer có thể gắn với một tấm đế bàn phím(Dock) để trở thành chiếc máy tính xách tay mini. Dock là tùy chọn và bạn có thể mua thêm với giá 149$. Việc "biến hình" cũng không hề khó khăn, đơn giản chỉ là cắm chiếc Transformer vào khe kết nối của Dock và máy sẽ tự kết nối và thiết lập. Dock sẽ cho bạn thêm một cổng USB và khe cắm SD. Về bàn phím có vẻ như Asus chưa thực sự trau chuốt lắm, các phím khá chật chội và trông đơn điệu. Có rất nhiều phím chức năng được thêm vào, bạn có thể điều chỉnh âm lượng, chuyển đổi cửa sổ ứng dụng, tìm kiếm, thậm chí là tinh chỉnh một số cài đặt từ bàn phím. Phần Trackpad của Dock hoạt động tốt cho dù với Android hầu hết được thiết kế cho thao tác cảm ứng hơn là dùng chuột. Tuy Dock +Transformer Pad mang lại một cảm giác mới mẻ khi biến chiếc tablet thành netbook nhưng thực tế vẫn là thực tế, nó vẫn chỉ là một chiếc tablet và bạn không thể mong chờ có được sức mạnh của một chiếc laptop thực sự được. Nó chỉ thực sự trở nên tuyệt vời nếu bạn dùng cho các nhu cầu du lịch hoặc các công việc cơ bản. Một điều bạn nên chú ý nữa là Dock của Transformer Pad không thể dùng chung cho Transformer Prime hay các dòng Transformer khác được. Âu đây cũng là cách kinh doanh của Asus mà thôi. Phần mềm "Android 4.0 là một nâng cấp lớn nhưng nó vẫn chưa giải quyết các vấn đề của ứng dụng" Transformer Prime là một trong các thiết bị đầu tiên được nâng cấp lên Android 4.0 và chúng ta có thể thấy được sự thay đổi đáng kế từ phiên bản Honeycomb, máy chạy nhanh và ổn định hơn. Android đang dần được tối ưu hóa trên các thiết bị máy tính bảng. Transformer Pad cũng sử dụng Android 4.0 với phiên bản Ice Cream Sandwich mang lại hiệu năng khá tốt khi thao tác cảm ứng hay đóng mở các ứng dụng. Với Android 4.0 một số các ứng dụng cốt lõi đã được làm mới lại để đạt hiệu năng tốt hơn trên những màn hình lớn hơn ví dụ như Gmail. Asus cung cấp thêm một số ứng dụng miễn phí khá tuyệt như bộ phần mềm Office Polaris, ứng dụng MyNet DLNA và dịch vụ lưu trữ WebStorage. Ngoài ra còn có một ứng dụng cũng rất tuyệt khác đó là SuperNote. Bạn có thể thoải mái kết hợp văn bản,bản vẽ,hình ảnh và tạo ra sổ lưu niệm trên đó và dễ dàng xuất chúng qua email hoặc các ứng dụng Gallery. Ngoài SuperNode và một số ứng dụng có sẵn khác, có vẻ như các ứng dụng từ bên thứ ba chạy trên Android vẫn còn lỗi khá nhiều. Một số ứng dụng như Facebook, Flipboard,New York Times... chạy không ổn định hoặc khó sử dụng trên màn hình cảm ứng do hệ điều hành chưa hỗ trợ đầy đủ. Dù đang nói đến phần mềm và các ứng dụng nhưng chúng ta thật sự không thể không nói tới bộ xử lý Tegra 3 trái tim của Transformer Pad. Một số ứng dụng game được phát triển tận dụng lợi thế của bộ xử lý này và trông chúng rất tuyệt với đồ họa đẹp và mượt mà. Tuy nhiên mọi thứ vẫn đang bắt đầu, số lượng ứng dụng tận dụng sức mạnh của Tegra 3 hiện vẫn chưa nhiều. 2.Hiệu năng Transformer Pad phiên bản Tegra 3 có mức xung thấp hơn Transformer Prime (1.2GHz so với 1.4GHz) tuy nhiên sự khác biệt là không lớn khi chạy các ứng dụng. Máy đạt hiệu năng khá tốt: chạy game mượt mà, độ trễ của cảm ứng chạm thấp, việc mở nhiều ứng dụng cùng lúc cũng không phải là vấn đề khó khăn gì. Tuy vậy cũng có đôi lúc xuất hiện hiên tượng chậm và giật một chút đặc biệt là lúc mở hay đóng ứng dụng. 3.Thời lượng pin Về cấu tạo Asus thiết kế pin cho cả Transformer và tấm Dock của nó.Điều này mang lại một trải nghiệm dùng pin lâu hơn bởi khi bạn kết nối với Dock, chiếc Dock tự nhiên trở thành nguồn sạc cho Transformer. Vì vậy hãy đừng ngạc nhiên khi sau một lúc kết nối với Dock bạn lại thấy dung lượng pin của chiếc Transformer lại tăng lên. So với Transformer Prime, Transformer Pad có dung lượng pin nhỏ hơn 22Wh và 16.5Wh(Dock) so với 25Wh và 22Wh(Dock). Có 3 chế độ quản lý năng lượng trong máy: cân bằng,tiết kiệm và hiệu năng. Thiết lập cân bằng được cài đặt mặc định và trong các bài kiểm tra pin sẽ sử dụng thiết lập này. Nhìn chung thời lượng sử dụng Transformer Pad là khá tốt. Với thiết lập độ sáng 65%,stream Netflix thông qua Wi-Fi và chạy các ứng dụng trò chơi, Transformer Pad cho thời gian sử dụng kéo dài 8 giờ 10 phút. Nếu sử dụng bình thường chiếc tablet này hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của bạn trong cả ngày thậm chí là vài ngày với chỉ một lần sạc. Đó là chúng ta còn chưa nói đến chiếc Dock kì diệu. Trong chế độ "biến hình" chiếc Transformer Pad có thể đạt tới 12 giờ 45 phút sử dụng liên tục, một trải nghiệm thật sự tuyệt vời. Bên cạnh nguồn pin được thiết kế hợp lý của Asus còn một yếu tố khác nữa góp phần làm cho chiếc Transformer trở nên "trâu" như vậy đó là nhờ chip xử lý Tegra 3. Với tính năng tối ưu hóa các nhân xử lý, con chip có thể tắt hoặc bật các nhân của mình tùy theo độ "nặng" của ứng dụng đang chạy. 4.Kết luận Với việc ra mắt Transformer Pad, Asus đã thông minh khi chia tách phân khúc thị trường. Trong khi Transformer Prime tập trung vào thị trường cao cấp, Transformer Pad lại hướng tới những người có khả năng tài chính khiêm tốn hơn mặc dù về thiết kế bên trong của cả 2 dòng này không khác biệt nhiều. Những người không quan tâm đến cấu hình có thể lựa chọn Transformer Pad bởi nó rẻ hơn mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu, còn một số người khác lại mong muốn có được một sản phẩm tốt nhất thì Transformer Prime sẽ là lựa chọn của họ. Với mức giá khá thấp (379$) Transformer Pad sẽ là một chiếc máy tính bảng đáng mong đợi bởi những gì nó đem lại không khác nhiều so với Transformer Prime (499$). Transformer Pad sẽ nhắm đến đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nó là iPad 2 (399$). Tuy nhiên công bằng mà nói Transformer Pad vẫn chưa đủ sức mạnh để vượt qua iPad 2 bởi Apple quá giỏi trong việc xây dựng một hệ sinh thái xung quanh sản phẩm của mình. Nếu bạn thực sự muốn mua một máy tính bảng Android vừa đáp ứng các nhu cầu giải trí lại vừa có giá cả phải chăng thì Transformer Pad sẽ là một sự lựa chọn thông minh. btahdvnbits Nguồn: hdvnbits