Chỉ trang bị viên pin 4130mAh bù lại Zenfone 3 Max được cải thiện tính năng sạc cho các thiết bị khác với tốc độ nhanh hơn nhờ dòng xả có thể lên đến 1.5A thay vì chỉ giới hạn ở 0.5A. Theo thử nghiệm, trong vòng 1 giờ thiết bị này có thể nạp đầy 60% cho chiếc Zenfone 2 Laser 5.0 có dung lượng pin 2400mAh. Có 2 chế độ sạc, tốc độ nhanh hơn khi bạn sạc từ máy tính Chiếc Zenfone Max đời đầu đã gây được sự quan tâm không nhỏ nhờ được trang bị dung lượng pin lên đến 5000mA, ngoài mang lại thời lượng sử dụng máy rất lâu, chiếc smartphone này còn có khả năng biến thành một cục pin dự phòng khi cần thiết để sạc cho các thiết bị khác. Tuy nhiên, vấn đề là tốc độ sạc từ Zenfone Max vẫn còn khá chậm, do dòng ra tối đa 500mA tức là chỉ tương đương với khi bạn cắm sạc từ máy tính, để có thêm vài % pin sử dụng bạn phải chờ một khoảng thời gian khá lâu. Để khắc phục điểm yếu này, ASUS đã nâng cấp cho Zenfone 3 Max công nghệ sạc nhanh hơn Rapid Reserve Charge, điểm khác biệt là dòng xả tối đa cao hơn, lên đến 1.5A. Ngay khi cắm cáp OTG vào thiết bị, sẽ có một thông báo hỏi bạn muốn chọn chế độ sạc thông thường OTG mode hay chế độ sạc nhanh Reserve Charge. Nói về sự khác biệt giữa 2 chế độ sạc này, OTG mode cho dòng sạc ra chỉ 5V-500mA tuy nhiên chiếc Zenfone 3 Max của bạn có thể giao tiếp với thiết bị được kết nối như đọc, truyền dữ liệu, hình ảnh, video...Ngược lại ở chế độ Reserve Charging, bạn không thể thực hiện các thao tác này, máy chỉ thực hiện một nhiệm vụ duy nhất là sạc như một củ sạc hay viên pin dự phòng thực sự với dòng ra có thể tương đương, tối đa 1.5A. Làm sao để phân biệt máy đang được sạc ở chế độ nào? Nếu dùng máy Android, bạn vào mục battery trong settings của máy, kết nối ở chế độ OTG mode sẽ thể hiện thông tin là sạc qua USB. Trong khi đó, chế độ Reserve Charging hiện sạc qua AC, tương tự như khi bạn sử dụng củ sạc bình thường. Mình thử tiếp với Ampere, một ứng dụng đo dòng sạc vào cho các thiết bị Android. Ở đây mình sẽ thử cắm sạc từ Zenfone 3 Max và từ máy tính để thử nghiệm, bạn sẽ thấy sự khác biệt ở 2 mục "đang sử dụng" và "Max usb curr" như hình bên dưới. Tuy nhiên mình không tin tưởng vào khả năng đo dòng của Ampere lắm nên sẽ thử nghiệm thực tế để kết quả là chính xác nhất. Điều kiện của bài test là cùng một chiếc Iphone 5 đang ở mức pin 25%, đầu tiên sạc qua máy tính và ghi lại kết quả sau 15p. Sau đó xả về 25% và sạc qua Zenfone 3 Max ở chế độ Reserve Charging. Ở cả 2 giai đoạn test, máy vẫn đang hoạt động bình thường. Tốc độ sạc ở chế độ Reserve changer rõ ràng tốt hơn rất nhiều so sạc từ máy tính. Mình đã thử sạc ở chế độ OTG mode nhưng do Iphone không nhận (các điện thoại Android khác vẫn sạc bình thường), tuy nhiên chắc chắn ở chế độ này tốc độ sạc chỉ tương đương thậm chí là kém hơn từ máy tính một chút. Thử sạc cho Zenfone 2 Laser (2400mAh): 1 tiếng được 62%, đầy trong 2h19 Dung lượng pin của zenfone 3 Max là 4130mAh, điều đó tất nhiên sẽ không đồng nghĩa với việc bạn có thể sạc đầy 1 chiếc điện thoại khác có dung lượng pin tương đương hoặc 2,3 lần cho những thiết bị có dung lượng thấp hơn tương ứng 2,3 lần. Điều này khá dễ hiểu, vì ngay cả những chiếc pin dự phòng tốt trên thị trường hiện nay thì hiệu suất thực nạp chỉ đạt khoảng 70 đến 80% so với dung lượng niên yết. Chưa kể đến việc Zenfone 3 Max đã dùng một phần pin để duy trì hoạt động, ngay cả khi bạn không sử dụng máy. Tiếp theo, mình sẽ kiểm chứng thực tế chiếc Zenfone 3 Max có thể sạc được bao nhiêu pin cho một thiết bị thực tế. Ở đây mình sử dụng một smartphone có dung lượng pin khá tốt hiện nay là 2400mAh trên Zenfone 2 Laser 2.0. Điều kiện thử nghiệm: gắn 1 sim, bật wifi, facebook, messenger hiện thông báo trong lúc đang sạc, màn hình tắt. Đây là kết quả test thực tế sạc Zenfone 3 Max cho chiếc Zenfone 2 Laser 5.0 từ mức 0%.Ta có thể thấy nếu sạc từ khi điện thoại cạn pin (0%) thì dung lượng pin nạp tăng rất nhanh lên đến 18% chỉ sau 15 phút sạc đầu tiên. Tuy nhiên sau khi đạt khoảng 20-25% thì tốc độ sạc bắt đầu chậm lại và đều ở mức 14%/15 phút. Sau khoảng một tiếng thì chiếc Zenfone 2 Laser đã sạc được 62%, khá thoải mái cho bạn có thể sử dụng máy để tiếp tục công việc, thậm chí bạn vừa có thể sử dụng máy vừa sạc, tốc độ tuột pin do máy tiêu thụ chậm hơn nhiều với tốc độ lên pin. Tuy vậy khi máy đã đạt 70% dung lượng pin thì do cơ chế sạc của máy để bảo vệ pin, dòng vào sẽ được giảm xuống càng ngày càng thấp. Đỉnh điểm là đến khoảng 95% thì mình phải đợi thêm đến 30 phút nữa đến khi chiếc Zenfone 2 Laser 5.0 được sạc đầy. Cần lưu ý là nếu mình dùng củ sạc bình thường theo máy thì không gặp hiện tượng này. Có lẽ đây là vấn đề chung nếu muốn sạc từ một smartphone này cho một smartphone khác, trước đây chiếc Zenfone Max cũng tốn rất nhiều thời gian trong gian đoạn cuối để đẩy pin lên được 100%. Như vậy để hoàn thành bài test, Zenfone 3 Max sẽ tiêu tốn 2 tiếng 19 phút, rất tốt nếu so với Zenfone Max đời đầu. Tuy nhiên lượng pin còn lại chỉ còn khoảng 23%. Nếu tính toán một cách tương đối thì với 4130mAh trên Zenfone 3 Max sẽ cho dung lượng thực tế sạc cho các thiết bị khác vào khoảng 2400x100/(100-23)=3120 mAh tức là tương đương hiệu suất 3120/4130=75,4% gần như tương đương với các cục pin dự phòng trên thị trường
mình như còn thiếu cái dụ pin còn 20% thì không sạc nhanh được nữa, nó nhảy về sạc thường, với hình như dưới 20%, nó nạp pin hiệu suất thấp hay sao ấy
chưa có nhiều hãng chú trọng đến khoản này nên Asus đang chiếm ưu thế lớn. Cứ tập trung vào viên pin với tích cực cải tiến thì cái đà này Zen 3 max sẽ trở thành khổng lồ trong nay mai.