Tìm hiểu về màn hình cảm ứng In-Cell của Zenfone 3

Thảo luận trong 'Thông tin Tổng hợp' bắt đầu bởi dongquangdo, 16/8/16.

  1. dongquangdo

    dongquangdo Member

    Bài viết:
    626
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City, Vietnam
    Khái niệm màn hình In-Cell và On-Cell hẳn các bạn đã từng biết đến. Tuy nhiên tại sao Asus lại chủ đích sử dụng màn hình In-Cell vào trong Zenfone 3 và người dùng được lợi gì từ màn hình này?
    Ngay trong bài viết bên dưới mình sẽ cùng các bạn làm rõ vấn đề này nhé.

    [​IMG]

    Về mặt khái niệm

    Mình sẽ lướt qua một vài thông tin cơ bản để nhắc về màn hình In-Cell và On-Cell cho những bạn đã biết, khái niệm này còn sơ sài nên nếu các bạn quan tâm thì nên thì thêm ở một số nguồn trên internet nhé.

    * Màn hình On-Cell: Là thế hệ màn hình cải tiến dựa trên màn hình SoL, nó tích hợp các cảm biến lên bề mặt của lớp hiển thị (khác với màn hình SoL là tích hợp lên trên mặt kính) điều này giúp tăng khoảng trống trên màn hình giúp các hãng sản xuất có đủ không gian để đưa thêm một số công nghệ khác vào màn hình hay đơn giản là sử dụng kính cường lực với kích thước dày hơn mà không làm tăng bề dày tổng thể của màn hình.

    [​IMG]
    Thiết kế màn hình On-Cell với cảm biến đặt ở bề mặt lớp hiển thị.

    *Màn hình In-Cell: Đây là phiên bản hoàn thiện nhất lấy ý tưởng từ màn hình On-Cell, điểm khác biệt lớn nhất làm nên tên tuổi của In-Cell là cảm biến được tích hợp vào trong lớp hiển thị bằng một nguyên lý kỹ thuật cao và trong quá trình gia công hà khắc. Tuy chi phí về mặt sản xuất sẽ tăng cao nhưng những thành quả mà màn hình In-Cell đạt được sẽ khỏa lấp hoàn toàn mức phí tổn này. Các thông số như độ sáng, độ tương phản, hồi đáp,.... được tăng cường đến mức cực cao.

    [​IMG]
    Thiết kế màn hình In-Cell với cảm biến được tích hợp vào lớp hiển thị.

    Cách phổ biến nhất hiện nay và được áp dụng trên Asus Zenfone 3 là amoled - đưa cảm biến vào một tấm film transistor.

    [​IMG]
    Cấu trúc màn hình amoled


    Lợi ích thực tế

    Vậy Zenfone 3 mang lại cho người dùng những gì khi sử dụng màn hình In-Cell:

    - Về mặt thiết kế: bề dày là lợi ích đầu tiên của màn In-Cell mang lại cho Zenfone 3, với việc tích hợp lại với nhau sẽ giúp giảm đáng kể kích thước dày của màn hình và giúp Asus sử dụng thêm các công nghệ tiên tiến hơn tích hợp vào màn hình mà điển hình là kính Gorilla Glass 3 cùng tấm nền màn hình IPS, việc tối đa hóa mà hình cũng giúp tăng thêm không gian vật lý cho phần cứng máy mà không ảnh hưởng đến tổng thể. Nhờ vậy Zenfone 3 sẽ được trang bị nhiều hơn như vẫn giữ kích thước chuẩn phù hợp nhất.

    [​IMG]
    Màn hình cực mỏng của Asus Zenfone tạo tiền để giảm kích thước tổng thể máy xuống

    - All-in-one (tất cả trong một): Đây là nguyên lý được Asus sử dụng ngay từ những thế hệ Zenfone đầu. Tuy nhiên đến Zenfone 3 thì điều này mới được hoàn thiện hoàn toàn. Màn hình In-Cell hoạt động giống như một cầu nối liên kết tất cả các thành phần của màn hình cảm ứng trở thành một khối. Điều này giúp tăng khả năng chịu lực của màn hình bởi các lực tác động sẽ trải đều và giảm thiểu nhờ kính Gorilla Glass (chịu được các lực va chạm trong bán kính 1m ở điều kiện lý tưởng).

    [​IMG]
    Tích hợp tất cả các lớp màn hình trở thành một

    - Về chất lượng hình ảnh: Nếu để ý ta sẽ cảm giác được hình ảnh hay icon hiển thị trên Asus Zenfone 3 sẽ tạo cảm giác như nằm thật ở ngoài và khi tương tác giống như chạm trực tiếp vào nó vậy, điều này có được nhờ In-Cell tích hợp cả lớp hiển thị vào màn mặt kính tạo nên cảm giác đó. Hơn nữa cấu trúc này cũng giúp Asus Zenfone 3 tăng được góc nhìn ở viền màn hình và tạo độ chân thật hơn cho hình ảnh chuyển động.

    [​IMG]
    Chất lượng hình ảnh màn hình của Asus Zenfone 3 trong môi trường chói đèn

    - Về độ nhạy: Độ nhạy ở đây là nói về khả năng nhận lệnh từ các tác động bên ngoài và khả năng cảm ứng đa điểm. Zenfone 3 hỗ trợ đa điểm 10 điểm chạm cùng lúc trong hầu hết các môi trường kể cả việc màn hình bị dính nước, nhận chính xác lệnh điều khiển cảm ứng từ tay người dùng và cao hơn nữa là khả năng loại bỏ hoàn toàn tình trạng loạn cảm ứng (sẽ không có việc các lớp màn hình bị dính bẩn bởi màn hình In-Cell tích hợp loại bỏ khả năng này.)


    Bạn có thể quan sát độ nhạy cảm ứng của Zenfone 3 thông qua clip chơi game bên dưới

    - Về tốc độ phản hồi: Đừng nghĩ rằng màn hình In-Cell tích hợp lại gần nhau thì màn hình sẽ nhanh hơn, chủ yếu màn hình Zenfone 3 có tốc độ phản hồi cực nhanh trong khoảng 0.03 - 0.05s là nhờ việc các cảm biến được tích hợp vào trong lớp hiển thị giúp các tác nhân vật lý từ môi trường không thể ảnh hưởng tới khả năng nhận cảm ứng và hệ thống điện nối tiếp sẽ có tốc độ truyền tải nhanh hơn bởi khoảng cách truyền ngắn hơn. Có thể nói đến thời điểm hiện tại tốc độ phản hồi của màn hình Zenfone 3 nằm trong top những màn hình có tốc độ tốt nhất.

    - Về khả năng chống nhiễu: Nhiễu ở đây là đang nói đến vấn đề kẻ sọc màn hình, sọc ngang, carô hay thậm chí là nhòe hình và các vấn đề liên quan tới phần cứng. Có thể nói in-Cell loại bỏ hoàn toàn các tình trạng này bởi khả năng tích hợp lại ngăn chặn toàn bộ khả năng nhiễu từ giữa các lớp màn hình. Ta thấy rằng các lỗi màn hình hầu như không xuất hiện trên Zenfone 3, bạn có thể kiểm tra chất lượng một cách đơn giản nhất bằng cách đặt một nam châm lên màn hình và quan sát trường từ chạy ra, nếu xuất hiện ít và mờ hay hoàn toàn không thấy thì chứng tỏ màn hình Zenfone 3 chống nhiễu ngoại lực và nội lực.

    - Về khả năng chống chói: Tính năng này thiên hướng về tấm nền IPS hơn, Zenfone 3 được trang bị IPS nên khả năng tinh lọc và giảm phản xạ ánh sáng là tốt, tuy nhiên màn hình In-Cell cũng góp phần trong tính năng này ở việc chỉ cho phép ánh sáng truyền qua một lớp và không phản hồi.

    [​IMG]
    Màn hình Asus Zenfone 3 trong điều kiện ánh sáng cao

    Ví dụ: Với màn hình không tích hợp ánh sáng sẽ truyền vào mặt kính đầu tiếp tục tới mặt kính 2 và 3, quá trình này sẽ sinh ra phản xạ ánh sáng giữ từng lớp kính, càng nhiều lớp thì ánh sáng phản xạ càng cao gây mờ hình ảnh hiển thị. Còn với màn hình tích hợp In-Cell của Zenfone 3 thì ánh sáng chỉ đi qua một mặt kính duy nhất nên việc phản xạ ánh sáng được giảm tối đa.
    Nhờ sự kết hợp của cả 2 yếu tố này mà Zenfone 3 xứng đáng là một trong những smartphone chống chói tốt nhất hiện nay.

    - Về độ sáng tối đa: Trong các loại màn hình thì màn hình In-Cell mỏng nhất và có độ sáng cao nhất, vì nó không bị giảm sáng khi thông qua cảm biến và các lớp màn hình. Bởi vậy độ sáng trên cơ bản củ Zenfone 3 là tốt rồi (bạn có thể thấy nhược điểm tối màn hình của dòng Zenfone Asus đã được khắc phục hoàn toàn trên Zenfone 3), một chú ý nữa là màn hình Zenfone 3 sử dụng tùy chỉnh điều chỉnh ánh sáng thế hệ 2 của ZenUI giúp cân bằng sáng chuẩn dựa trên độ sáng tối đa. Khả năng này giúp Zenfone 3 làm rõ tất cả hình ảnh văn bản hiển thị kể cả trong môi trường ánh sáng mạnh.

    - Về góc nhìn: Góc nhìn của màn hình smartphone liên quan chủ yếu đến tấm nền IPS, Zenfone 3 cho góc nhìn lên tới 178 độ đạt tới ngưỡng tối đa. Với góc nhìn này bạn có thể đạt Zenfone 3 ở mọi góc mà không ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh hiển thị khi xem.


    Kết:

    - Chỉ với một loại màn hình In-Cell, Asus đã sử dụng nó để cải tiến hầu hết các tính năng màn hình cho Zenfone 3 và nhất là mang lại tính thiết thực cho người dùng:

    + Tăng cường thiết kế
    + Tích hợp tất cả trong một
    + Tăng cao chất lượng hình ảnh
    + Tăng độ nhạy
    + Tăng tốc độ phản hồi
    + Chống nhiễu màn hình
    + Chống chói
    + Tăng độ sáng
    + Tăng góc nhìn

    Với tất cả những gì mà Asus Zenfone 3 đạt được nhờ màn hình In-Cell, có thể khẳng định đây là lựa chọn đúng đắn mà Asus lựa chọn cho đứa con cưng của mình.
     
    :
    Chỉnh sửa cuối: 18/8/16

Chia sẻ trang này