Tự chế máy ảnh 3D thay vì mua máy ảnh mới như thánh dưới đây

Thảo luận trong 'Thiết bị KTS & Điện tử tiêu dùng' bắt đầu bởi vyvy1808, 16/12/19.

  1. vyvy1808

    vyvy1808 Member

    Bài viết:
    113
    Quả thật tất cả những ai có ý định đến với bộ môn nhiếp ảnh đều là những con người có khả năng sáng tạo vô đối. Chưa nói tới việc có chụp được ảnh đẹp hay không nhưng một người đàn ông đã được gọi là “thánh sáng tạo” sau khi tự chế máy ảnh 3D thay vì phải mua máy ảnh mới.

    >> Hãng máy ảnh mới nhất: Máy ảnh CanonMáy ảnh Nikon
    [​IMG]
    “Thánh” đó có tên là Paul Kohlhaussen – là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp người Anh. Không chỉ yêu thích các bức ảnh, anh này còn có một niềm đam mê với các thiết bị nhiếp ảnh. Thế nhưng vấn đề là ở chỗ danh sách các thiết bị mà anh yêu thích lại quá dài, dài tới nỗi không kiếm đâu ra đủ tiền để mua một lúc nhiều thứ như vậy. Trong cái khó ló cái không, sự sáng tạo không chỉ thể hiện ở việc chụp ảnh mà còn thể hiện ở tư duy thiết kế: Paul Kohlhaussen quyết định sẽ tự mình tạo ra một chiếc máy ảnh có kết hợp tất cả những đặc điểm mà anh yêu thích của tất cả các thiết bị trong danh sách.

    >> Hãng ống kính mới: SIGMA 24-105 FOR CANON

    Để làm được điều này, anh đã dùng tới 1 máy in 3D – công nghệ in mới nổi cho phép người điều khiển có thể tạo hình thiết bị đúng với những gì mình mong muốn ở mọi khía cạnh chi tiết sản phẩm. Đã là “thánh” thì không cần tới người hỗ trợ làm gì, tất cả mọi công đoạn từ bản vẽ thiết kế, tìm mua thiết bị cho tới việc hoàn chỉnh sản phẩm đều chỉ một tay anh chàng này tạo ra.

    Dựa theo bản vẽ thì đây không phải là một máy ảnh kỹ thuật số mà là một máy ảnh chụp phim. Nó có thể sử dụng nhiều loại phim khác nhau và được nén bên trong một thân hình lắp ghép từ 8 bộ phận chính. Anh đặt tên chiếc máy ảnh của mình là “Quái vật một mắt màu vàng” với mã hiệu PK-6142016.

    Đúng như mục đích khi tạo ra máy ảnh, chiếc máy của Paul Kohlhaussen được tạo thành từ đặc điểm của các siêu phẩm như: định dạng khổ phim Medium Format của Mamiya giá 5000 USD, tỉ lệ ảnh của Hasselblad Xpan cũng 5000 USD và phong cách tạo màu phim của Leica M cũng 5000 USD.

    Đi kèm thân máy là ống kính Schneider Kreuznach 90mm Super Angulon – loại ống chuyên dụng cho các máy Large Format (loại máy có cảm biến lớn hơn cả Medium Format).

    Giải thích cho ngoại hình có phần độc dị của chiếc máy ảnh do mình tạo ra, anh chàng cho biết: “tôi không đủ khả năng để tự làm ống kính bởi vấn đề quang học cực kỳ phức tạp, do đó tôi đã chọn một ống kính làm chuẩn và thiết kế phần thân máy sao cho phù hợp nhất với ống”.


    Điều đặc biệt là khổ phim của PK-6142016 không phải là 6×6 hay 6×7 như các model Medium Format truyền thống mà là 6×14.Vậy nên chất lượng ảnh của nó cũng sẽ tốt hơn so với chuẩn này. Dưới đây là một số tấm ảnh được chụp từ máy:

    [​IMG]

    Càng ý nghĩa hơn nữa khi biết rằng Paul Kohlhaussen không giữ bí mật cho riêng mình mà sẽ đưa sản phẩm ra thị trường trong tương lai để hỗ trợ nhiều người chơi ảnh không có nhiều điều kiện.

    >> Nguồn: https/kpnet.vn/thanh-sang-tao-tu-che-may-anh-3d-thay-vi-mua-may-anh-moi.html
     
    :

Chia sẻ trang này