VGA - EVGA GTX260+ Superclocked: Sức mạnh core 216

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi tqh1463, 22/12/08.

  1. tqh1463

    tqh1463 New Member

    Bài viết:
    19
    Ở bài review trước về eVGA 9800GTX+, có thể thấy sản phẩm này của eVGA đã có những thể hiện rất tốt về mặt hiệu năng khi tỏ ra vượt cả 4850 turboX. Với eVGA 9800GTX+ bạn có thể chơi các game với thiết lập cao ở độ phân giải 1440x900, tuy nhiên với độ phân giải từ 1680x1050 trở lên thì rõ ràng 9800GTX+ tỏ ra hơi đuối nhất là ở thiết lập đồ họa cao nhất. Card đồ họa eVGA GTX260 Core 216 Superclocked sử dụng GPU GT200 của nVIDIA sẽ giúp bạn thỏa sức chiến các game ở độ phân giải cũng như thiết lập cao hơn.

    Và để tiện lợi hơn về tên gọi thì trong bài review GTX260 Core 216 sẽ được thay thế ngắn gọn bằng GTX260+

    Mục lục:
    1. Thông số kỹ thuật của GTX260+
    2. Giới thiệu eVGA GTX260+ Superclocked
    3. Đánh giá hiệu năng
    4. Nhiệt độ hoạt động và khả năng OC
    5. Kết luận
    6. Phụ lục

    1. Thông số kỹ thuật của GTX260+

    Có lẽ không cần phải nói nhiều về kiến trúc của GT200 nữa khi đã có 1 bài review rất hay của pvthanh100 về MSI GTX260. GTX260+ cũng sử dụng GPU GT200 65nm tuy nhiên khác với phiên bản GTX260 thường chỉ có 192SP (Stream Process) thì GTX260+ có đến 216SP, các thông số khác như xung nhịp, băng thông, giao tiếp, dung lượng bộ nhớ của 2 phiên bản là hoàn toàn giống nhau.

    eVGA GTX260+ Superclocked là phiên bản đã được nhà sản xuất ép xung sẵn từ core/mem mặc định 576/1000 lên 626/1053 cho hiệu năng cao hơn phiên bản thường một chút.

    [​IMG]

    Đối thủ mà GTX260+ cạnh tranh đó là Radeon HD4870 1GB

    2. Giới thiệu eVGA GTX260+ Superclocked

    Điều dễ nhận thấy đó là box các sản phẩm của eVGA có kích thước khá nhỏ gọn. Vỏ hộp eVGA GTX260+ lấy màu chủ đạo là màu đen và cam.

    [​IMG]

    Mặt sau để hở một khe nhỏ, qua đây bạn có thể thấy phần nào hình ảnh chiếc card. Kèm theo đó là rất nhiều thông tin về tính năng của GTX260+ ,phần mềm ép xung eVGA Precision miễn phí.

    [​IMG]

    Mở nắp hộp, sản phẩm được bảo vệ bởi một lớp mút đen chắc chắn. Có thể thấy với các sản phẩm cao cấp như GTX260/280, 9800GX2 eVGA đầu tư và thiết kế khá cẩn thận lớp bảo vệ này

    [​IMG]

    Cận cảnh eVGA GTX260+ Superclocked

    [​IMG]

    eVGA GTX260+ có kích thước lớn, dài hơn phiên bản eVGA 9800GTX+ khá nhiều, bề mặt được dán decal màu vàng cam, nổi bật với dòng chữ core 216

    [​IMG]

    Mặt sau cũng được ốp tản nhiệt do mặt dưới của bo mạch cũng đc gắn các chip Ram. Hai lớp tản nhiệt được gắn chặt với nhau qua nhiều ốc vít và sẽ rất khó khăn nếu như muốn tháo ra để quan sát phụ tùng bên trong.

    [​IMG]

    eVGA GTX260+ cần hai chấu PCI-E 6pin

    [​IMG]

    Hỗ trợ 3 way SLI, các khe cắm SLI được bảo vệ bởi 1 lớp cao su màu đen

    [​IMG]

    Sử dụng tản nhiệt dual slot, các cổng output

    [​IMG]

    Phụ kiện đi kèm khá đầy đủ khi có đến 2 dây chuyển PCI-E 6pin cùng nhiều cổng chuyển khác ...

    [​IMG]

    3. Đánh giá hiệu năng

    Để đánh giá chính xác hiệu năng game của eVGA GTX260+ tôi tiến hành bench và chơi thử trên các game DX10độ phân giải 1680x1050 và thiết lập đồ họa cao nhất.

    Cấu hình test


    3Dmark 06

    Số điểm đạt được khá cao hơn 17K điểm
    [​IMG]

    3Dmark Vantage

    Enabled physX và điểm số đạt được ngang ngửa 1 cặp 4850 CF
    [​IMG]

    Crysis
    1680x1050 Very High, vẫn mượt mà với số khung hình TB là 26.36
    [​IMG]

    Crysis Warhead
    1680x1050 Enthusiast chiến ngon lành, TB đạt 24.61 FPS
    [​IMG]

    World In Conflict
    1680x1050 Super High AA 4X, dư sức với TB đạt 47 FPS
    [​IMG]

    Devil May Cry 4
    1680x1050 Super High AA 8X, với driver mới 180.48 thì các card của nVIDIA đều có cải thiện rõ rệt trong game này, đương nhiên rank S là chắc chắn.
    [​IMG]

    Assassin's Creed
    Chọn thiết lập cao nhất
    [​IMG]
    Kết quả đo được bằng FRAPS
    [​IMG]

    GRID
    Chọn thiết lập cao nhất
    [​IMG]
    Kết quả đo được bằng FRAPS
    [​IMG]

    Nhận xét: Có thể thấy ở các thiết lập cao nhất của độ phân giải 1680x1050, eVGA GTX260+ đều lướt qua mượt mà

    4. Nhiệt độ hoạt động và khả năng OC

    Để chế độ fan mặc định (auto), tiến hành chơi thử Crysis Warhead tôi đo được nhiệt độ hoạt động ở chế độ tải như sau

    [​IMG]

    Mặc dù đã được ép xung sẵn nhưng tôi vẫn thử OC lên mức 700/1150, kết quả hoàn toàn ngon lành ko bị crash hay artifact tẹo nào. Điểm 3Dmark Vantage đạt hơn 13K điểm

    [​IMG]

    5. Kết luận

    Với việc các màn hình 22 inches hỗ trợ độ phân giải 1680x1050 đang phổ biến thì nhu cầu chơi các game ở độ phân giải và thiết lập đồ họa cao ngày một nhiều. Với một số tiền không phải quá lớn, không cần đến giải pháp chạy đa card đồ họa (SLI và CrossFireX) vốn tốn kém và cần bộ nguồn công suất cao thì GTX260 Core 216 nói chung và eVGA GTX260+ nói riêng hoàn toàn có thể đáp ứng được. Thực nghiệm cho thấy với đa phần các game hiện nay, ở thiết lập cao nhất eVGA GTX260+ đều lướt qua mượt mà.

    Ưu điểm:
    - Hình thức đẹp, chất lượng tốt
    - Hiệu năng tuyệt vời, có thể chiến đc các game hiện tại ở thiết lập cao nhất
    - Quạt êm ái ở mức auto

    Nhược điểm:
    - Giá còn hơi cao khiến bạn phải cân nhắc

    Tác giả : Dctran
     
    :
  2. tien113

    tien113 php+mysql+apache

    Bài viết:
    6,477
    Nơi ở:
    Vaasa, Finland
    card màn hình này dành cho ai có màn hình lớn hơn 20 inch nè...:votay:
     

Chia sẻ trang này