►VGA◄ MSI N460GTX HAWK: Bắn hạ HD5850 – Thế mới là VGA!

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi MaiHoangSp, 17/10/10.

  1. MaiHoangSp

    MaiHoangSp Member

    Bài viết:
    255
    ►VGA◄ MSI N460GTX HAWK: Bắn hạ HD5850 – Thế mới là VGA!
    Thế mới là…a… nước hầm xương… j/k



    I. Giới thiệu

    Twin Frozr là series thiết kế tản nhiệt đặc trưng giành cho card hình rời của hãng MSI, được đưa vào sử dụng cách đây khoảng 2 năm trở lại đây, mang lại hiệu quả và nhiều thành công cho họ.

    Thế hệ đầu tiên tạm gọi là Twin Frozr I (TF-1) sử dụng rộng rãi cho dòng MSI N250GTS, 260GTX, 275GTX, 285GTX với nhiều kiểu tên như N285GTX SuperPipe 2G OC, N250GTS Twin Frozr 1G, N260GTX Lightning Black Edition, N275GTX Twin Frozr…

    [​IMG]



    Với mục đích hướng tới: mát hơn, êm hơn, đẹp hơn, tinh tế hơn trong năm 2010 đã xuất hiện Series Twin Frozr II (TF-2) theo tôi đánh giá cảm nhận trực tiếp là hiệu quả hơn nhiều nữa so với TF-1. TF-2 được sử dụng đầu tiên trên MSI N275GTX Lightning rất là hầm hố, khi ra đời HD5000 thì nó được áp dụng rộng rãi từ HD5770/ HD5830/HD5850/HD5870 và cả GTX400 mới đây với các dòng 460/470/480 với 3 tên gọi chia nhỏ là: Twin Frozr II, HAWK và Lightning. Hiện tại đã xuất hiện thêm Twin Frozr III trong bị cho dòng 480GTX.

    [​IMG]



    Lightning thường áp dụng cho các dòng rất rất cao cấp và đắt đỏ với thiết kế bo mạch riêng biệt nhiều pha nguồn cấp điện và linh kiện cao cấp như vũ khí MSI R5870 Lighning này:
    Mã:
    http://vozforums.com/showthread.php?t=1318748
    HAWK là loại phổ cập hơn, thành công đầu tiên của HAWK là em út trong dòng TF-2 với tên MSI R5770 HAWK được ưa chộng nhất tại Châu Âu, giành nhiều giải thưởng xếp hạng từ các diễn đàn phần cứng trên khắp thế giới, ở VN xuất hiện như là HD5770 ngon nhất trong các hãng và nắm kỷ lục trong số lượng tiêu tụ ở phân khúc trung-cao cấp này.

    [​IMG]



    Và lần này, phân cấp thị trường cao hơn MSI R5770 HAWK đó là MSI N460GTX HAWK không chỉ ngon ở tản nhiệt TF-2 mà còn rất tốt về thiết kế PCB – bo mạch. Bo mạch thường thiết kế mầu đen, các pha cấp điện đương tăng thêm số lượng đáng kể so với phiên bản chuẩn, dùng linh kiện cao cấp chuẩn quân đội và thêm một số tính năng ăn chơi khá hiệu quả với dân ép xung (card cũng được ép xung sẵn) trong khi giá thành của các dòng HAWK chỉ hơn khoảng 10-20$ so với bản thường.

    Tại Việt Nam, 460GTX được chú ý nhờ khả năng đánh bại HD5830 và cạnh tranh với HD5850 nhờ mức giá rẻ hơn hơn triệu đồng mặc dù 460GTX vẫn yếu hơn HD5850. Với MSI N460GTX HAWK mà hôm nay tôi test trong bài viết, vị thế của 460GTX đã được nâng tầm cao hơn và cao hơn nữa.



    Mục lục

    1. Giới thiệu
    2. Cấu hình hệ thống, phần mềm, thông số sản phẩm
    3. Hình ảnh VGA MSI N460GTX Hawk
    4. Điểm số lý thuyết 3DMark06/ Vantage
    5. Kiểm nghiệm thực tế Game – phần 1
    6. Kiểm nghiệm thực tế Game – phần 2
    7. Kiểm nghiệm thực tế Game – phần 3
    8. Nhiệt độ và điện năng tiêu thụ.
    9. SLI 460GTX
    10. Kết luận




    Link tải về bài viết dạng PDF


    Review MSI N460GTX HAWK | ISTC-LAB, October - 2010
    ===========================



    II. Cấu hình hệ thống, phần mềm, thông số sản phẩm.


    Cấu hình hệ thống sử dụng:

    • MAINBORD: MSI X58A-GD65
    • CPU: Intel Core i7 950 @ 4GHz
    • RAM: G.Skill Trident 3x2GB
    • VGA:
      • MSI N460GTX Hawk
      • MSI N460GTX Hawk OC 900/1000
      • MSI R5850 Twin Frozr II
      • MSI N460GTX Cyclone 768GD5/OC
    • HDD: Samsung Sata-II 320GB
    • PSU: Corsair HX1000 / Seasonic X460 Fanless SS-460FL
    • LCD: Acer H223HQ 1920x1080 Full HD


    [​IMG]



    Để đảm bảo hiệu năng tốt nhất cho VGA rời và chống nghẽn cổ chai chúng tôi ép xung sẵn cpu i7 950 lên mức 4GHz, đây là mức ép lên khá dễ dàng cho các hệ thống sử dụng cpu core i hiện nay.

    Nguồn theo khuyến cáo của Nvidia thì 460 GTX cần nguồn công suất trên 450W, card dùng 2 đầu cấp nguồn 6 pin với công suất tiêu thụ cao nhất 160W. Với MSI N460GTX HAWK thì do là phiên bản ép xung sẵn khá cao nên tiêu thụ điện năng cao hơn bản chuẩn của Nvidia, max TDP của nó là 180W.

    Nhân tiện để thử khả năng của một cái nguồn mới tậu nên chúng tôi dùng luôn cho bài viết: Seasonic X460 Fanless SS-460FL với công suất tổng ghi trên nhãn mác là 460W.



    Thông số 4 VGA trong bài viết.

    [​IMG]



    HD5850 được giữ ở mức xung mặc định của ATI, 460GTX HAWK được MSI ép xung sắn mức 780/900 MHz, 460GTX Cyclone thì được MSI ép xung sẵn lên 728/900MHz so với bản chuẩn là 675/900MHz. Chúng tôi ép xung tiếp MSI N460GTX HAWK lên mức xung 900/1000MHz test ổn định với Furmark để làm kết quả so sánh.



    Các phần mềm kiểm nghiệm:

    1. 3DMark06
    2. 3DMark Vantage
    3. Crysis Warhead
    4. Far Cry 2
    5. Just Cause 2
    6. Batman – Arkham Asylum
    7. Dirt 2
    8. Lost Planet 2
    9. Metro2033
    10. Stalker: Call of Pripyat
    11. Alien vs Predator
    12. Mafia II


    Review MSI N460GTX HAWK | ISTC-LAB, October - 2010
    ===========================



    III. Hình ảnh VGA MSI N460GTX HAWK

    Hộp thiết kế hộp khá hài hòa đẹp mắt, trên hộp MSI tự tin in dòng chữ WORLD’S 1ST – Triple Over Voltage, nhờ khả năng phá vỡ giới hạn điện thế mà card này được các tay chơi ưa chuộng để ép xung giành kỷ lục – trên đấu trường hwbot.org thì HAWK đều giữ ở những vị trí xung cao nhất của dòng 460GTX bạn có thể check 20 vị trí đầu tiên toàn HAWK.
    Mã:
    http://hwbot.org/searchResults.do?direction=&applicationId=17&cpu=&numberOfProcessors=0&gpu=GeForce+GTX+460+%28256bit%29&numberOfVideocards=1
    [​IMG]



    Mở hộp: N460GTX HAWK xuất hiện với dáng vẻ quen thuộc với tản nhiệt Twin Frozr II được ưa thích nhất của MSI hiện nay nhờ vẻ đẹp cứng cáp, tản nhiệt hiệu quả, độ ồn thấp… và quan trọng vẫn giữ đúng chuẩn kích thước 2 khe PCI. Nhìn thì to nhưng toàn bộ card có trọng lượng chỉ vào khoảng 0.67Kg

    [​IMG]



    Tuy nhiên tản nhiệt có đôi chút khác biệt với MSI R5770/ 5830/ 5850/ 5870 đó là hướng “bắn” của card dùng GPU ATI quay vào trong đầu cắm tín hiệu, còn N460GTX HAWK ngược lại hướng “bắn” quay về phía đầu cấp nguồn. Có lẽ đây là dụng ý của MSI để dễ phân biệt 2 loại GPU của ATI và Nvidia.

    [​IMG]



    Tản nhiệt Twin Frozr II dùng 2 quạt kích thước đường kính là 8cm với 11 cánh rất mỏng thổi lên 44 lá tản nhiệt ghép thành khối chắc chắn.

    [​IMG]



    Tổng cộng có 4 ống dẫn nhiệt chia đều sang hai bên tới các là tản nhiệt, trong đó 2 ống đường kính 6mm, 2 ống SuperPipe lớn hơn với 8mm tăng khả năng truyền nhiệt nhanh chóng, hiệu quả hơn các ống thông thường. Tất cả ống, lá tản nhiệt, mặt nạ TF-II đều được mạ niken sáng bóng tăng thẩm mĩ và chống oxi hóa.

    [​IMG]



    Tiến sát hơn cánh quạt của HAWK, để đạt được lượng gió lớn thì quạt thường có đường kính càng lớn càng tốt, cánh nhiều và to nhưng như thế sẽ cực ồn. MSI chọn giải pháp dùng 2 quạt thật mỏng đường kính tương đối 8cm và nhiều cánh vừa đảm bảo lượng gió tốt, vừa đảm bảo độ ồn thấp.

    [​IMG]



    Card dùng 2 đầu cấp nguồn phụ 6 pin PCI-E, công suất tiệu thụ điện của 460GTX mà Nvidia đưa ra cho là TDP 160W và HAWK thì cao hơn TDP 180W. Bên cạnh đầu cấp nguồn là 3 chân V-Check công cụ này giúp đo điện áp các thành phần như GPU vol, Memory vol, Pll vol khi sử dụng đồng hồ đo điện.

    [​IMG]



    HAWK vẫn dùng 2 đầu xuất tín hiệu DVI Dual-link và một đầu Mini-HDMI, hỗ trợ công nghệ NVIDIA 3D Vision Surround. Game 3D với 3 màn hình lớn chắc là rất phê nhưng tiếc là chúng tôi chưa có điều kiện thử nghiệm công nghệ này.

    [​IMG]



    Card hỗ trợ 2 Way SLI vì thể chỉ có một cổng kết nối cầu SLI. Nhìn loáng thoáng ở đây có thể thấy bo mạch mầu đen bóng và hàng chip nhớ GDDR5 thẳng tắp, để thử tháo tản nhiệt ra sao sao.

    [​IMG]



    Bên dưới tản nhiệt mới nhìn rõ các lá tản nhiệt dầy chi chít gắn kết tụ lại tại đế lớn, đế này sử dụng khá nhiều keo trét kín toàn bộ bề mặt GPU còn tràn ra một chút, lúc lắp lại để thay keo cho cái đế này khá tốn, tôi phải vạch mất 3 đường dài keo tản nhiệt, xót ơi là xót.

    [​IMG]



    Bo mạch rõ ràng là mầu đen trông ngầu mà không hiểu sao một số review và hình ảnh chụp được đưa trên mạng tôi từng thấy lại thành mầu nâu khá xấu. Trên mạch tổng cộng là 7 +1 phase cấp điện - điều làm nên ngôi vị của MSI N460GTX HAWK – cùng với 8 chip nhớ GDDR5 xếp xung quanh GPU.

    [​IMG]



    Card chúng tôi nhận được mới tinh nên mặt sau vẫn còn sót lại chất rửa bo mạch trong quá trình sản xuất. Kích thước chuẩn của toàn bộ card là dài 23.8cm, cao 11.1cm.

    [​IMG]



    Hệ thống 7+1 pha cấp điện cho card nằm thẳng hàng ngăn nắp tất cả đều dùng tụ rắn, cuộn cảm lõi Super Ferrite, Mosfet loại rds(on) thấp áp dụng theo chuẩn quân đội và trang bị thêm tính năng Active Phase Switching với khả năng tự động điều chỉnh tắt/bật phase nguồn tùy theo mức hoạt động của card.

    Bên cạnh đó còn có một loa nhỏ (nằm sau 2 dầu cấp nguồn) tác dụng kêu bip bip báo lỗi, báo những gì thì tôi cũng chưa biết hết nhưng có 2 trường hợp gặp thấy nó kêu là: khi card nóng quá mốc nhiệt độ an toàn nào đó và khi chưa cắm dây nguồn phụ đã bật máy.

    [​IMG]



    Chip nhớ trang bị cho card có mã là Samsung K4610325FE-HC05, loại GDDR5 128MB 0.5ns hoạt động ở 1000MHz, bạn có thể tra mã này trên website của Samsung để rõ hơn về thông số của nó, tổng cộng có 8 chip hợp thành 1GB bộ nhớ cho card.

    [​IMG]



    Đồ chơi: Nút gạt V-Swich giúp loại bỏ giới hạn về điện thế và nhiệt độ chỉ giành khi chơi ép xung với nitơ lỏng. Cạnh đó là con chip điều khiển điện áp và ngoài rìa là hệ thống đèn Led của APS đã nhắc ở trên, báo mức độ hoạt động của các pha cấp điện.

    [​IMG]



    Nhìn lại hộp lung linh dạng lắp mở có thể “view” trước VGA, phụ kiện gồm sách hướng dẫn, đĩa Driver + Tool, đầu chuyển DVI-Dsub, đầu chuyển Mini HDMI – HDMI, sợi dây chuyển nguồn từ 2 đầu 4 pin sang 6 pin, thêm vài sợi V-Check đo điện áp và các vỏ bọc plastic cho các đầu SLI- PCIE- DVI- HDMI.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    :
  2. MaiHoangSp

    MaiHoangSp Member

    Bài viết:
    255
    Review MSI N460GTX HAWK | ISTC-LAB, October - 2010
    ===========================



    IV. Điểm số lý thuyết 3DMark06/ Vantage

    1. 3DMark06

    Tổng điểm 3Dmark của MSI N460GTX HAWK đạt 23.810 điểm, vượt quá MSI R5850 TwinFrozr II, 460GTX 768 OC tới gần 900 điểm tổng. Một khởi đầu hoàn toàn thuận lợi trên chiến trường DX9 giành cho Nvidia, khi ép xung 900/1000MHz tiếp tăng thêm tiếp tầm 1000 điểm nữa, cao hơn cả điểm 470GTX.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]



    2. 3DMark Vantage

    Không như ở 3Dmark 06, tại Vantage 460GTX 760MB OC bị bỏ lại khá xa so với HD5850 và 460GTX HAWK nhỉnh hơn chút xíu. Sức mạnh khi HAWK ép xung 900/1000, khá kinh khủng khi tăng thêm tầm 2000 điểm Pscore và GPU Score so với HAWK.

    Theo các tài liệu thao khảo thì một bản 460GTX 1GB default chỉ được tầm 14500 điểm 3DmarkVantage, bạn có thể search lại các bài viết về các card 460GTX khác đã từng được đưa trên diễn đàn.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]



    Tổng hợp cho 3Dmark

    [​IMG]

    Review MSI N460GTX HAWK | ISTC-LAB, October - 2010
    ===========================



    V. Kiểm nghiệm thực tế Game (P1)

    1. CrysisWarhead

    CrysisWarhead khá nặng nên để test được ở độ phân giải 1920x1080 mà khung hình “đẹp” thì chỉ có thể chọn mức Gamer mà không thể “đú” lên Enthusiast, mỗi mức setting của Crysis chênh lệch đồ họa rất lớn.

    Có vẻ tôi hay ưu tiên test game này đầu tiên, có lẽ nhờ nó… dễ test. Ở game này N460GTX HAWK và R5850 Twin Frozr gần như ngang ngửa, còn khi ép xung 900/1000MHz thì HAWK thêm khoảng 10% khung hình nữa.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]



    2. Far Cry 2

    Game này nghẹ hơn vì thế chọn mức setting tất cả Ultra High, 4 card đều đạt mức Frame rất cao trên dưới 100, HD5850 lần này thấp nhất với trung bình 79.82fps, mạnh hơn là 460GTX 768Mb với 88.09fps, và HAWK mạnh nhất với 97.77fsp, khi ép xung nữa nó tăng lên 109.48fps.

    [​IMG]

    [​IMG]



    3. Just Cause 2

    Do có một số hiệu ứng trong setting khi dùng card ATI không có, Nvidia có nên chúng tôi tắt các hiệu ứng này để đảm bảo công bằng hơn cho HD5850. Tuy nhiên kết quả cuối cùng HD5850 vẫn không qua nổi HAWK, mức fps nó đạt được là 48.51fps, hơn 460GTX 768MB.

    [​IMG]

    [​IMG]



    4. Stalker bản Call of Pripyat

    Chọn mức thiết lập gần như là cao nhất với DX11, bật khử răng cửa 4xAA. Game này có vè card ATI không có ưu thế nào khi HD5850 đạt khung hình thấp nhất trung bình khoảng 39.7fps, 460GTX Cyclone 768MB hơn chút được trung bình 42.2fps.

    MSI N460GTX HAWK và HAWK OC cao hơn hẳn với lần lượt trung bình 51.2 và 58.1fps, mức này nếu tính % phải hơn tầm 20-30%

    [​IMG]

    [​IMG]




    Đồ thị tổng hợp cho Crysis, Farcry2, Just Cause2, Stalker

    [​IMG]

    Review MSI N460GTX HAWK | ISTC-LAB, October - 2010
    ===========================



    VI. Kiểm nghiệm thực tế Game (P2)

    1. Dirt2

    Độ phân giải dùng trong bài vẫn là 1920x1080, mức setting game này chọn cao hết tất cả Ultra và High với 2 mức tắt 0xAA và 8xAA. Sự việc lặp lại như với FarCry2 khi HD5850 cho khung hình thấp nhất trong nhóm cả khi tắt hay bật khử răng cưa.

    [​IMG]



    0xAA (trái) và 8xAA (phải)

    [​IMG]



    2. Lost Planet 2

    Không như mọi lần có tới 3-4 game của Capcom, lần này tôi chỉ lựa chọn Lost Planet 2 để test DX11, mức setting cao nhất với 2 thiết lập 0xAA và 8xAA như Dirt2 và kết quả cũng tương tự như Dirt2, Farcry2 khi N460GTX Hawk bỏ xa HD5850 tới cả chục FPS.

    [​IMG]

    [​IMG]



    3. Alien vs Predator

    Lại một game DX11 nữa, trong bài viết này tôi chọn phần lớn là game DX11 cho theo kịp thời đại. Do mức khử răng cưa bị giới hạn nên chỉ benchmark với mức 0xAA và 4xAA.

    HD5850 dường như gặp đất dụng võ, game này nó cho khung hình cao không kém gì HAWK OC, mạnh hơn hết HAWK và Cyclone.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]





    Đồ thị tổng hợp cho cho Dirt2, Lost Planet2 và Alien vs Predator

    [​IMG]


    Review MSI N460GTX HAWK | ISTC-LAB, October - 2010
    ===========================



    VII. Kiểm nghiệm thực tế Game (P3)

    1. Metro 2033

    Đây dường như là game DX11 nặng nhất trong thời điểm hiện tại tôi test tới, vì thế tôi giảm chọn độ phân giải thấp hơn 1600x900 tương đương với màn hình 20” Wide, tất nhiên vẫn bật đầy đủ các hiệu ứng (ngoại trừ DOF của DX11 Options) trong game để hướng tới hình ảnh đẹp.

    Dùng Fraps để đo khung hình game khi chơi trong màn đầu tiên. Khung hình đạt được của HAWK OC lúc nào cũng rất cao với 66.2 fps trong Metro2033 là mức hoàn hảo để chơi cũng không lo các pha hành động mạnh khung hình vẫn trên 34fps. 460GTX HAWK và 5850 TF-II tương đương nhau mặc dù trung bình HAWK cao hơn nhưng có cảnh min fps thấp hơn. Bản 460GTX Cyclone thấp nhất trong game này nhưng trung bình và min/max vẫn ở giới hạn rất tốt để chơi.

    [​IMG]

    [​IMG]



    2. Batman Arkham Asylum

    Game hỗ trợ hiệu ứng vật lý cho card Nvidia, vì thế nếu test HD5850 thì CPU sẽ phải gánh vác điều này, lựa chọn setting cao nhất với 2 chế độ test là tắt PhysX và bật PhysX High.

    Khi tắt PhysX HD5850 vẫn còn trụ được, khung hình đạt được trung bình 94fps cao hơn 460GTX Cyclone 768MB với 79fps. Tuy nhiên vẫn thấp hơn 460GTX HAWK đc 117fps và khi ép xung được tận 131fps.

    Khi bật PhysX mức High thì Hawk và Hawk OC vẫn đạt mức FPS hoàn hảo, Cyclone 768MB thấp hơn chút, còn HD5850 không có PhysX nhờ CPU xử lý mọi việc trở lên tồi tệ game giật tưng bừng trong nhiều cảnh.

    [​IMG]

    [​IMG] ​



    3. Mafia II

    Bài viết cũng khá dài nên tôi kết thúc test với một game khá mới là Mafia II, Game hỗ trợ DX 11, PhysX cũng test ở chế độ tắt và bật mức High, V-Sync Off (hình minh họa bị nhầm đoạn này).

    Tắt PhysX: Lúc này R5850 TF-2 đạt mức khung hình khá cao gần bằng so với HAWK OC

    Bật PhysX High: Hawk và Cyclone vẫn cho mức khung hình trên 30fsp, HAWK OC đc 38fps kha khá nhưng R5850 bị thọt lại như ở game Batman, chỉ được 16.7fps

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]





    Đồ thị tổng hợp cho Metro2033, Batman, Mafia 2

    [​IMG]
     
  3. MaiHoangSp

    MaiHoangSp Member

    Bài viết:
    255
    Review MSI N460GTX HAWK | ISTC-LAB, October - 2010
    ===========================



    VIII. Nhiệt độ và điện năng tiêu thụ

    1. Nhiệt độ VGA

    Hà Nội đang dần lạnh với những cơm mưa bất chợt tới khó chịu, nhiệt độ phòng đo được là 24*C khiến tôi hắt xì liên tục. MSI N460GTX HAWK cho nhiệt độ thấp nhất cả khi IDLE và Full-Load lần lượt 26/57*C mặc dù cũng đã được ép xung sẵn mức khá cao 780/900MHz. Khi chúng tôi ép xung tiếp HAWK do ăn thêm điện, xung lại cao 900/1000MHz nên IDLE cũng tăng, Full-load đã đạt 72*C.

    MSI R5850 Twin Frozr giữ mức nhiệt độ hoạt động tốt IDLE 30/ Full 64*C còn con N460GTX Cyclone 768MB/OC lần này full-load cao hơn so với bài viết lần trước chúng tôi thử.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]



    2. Điện năng tiệu thụ hệ thống

    Hình ảnh đèn led báo hiệu số phase nguồn hoạt động trên MSI N460GTX HAWK

    [​IMG]



    Ở chế độ không tải hệ thống tiêu thụ gần như tương đương nhau khi các thành phần linh kiện hạ thấp xung nhịp, công suất quanh quẩn 160W.
    Khi Stress VGA lên, HAWK hơn chút so với R5850 TF-2 và Cyclone 768MB quanh quẩn 330-350W, nhưng HAWK OC max thì cần tới 413W.

    Tiến hành chạy Prime và Furmark để stress cả CPU, VGA hệ thống lúc này tiêu thụ điện khá cao, 447W cho 460GTX Cyclone 768MB, 461W cho R5850 TF-2, hơn chút là 470W cho 460GTX Hawk. Khi ép xung lên 900/1000MHz thì HAWK bộ máy full tải lên tới 540W, bạn cần một bộ nguồn cỡ 700W để chơi mức này.

    [​IMG]


    Review MSI N460GTX HAWK | ISTC-LAB, October - 2010
    ===========================



    IX. Sức mạnh SLI 460GTX

    Mục đích test SLI chủ yếu để thử khả năng của bộ nguồn Seasonic X460 Fanless mã SS-460FL công suất danh định 460W, bộ nguồn này không sử dụng quạt tản nhiệt mà hoàn toàn thụ động qua các lá tản nhiệt. Đây là sản phẩm chúng tôi được tài trợ bởi NPP mới của Seasonic tại Việt Nam là Cty TNHH Vinmed Việt Nam.

    [​IMG]

    Trong các test ban đầu dùng 1 card thì nguồn chạy hoàn toàn ổn định, hệ thống được ép xung rất cao từ CPU cho tới VGA, công suất khi full-load 100% hệ thống bằng Prime+Furmark trong một số trường hợp đã vượt quá công suất danh định 460W của nguồn nhưng không hề có vấn đề gì xảy ra.

    Để gia tăng công suất tiêu thụ chúng tôi sử dụng thêm một card MSI N460GTX nữa để chạy chế độ SLI. Điểm số 3Dmark Vantage khá khủng hoảng, mạnh hơn cả HD5970 default.

    [​IMG]



    Tuy nhiên khi stress 100% hệ thống với với Prime và Furmark, cả CPU và 2 VGA đều hoạt động hết công suất, chúng tôi đo được là 610W và sau tầm 15 phút máy tắt do nguồn tự ngắt để bảo vệ quá tải.

    Lưu ý: công suất đo được ở đây chủ yếu là điện tiêu thụ từ đường 12Vol của nguồn vì các thiết bị hiện nay đều lấy điện từ đường này, vì thế để tải 610W này phải tương đương với một bộ khoảng 700-750W công suất danh định.

    [​IMG]

    [​IMG]


    Review MSI N460GTX HAWK | ISTC-LAB, October - 2010
    ===========================



    X. Kết luận

    Với các game trong bài test sử dụng thì MSI N460GTX HAWK đã vượt mặt HD5850 tới 11% mạnh hơn nhiều so với những gì tôi thấy nghĩ trước đây, có lẽ do phần lớn game trong bài là DirectX 11 mà Nvidia hiện thể hiện rất tốt trong các dòng card của mình, nếu test game DX10, DX9 có lẽ HD5850 sẽ phần nào lấy được thêm chút vị thế.

    Và khi tiếp tục ép xung HAWK lên mức 900/1000 MHz hiệu năng đạt được tăng tiếp 10% nữa, theo tôi so sánh thì sức mạnh của nó đã trên cả 470GTX. Rõ ràng sức mạnh của 460GTX tăng rất cao mỗi bước ép xung, nếu có thể đưa được GPU clock lên mốc 1000MHz thì chắc chắn nó chẳng kém gì 480GTX nữa.​



    Bảng tổng hợp các phần mềm và game test trong bài viết.

    [​IMG]



    “Hiệu năng cao giá rẻ” mới chỉ là điều kiện cần để đánh giá một món đồ công nghệ, vẫn còn nhiều mặt để đánh giá sản phẩm đó tốt hay không? Bản thân 460GTX vốn đã là một bát phở thơm ngon và không khó gì để tạo ra một card hiệu năng cao giá rẻ như cách mà một số hãng nhỏ Spakle3D, Lantic, Axle3D hay thậm chí cả ECS cùng làm đó là dùng bản bo mạch ref hoặc thiết kế lại theo bản ref rồi ốp thêm một tản nhiệt thật to từ hãng thứ 3 như của arctic-cooling là có ngay một card hình mới.

    Qua tay MSI, họ tự chế biến thêm gia vị thành một món hoàn thiện không chỉ ngon về Performance/Price mà còn ngon nhiều yếu tốt khác và theo tôi thì MSI N460GTX HAWK quy tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành bản 460GTX tốt nhất tại Việt Nam hay nhiều nơi khác trên thế giới.

    [​IMG]



    • Bo mạch: Được MSI làm lại với 7+1 pha cấp nguồn cho GPU+Memory (các hãng khác chỉ tới 4+1), linh kiện sử dụng theo chuẩn quân đội hoàn toàn tụ rắn, tụ Hi-C cap, dùng mosfet rds(on) hay cuộn cảm Super Ferrite tốt tăng độ bền, giảm nhiệt độ họat động cũng như tính ổn định.
    • Tản nhiệt: Sử dụng 2 quạt lớn cánh mỏng quay êm, 4 ống heatpipe với 2 ống lớn 8mm, hơn 40 lá tản nhiệt ghép lại tạo nên hiệu quả nhiệt độ card mát mẻ mặc dù ép xung cao, tản nhiệt vừa đẹp tinh tế vừa hầm hố mà vẫn giữ chuẩn kích thước 2 khe PCI.



    Một loạt tính năng hỗ trợ hữu hiệu như:

    • APS điều chỉnh hoạt động của các Phase, tích hợp với hệ thống đèn led đẹp báo số phase hoạt động hay loa báo hiệu lỗi.
    • Tích hợp tính năng V-Check đo điện áp các thành phần GPU, Memmory, PLL.
    • Tích hợp tính năng V-Swich phá vỡ giới hạn điện năng và nhiệt độ giành cho ép xung cao với Nitơ lỏng.
    • Kèm phần mềm MSI Afterburner 2.0 dễ dàng ép xung VGA, tăng giảm điện thế của cả GPU/Memmory/ PLL, điều chỉnh tốc độ quạt hay theo dõi quá trình hoạt động của card.
    • Kèm phần mềm MSI Kombuster dễ dàng test hoạt động ổn định và nhiệt độ của card, hỗ trợ test ở DirectX 11.

    Ngoài ra còn có thêm yếu tố khá quan trọng đó là khả năng hỗ trợ tốt từ hãng và nhà phân phối, khả năng hỗ trợ tích cực từ cộng đồng đông đảo sử dụng nó. Thế mới tạo nên được một VGA hoàn hảo!



    Sản phẩm được phân phối tại thị trường miền Bắc qua Công ty TNHH tin học Mai Hoàng, miền Nam có thể được phân phối bới cty eSys.

    [​IMG] Giá tham khảo ngày 17/10/2010 tại NPP Mai Hoàng:

    • MSI N460GTX-M2D768D5 - 5.135.970đ
    • MSI N460GTX Cyclone 768D5/OC - 5.314.440đ
    • MSI N460GTX Cyclone 1GD5/OC - 5.711.040đ
    • MSI N460GTX Hawk - 5.909.340đ
    • MSI R5850 Twin Frozr II - 6.900.840đ


    Bạn có thể tìm thấy tại các đại lý cty lớn với mức giá có thể thấp hơn nữa như:


    • Phúc Anh, Bảo An, Gia Long, Máy tính Hà Nội, Hà Nội Mới, Trung Anh, Bền, Anh Ngọc, Đăng Khoa, Đức Thắng JSC... (Hà Nội)
    • Thế Giới Số, Hoàng Thân (Thái Nguyên)
    • CPN (Hải Phòng-Hải Dương)
    • Xuân Vinh (Đà Nẵng)
    • ThiênLợiPC, Tín Duy Khang, Tân Doanh (HCM)
    • ... và nhiều đại lý, cty khác trên toàn quốc.





    Sản phẩm được kiểm nghiệm tại

    [​IMG]

    Rất mong nhận được nhiều phản ánh khen chê với bài viết để chúng tôi hoàn thiện hơn trong các bài sau.
    Xin cảm ơn mọi người.
     
  4. speedracer

    speedracer Thành viên mới

    Bài viết:
    649
    Nơi ở:
    Prague, Czech Republic.
    thanks bro , bài review quá chuyên nghiệp:somot:
     

Chia sẻ trang này