[FONT="]►[/FONT]VGA[FONT="]◄[/FONT] MSI R6850 Cyclone Power Edition/OC Đế vương 1 đầu cấp nguồn! I. Giới thiệuTên đầy đủ của phiên bản card chúng tôi test hôm nay là MSI R6850 Cyclone Power Edition/OC khá dài dòng lòng thòng nhưng dễ hiểu. Với phiên bản này MSI có một thiết kế riêng cho bo mạch HD6850 mà nhờ có nó cái tên của card đã dài ra thêm hai từ Power Edition. Hẳn nhiều người đã biết về dòng card này của MSI, mạnh mẽ ngày xưa như R4870/ R4890 Cyclone, hay nhỏ nhắn tiết kiệm điện như R5670/R4770 Cylone mà ở VN không có bán, hay 450GTS Cyclone siêu mát, 460GTX Cyclone đang có nhiều người khuyên mua vì giá không quá cao như Hawk. Để hiểu rõ hơn về phân cấp card trong tên gọi của MSI bạn có thể phân biệt như sau: Về tản nhiệt áp dụng cho card hình của MSI thì chia cao thấp đơn giản như sau: Twin Frozr Cyclone Một số loại khác thấp hơn. Tản nhiệt Cyclone được thiết kế dùng 1 quạt lớn kích thước 9cm, đế tản nhiệt lớn bằng nickel rồi chuyển nhiệt thông qua các ổng dẫn nhiệt (heatpipe) vòng lên trên dẫn tới 2 khối lá tản nhiệt tạo thành một vòng tròn khuyết. Thiết kế này giúp không khi đẩy thẳng mạnh sâu vào đế trực tiếp tại GPU (giống như kiểu stockfan CPU Intel), số nhiệt lượng còn lại nhanh chóng chuyển lên 2 khối bên trên và được đẩy văng ra xa. Về phân cấp card qua tên chia từ cao xuống thấp như sau (MSI dùng ngay tên tản nhiệt đặt tên cho card): Lightning (dùng tản nhiệt TwinFrozr loại nhiều ống, nhiều lá tản nhiệt nhất, thiết kế bo mạch cực khủng, phase nguồn có thể lên tới 16-18) Hawk (cũng dùng tản nhiệt TwinFrozr các đời, có thiết kế bo mạch linh kiện ngon hơn, nhiều phase cấp nguồn và các tính năng ăn chơi) Twin Frozr Power Edition (cũng dùng tản nhiệt TwinFrozr các đời, gia tăng phase nguồn, linh kiện ngon) Twin Frozr (I, II, III) (Dùng tản TF, nhưng bo mạch không có cải tiến so với bản ref, linh kiện ngon, tất nhiên đôi khi có ngoại lệ như mạch của MSI N560GTX Ti TF-II) Cyclone Power Edition (dùng tản nhiệt Cyclone các đời, bo mạch tăng thêm phase nguồn, linh kiện ngon hơn, có thể có thêm một số tính năng ăn chơi) Cyclone (dùng tản nhiệt Cyclone bo mạch không có cải tiến thêm, linh kiện tốt. Khác (thấp hơn) Cyclone thực tế cũng có khá nhiều thay đổi kể từ khi ra mắt nhưng MSI không đặt tên là Cyclone I/II/II như TwinFrozr. Nhìn chung mỗi cái cụ thể sẽ khác nhau về loại cánh quạt sử dụng (theo tôi từng trải nghiệm thì có 3 loại, và quạt càng ngày càng bén, mới nhất bén nhất hiện tại là dùng quạt Propeller Blade như của MSI R6870 Hawk), kích thước tản nhiệt và số lượng ống dẫn nhiệt (heatpipe) cũng khác nhau (thường là 2 ống đường kính 6mm, nhiều thì 4 ống trong đó có 2 ống 6mm + 2 ống 8mm (super-pipe)) Đặc điểm của series MSI Cyclone đó là: Sử dụng tản nhiệt Cyclone mức độ to nhỏ, số lượng ống, loại quạt tùy thuộc vào loại GPU thuộc phân cấp nào độ nóng ra sao mà áp dụng. GPU cao thì Cyclone lớn hơn, 4 ống heatpipe như MSI R4890/ R5850 Cyclone…. GPU thấp thì Cyclone nhỏ và ít ống (2) như MSI R5670/ R4770/ 450GTS... PCB (bo mạch) thường nguyên theo chuẩn mà Nvidia đưa ra, sử dụng linh kiện của MSI, một số dòng đặc biệt sẽ thiết kế bo mạch lại ngon hơn (card đó thường ó thêm hậu tốSOC, Power Edition… trong tên) Có một số tính năng hỗ trợ thêm: cho phép tăng điện thế GPU - các phiên bản gần đây cho tăng điện cả Memory và PPL/VDDCI bằng phần mềm Afterburner và MSI R6850 Cyclone PE còn trang bị 2 bios có thể thay đổi bằng nút gạt. Mục lục Giới thiệu, mục lục. Cấu hình hệ thống, phần mềm, thông số sản phẩm. Hình ảnh MSI R6850 Cyclone 1GD5 Power Edition OC Điểm số lý thuyết 3DMark 06/ 3DMark Vantage Kiểm nghiệm thực tế Game Crysis Warhead/ FarCry2/ JustCause2. Kiểm nghiệm thực tế Game Alien vs Predator/ Metro2033/ Stalker Kiểm nghiệm thực tế Game Dirt 2/ Lost Planet 2/ Mafia 2 / BatMan Nhiệt độ, độ ồn và điện năng tiêu thụ. Ép xung MSI R6850 Cyclone 1GD5 Power Edition OC Kết luận II. Cấu hình hệ thống, phần mềm, thông số sản phẩm.Cấu hình hệ thống sử dụng: Main: MSI X58M Ver 1.1 CPU: Intel Core i7 950 @ 4GHz RAM: G.Skill Trident 3x2GB @1600MHz VGA: MSI R6850 Cyclone Power Edition/OC (MSI OC 860/1100) trong bài viết tắt là MSI R6850 Cyclone PE MSI R6870 2PM2D1GD5 (DF 900/1050 MHz) trong bài viết tắt là MSI R6870 DF MSI N460GTX HAWK (MSI OC 780/900 MHz) MSI R5850 Twin Frozr II (DF 725/1000 MHz) trong bài viết tắt là MSI R5850 TF-II HDD: Samsung 320GB sata2 PSU: Seasonic X750 LCD: Acer H223HQ 1920x1080 Full HD Để đảm bảo hiệu năng tốt nhất co VGA rời và chống nghẽn cổ chai chúng tôi ép xung sẵn cpu i7 950 lên mức 4GHz, đây là mức ép lên khá dễ dàng cho các hệ thống sử dụng cpu core i7 hiện nay nếu có tản nhiệt CPU tốt. Với chỉ đầu cấp nguồn phụ 6pin pcie thì HD6850 cần nguồn công suất thực tầm 450W là dư dùng. Thông số 4 card hình trong bài viết xem bằng GPU-Z lần lượt: III. Hình ảnh MSI R6850 Cyclone Power Edition/OCHình ảnh và kết quả của các card hình trong bài tôi sử dụng lại từ kết quả test review trước, bạn có thể xem trong link đi kèm. MSI R6870 2PM2D1GD5 (DF 900/1050 MHz) MSI N460GTX Hawk (MSI OC 780/900MHz) MSI R5850 TF-II (DF 725/1000 MHz) Hình ảnh ông vua một nguồn phụ: MSI R6850 Cyclone Power Edition/OC Nổi bật trên bìa hộp MSI giới thiệu khá nhiều thông số về chiếc card đồ họa này, hình ảnh tản nhiệt Cyclone chiếm hết giữa hộp tông nền mầu đen. Nhìn toáng qua sẽ thu thập được một số thông tin như: VGA được thiết kế theo tiêu chuẩn quẩn đội II, hỗ trợ ép xung tốt bằng phần mềm Afterburner, khả năng tăng điện thế cho 3 khu vực GPU-Memory-VDCCI, có tổng cộng 6+1 Phase nguồn, vga có dung lượng 1GB GDDR5 và được MSI ép xung sẵn dán nhãn OC Edition. Bóc hộp và cận cảnh MSI R6850 Cyclone PE, vòng tản nhiệt lớn gần như ôm tròng card, với thiết kế này có 1 cái lợi là rất dễ dàng vệ sinh, tuy nhiên bạn hay cẩn trọng tránh tay hay vật dụng khác chạm vào trong quá trình vga đang chạy. Nếu vga sử dụng tản nhiệt dạng hộp tháo ra khó, sẽ rất vất vả vệ sinh sau một thời gian sử dụng bụi bám nhiều bên trong card nóng dần lên. Với Cyclone bạn chỉ cần một chiếc chổi nhỏ (chổi quét sơn nhỏ, cọ vẽ…) gạt vào các lá tản nhiệt là xong. Tản nhiệt của MSI R6850 Cyclone PE có 4 phần chính: Quạt tản nhiệt: Loại quạt đường kính 9cm, 9 cánh dầy và to. Dạng quạt đầu tiên tôi thấy ở Cyclone nó nhỏ hơn chút và nhìn không “bén” bằng quạt này. Dạng tản nhiệt mới nhất thì MSI sử dụng quạt Propeller Blade tăng lượng gió thêm 20% và sẽ được gọi là Cyclone II. Hiện tại thì tôi biết có dòng card 550GTX Ti sắp ra sed được MSI dùng thiết kế này, Card có tên MSI N550GTX-Ti Cyclone II 1GD5/OC chạy ở mức xung cao 950/1075MHz Đế tản nhiệt: Đế bằng nickel được mài phẳng bóng tại mặt tiếp xúng GPU, phần trên được tác thành từng lá rồi tiếp tục chia đôi tại giữa lá và uốn cong ngược chiều quay của quạt để tăng hiệu quả đón gió, gió có thể luồn lách vần gần trung tâm tẩm nhiệt ngay bên dưới là GPU. Như tôi đã viết ở trên, bạn có thể thấy phần thiết kế này giống như ở quạt stock đi kèm cpu intel. Ống tản nhiệt: hay còn gọi là heatpipe, MSI R6850 CYCLONE PE có 2 ống đường kính 6mm mạ niken sáng bóng, nối trực tiếp từ dưới đế vòng lên trên 2 khối tản nhiệt 2 bên, vừa tác dụng tản nhiệt nhanh, vừa tác dụng tạo hình và cố định 2 khối. Hai khối tản nhiệt: Mỗi khối có tới 47 là gép lại, nhận nhiệt lường truyền lên từ heatpipe và hướng nhiệt thoát thẳng ra xung qunah qua các khe. Không như các card dùng Twin Frozr, trên tản nhiệt Cyclone đều ghi rõ tên của của dòng card ở đây là R6850 - Cyclone. Việc tháo tản nhiệt đơn giản, tháo 4 con ốc ở đằng sau là bạn có thể nhấc hẳn tản nhiệt Cyclone ra được, có một điểm hơi quái dị chút là MSI R6850 CYCLONE PE có thêm một miếng tản nhiệt cực đơn giản và nhỏ bằng nhôm trắng muốt, đính vào bo mạch bằng 2 chốt lò so, nó oái oăm ở chỗ chỉ tiếp xúc với 1 hàng mosfet – 1 hàng để trống ra ngoài ??? Nhìn cấu trúc phase thì MSI dùng 2 mosfet low rds cho mỗi phase, và khả năng khả năng hàng có tản nhiệt là Top-Mosfet hoạt động nhiều hơn, còn dàn không có tản nhiệt là Bottom-Mosfet hoạt động nhẹ nhàng hơn ít tỏa nhiệt hơn. Cận cảnh GPU Barts Pro nhỏ nhắn nhưng đen hôi, GPU được bảo vệ bằng một khung kim loại xung quanh, các chân bắt ốc nằm đều 4 gốc tạo thành hình vuông, vì thế bạn có thể lắp vừa các block tản nhiệt nước thông thường (không trái khoáy như 460GTX/ 560GTX chân ốc thành hình chữ nhật lắp không vừa chân block). Card sử dụng 8 chip nhớ 128MB - 128Bit - GDDR5-Hynix H5GQ1H24AFR T2C hoạt động tại điện thế 1.5v và có thể hoạt động ở mức xung 1250MHz, tổng dung lượng card là 1GB. Dàn 6 phase cấp nguồn cho GPU với một hàng tụ rắn, 1 hàng Choke dạng thấp, một hàng Top-mosfet có tản nhiệt, 1 hàng Bottom-mosfet thẳng và gọn gàng. Tham khảo phiên bản Bo mạch từ một số hãng như Giga, Asus, His thì đều dùng thiết kế reference của AMD với 3 phase, Powercolor thì hơn với 4 phase. Khu vực phase cấp nguồn cho bộ nhớ, MSI sử dụng tụ rắn của Nhật, Super ferit choke và mosfet của Nikos danh tiếng. Một đầu cấp nguồn 6pin duy nhất mang lại thành công cho HD6850, choke lọc nguồn vào đầy đủ (R50) để đảm bảo nguồn vào không bị nhiễu. Với card này bạn có thể sử dụng các bộ nguồn rẻ rẻ như Acbel E2 Plus 470, FPS Saga II 400 hay Coolermaster Elite 460, Huntkey Greenpower 450… chạy hoàn toàn ổn định. Đây là card thấp nhất hiện nay mà tôi thấy có 2 bios (hình dưới – 2 con chíp mầu xanh), MSI đã bê tính năng này từ dòngcao cấp HD6970, HD6950 xuống và tối ưu thêm cho 2 bios này. Sử dụng nút gạt (hình trên – cạnh 2 tụ mầu xanh) để lựa chọn bios, ngoài tính năng giúp card vẫn “sống sót” khi lỡ flash bios hỏng thì MSI còn điều chỉnh bios theo 2 tiêu chí: Performance: VGA tự hoạt động hướng đến nhiệt độ thấp nhất cho GPU ở mức quạt êm âm thanh vừa phải. Silence: Giúp VGA tự hoạt động êm nhất có thể ở mức nhiệt độ GPU mát vừa phải. MSI R6850 CYCLONE PE sử dụng thiết kế đúng chuẩn 2 khe pci-e, các giao tiếp tín hiệu bao gồm: 1 cổng DisplayPort (bạn có thể mua 3 con LCD Dell U2211U tại VN để sử dụng cổng này ^^ chạy Eyefinity 3 màn hình), một cổng DVD-D, 1 cổng DVI-S và một cổng HDMI Phụ kiện đi kèm là một đầu chuyển nguồn 6pin, một đầu CrossFire cho chế độ dual vga, và một đầu chuyển DVI-Dsub cho màn hình chỉ có giao tiếp Dsub, còn lại là sách hướng dẫn sử dụng và đĩa driver + phần mềm của MSI. Tổng kết lại MSI R6850 Cyclone PE có gì? Bo mạch: thiết kế theo chuẩn quân đội thế hệ 2, bo mạch đen, linh kiện hài hòa bố trí đẹp. Phase: nâng lên 6+1 phase nguồn với linh kiện bền bỉ tụ rắn, cuộn cảm lõi ferrite (bản gốc 3+1) Khả năng ép xung cao với phần mềm Afterburner cho phép tăng điện thế cả 3 thành phần GPU, Mem, PPL/VDDCI Tản nhiệt: trang bị tản nhiệt Cyclone mát mẻ, có miếng tản nhiệt cho Top-Mosfet Trang bị 2 bios để backup và hướng tới Peformance và Silent Card được MSI ép xung sẵn rất cao (860/1100MHz) cả GPU và Mem so với bản gốc (775/1000), Asus có bản xung 790/1000, Giga cao hơn với 820/1050, PowerColor/Sapphire/His/XFX cũng chỉ lên tới 820/1100. Nếu so sánh với những VGA 1 nguồn phụ hiện có như HD5770, 450GTS, HD5750, 250GTS… và HD6850 khác thì MSI R6850 CYCLONE PE rõ ràng trội hơn hẳn. Bởi thế trong bài viết này tôi sẽ thử nghiệm sức mạnh của nó so sánh với các VGA 2 đầu cấp nguồn đang có trên thị trường.
IV. Điểm số lý thuyết 3DMark06 – 3DMark Vantage Các phần phiên bản benchmark 3DMark chúng tôi chạy tất cả ở thiết lập mặc định. 3DMark06: phần bench này điểm chênh lệch giữa các vga không nhiều, MSI R6850 CYCLONE PE được MSI cho ăn rất nhiều “râu chân vịt” nên điểm số vượt qua MSI R5850 TF-II một khoảng tầm 700 điểm và cách MSI N460GTX HAWK/ MSI R6870 DF không nhiều lắm. 3DMark Vantage: bench ở mức Performance, MSI R6850 CYCLONE PE đạt 16819 điểm vượt qua cả MSI N460GTX HAWK và MSI R5850 TF-II và chỉ chịu thua đàn anh HD6870. Rất đáng ghi nhận với mức điểm này bởi vì nếu mặc định HD6850 yếu hơn HD5850 theo phân cấp của AMD, nhưng với điểm Vantage như thế này theo kinh nghiệm của tôi MSI R6850 CYCLONE PE sẽ chưa thế vượt qua con 460GTX Hawk kia trong game, tuy nhiên mới chỉ là dự đoán, hãy chờ bài viết kết thúc. V. Kiểm nghiệm thực tế Game Crysis Warhead/ Alien vs Predator/ FarCry2/ JustCause2. 1. CrysisWarhead Tôi benchmark ở 2 chế độ bật khử răng cưa 4x và tắt 0x, tất cả thiết lập ở mức Gamer DX10 ngay màn đầu tiên ambush của game.. (trong hình setting là có cả mức chọn Enthusiast nhưng không đưa vào bài viết). Khi không bật khử răng cưa, mức khung hình của MSI R6850 CYCLONE PE đạt 48.03fps, gần như là ngang ngửa 460GTX Hawk/ HD5850 và ác hơn khi bật khử răng cưa nó khung hình nó đạt được chỉ thua mỗi MSI R6870 DF có 2fps. Nghĩ lại khoảng cách khung hình này khá xa so với những VGA 1 nguồn phụ trước đó như HD5770, 450GTS chỉ đạt được tầm 3x fps khi benchmark Crysis WarHead ở setting này. 2. Far Cry 2 / Just Cause 2 FarCry2 nhẹ hơn nên chỉ chọn benchmark ở setting cao nhất Ultra High all và bật khử răng cưa 8xAA ở DirectX 10. Kết quả của MSI R5850 TF-II chúng tôi không có do card được benchmark vào thời gian trước không bật AA. Cả 3 card còn lại đều chơi mượt max cấu hình FarCry2, MSI R6850 CYCLONE PE mặc dù thấp nhất nhưng cũng đạt 59.01fps cũng chỉ còn kém đàn anh HD6870 hơn 4fps mà thôi, không còn gì phải nghĩ ở mức khung hình này. Just Cause 2: Do có một số hiệu ứng trong setting khi dùng card ATI không có, Nvidia có nên chúng tôi tắt các hiệu ứng này để đảm bảo công bằng hơn. Khung hình đạt được của MSI R6850 CYCLONE PE rất đáng kể khi vượt qua cả HD5850 và MSI N460GTX HAWK với trung bình 52.38fps. VI. Kiểm nghiệm thực tế Game Alien vs Predator/ Metro2033/ Stalker 1. Alien vs Predator Do mức khử răng cưa bị giới hạn nên chỉ benchmark được với mức 0xAA và 4xAA, các thiết lập cao nhất High và Very High. Đây là một game theo tôi thể hiện tốt sự chênh lệch các đời VGA nhưng với CPU thì nó tận dụng rất ít. MSI R6850 CYCLONE PE cho khung hình 41.6fps thấp nhất khi không bật khử răng cưa nhưng cũng chỉ cách MSI N460GTX HAWK có tí tẹo (42.1fps). Hai đàn anh của nó là HD5850 và HD6870 cho khung hình cao hơn hẳn ở game này nhưng khi bật 4xAA lên thì cả 4 card gần như bằng nhau, MSI R6850 CYCLONE PE gần như là khá nhất với 29.2fps. 2. Metro 2033 - Stalker Metro2033 game này không có benchmark nên dùng fraps để đo trong màn đầu của game, ghi nhận thời điểm này là nặng nhất so với các game trong bài viết (nhưng ko hiểu vì sao nặng vì đồ họa của game không thực sự sướng lắm). Khung hình của MSI R6850 CYCLONE PE và MSI N460GTX HAWK gần như ngang nhau với lần lượt 56.215 và 56.89fps. HD5850 thấp hơn chút với 53.5fps, còn HD6870 thì cao hơn hẳn đạt được 63.937fps. Stalker bản Call of Pripyat cũng là một game Dx11 nặng, các hiệu ứng chọn đều là cao nhất mức Ultra và bật khử răng cưa 4xAA, game cũng nặng nhưng theo tôi đồ họa trong game không có gì đặc sắc lắm, có lẽ các thể loại game kinh dị thường không gắn với cái đẹp. Trong Stalker thì 460GTX Hawk lại mạnh nhất trong khi HD6870 đạt 44.075fps không hiểu sao lại thấp hơn cả MSI R6850 CYCLONE PE một chút (46.7fps) VII. Kiểm nghiệm thực tế Game Dirt 2/ Lost Planet 2/ Mafia 2 / BatMan 1. Dirt2 Benchmark Dirt2 bằng màn đua London có thay đổi hiệu ứng Ambient Occlusion mức Low và High. Độ phân giải dùng trong bài vẫn là 1920x1080, mức setting game tất cả đều cao nhất Ultra và High bật khử răng cưa 8xAA. Phần này cũng không có kết quả của HD5850 do gói benchmark lần trước sử dụng bản đồ Monaco, 3 card còn lại đều cho khung hình cao trên cột mốc hoàn hảo 60fps, thứ tự sức mạnh tăng dần MSI R6850 CYCLONE PE < MSI R6870 DF < MSI N460GTX HAWK 2. Lost Planet 2 Lost Planet 2 dựa trên nền DX11 do hãng Capcom sản xuất, chọn mức setting cao nhất với bật 8xAA và test ở 2 thiết lập Dx11 none (chắc là dx9) và Dx11 High. Khi tắt DX11 thì MSI R6850 CYCLONE PE và MSI R6870 DF ngang ngang khung hình với 63fps, MSI N460GTX HAWK mạnh hơn chút với ~ 66fps. Nhưng khi bật Dx11 mức cao nhất, MSI R6850 CYCLONE PE bị tụt khung hình hơi nhiều chỉ đạt 37.2fps thấp hơn 5fps so với HD6870. 3. Batman Arkham Asylum – Mafia 2 Batman hỗ trợ hiệu ứng vật lý cho card Nvidia, lựa chọn setting cao nhất với đầy đủ hiệu ứng nhưng tắt PhysX, trong test này chúng tôi có bật xử lý răng cưa 8xAA tuy nhiên setting của Batman không cho phép bật AA cần phải vào Catalyst để chỉnh hiệu ứng này. Khi không bật PhysX thì quả thực Batman quá nhẹ, mặc dù MSI R6850 CYCLONE PE thấp nhất nhưng cũng được tới 92fps, kế tiếp là HD5850 với 94fps, HD6870 cao hơn chút với 99fps còn MSI N460GTX HAWK cao hơn hẳn với 116fps. Mafia II: Kết thúc test game với Mafia II, game hỗ trợ DX 11 có PhysX cũng test ở chế độ tắt và bật mức High, các hiệu ứng AA/AF bật đầy đủ, đây là game mà chúng tôi lựa chọn để thay thế GTA IV trong gói benchmark của mình. Mặc dù ở Batman thì 460GTX vượt cao nhưng sang Mafia2 nó đã bị tụt thấp nhất với 43.8fps, kế tiếp MSI R6850 CYCLONE PE và HD5850 sát nhau lần lượt 47.8 - 48.8fps VIII. Nhiệt độ độ ồn và điện năng tiêu thụ 1. Nhiệt độ độ ồn VGA Với mức tốc độ quạt fix ở 60%, quạt của MSI R6850 CYCLONE PE quay 2266 vòng/phút vẫn êm, nhiệt độ full load bằng Furmark chúng tôi đo được là 61*C. Mặc dù ép xung ở mức cao nhất so với những card cùng dòng HD6850 nhưng MSI R6850 CYCLONE PE vẫn giữ được mức nhiệt độ full load tốt, nếu có phiên bản MSI 6850 Cyclone tương tự không ép xung sẵn thì theo tôi đoán nhiệt độ sẽ giảm xuống dưới 55*C. MSI R6850 CYCLONE PE : Full Load 61*C - fan fix 60%. Ngoài ra tôi thử thêm 2 mức Auto để xem sự khác biệt giữa 2 bios Performance và Silence mà MSI thiết lập sẵn như thế nào: MSI R6850 Cyclone PE với Bios Peformance: Full Load 59*C - fan tự tăng lên 62% - 2374 vòng/phút. MSI R6850 Cyclone PE với Bios Silence: Full Load 64*C - fan tự tăng mức 53% - 1846 vòng/phút. Vậy là đúng với tiêu chí: Performance: VGA tự hoạt động hướng đến nhiệt độ thấp nhất cho GPU ở mức quạt êm âm thanh vừa phải và mức tốc độ quạt mà card tự động tăng nên khá sát với mức chúng tôi chọn fix ở mức độ ồn êm chấp nhận được Silence: Giúp VGA tự hoạt động êm nhất có thể ở mức nhiệt độ GPU mát vừa phải. 64*C vẫn là mát trong khi quạt chỉ quay rất chậm, 1800 vòn/phút đối với Cyclone thì hầu như không có tiếng động không khác gì mấy như khi card đang idle. 2. Điện năng tiệu thụ hệ thống Sử dụng thiết bị đo công suất tiêu thụ đầu vào của nguồn, chúng tôi đo công suất của cả thùng máy trong 3 trường hợp: idle không chạy gì, full load GPU bằng Furmark, Full load toàn bộ GPU, CPU bằng Furmark và Prime95. Nhắc lại cấu hình máy: Main: MSI X58M Ver 1.1 CPU: Intel Core i7 950 @ 4GHz RAM: G.Skill Trident 3x2GB @1600MHz VGA: MSI R6850 Cyclone Power Edition/OC (MSI OC 860/1100) MSI R6870 2PM2D1GD5 (DF 900/1050 MHz) MSI N460GTX HAWK (MSI OC 780/900 MHz) MSI R5850 Twin Frozr II (DF 725/1000 MHz) HDD: Samsung 320GB sata2 PSU: Seasonic X750 Vì chỉ cần 1 đầu ấp nguồn phụ nên MSI R6850 Cyclone PE hiển nhiên có mức tiêu thụ điện thấp hơn khá nhiều những card hình 2 đầu cấp nguồn (trừ MSI R6870 Hawk vì tính năng APS của nó hoạt động quá hiệu quả). Theo một số tài liệu tôi tìm được thì HD6850 mặc định có mức TDP 127W nghĩa là còn thấp hơn mức 150W mà khe PCI-E + 1 đầu cấp nguồn PCI-E cung cấp nghĩa là vẫn còn dư năng lượng để MSI R6850 CYCLONE PE ép xung lên kha khá. IX. Ép xung MSI R6850 CYCLONE PE Mức xung mặc định AMD HD6850 là Core/Mem 775/1000MHz Mức xung MSI R6850 CYCLONE PE được ép sẵn lên cao Core/Mem 860/1100MHz Cũng định ép xung từ từng nấc nhưng lần này tôi mạnh tay cho thẳng lên 950/1200MHz card stable luôn, mức điện thế vẫn để mặc đinh 1.149vol. Sau một vài lần thử thì mức cuối cùng tôi đạt được rất cao: Core/Mem 980/1200MHz chạy ổn định mà vẫn chưa tăng chút điện nào. Để Stable mức 990/1200 cần tăng lên 1.175Vol, tương tự đó cứ mỗi 10MHz tôi cần tâng thêm khoảng 25mVol cho GPU và kết thúc vượt lên mốc Core/Mem: 1020/1200MHz với mức điện thế 1.25vol Khả năng OC rất tốt và nếu dùng hàng ngày bạn hoàn toàn có thể để mức Core/Mem 950/1200MHz nếu không muốn tăng Vol hoặc mạnh tay thì để hẳn core clock lên 1GHz với 1.2vol. X. Kết luận Trước tiên là bản tổng kết điểm sức mạnh đạt được của các card đồ họa trong bài test, MSI R5850 TF-II do không đủ kết quả test nên tôi không cho vào so sánh nhưng qua những kết quả còn lại thì MSI R6850 CYCLONE PE mạnh hơn chút hoặc ít nhất là bằng HD5850. Thật đáng nể chỉ với 1 đầu cấp nguồn MSI R6850 Cyclone PE thể hiện năng lực khá xung mãn khi có rất nhiều game bám sát 460GTX Hawk và người anh HD6870. Mức chênh lệch tổng hợp MSI R6850 Cyclone PE kém MSI N460GTX Hawk 4.18% có nghĩa là nó sẽ không ngán bất cứ con 460GTX nào xung Core dưới 750MHz và nếu tính ép xung tiếp thì 460GTX bạn có thể chạy mức 850->900MHz hàng ngày thì MSI R6850 CYCLONE PE có thể chạy 950->1000MHz cho Core. Một trở ngại duy nhất khiến HD6850 không cạnh tranh được với 460GTX và khó tiếp cận tới người dùng tại trị trường VN đó là giá bán thuở ban đầu cao với tất cả các hãng, nhất là thị trường miền Bắc. Mặc dù thời điểm hiện tại giá chúng đã giảm nhiều so với ban đầu những vẫn chưa đủ “sướng”. Ưu: Thiết kế đẹp chuẩn – Good design. Hiệu năng (peformance) tốt . Điện năng tiêu thụ ít điện năng so với hiệu năng. Nhiệt độ, độ ồn thấp. Khả năng ép xung cao, dễ. Nhược: Giá chưa đúng tầm. Giá tham khảo của các nhà phân phối tại thị trường HN: MSI R6850-PM2D1GD5 (775/1000MHz): 5.378.400 VNĐ MSI R6850 Cyclone 1GD5 Power Edition/OC (860/1100MHz): 5.940.000 VNĐ PowerColor HD6850 1GB GDDR5 (775/1000MHz): 4.969.000 VNĐ ASUS EAH6850 DC/2DIS/1GD5 (790/1000MHz): 5,307,000 VNĐ GIGABYTE GV R685D5-1GD (775/1000MHz): 6,149,520 VNĐ “Nghe nói” sắp tới sẽ có đợt giảm giá thấp hơn nữa cho các card đồ họa MSI, hi vọng sẽ có mức giá tốt hơn để MSI R6850 CYCLONE PE đạt được cả 3 tiêu chí Price/Perfomance/Power. //Update: Giá đã thay đổi cực kỳ kinh khủng vào ngày 15/3/2011 đối với 2 thương hiệu MSI và Asus. Dòng card HD6850 đã thực sự đạt cả 3 tiêu chí Price/Perfomance/Power. Với MSI R6850 Cyclone 1GD5 Power Edition/OC còn hoàn hảo hơn khi có nhiệt độ, độ ồn thấp, hình thức đẹp và thiết kế tốt. MSI R6850-PM2D1GD5 (775/1000MHz): 4.752.000 VNĐ MSI R6850 Cyclone 1GD5 Power Edition/OC (860/1100MHz): 4.989.600 VNĐ ASUS EAH6850 DC/2DIS/1GD5 (790/1000MHz): 4.449.600 VNĐ Sản phẩm được kiểm nghiệm tại: Trần Ngọc Minh – Nguyễn Thế Vương Bài viết có sử dụng một số hình ảnh từ website khác, mọi ý kiến phản hồi xin để ngay bên dưới. Xin cảm ơn đã theo dõi.