VGT sở hữu nhiều siêu máy tính nhất

Thảo luận trong 'Việt Nam GLOBAL Folding Team - VGT' bắt đầu bởi HVA, 13/9/05.

  1. HVA

    HVA lính lầy

    Bài viết:
    212
    Nơi ở:
    doanh trại QDNDVN
    :
  2. HVA

    HVA lính lầy

    Bài viết:
    212
    Nơi ở:
    doanh trại QDNDVN
    đây là bài chi tiết cảu báo tuổi trẻ
    Chủ Nhật, 11/09/2005, 07:45 (GMT+7)

    "Siêu máy tính" made in Vietnam


    Chiếu siêu máy tính tự chế của phòng Vật lý lý thuyết, Phân viện Vật lý TP.HCM

    TTCN - Nghiên cứu khoa học thường xuyên phải đối mặt với những bài toán phức tạp mà các máy tính thông thường phải mất cả tuần, thậm chí cả tháng để giải.

    Đó là chưa kể những trường hợp kết quả không giống với thực nghiệm, máy lại phải mất chừng ấy thời gian, thậm chí lâu hơn để dò tìm lỗi, rồi phải tính toán lại.

    Phòng vật lý lý thuyết (Phân viện Vật lý TP.HCM) đang phải giải quyết các bài toán động học cho các hạt tải trong chất bán dẫn, đòi hỏi tính toán rất nhiều mà một máy tính cá nhân là không đủ. Hướng giải quyết là xây dựng một “siêu máy tính” mini bằng cách kết nối các PC rẻ tiền có mặt trên thị trường. TS Huỳnh Thanh Đức - phòng vật lý lý thuyết, Phân viện Vật lý TP.HCM - bộc bạch về sự ra đời của chiếc “siêu máy tính tự chế”.

    “Siêu máy tính” made in Việt Nam giá 30 triệu đồng


    TS Huỳnh Thanh Đức



    Siêu máy tính là gì? Đó là các máy rất mạnh có thể thực hiện hàng tỉ phép tính toán trong một giây. Hầu hết các siêu máy tính tự chế “Beowulf cluster” đều dùng chiến lược tính toán “chia để trị” (divide and conquer), một hệ thống xử lý song song phân chia bài toán phức tạp thành các phần nhiệm vụ nhỏ, được phân công cho các máy của hệ thống để xử lý đồng thời.

    Là chuyên gia về vật lý lý thuyết chất rắn, chỉ có “thâm niên” hai năm sử dụng siêu máy tính (khi anh sang Đức làm việc), anh Đức bắt tay vào tìm hiểu “siêu máy tính” từ khái niệm, nguyên tắc hoạt động cho đến cấu tạo... Sau nhiều tháng mày mò, anh và các đồng nghiệp đã có trong tay chiếc “siêu máy tính tự chế” đầu tiên với năm CPU có thể thực hiện 18 tỉ phép tính dấu phẩy động một giây. “Mình chỉ có mỗi cái máy tính cá nhân, bốn CPU còn lại mượn của bạn bè. Nếu mua mới hết thì tốn khoảng 30 triệu đồng”, anh Đức nói về “đứa con” của mình. “Lúc đầu mất cả tháng nhưng giờ thì chỉ cần một ngày là xong và muốn nối bao nhiêu máy cũng được”, anh Đức tự hào nói khi anh đang lắp lại chiếc “siêu máy tính tự chế” mới vì “bốn CPU kia trả lại rồi, phân viện tài trợ bốn CPU mới”.

    Nói là siêu máy tính nghe to tát lắm, chẳng qua chỉ là hệ thống những máy tính làm việc song song thôi”. Thành phần cơ bản để xây dựng một hệ “Beowulf cluster” (BC - tên gọi để chỉ các siêu máy tính tự chế) là các máy tính cá nhân và sử dụng các phần mềm mã nguồn mở sẵn có trên Internet. Để viết được các chương trình chạy trên hệ thống này chỉ cần biết ngôn ngữ C hoặc Fortran, một chút về lập trình song song với thư viện MPI (Message Passing Interface) hoặc PVM (Parallel Virtual Machines). “Lắp ráp và cài đặt hệ thống là chỉ mới xong phần việc đơn giản nhất, việc lập trình song song để hệ thống giải quyết các bài toán lớn phức tạp hơn và thú vị nhiều. Mỗi nghiên cứu cần một chương trình riêng” - TS Đức nói.

    Khác với máy tính nối mạng, “siêu máy tính” kết nối các máy tính cá nhân theo thiết kế riêng và phải có các chương trình để hệ thống có thể phân tích bài toán thành nhiều gói nhỏ và gửi đến các máy con qua mạng nội bộ để xử lý đồng thời. Sau đó, các máy con trao đổi kết quả tính toán để nhận được dữ liệu thống nhất cho các bước tính tiếp theo. Quá trình này sẽ được lặp lại cho đến khi bài toán được hoàn tất.

    Tiềm năng

    “Siêu máy tính” (PC Cluster) đầu tiên ra đời năm 1994 tại Trung tâm bay không gian Goddard của NASA (Mỹ) khi họ đang cố gắng tìm kiếm phương thức ít tốn kém nhất để giải quyết các tính toán rắc rối trong khoa học không gian và Trái đất. Các chuyên gia đã kết nối 16 máy tính cá nhân với nhau, sử dụng hệ điêu hành Linux và mạng Ethenet chuẩn. Hệ thống này có thể thực hiện 70 triệu phép tính/giây.

    Một số địa chỉ có thể tải các xây dựng hệ thống các máy tính song song: NPACI Rocks Cluster www.rockscluster.org, CLIC Cluster www.clic.mandrakesoft.com, OSCAR Cluster www.oscar.openclustergroup.org, SCE www.opence.org. Hoặc trang web Phân viện Vật lý www.vatlyvietnam.net. Diễn đàn dành cho các BC http://www.rocksclusters.org/rocks-register/ nơi chia sẻ và trao đổi các thông tin về BC (Chiếc “siêu máy tính” TSP của Phân viện Vật lý TP.HCM được đưa lên diễn đàn vào ngày 16-5 và được xếp vị trí 543 trong tổng số 29.004 máy).


    Rất nhiều “siêu máy tính” tự chế tạo từ các PC đã lọt vào top 500 máy tính mạnh nhất hành tinh. Các công ty máy tính lớn cũng bắt tay vào sản xuất các cluster. Tháng sáu vừa qua, IBM cũng đã tung ra một “siêu máy tính” mạnh nhất châu Âu, MareNostrum, với công suất 40.000 tỉ phép tính/giây (40 teraflop), nhỏ nhất và mạnh thứ tư thế giới hiện nay.

    Một xu hướng quan trọng khác của các BC là để thực hiện các công việc tập thể. Chẳng hạn như dự án SETI@home của các nhà khoa học ĐH Berkeley, phân tích các tín hiệu trong không gian để tìm dấu hiệu về sự sống ngoài Trái đất bằng cách gửi các mảng dữ liệu qua Internet cho hơn 3 triệu PC. Các PC này xử lý dữ liệu về các tín hiệu radio mỗi khi chúng rảnh. Hay như dự án Einstein@HOME để dò tìm sóng hấp dẫn...

    Các chuyên gia tiên đoán sẽ có một “mạng lưới tính toán” làm việc giống như mạng lưới điện: người sử dụng có thể nhận năng lực xử lý dễ dàng như lấy điện hiện nay. “Beowulf trao cho chúng ta một sức mạnh lớn, giành lại khả năng tính toán cấp cao từ một số ít tổ chức có đặc quyền để trao cho những người có nguồn tài chính khiêm tốn”, hai tác giả W.W.Hargrove và F.M. Hoffman khẳng định.

    TS Huỳnh Thanh Đức cho biết: “Các BC có đặc điểm cực kỳ kinh tế đó là có thể tận dụng các máy cũ, đã qua sử dụng, thậm chí là đồ phế thải, lại dễ dàng bổ sung các PC mới để mở rộng hệ thống”.

    “Trước mắt, chiếc BC này giúp phòng giải quyết các bài toán trong các lĩnh vực đòi hỏi tính toán nhiều như toán, lý, hóa, sinh học (giải mã gen người, tổng hợp protein), dự báo thời tiết, quản lý tài nguyên môi trường trên phạm vi rộng... Có nhu cầu thì cứ liên hệ, chúng tôi luôn sẵn lòng chia sẻ”, chàng tiến sĩ 31 tuổi vui vẻ nói.

    VI THẢO
     
  3. Knight M@

    Knight M@ Guest

    4CPU mà CPU có thể thực hiện 18 tỉ phép tính dấu phẩy động một giây

    ko biết có nói quá ko nữa
     
  4. t_hoanganh

    t_hoanganh Guest

    ông dr kia ít tiền,làm ít,mà đơn giản tui nghĩ là vì VGT chưa phổ biến nên đâu có ai biết VGT có cluster.

    Mà của ông dr thì dùng cho công việc của ổng,VGT dùng để fold.
     
  5. HVA

    HVA lính lầy

    Bài viết:
    212
    Nơi ở:
    doanh trại QDNDVN
    vạy Bro dzụ ổng dzìa fold đi :sun:
     
  6. t_hoanganh

    t_hoanganh Guest

    ko chừng ổng dụ ngược,nhớ VGT làm chung với ổng luôn :sun:
     
  7. HDS

    HDS Đông tà

    Bài viết:
    2,126
    Nơi ở:
    Đào Hoa đảo
    Theo tui biết thì siêu máy tính thì phải chạy Linux, vậy mình xài win có thể chế siêu máy tính như vậy không, ví dụ để chơi game hoặc fold trong win thì 2 máy xử lý cùng 1 lúc thì đã à nghen?
     
  8. t_hoanganh

    t_hoanganh Guest

    game đó có được viết dưới dạng đa luồng hay ko nữa,chứ soft bây giờ toàn kiểu 1 luồng ko à.
     
  9. mummim

    mummim XTF_Mouse

    Bài viết:
    251
    Nơi ở:
    đại gia đình AMTECH
    VGT sở hữu càng nhiều máy tính thì fold càng tốt,càng giúp người được nhiều hơn
     
  10. lost_pass

    lost_pass New Member

    Bài viết:
    535
    Có 4 cái máy còi đó fold không biết được nhiêu điểm. :beo:
     

Chia sẻ trang này