Việt Nam có công trình thực nghiệm về vật lý hạt nhân ở tầm thế giới

Thảo luận trong 'Thông tin tuyển dụng & tìm việc' bắt đầu bởi oanhoanh2211, 25/9/19.

  1. oanhoanh2211

    oanhoanh2211 Member

    Bài viết:
    621
    Việt Nam có công trình thực nghiệm về vật lý hạt nhân ở tầm thế giới

    Lần đầu tiên, công trình nghiên cứu thực nghiệm về vật lý hạt nhân của các nhà khoa học VN đã được công bố trên tạp chí uy tín hàng đầu thế giới (Physical Review C).

    [​IMG]

    Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, nơi các thí nghiệm diễn ra

    Ảnh: Gia Bình

    Những phát hiện mới được cho là rất quan trọng đối với lĩnh vực nghiên cứu cấu trúc hạt nhân và vật lý thiên văn.

    Phát hiện mới có giá trị quan trọng

    Nghiên cứu này cũng được các nhà khoa học VN đánh giá là hết sức cần thiết trong phát triển những hướng nghiên cứu, khai thác chuyên sâu đối với lò phản ứng hạt nhân mới sẽ được xây dựng tại Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân, vừa được Chính phủ VN phê duyệt.

    Theo đó, công trình nghiên cứu được thực hiện bởi 8 tác giả: tiến sĩ Nguyễn Ngọc Anh, tiến sĩ Nguyễn Xuân Hải và thạc sĩ Hồ Hữu Thắng, cùng công tác ở Viện Nghiên cứu hạt nhân - Viện Năng lượng nguyên tử VN; PGS-TS Nguyễn Quang Hưng, Trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng; PGS-TS Phạm Đình Khang, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; GS-TS Lê Hồng Khiêm, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học VN.

    Ngoài ra, 2 tiến sĩ A.M.Sukhovoj và L.V.Mitsyna thuộc Viện Liên hợp nghiên cứu hạt nhân Dubna (Nga) có cộng tác trong một công đoạn. Toàn bộ quá trình từ thiết kế, lắp đặt, đo đạc, xử lý số liệu, viết bài báo gửi cho tạp chí... đều được tiến hành tại VN, do nhóm VN thực hiện và làm chủ toàn bộ thí nghiệm.

    Thí nghiệm được bắt đầu tiến hành vào tháng 12.2016 và kết thúc vào tháng 7.2017. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Anh thông tin: “Bản thảo đầu tiên của công trình được gửi tới tạp chí Physical Review C lần đầu vào tháng 2.2019, sau khi trải qua bước kiểm tra đánh giá số liệu của Trung tâm số liệu hạt nhân quốc gia thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven (Mỹ) và 2 vòng phản biện, cùng rất nhiều bước chỉnh sửa để hoàn thiện, đến ngày 15.8, bài công bố chính thức xuất hiện trên tạp chí này”.

    Kết quả nghiên cứu nổi bật của bài báo là việc đã phát hiện được 74 chuyển dời sơ cấp, 61 mức kích thích, và 291 chuyển dời thứ cấp hoàn toàn mới so với các số liệu hiện có trong thư viện số liệu hạt nhân quốc tế (ENSDF).

    "Số liệu mới bổ sung vào thư viện số liệu hạt nhân thế giới sẽ được sử dụng để nâng cao tính chính xác và độ tin cậy của các tính toán về tốc độ phản ứng và tiết diện phản ứng. Các tính toán này không chỉ cần thiết trong các ứng dụng xây dựng lò phản ứng hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân, xử lý chất thải hạt nhân, mà còn rất quan trọng trong các nghiên cứu về vật lý thiên văn", PGS-TS Nguyễn Quang Hưng cho biết.

    Đây là công trình thực nghiệm đầu tiên trong lịch sử ngành vật lý hạt nhân của VN được công bố trên tạp chí Physical Review C của Hội Vật lý Mỹ, một tạp chí quốc tế uy tín hàng đầu về vật lý hạt nhân, nơi mà hầu hết các công bố thực nghiệm đều được thực hiện bởi các trung tâm nghiên cứu lớn trên thế giới về vật lý hạt nhân đặt tại Mỹ, Nhật Bản, châu Âu...

    [​IMG]

    Hàng đầu: PGS-TS Phạm Đình Khang (bìa trái). Hàng sau, từ trái qua: tiến sĩ Nguyễn Ngọc Anh (thứ 2), tiến sĩ Nguyễn Xuân Hải (thứ 4), PGS-TS Nguyễn Quang Hưng (thứ 5)


    Ảnh: NVCC


    Bác bỏ quan điểm “VN không thể làm nghiên cứu về vật lý hạt nhân”

    Chia sẻ với PV Thanh Niên, PGS-TS Phạm Đình Khang cho biết: "Các trung tâm nghiên cứu ở các nước phát triển được trang bị các thiết bị hiện đại như máy gia tốc năng lượng cao, lò phản ứng nghiên cứu công suất cao... Chúng hầu hết là các thiết bị lớn có giá trị từ vài chục triệu đô la cho tới hàng tỉ đô la, đòi hỏi số lượng lớn nhân lực và kinh phí để vận hành và bảo dưỡng. Bên cạnh các thiết bị lớn, các trung tâm này còn được trang bị các thiết bị ghi đo, hệ thống điện tử, hệ thống máy tính tiên tiến, hiện đại bậc nhất. Cùng với đó là đội ngũ cán bộ nghiên cứu hùng hậu đến từ nhiều quốc gia khác nhau".


    Theo PGS-TS Phạm Đình Khang, ở VN cộng đồng nghiên cứu vật lý hạt nhân thực nghiệm còn rất nhỏ bé. Về cơ sở vật chất, cả nước chỉ có duy nhất lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt có thể coi là một thiết bị lớn để nghiên cứu vật lý hạt nhân thực nghiệm, nhưng lò phản ứng này cho tới nay đã gần 60 tuổi (bắt đầu hoạt động từ năm 1963) và thuộc loại có công suất rất thấp (500 kW). Ngoài ra, các thiết bị chuyên dụng để nghiên cứu như: các loại đầu dò độ phân giải cao, các khối điện tử xử lý tín hiệu... cũng rất hạn chế về số lượng, đa phần đã giảm chất lượng theo giời gian sử dụng, đôi khi là không đồng bộ. Những hạn chế này khiến nhiều người nhận định rằng “VN không thể làm nghiên cứu vật lý hạt nhân thực nghiệm”.

    Trong công trình nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã sử dụng chùm nơtron từ lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt kết hợp với những hệ điện tử hiện có (đã khá lỗi thời) thực nghiệm các thí nghiệm đo phản ứng bắt nơtron nhiệt trên các hạt nhân khác nhau. Để khắc phục các hạn chế, các nhà khoa học đã phải tự lắp ráp các thiết bị đo, xây dựng hệ thống dẫn dòng nơtron. Các linh kiện của hệ đo đã được mua từ nhiều đề tài khác nhau, sau đó nhóm đã ghép nối để thành một hệ đo hoàn chỉnh.

    PGS-TS Nguyễn Quang Hưng cho biết: “Kết quả của nghiên cứu trên là cần thiết trong việc khai thác chuyên sâu, hiệu quả cả về mặt nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho lò phản ứng hạt nhân mới, chuẩn bị được xây dựng tại Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân (CNEST) sắp tới. Theo thiết kế, lò phản ứng hạt nhân mới sẽ có công suất 10 - 15 MW, gấp 20 - 30 lần lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Trong khi đó, với lò phản ứng Đà Lạt hiện tại, để có được bộ số liệu tốt có thể công bố quốc tế được thì thời gian đo phải mất ít nhất một năm. Do đó, nếu các thí nghiệm tương tự được tiến hành trên lò phản ứng mới thì thời gian đo sẽ giảm xuống rất nhiều, đồng thời chất lượng của các nghiên cứu chắc chắn sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, thông qua nghiên cứu này, chúng ta sẽ đào tạo được một đội ngũ nghiên cứu có trình độ quốc tế bằng nội lực, thay vì phải bỏ nhiều kinh phí để gửi cán bộ đi học ở nước ngoài".


    https://thanhnien.vn/giao-duc/viet-...e-vat-ly-hat-nhan-o-tam-the-gioi-1119717.html
     
    :
  2. oanhoanh2211

    oanhoanh2211 Member

    Bài viết:
    621
    LC Medicom và Suganuma Group cấp Học bổng và giấy Chứng nhận Làm việc tại Nhật Bản đợt 2 cho Sinh viên Điều dưỡng


    Sáng ngày 13/9/2019, các đại diện đến từ Tập đoàn LC Medicom và Suganuma Group đã có buổi phỏng vấn đợt 2 với sinh viên Khoa Điều dưỡng, Đại học Duy Tân để tiếp tục cấp Học bổng học tiếng Nhật và qua Nhật làm việc. Cơ hội này giúp cho sinh viên nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cũng như mở rộng cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế tại Nhật Bản - nơi có nền y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe phát triển hàng đầu Châu Á.


    Tham gia buổi phỏng vấn có 42 sinh viên Khoa Điều dưỡng hiện đang học năm 3 và năm 4 tại Đại học Duy Tân. Phía nhà tuyển dụng là các bác sĩ đến từ Bệnh viện Tanno, Bệnh viện SeToh và một số đại diện của Tập đoàn LC Medicom. Các ứng viên được chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi lần phỏng vấn sẽ có 4 bạn.

    [​IMG]

    Các đại diện đến từ Tập đoàn LC Medicom phỏng vấn sinh viên Khoa Điều dưỡng


    Phát biểu tại buổi phỏng vấn, Suganuma Kurato - Giám đốc Suganuma Group Vietnam chia sẻ: “Thay mặt Tập đoàn LC Medicom và các đối tác Nhật Bản, Suganuma Group xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Đại học Duy Tân đã luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong các dự án. Buổi kí kết Biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Điều dưỡng và buổi phỏng vấn tuyển dụng đợt 1 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Trên cơ sở đó, với mục tiêu lâu dài trong việc phát triển nhân lực và mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên Điều dưỡng của Việt Nam, chúng tôi quay trở lại và tổ chức buổi phỏng vấn đợt 2 để tiếp tục chọn ra nhiều sinh viên ưu tú khác của Đại học Duy Tân đến học tập và làm việc tại Nhật Bản."


    Sau quá trình phỏng vấn, đánh giá và xem xét, Tập đoàn LC Medicom và Suganuma Group đã chọn ra 20 ứng viên xuất sắc nhất để trao học bổng học tiếng Nhật và cấp giấy chứng nhận tuyển dụng làm việc sau khi tốt nghiệp. Sinh viên được tuyển chọn làm việc với vai trò là Trợ lý Điều dưỡng tại các bệnh viện và thời gian công tác kéo dài từ 3 - 5 năm. Tập đoàn Suganuma Nhật Bản sẽ hỗ trợ chi phí làm visa, tiền vé máy bay, ký túc xá miễn phí và mức lương hàng tháng dành cho các thực tập sinh khoảng 159.000 yên (hơn 32 triệu VNĐ). Ngoài ra, để chuẩn bị tốt hành trang cho quá trình làm việc tại Nhật Bản, các ứng viên còn được đào tạo kiến thức tiếng Nhật, văn hóa Nhật do giáo viên người Nhật được cử sang Đại học Duy Tân giảng dạy. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm từ các chuyên gia Điều dưỡng người Nhật tập huấn trực tiếp để nâng cao trình độ.

    [​IMG]

    Đại diện Suganuma Group và Tập đoàn LC Medicom

    cùng các thầy cô và sinh viên Khoa Điều dưỡng chụp ảnh lưu niệm


    Bày tỏ cảm xúc khi nhận được học bổng, sinh viên Đoàn Văn Lực (lớp K22YDD3, ngành Điều Dưỡng, Đại học Duy Tân) cho biết: “Em rất vui khi nằm trong danh sách 20 bạn trúng tuyển đợt này. Bây giờ, em không còn lo ngại phải tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp và con đường phát triển nghề Điều dưỡng viên sẽ được rộng mở hơn nhờ vào chuyến đi thực tập tại Nhật Bản lần này. Em chân thành cảm ơn Nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất để chúng em có được một nền tảng kiến thức vững chắc và mở ra nhiều cơ hội việc làm thông qua quá trình ký kết hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế. Để không phụ lòng mong mỏi của thầy cô trong Khoa, em sẽ cố gắng nâng cao trình độ tiếng Nhật và kiến thức chuyên môn của bản thân trước khi bước vào thử thách sắp tới.”


    Trước đó, vào chiều ngày 11/9/2019, Đại học Duy Tân đã có buổi trao đổi với Suganuma Group và Tập đoàn LC Medicom về kế hoạch nâng cao trình độ tiếng Nhật, kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho sinh viên Điều dưỡng. Đồng thời, nhà trường còn cung cấp sơ đồ 2 phòng trống để tiện cho việc chuyển giao công nghệ và lắp đặt các trang thiết bị y tế nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Khoa Điều dưỡng.


    Được biết, cuối tháng 7 vừa qua, Tập đoàn LC Medicom đã có buổi phỏng vấn đợt 1 với 29 sinh viên Khoa Điều dưỡng, Đại học Duy Tân. Trong đó, có 13 sinh viên đã trúng tuyển và được cấp học bổng, sinh hoạt phí học tiếng Nhật cùng giấy chứng nhận tuyển dụng làm việc sau khi tốt nghiệp vào tháng 6/2020.


    (Truyền Thông)

    https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4594&pid=2064&lang=vi-VN
     

Chia sẻ trang này