These are all contents from amtech.vn - Giải đáp thắc mắc về công nghệ tagged asus rog swift pg278q.
I. Cấu tạo: Vậy đây là lần đầu tiên mình review một sản phẩm màn hình mang thương hiệu ROG dành cho game thủ. Liệu những gì chiếc màn hình sắp sửa được mổ xẻ này có gì khác biệt với những sản phẩm trước đó để được gọi là ROG? Xin giới thiệu với các bạn ASUS ROG SWIFT PG278Q. Bên dưới là ảnh khui hộp của nó. [IMG][IMG] Chiếc thùng khá cồng kềnh, có liệt kê các công nghệ có trong sản phẩm này như Gameplus, G-Sync hoặc 3D Vision Ready… [IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG] Các bộ phận được cấp kèm gồm có adapter, dây cáp nguồn, cáp DisplayPort, cáp USB, giấy tờ kèm theo. [IMG][IMG] Và trên đây là hình ảnh PG278Q khi ra khỏi thùng. Đúng theo chất ROG dành cho game thủ, các đường nét của màn hình luôn tạo được những điểm mạnh mẽ, hầm hố đặc trưng của dòng ROG. [IMG] Một điểm mình rất thích ở màn hình này đó chính là hệ thống nút bấm. Phía trên cùng là “phím 5 chiều” đóng vai trò là cần gặt giúp điều hướng trên, dưới, trái, phải và cũng là phím chọn nếu ấn vuông góc. Nút bấm thứ hai từ trên xuống là nút thoát, thứ ba là GamePlus, thứ tư là nút Turbo dùng để thay đổi tần số quét của màn hình, và cuối cùng là nút nguồn. Các nút được bố trí xen kẽ các gờ, vì vậy dù nằm phía sau nhưng bạn vẫn có thể biết được mình đang chạm vào nút của chức năng gì, do đó cảm giác bấm rất thoải mái không chút khó khăn. [IMG][IMG][IMG][IMG] Nói về GamePlus, chức năng này có hai lựa chọn là tạo “hồng tâm” và “đồng hồ đếm ngược”, tuy nhiên, sẽ hay hơn nếu đồng hồ đếm ngược có thể cho chúng ta tự đặt giờ thay vì sử dụng những lựa chọn giờ có sẵn như hình trên. [IMG] Có thể nói, số lượng cổng kết nối của màn hình khá khiêm tốn khi chỉ cho phép sử dụng một cổng DisplayPort duy nhất mà thôi. Phía trên là 2 cổng USB 3.0 và đầu tín hiệu USB ra dùng để kết nối với máy tính. [IMG][IMG][IMG][IMG] Theo thông số trên trang chủ, PG278Q có thể ngã ngữa ra sau góc 20 độ hoặc gập xuống góc 5 độ, tăng giảm độ cao 12cm theo chiều đứng, ngoài ra cũng giống như các dòng sản phẩm 27 inches khác của ASUS, màn hình có thể xoay đứng (portrait) và có chân đế có thể xoay được. [IMG] Đặc biệt hơn, điểm xuyến dưới dân đế của màn hình là vòng đèn LED màu đỏ có thể bật tắt tùy thích nhờ khả năng tùy chỉnh trên OSD (Light in Motion). Điều đáng buồn là vòng đèn LED này chỉ có một màu chứ không phải nhiều màu để thể hiện tình trạng sử dụng của màn hình. Ngoài ra, trên chân của màn hình có một khoảng trống, đó chính là vị trí ta có thể luồn dây ra phía sau để giúp tổng thể của sản phẩm nhìn có trật tự và sạch sẽ hơn. II. Kỹ thuật: Như các bạn đã thấy, phía ngoài thùng màn hình có logo WQHD, điều đó có nghĩa độ phân giải mặc định (native resolution) của màn hình là 2560x1440. [IMG] Và đây cũng là màn hình WQHD đầu tiên trên thế giới có hỗ trợ G-Sync một cách… “chính quy”. Bạn sẽ không gặp phải trường hợp bị xé hình (tearing) nữa khi chơi game. Bạn cũng có thể thấy được bên ngoài thùng con số 144Hz. Đây chính là tốc độ quét cần có để công nghệ G-Sync có thể hoạt động được. Ngoài 144Hz ra, bạn còn có thể sử dụng các tần số thấp hơn như 120Hz hoặc 100Hz. Màn hình còn hỗ trợ công nghệ chống nhòe Ultra Low Motion Blur của NVIDIA, nhưng công nghệ này chỉ hoạt động được ở các tần số 85Hz, 100Hz và 120Hz. Và sẽ thật thiếu sót nếu không nói đến khả năng hỗ trợ 3D của màn hình này. [IMG] Những công nghệ hỗ trợ vừa nêu trên đã tạo nên cái tên ROG cho sản phẩm, nó tập trung vào game thủ, những người luôn cần các trò game của mình trở nên hoàn hảo hơn. [IMG] Do hướng đến đối tượng người dùng là game thủ nên PG278Q không hỗ trợ Splendid như những dòng sản phẩm khác. Ảnh trên là kết quả đo được chất lượng màu của màn hình sau khi đã “Reset all”. Như bạn thấy, độ sáng lúc này là 288 cd/m2 mặc dù “Brightness” của màn hình là 100% thấp hơn khá nhiều so với con số 350cd/m2 mà ASUS cung cấp trên trang web sản phẩm của mình. [IMG] Ảnh trên là ảnh sau khi đã calibrate với thiết bị Spyder 3, độ sáng vẫn bám gần giống với con số 120cd/m2 tiêu chuẩn dành cho mắt (ít ra là đối với cảm nhận của mình). Điểm đen Blackpoint độ sáng 0.2cd/m2 là con số có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu nhìn vào hình trên bạn sẽ thấy màu đỏ, xanh lá và xanh dương chênh lệch nhau khá nhiều. Cụ thể hơn trung bình 0.5 và tối đa là 1.9, đây là con số khá cao và chỉ đạt ở mức trung bình yếu. [IMG] Đây là sản phẩm sử dụng panel TN, vì vậy không có quá nhiều hi vọng cho góc nhìn tốt. Nhà sản xuất đã hi sinh góc nhìn để có thể đảm tốc độ quét của sản phẩm mình đủ cao để phục vụ cho các game thủ. [IMG] Do sử dụng panel TN nên tình trạng hở sáng ít hơn so với các sản phẩm sử dụng panel IPS. (Ảnh trên do tối quá mình không focus chính xác được nên hơi mờ) [IMG] Và tất nhiên, nhà sản xuất đã “thả con tép bắt con tôm” khi hi sinh góc nhìn để có được thời gian đáp ứng tuyệt vời như sản phẩm này. Ảnh trên chụp một bài test của pixperan với tốc độ 1/4000s. Chỉ có khoảng 5% ảnh chụp có bóng, và chiếc bóng tệ nhất đã được lựa ra nằm bên phải. Đúng vậy, tệ nhất nhưng chỉ có một bóng do các pixel này chưa kịp chuyển màu. III. Kết luận: Không cần quá màu mè cho những tính năng mà game thủ không cần đến, ASUS ROG SWIFT PG278Q chỉ tập trung vào đúng thứ game thủ cần như tốc độ quét, khả năng sử dụng 3D,… Chất ảnh của màn hình không quá tệ, vẫn có thể chấp nhận được nếu không quá khó tính. Nếu các game thủ không đặt nặng về việc chất lượng màu không chuẩn lắm thì đây sẽ là một sản phẩm tuyệt vời. Ưu: Có hỗ trợ 3D Có hỗ trợ G-Sync Có hỗ trợ tốc độ 144Hz Khuyết: Chất lượng màu không tốt lắm Góc nhìn kém [IMG]
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).