These are all contents from amtech.vn - Giải đáp thắc mắc về công nghệ tagged card đồ họa. Page 4.
Trong suốt 20 năm tham gia thị trường card đồ họa, ASUS đã giành được rất nhiều thành tựu quan trọng và đóng vai trò to lớn trong ngành. ASUS hiện đang là hãng sản xuất card đồ họa đồ họa số 1 thế giới với doanh số bán ra vô cùng ấn tượng và chiếm rất nhiều giải thưởng công nghệ về nhánh sản phẩm card đồ họa. Các thương hiệu card đồ họa làm nên thành công lớn của hãng bao gồm: [IMG] ROG ARES/MARS: dòng card đồ họa đầu bảng sử dụng nhân đôi từ NVIDIA và AMD cho hiệu năng chơi game đạt tới cảnh giới cao nhất. ROG POSEIDON: dòng card đặc biệt sử dụng tản nhiệt lai (khí và nước). ROG MATRIX: dòng card hướng đến đối tượng người dùng chuyên ép xung đỉnh cao. DirectCU Mini: dòng card dành cho các khách hàng sử dụng hệ thống HTPC. STRIX: dòng card hướng đến đối tượng game thủ chuyên nghiệp. TURBO: dòng card chơi game cấp thấp dành cho game thủ. Trong năm 2015, ASUS trình làng bộ tản nhiệt mới hoàn toàn dành cho card đồ họa cao cấp của hãng mang tên DirectCU III thay cho DirectCU II đã từng xuất hiện ở các mẫu card đầu bảng trước đó. [IMG] Vậy bộ tản nhiệt DirectCU III này có gì đặc biệt? [IMG][IMG][IMG] Bộ tản DirectCU III sử dụng tổng cộng 5 ống đồng mạ nikel nối trực tiếp vào bề mặt tiếp xúc với GPU để truyền nhiệt trực tiếp từ GPU lên các ống đồng. Ba ống đồng ở giữa sẽ dẫn nhiệt trực tiếp 70% từ mặt tiếp xúc GPU lên các lá đồng còn hai ống đồng ngoài cùng sẽ dẫn nhiệt từ 3 ống đồng ở giữa 30% lên dàn lá đồng trước khi chúng được làm mát bởi các quạt tản nhiệt tích hợp trên bộ tản. Bên trong các ống đồng sử dụng thiết kế kết hợp ưu điểm của hai loại ống đồng phổ biến là bột đá túp (sintered powder heatpipe) và phân rãnh (groove heatpipe) lần lượt là khả năng mao dẫn và thẩm thấu cao và các ống đồng này được gọi là DirectCU. [IMG][IMG][IMG][IMG] Nếu như bộ tản DirectCU III chưa có nhiều dấu ấn nổi bật so với người tiền nhiệm DirectCU II thì quạt làm mát của nó thì ngược lại. Năm nay ASUS đã sử dụng đến 3 quạt làm mát cho bộ tản DirectCU III nhưng không phải là quạt truyền thống hay CoolTech như trước mà là Wing-Blade. Thiết kế của quạt này được lấy cảm hứng từ cánh quạt từ mẫu máy bay tấn công A-10 của Không lực Hoa Kỳ (US Air Force) có khả năng tăng cường luồng gió lên mức tối đa so với các thiết kế quạt trước đây. Cụ thể với quạt Wing-Blade, công suất gió sẽ đạt 105% so với cánh quạt thông thường. Ngoài ra, kích thước của Wing-Blade cũng to hơn quạt truyền thống (250.04 mm2 so với 198.29 mm2) cho luồng gió thổi cao hơn gần 4% và vị trí các cánh quạt cũng được thu gọn hơn (80.89 mm2 so với 128.44 mm2) giúp công suất gió tăng hơn 4%. [IMG][IMG] Để góp phần tản nhiệt tốt cũng như tạo sự an tâm cho người dùng thì ASUS đã tích hợp bộ backplate dành cho GPU được gọi là GPU Fortifier kèm theo backplate card truyền thống. Với backplate GPU Fortifier, khu vực GPU của card sẽ giảm được áp lực đè nặng và tránh hư hỏng sau thời gian dài sử dụng. Không chỉ DirectCU III, ASUS còn trình làng công nghệ sản xuất card đồ họa mới hoàn toàn tự động của hãng được gọi là Auto Extreme và các thành phần linh kiện đạt tiêu chuẩn Super Alloy Power II cao cấp. [IMG] Những điểm nổi bật ở Auto Extreme mang lại cho card đồ họa ASUS bao gồm: Sản xuất tự động hóa 100% hạn chế sai sót do yếu tố con người. Các linh kiện được gia tăng độ bền để ổn định khả năng ép xung. Quy trình kiểm tra chất lượng tân tiến và nghiêm ngặt hơn. Các linh kiện và bo mạch thiết kế sáng tạo và hiệu quả hơn. Không còn chấu nhọn xuất hiện trên bo mạch nữa. [IMG][IMG][IMG] Các linh kiện đạt chuẩn Super Alloy Power II bao gồm chip điều khiển cấp nguồn điện tử Digi+ VRM, dàn MOSFET với các thành phần MOS Driver, MOS High-side và Low-side, cuộn cảm, tụ điện. Tuy nhiên 80% chất lượng cấp nguồn đều nằm ở thành phần MOSFET. Với MOSFET DrMOS của ASUS thì hiệu năng mang lại của nó là rất cao khi so với các MOSFET truyền thống hay MOSFET rời. [IMG] Nếu đã từng dùng card đồ họa trước đó, trong quá trình sử dụng bạn thường nghe card của mình có những tiếng rít khá chói tai dù quạt làm mát hoàn toàn không vấn đề gì. Đấy là các thành phần vật chất hạt bên trong cuộn cảm có đường kính lớn khiến card khi hoạt động chúng sẽ tương tác với nhau tạo ra tiếng rít. Với cuộn cảm Super Alloy Power II thì đường kính các vật chất hạt được giảm đáng kể và qua đó hạ độ ồn tiếng rít phát ra từ card. Thành phần khác trong năm nay được ASUS cải tiến, đó chính là phần mềm ép xung tự động GPU Tweak II. [IMG] Giao diện được làm mới lại hoàn toàn so với GPU Tweak I, GPU Tweak II có giao diện trực quan và thân thiện hơn với người dùng mới cũng như người dùng có kinh nghiệm. [IMG] ASUS tích hợp thêm tính năng 1 click tối ưu hóa toàn bộ hệ thống để đảm bảo phục vụ nhu cầu gaming tốt hơn cho người dùng. [IMG] Ngoài ra, với các phím tắt được thiết lập sẵn, người dùng có thể chuyển đổi các chế độ xung nhịp card đồ họa trực tiếp ngay trong game để có trải nghiệm tốt hơn. Chưa hết, ASUS còn tiéc hợp gói bản quyền 1 năm trị giá $99 cho ứng dụng chia sẻ video trực tuyến XSplit Gamecaster built-in sẵn trong GPU Tweak II.
ASUS đã chính thức trình làng giới công nghệ 4 card đồ họa mới nền tảng AMD Radeon là Strix R9 390X, R9 390, R9 380 và R7 370 với những công nghệ độc quyền mới được ASUS tích hợp vào trong đó có bộ tản nhiệt DirectCU III 3 quạt làm mát có thiết kế wing-blade cùng công nghệ 0dB giúp tăng cường luồng gió thổi vào bộ tản nhiệt giúp card mát hơn 30% và yên lặng hơn 3 lần so với mẫu card tham chiếu (reference design) từ AMD. [img] Chưa hết, cả 4 card đồ họa này đều được ASUS sản xuất theo công nghệ Auto Extreme với các linh kiện đạt chuẩn Super Alloy Power II dành cho hàng không mang lại độ tin cậy rất cao. Ngoài ra, ASUS còn tích hợp phần mềm ép xung GPU Tweak II và ứng dụng chia sẻ video trực tuyến XSplit Gamecaster giúp các game thủ có thể chia sẻ các đoạn video gameplay của mình lên các kênh video trực tuyến như Twitch... Các tính năng đáng chú ý của những card đồ họa trên: Được trang bị bộ tản nhiệt DirectCU III (3 quạt) và DirectCU II (2 quạt) với các ống đồng 10mm và các quạt làm mát được thiết kế wing-blade tích hợp công nghệ 0dB giúp cải thiện khả năng làm mát lên đến 30% và yên lặng hơn 3 lần so với bản card tham chiếu từ AMD. Bo mạch PCB được sản xuất tự động hóa dựa trên công nghệ Auto Extreme độc quyền của ASUS giúp bo mạch thân thiện hơn với người dùng khi không còn các đầu kim ở mặt sau card đâm vào tay người dùng như ngày trước. Qua đó bo mạch trở nên sạch sẽ và dễ vệ sinh hơn. Các linh kiện cấu thành sản phẩm đạt chuẩn Super Alloy Power II tăng cường độ hiệu quả, giảm hao phí điện năng, không gây ồn khi tải nặng và độ tin cậy cao. Các card đồ họa đều được trang bị bộ backplate bảo vệ mặt sau và chống cong khi sử dụng thời gian dài. Bộ phần mềm ép xung GPU Tweak II được làm mới giao diện thông minh và dễ dùng hơn so với thế hệ đầu khi tích hợp tính năng Gaming Booster giúp tăng cường hiệu năng hệ thống bằng cách ngừng các dịch vụ thừa đang chạy ngầm và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên hệ thống đang trống để tối ưu hóa trải nghiệm gaming cho người dùng. Ứng dụng chia sẻ video trực tuyến XSplit Gamecaster được ASUS tích hợp bản quyền 1 năm. Thời điểm bán hàng và giá cả 4 card đồ họa ASUS Strix R9 390X, R9 390, R9 380 và R7 370 đã được bán trên toàn cầu vào ngày 18/6/2015. Hãy liên hệ đại diện ASUS tại địa phương để biết thêm thông tin chi tiết. Đặc tả chi tiết của 4 card đồ họa trên [img]
Asus K501L mới ra mắt không lâu nhưng đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng dành cho sản phẩm. Có một điểm khá đặt biệt là K501L được trang bị card đồ họa rất cao lên tới GeForce 950M, một điểm mà trước đến nay tất cả laptop dòng K của Asus chưa đạt tới. Với K501L làm được gì với phần cứng của mình, sau đây trong bài viết này mình xin đề cập đến vấn đề trên. Hiện tại thông tin cũng như điểm benchmark của Asus K501L được tìm thấy rất nhiều trên mạng nên mình không đề cập nhiều đến vấn đề này, ở đây mình chỉ muốn xoáy sâu vào khả năng chơi game của K501L từ đó phản ánh lên hiệu năng tổng thể của phần cứng nhất là card đồ họa. Ở mức cấu hình cao nhất K501L được trang bị CPU i7 5500U (2 nhân 4 luồng 2.4 GHz, băng thông bộ hnớ được hỗ trợ lên tới 25.6GB/s), đây là một trong những thế hệ CPU mới nhất được phát triển hiện nay dành cho dòng sản phẩm di động. Bởi thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm về hiệu năng cũng như sức mạnh của vi xử lý chính này. K501L sử dụng riêng 1 ổ SSD (M.2 2280) 256GB để trợ giúp load chương trình, nhờ vậy khi cài win trực tiếp lên phân vùng ổ SSD thì máy có tốc độ khởi động cực nhanh chỉ trong vòng từ 4-6s. Hơn thế nữa nếu chơi game bạn có thể cài trực tiếp game vào ổ SSD để tối ưu quá quá trình tải và sao lưu game từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới tốc độ của trò chơi. Bởi ổ SSD của K501L có dung lượng rất lớn nên bạn có thể thoải mái mà sử dụng. Series K501L cao nhất trang bị card đồ họa Nvidia GeForce 950M 4GB. Đây là card đồ họa tầm trung DirectX 11 tương thích với máy tính xách tay, 950M dựa trên kiến trúc Maxwell của Nvidia (chip GM 170) công nghệ 28nm. Tối đa GTX 950M có thể cung cấp tới 640 khung hình với tốc độ 914MHz một phần cũng nhờ bộ nhớ DDR5 cực nhanh (128 bit, 500MHz, 80GB/s). Với khả năng của mình GTX 950M hỗ trợ tốt cho các game tầm trung và cao hiện nay. So sánh hiệu năng của GeForce 950M với một số dòng card khác. So sánh 3dmark Firestrike [IMG] Thông số được lấy từ "alteredqualia" So sánh 3dmark Performance [IMG] Thông số được lấy từ "kitguru" So sánh GFXBench 3.0 [IMG] Thông số được lấy từ "kitguru" Nhận xét: Tất cả các kết quả đo đều thể hiện được sức mạnh của GTX 950M luôn ở vị trí nhất nhỉ. Đều này một phần cũng nhờ khả năng của chip Maxwell được chạy trên công nghệ 28nm. Với mức giá của mình GTX 950M không có đối thủ về hiệu năng. Hiệu năng chơi game của K501L Game offline cấu hình cao Điểm Benchmark MetroLL của GTX 950M [IMG] Thiết lập chơi game MetroLL [IMG] Bảng tùy chọn thiết lập cấu hình [IMG] Mức fps khi vừa vào game Khả năng chơi game PlayGRID Autosport [IMG] ' Khung setting của game [IMG] Mức khung hình cao khủng khi chuyển cảnh game [IMG] Mức khung hình ổn định khi chơi game Game online [IMG] Game liên minh huyền thoại Nhận xét: Với mỗi game trên khung hình chỉ dừng lại ở mức trung bình và không quá vược trội, tuy nhiên ở đây là đại diện cho những game cấu hình cao cho PC hiện nay, một điểm đáng nói là khung hình của game luôn được K501L giữ ở mức ổn định xuyên suốt trong quá trình chơi. Điểm này nói lên được tính ổn định rất cao cũng như khả năng điều tiết tốt. Kết luận: Tuy chỉ mức giá tầm trung và không nằm trong phân khúc sản phẩm chuyên đồ họa, nhưng hiệu năng của K501L là không bàn cãi, sức mạnh tổng quan nói chung và của card đồ họa GTC 950M nói riêng đều vược trội so với các sản phẩm cùng phân khúc.
ASUS mới đây đã trình làng giới công nghệ card đồ họa GTX 980 phiên bản Gold nhằm kỉ niệm 20 năm dấn thân vào thị trường card đồ họa. Bên trong hộp đựng là một chiếc card đồ họa GTX 980 có xung nhịp được các kỹ sư ASUS ép xung sẵn ở mức 1431MHz, đây là một trong những mức xung nhịp cao nhất của một chiếc card GTX 980 mang lại đang có mặt trên thị trường. Cụ thể, xung nhịp của GTX 980 phiên bản Gold cao hơn 18% so với phiên bản gốc của NVIDIA và chỉ thấp hơn phiên bản GTX 980 Matrix Platinum của chính hãng ASUS 100MHz. Trong khi ASUS đã bắt đầu sản xuất bo mạch chủ từ năm 1989 thì mãi đến năm 1995, hãng điện tử Đài Loan mới bắt đầu nghiên cứu phát triển và sản xuất card đồ họa nhằm khẳng định mình ở phân khúc thị trường còn mới mẻ ở thời điểm đó. Thời gian dần đi qua và đã có nhiều những phát minh của ASUS trở thành các chuẩn mực của ngành công nghiệp card đồ họa, họ đã đạt rất nhiều giải thưởng danh tiếng từ giới báo chí công nghệ qua đó khẳng định ASUS là nhà sản xuất card đồ họa hàng đầu và là cái tên quen thuộc xuất hiện ở các thứ hạng đầu trong các bảng xếp hạng hiệu năng đồ họa danh tiếng như 3DMark của Futuremark. Bạn có thể theo dõi chặng đường phát triển card đồ họa của ASUS trong 20 năm tại đây và sau đây sẽ là phần đặc tả chi tiết của GTX 980 phiên bản Gold: [IMG] Gallery hình ảnh của GTX 980 phiên bản Gold (Lưu ý hình có độ phân giải rất cao, hãy chú ý băng thông đường truyền Internet của bạn nhé.) [spoiler] Nguồn: rog.asus.com
Bây giờ khi có ý định nâng cấp với một số mẫu card đồ họa ASUS, bạn sẽ có cơ hội được nhận bản quyền 1 năm chương trình chia sẻ video gameplay trực tuyến XSplit miễn phí có giá trị gần $100/năm. Sử dụng chương trình XSplit Gamecaster cho phép bạn có thể chia sẻ trực tuyến cũng như quay lại những trường đoạn gaming đỉnh cao qua đó bạn có thể chia sẻ cho cộng đồng game thủ thế giới. Ứng dụng ASUS GPU Tweak giúp bạn điều chỉnh xung nhịp, điện thế, tốc độ quạt card đồ họa theo thời gian thực thông qua giao diện GUI được thiết kế thông minh và trực quan. [img] Đây là danh sách các card đồ họa được hưởng chương trình khuyến mãi tặng bản quyền XSplit Gamecaster, bản quyền 14 ngày sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/3/2015 trong khi bản quyền 1 năm là ngày 15/3/2015. [img] Sau đây là quá trình kích hoạt bản quyền XSplit Gamecaster cho từng loại bản quyền: [img] Tại sao chúng ta lại cần phiên bản ASUS XSplit Gamecaster trong khi bản thân phần mềm này là miễn phí? Sau đây là một số chức năng còn thiếu của phiên bản tiêu chuẩn và ASUS XSplit Gamecaster: [img] Nguồn: rog.asus.com
Card đồ họa Strix GTX 960 phiên bản mới sẽ có dung lượng VRAM 4GB, tăng gấp đôi so với phiên bản trước và chiếc card này sẽ được ASUS bán ra vào tháng 4 với tên mã STRIX-GTX960-DC2OC-4GD5. Strix GTX 960 có dung lượng VRAM 4GB GDDR5 có xung nhịp hiệu dụng là 7010MHz thích hợp cho trải nghiệm chơi game độ phân giải cao, nhiều màn hình và thiết lập mức cao, và xung nhịp nhân GPU được ép xung sẵn lên 1291MHz và xung tăng tốc 1317MHz cao hơn phiên bản gốc khi chỉ có xung nhịp dưới 1200MHz. Chiếc card này vẫn giữ lại bộ tản nhiệt bị động Strix DirectCU II đã từng xuất hiện ở phiên bản 2GB, khu vực cổng xuất hình bao gồm 3xDisplay Port 1.2, 1xHDMI 2.0 và 1xDVI Dual Link. Strix GTX 960 4GB được cấp nguồn bởi 1 cáp nguồn PCIe 6 pin và có đèn LED trắng/đỏ báo trạng thái cắm nguồn giúp người dùng nhận biết tình trạng card sẵn sàng hay chưa. Bên trong của chiếc card là các thành phần linh kiện đạt chuẩn Super Alloy Power. Người dùng rất yêu thích các bộ backplate bảo vệ mặt sau card vì thế đội ngũ thiết kế của ASUS đã thêm vào bộ backplate cho Strix GTX 960 4GB để tản nhiệt cho các chip nhớ phía sau và bảo vệ bảng mạch PCB. Trong khi đó, bộ phần mềm tích hợp cùng card đồ họa bao gồm trình ép xung GPU Tweak và trình chia sẻ video gameplay trực tuyến XSplit Gamecaster. [img][img][img][img] Nguồn: rog.asus.com
Nếu là sự thật thì đây sẽ là card đồ họa đầu tiên chuẩn mini ITX trên nền GTX 900 và nó sẽ có tên mã là GTX970-DCMOC-4GD5, với thiết kế bề ngoài giống hệt hai người tiền nhiệm trước là GTX 760 và GTX 670 DirectCU Mini. Là phiên bản OC nên GTX 970 DirectCU Mini sẽ có xung nhịp core là 1088 MHz, GPU Boost được 1228 MHz và bộ nhớ memory được giữ nguyên ở mức 7GHz. Chiếc card này sẽ có miếng backplate bảo vệ mặt sau và chỉ sử dụng nguồn cấp từ 1 đầu 8 pin PCIe. Các cổng xuất hình bao gồm 2 cổng DVI, 1 cổng HDMI 2.0 và 1 cổng Display Port 1.2. Về giá cả thì ASUS vẫn chưa bất kì công bố nào. [img][img][img][img] Nguồn: TechPowerUp
Thế hệ hai của chip đồ họa Maxwell đã được NVIDIA tung ra hồi tuần trước, và tất nhiên các hãng sản xuất card đồ họa trên thế giới đang cuống cuồng ra mắt các sản phẩm card đồ họa dùng chip đồ họa mới này để chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến card đồ họa rất khốc liệt này. Với ASUS thì họ cũng không có chút ngoại lệ nào, và họ đã gửi tận tay chúng tôi chiếc card đồ họa mới nhất của họ sử dụng chip Maxwell thế hệ hai là Strix GTX 970 DirectCU II. Khá lạ khi mà ASUS không đưa ra dòng phổ thông trước mà đưa ra dòng Strix. [img][img] Cũng như thường lệ, hộp card có 2 phần vỏ ngoài và hộp đen bên trong chứa phụ kiện và card. [img][img] Chúng tôi gỡ túi nhựa ra và đây là chiếc card đồ họa Strix GTX 970 DirectCU II. [img][img] Còn đây là những phụ kiện đi kèm card gồm dĩa driver và sách hướng dẫn. [img] Bên trong chiếc card này là nhân xử lý đồ họa mới GM204 thuộc kiến trúc Maxwell thế hệ hai. Đây là GPU thế hệ thứ 10 trong lịch sử của NVIDIA tiếp nối người tiền nhiệm Kepler. Trước đó, Maxwell nhận được những đánh giá rất tích cực nhất là phần tiết kiệm năng lượng, nhiệt độ mát mẻ hơn và hiệu suất ấn tượng hơn so với thế hệ trước. GTX 750 Ti là GPU đầu tiên sử dụng kiến trúc Maxwell trong nhân đồ họa của mình, được NVIDIA đặt mã là GM107. GPU GM204 trong Strix GTX 970 DirectCU II có những công nghệ mới của NVIDIA như khử răng cưa đa khung mẫu (MFAA - Multi-Frame sampled Anti-Aliasing), DSR (Dynamic Super Resolution), VXGI (Voxel Global Illumination), GeForce Experience, NVIDIA GameStream, NVIDIA G-Sync, NVIDIA GPU Boost 2.0, NVIDIA Adaptive V-Sync, NVIDIA Surround với 4 màn hình và NVIDIA SLI. [img][img] Nhìn phía trên và phía dưới card, không khó để nhận ra bộ tản nhiệt quen thuộc DirectCU II của ASUS với các ống đồng siêu mập có đường kính lên đến 10mm. Cả 2 quạt của Strix GTX 970 được tích hợp công nghệ chống bụi cho phép nó có độ bền và hiệu năng cao hơn so với quạt làm mát truyền thống. Strix GTX 970 DirectCU II còn được tích hợp thêm công nghệ chống tiếng ồn 0dB cho phép game thủ hay người dùng có thể trải nghiệm cảm giác êm ái khi chơi game nhẹ hay xem phim chừng nào nhiệt độ card không vượt quá mức nhiệt độ cho phép. Khi vượt quá mức nhiệt độ này, quạt mới bắt đầu quay để làm mát cho card đồ họa. Ngoài ra để tránh tối đa việc người dùng bất cẩn khi lắp card vào thùng, Strix GTX 970 được trang bị bộ backplate rất cứng cáp cho phép nó chịu rất nhiều va chạm tránh tổn thương cho card. [img][img] Chiếc card này sẽ chiếm mất 2 slot PCI của bạn và nó hỗ trợ các cổng xuất hình Display Port, 2 cổng DVI và 1 cổng HDMI và dàn khe thoát gió. [img] Strix GTX 970 sử dụng chip đồ họa GM204-200-A1, một phiên bản GPU GM204 28nm, với 4GB dung lượng VRAM GDDR5 có xung nhịp 7000 MHz, 1664 shader units, 104 TMUs, và 64 ROPs. Đây là card đồ họa được ép xung sẵn với xung nhịp base là 1114 MHz và GPU Boost là 1253 MHz so với xung nhịp gốc của GM204 lần lượt là 1050/1178 MHz. Các công nghệ khác được hỗ trợ như OpenGL 4.5, OpenCL 1.2, Shader Model 5.0 và chiếc card này đã sẵn sàng để chạy tập lệnh đồ họa mới nhất của Microsoft là DirectX 12. [img] Nếu mổ card ra, bạn sẽ thấy bộ heatsink dùng cho chiếc card này to hơn bộ heatsink gốc của NVIDIA 220% kết hợp cùng cặp quạt làm mát và các ống đồng siêu to để tản nhiệt nhanh chóng. Bạn sẽ thấy rõ là cả 3 ống đồng đều tiếp xúc trực tiếp nhân GPU một cách hoàn hảo và chính xác. Bộ tản nhiệt DirectCU II trên chiếc card này sẽ làm mát tới 30% và yên lặng hơn 3 lần so với bản gốc của NVIDIA. Ngoài ra ở khu vực VRM cũng được trang bị các bộ heatsink nhỏ làm mát và các thành phần linh kiện sử dụng cho Strix GTX 970 đều đạt chuẩn Super Alloy Power cho phép khả năng hoạt động ổn định hơn và bền bỉ hơn. [img][img] Với công nghệ Digi+ VRM, các thành phần linh kiện cấp nguồn tốt như tụ điện SAP 5K, SAP MOSFET, driver hiệu năng cao cùng cuộn cảm SAP cho phép card có độ ổn định, mát hơn và hoạt động yên lặng hơn ngay cả khi bạn đang ép xung cao. [img] Chiếc card này có thể hạ gục GTX 780 Ti ở một số game nhưng nó chỉ cần 1 đầu nguồn 8 pin để hoạt động (bản gốc GTX 970 cần 2 đầu 6 pin)! Bạn đã sẵn sàng để tậu Strix GTX 970 DirectCU II chưa? [img][img] Nguồn: rog.asus.com
[amtech.vn] Dòng card đồ họa cao cấp ARES nay đã có phiên bản mới nhất là ARES III với tản nhiệt nước được chế tạo bởi hãng sản xuất thứ ba là EK Waterblock. Nếu bạn thực sự muốn biết con ARES III này tròn méo ra sao hay bạn đang sở hữu cho mình một hệ thống màn hình 4K thì chúng tôi đã có bài trên tay sản phẩm này mà bạn có thể theo dõi tiếp theo sau đây. [IMG][IMG] ASUS chứng tỏ cho các bạn thấy họ thực sự nghiêm túc như thế nào khi tung ra sản phẩm bán giới hạn này khi chúng tôi mở hộp ra thì có ngay một chiếc valy nhỏ bằng kim loại màu trắng bạch kim xuất hiện. Nói đến phiên bản giới hạn thì ARES III chỉ được bán có 500 mẫu thôi không như người tiền nhiệm ARES II là 1000 mẫu. [IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG] Theo như những gì tìm hiểu trên mạng, chúng tôi thấy hiệu năng của ARES III này thực sự rất khủng khi nó đánh gục card đồ họa đầu bảng GTX Titan Z với hơn 30% hiệu năng khi test Battlefield 4 và 15% với phép thử 3DMark Fire Strike Extreme, và cả 2 card đồ hoa này được test ở độ phân giải 4K/UHD. ARES III được trang bị chip lõi kép R9 290X với xung nhịp được ép xung sẵn là 1030 MHz, dung lượng bộ nhớ 8GB GDDR5 và năng lực xử lý 11.5 teraflops tương đương với khả năng tính toán của 6 chiếc PlayStation 4! [IMG][IMG][IMG][IMG] Với ARES III bạn sẽ phải cắm tởi 3 cáp nguồn PSU nếu muốn sử dụng con khủng long này trong hệ thống của mình, cùng với bộ điều khiển dòng kỹ thuật số Digi+ VRM, 16 phase nguồn Super Alloy Power và tụ đen 10K Nhật Bản, ARES giảm được độ ồn 30%, hiệu suất tăng 15%, tăng cường tính ổn định và khả năng ép xung rất cao. [IMG][IMG] Để ARES III có khả năng làm mát đến 25% so với bản gốc cũng như đảm bảo khá năng ép xung, ASUS đã làm việc cùng EK Waterblock để chế tạo bộ tản nhiệt nước custom dành riêng cho ARES III, nếu bạn đã có sẵn 2 ống bơm cho hệ thống tản nhiệt nước thì chần chừ gì nữa, hãy lắp vào ARES III và hưởng thụ nhé! [IMG][IMG] Dàn phụ kiện đi theo ARES III bao gồm: Sách hướng dẫn Dĩa driver 3 sợi cáp nguồn 1 USB ROG 8GB 1 miếng sticker ROG 1 coupon game Gold của AMD 2 miếng khớp G 1/4 threaded fitting dành cho tản nhiệt nước [IMG] Nguồn: rog.asus.com
Khủng long mới của giới card đồ họa với hiều năng nhanh hơn 15% so với GTX Titan Z Hãy đón chào ARES III, con quái vật mới nhất của ASUS ROG với hiệu năng chơi game khủng nhất thế giới với nhân đồ họa lõi kép Radeon Hawaii XT R9 290X. Bên trong 2 nhân đồ họa này được tích hợp công nghệ âm thanh AMD TrueAudio nhằm tăng độ trung thực khi chơi game có hỗ trợ tập lệnh đồ họa Mantle. ARES III có năng lực xử lý lên tới 11.5 teraflops trên 5632 stream processors, được ép xung sẵn tới 1030 MHz và hỗ trợ 8GB bộ nhớ GDDR5 xung nhịp 5GHz. Trong khi đó đối thủ của ARES III là GTX Titan Z cũng là một con quái vật nhưng rất tiếc nó đã bị ARES III đánh gục khi so sánh điểm 3DMark Fire Strike Extreme thì ARES III đã có hiệu năng xử lý nhanh hơn 15%, chơi game Battlefield 4 số khung hình cũng cao hơn 33% và Metro Last Light cũng thế với 30%, và điều đặc biệt là tất cả các phép thử được test trên độ phân giải 4K/UHD (3840x2160). [img][img][img][img] Thiết kế tuyệt vời chỉ dành cho phiên bản giới hạn Cũng như người tiền nhiệm ARES II, ARES III chỉ được ASUS bán ra với số lượng rất hạn chế qua đó khiến cho con khủng long này được xem như là một báu vật khi bạn có cơ hội sở hữu nó. ARES III mang nhiều nét thiết kế rất cao cấp như bộ tản nhiệt nước EK được ráp lên thân card mang đến khả năng tản nhiệt tới 25% so với tản nhiệt gốc của card đồ họa R9 295X2. [img][img] Bộ điều khiển dòng kỹ thuật số Digi+ VRM kèm tụ đen và 16 phase nguồn chuẩn Super Alloy Power Bộ điều khiển dòng kỹ thuật số Digi+ VRM độc quyền của ASUS mang đến số lượng phase nguồn lên tới 16 và tụ đen 10K Nhật Bản cùng các cuộn cảm chuẩn Super Alloy Power và hệ thống MOSFETs kiên cố cho phép card đồ họa chịu nhiệt vả tải nặng rất tốt. Hệ quả là khả năng ép xung card và độ ổn định được đảm bảo theo thời gian dài. [img][img] Ứng dụng kèm theo mang phong cách ROG với GPU Tweak Để ép xung ARES III, ASUS có đính kèm ứng dụng kéo xung thời gian thực là GPU Tweak cho phép các tay ép xung có thể điều chỉnh chính xác xung nhịp GPU, VRM thậm chí là tốc độ quạt. Ngoài ra ứng dụng này có khả năng chia sẻ hình ảnh trực tuyến live streaming giúp người dùng có thể chia sẻ màn hình của mình với người xem trên Internet theo thời gian thực và bạn cũng có thể thêm thắt một số thông tin như đoạn text, hình ảnh và hình webcam trên màn hình chia sẻ một cách dễ dàng. [img][img] Với ARES III, chúng ta sẽ có những gì? 3 sợi cáp nguồn 1 coupon game Gold của AMD 2 miếng khớp G1/4 Threaded fitting 1 USB ROG 8GB Dĩa driver và phần mềm ASUS Ứng dụng GPU Tweak [img][img] Nguồn: rog.asus.com
[amtech.vn]Hãng công nghệ SAPPHIRE vừa mới công bố ba mẫu sản phẩm trong dòng card màn hình R9 thành công dựa trên kiến trúc GCN (Graphic Core Next) mới nhất của AMD. SAPPHIRE R9 285 Dual-X là một mẫu card đồ họa kiến trúc GCN kèm theo công nghệ làm mát Dual-X của hãng bao gồm hai quạt aerofoil, các ống dẫn nhiệt hiệu quả và yên tĩnh đã nhận được sự hoan nghênh từ các khách hàng trong các sản phẩm thế hệ trước. Mẫu sản phẩm tiêu chuẩn R9 285 có bộ nhớ 2GB GDDR5 mới nhất ở xung nhịp 1375MHz, lõi GCN có 1792 bộ xử lý chạy tốc độ 918MHz. Mẫu R9 285 OC được nâng cao tốc độ xử lý 965 MHz và bộ nhớ đạt xung 14000HMz. [IMG] Cùng thời điểm SAPPHIRE cũng giới thiệu phiên bản R9 285 ITX Compact OC được phát triển đặc biệt dành cho các hệ thống máy tính nhỏ, với kích thước 171mm, một quạt cùng bộ tản nhiệt kèm theo. Mẫu sản phẩm có tốc độ xử lý 928MHz và xung bộ nhớ đạt 1375MHz. [IMG] Tất cả ba mẫu sản phẩm đều được thừa hưởng công nghệ GCN mới nhất của AMD bao gồm công nghệ AMD Trueaudio mang lại âm thanh trung thực nhất trong các game, AMD Image nâng cao chất lượng hình ảnh, AMD HD Media và AMD PowerTune nâng cao hiệu suất tối ưu. Ba mẫu sản phẩm hỗ trợ các game mới nhất trên nền tảng DirectX 12 và OpenGL 4.4 cùng với tính năng Dual BIOS hỗ trợ cả hai hệ thống UEFI và Legacy. [IMG] Ngoài ra, ba mẫu sản phẩm còn có tính năng AMD Eyefinity dành cho các hoạt động cần nhiều màn hình. Tính năng CrossFire Ready nâng cao hiệu suất sử dụng nhiều card màn hình trong một bo mạch hỗ trợ CrossFire mà không cần các cáp nối như các dòng CrossFire truyền thống. [IMG] Ba mẫu sản phẩm sẽ có mặt từ ngày 2 tháng 9 tại các nhà bán lẻ trên toàn thế giới. [IMG] Theo TechPowerUp
[amtech.vn] Có khá nhiều tin đồn mới về những hướng phát triển mới cho các card đồ họa GeForce GTX 870 và 880 từ NVIDIA. 2 card đồ họa dựa trên nền tảng Maxwell GM204 này có thể sẽ được ra mắt sớm hay thông cáo vào giữa tháng 8 năm nay. Có 2 sự kiện sẽ được tổ chức trong khoảng thời gian này, đầu tiên là SIGGRAPH và còn lại là Gamescom. Sự kiện này sẽ được tổ chức tại Đức vào ngày 13 và kết thúc vào ngày 17/8. Bây giờ có vài user tại diễn đàn notebook-review đã post các bình luận như sau: [IMG] Kiểm tra tựa đề và bình luận xem. "Card đồ họa Maxwell mới sắp ra mắt" và sau đó là "Gamescom". Tấm screenshot này của phần mềm 3DMark Firestrike đang ở chế độ Extreme có điểm số 6110, cao hơn gần 20% so với một con card đồ họa GeForce GTX 780 Ti. Giờ chú ý kỹ hơn nữa nhé, bạn sẽ thấy card đồ họa đang sử dụng là series 800. [IMG] Và sau đó là hình ảnh này từ tài khoản Facebook của NVIDIA UK. Rõ ràng chúng ta sẽ không thể kiểm chứng điểm số hay gì cả, nhưng nó lại quá trùng hợp với những gì đang xảy ra trên mạng Internet gần đây. [IMG] Nguồn: GURU3D
Card đồ họa Gefore GTX 780 3G có vẻ bề ngoài trông khá ấn tượng, card thiết kế màu đen, chính giữa hai quạt có màu vàng be ghi dòng chữ Palit của nhà sản xuất. Card Gefore GTX 780 cung cấp tính năng ép xung. Kết quả ép xung cao và vượt qua khỏi mức mặc định, chạy nhanh hơn một số card như GTX Titan. Card đồ họa này có thể chạy các game hot nhất hiện nay như Metro, Grid 2, Last light, Battlefield 3, Sleeping Dogs, Far Cry 3, Medal of Honor Warfighter, Hitman Absolution và một số game khác. [IMG] Card Gefore GTX 780 hoạt động êm không gây tiếng ồn, hệ thống quạt làm mát toàn bộ mạch gồm 3 quạt . Card đồ họa tích hợp 7.1 tỷ transistor, card dựa trên nền tảng GPU GK110. Dựa trên nền tảng GPU GK110 card có thể phân biệt có một GPU GK110-300 và GeForce GTX 780 GPU GK110-400.Card đồ họa này được tích hợp con chip có tốc độ xử lý cao, sản phấm có 2304 đơn vị shader, 192 TMUs, 32 ROPs trên một giao diện bộ nhớ 384-bit nhanh GDDR5. Card có kích thước 45 mm × 45 mm 2397-pin S-FCBGA Titan với 2688 shader / dòng / CUDA. Card Gefore GTX 780 có dung lượng 3GB đến 6GB bộ nhớ 384bit, kết hợp GPU Boost 2.0. Tần số hoạt động khoảng 1100 MHz ở hiệu suất ~ 1150. Đồng hồ đo ở mức 863MHz có thể lên đế 900MHz.Tiêu thụ điện ít , hiệu suất hoạt động tối đa khoảng 250 Watts. Ngoài ra, card đồ họa có một thiết kế VRM 8 pha với công nghệ DrMOS. Nguồn guru3d
AMD đã tung sản phẩm mới có thể kết nối với DP. Đó là thiết bị trung tâm cho card đồ họa. Thiết bị được chia ra ba tín hiệu liên kết với Full HD [IMG] Ngoài ra, còn có các tính năng như hiển thị các kết nối cổng có rất nhiều băng thông, trên thực tế mỗi kết nối có thể lên đến ba màn hình, vì vậy nếu bạn sử dụng cả hai DP 1.2 + kết nối, lên đến 6 màn hình có thể được hỗ trợ trên bất kỳ card đồ họa AMD. [IMG] Kết nối với sáu màn hình với hai cổng kết nối màn hình hiển thị sẽ tạo thành một chuỗi màn hình liền nhau. Bên ngoài là một MST HUB (Multi Transport Stream). [IMG] Có thể cấu hình Eyefinity tùy thích, thông qua nhiều màn hình mỗi DP kết nối, hoặc cùng một lúc với sự giúp đỡ của các kết nối DVI. DisplayPort có thể hỗ trợ sáu màn hình mỗi hai kết nối, nhưng sẽ đòi hỏi một hộp breakout hoặc daisy chuỗi màn hình tương thích. [IMG] Club3D MST còn có khả năng chia hình ảnh 4K vào màn hình 2K. Lý do tại sao điều này là thú vị là vì trung tâm cho phép người dùng cắm bốn lần như nhiều màn hình như có DisplayPort 1.2 ổ cắm trên GPU, nguồn hỗ trợ W600 [media] Nguồn guru3d
Ndivia tung ra sản phẩm card đồ họa với nhiều tính năng tùy chỉnh PCB và tích hợp tản nhiệt Dual Fan, bộ nhớ Ram 2GB GDDR5, có tính năng ép xung, 384 lõi baseclock, tăng gấp đôi hiệu năng xử lý, sản phẩm này có thể cãnh tranh Radeon HD 7770, card có thể thiết lập tăng hiệu suất làm việc của card [IMG] GeForce GTX 650 Ti có tên mã GK106, tích hợp hệ thống vi xử lý 28nm tốc độ xử lý cao, tập hợp nhiều các tụ bán dẫn khoảng 2.54 tỉ, tần số hoạt động thấp nhất 980MHz và tần số tối đa 1033MHz, các thành phần bên trong GPU hơi thấp với các số liệu: Core [768] ROPs [24] Texturs Units [64] SMX Engines [4] Tốc độ xử lý tối đa của hệ thống bộ nhớ 6008MHz (QDR), hệ thống bộ nhớ bus 192 bit, băng thông bộ nhớ rộng khoảng 144GB/s, hiệu suất năng lượng hoạt động của card 140w. Giá của sản phẩm này chưa được công bố, giá tham khảo của sản phẩm này khoảng 149USD đến 169USD Nguồn 3dguru
CyberPowerPC có thể cấu hình GeForce GTX máy tính mới chơi game dựa trên Titan trên khắp người đam mê Fang III CyberPowerPC và Zeus loạt cùng với Xtreme Gamer và hàng loạt siêu của các hệ thống chơi game tùy chỉnh. Khi kết hợp với bộ vi xử lý Intel thế hệ thứ 3. Hệ thống CyberPowerPC dựa trên GPU với mức giá $ 1699 [IMG] GeForce GTX Titan GPU. của siêu máy tính nhanh nhất thế giới và linh hồn của NVIDIA Kepler, GeForce GTX Titan là một cuộc cách mạng trong game máy tính. GPU con quái vật này thiết lập một lớp học mới của máy tính chơi game cho khách hàng CyberPowerPC Các hệ thống CyberPowerPC dựa trên GPU Titan cung cấp tất cả các tính năng cao cấp dành cho game thủ như công nghệ 3-Way SLI NVIDIA thông minh quy mô hiệu năng đồ họa bằng cách kết hợp nhiều NVIDIA GeForce GPU trên một bo mạch chủ cũng như NVIDIA TXAA và công nghệ NVIDIA PhysX kết hợp để cung cấp các tinh chế chất lượng hình ảnh và hiệu suất. Hỗ trợ NVIDIA 3D Vision mang lại một trải nghiệm hoàn toàn nhập vai 3D lập thể với máy PC và chuyển đổi hàng trăm trò chơi máy tính thành 3D lập thể đầy đủ. Nó cũng cho phép streaming của phim 3D và hình ảnh kỹ thuật số 3D từ 3DVisionLive.com trong chất lượng tinh thể rõ nét. Các tính năng Vision Surround cung cấp hỗ trợ cho chơi game trên ba màn hình 3D lập thể đầy đủ với một GPU đơn cho các cuối cùng "bên trong các trò chơi" kinh nghiệm. NVIDIA Surround cũng hỗ trợ ba màn hình chơi game với màn hình Vision không 3D và một màn hình hiển thị phụ kiện thứ tư cho truy cập vào email, web, hoặc các ứng dụng khác trong khi chơi game. Hệ thống CyberPowerPC của họ với Công nghệ GPU Boost 2.0, cho phép giám sát thông minh của tốc độ đồng hồ để đảm bảo rằng GPU chạy ở đỉnh cao và các trò chơi của mình tại tốc độ khung hình cao nhất có thể. Nó cũng cung cấp cấp độ mới về tùy biến, bao gồm cả mục tiêu nhiệt độ GPU, ép xung, và điện áp mở khóa. Ngoài ra, bao gồm PCI Express 3.0 cung cấp tốc độ truyền dữ liệu tối đa, Dual-link DVI cho phép màn hình phẳng với lên đến 2560x1600 độ phân giải trên một kết nối DVI, HDMI hỗ trợ cho GPU tăng tốc Blu-ray 3D, xvColor, HDMI sâu màu , và 7,1 âm thanh vòm kỹ thuật số với độ phân giải lên đến 4096x2160. CyberPowerPC tải tất cả các hệ thống với Microsoft Windows 8 trước khi nạp cho một kinh nghiệm chơi game tăng cường và đa phương tiện. Nguồn guru3d
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).