These are all contents from amtech.vn - Giải đáp thắc mắc về công nghệ tagged freesync.
Việt Nam, ngày 24 tháng 12, 2019 – BenQ ra mắt màn hình chơi game EX2780Q được trang bị công nghệ HDRi độc quyền với khả năng tinh chỉnh, tối ưu hóa hiển thị hình ảnh và hệ thống âm thanh Hi-Fi 2.1 được điều chỉnh cùng công nghệ chăm sóc hoàn chỉnh. Giúp bạn hoàn toàn đắm chìm trong không gian game kịch tính, hấp dẫn. Màn hình gaming 27" 2K QHD sử dụng tấm nền IPS, tần số làm mới là 144Hz, FreeSync, Black eQualizer, Color Vibrance, và một cổng USB-C. https://amtech.vn/attachments/ex2780q-1000-4-jpg.76942/?temp_hash=fafd951fb5b4297651fecf298588f038 Đẳng cấp hình ảnh mới với công nghệ HDRi Công nghệ độc quyền HDRi từ BenQ với chế độ điều chỉnh ánh sáng thông minh và chức năng HDR đem lại trải nghiệm hình ảnh không những chất lượng mà còn bảo vệ đôi mắt người dùng. Tích hợp cảm biến điều chỉnh ánh sáng thông minh, màn hình gaming EX2780Q có thể tự động điều chỉnh độ sáng, linh hoạt theo nội dung hiển thị và ánh sáng môi trường. Công nghệ HDRi tái hiện trọn vẹn các chi tiết trong khung ảnh tối nhờ khả năng tăng cường độ tương phản và độ nét, đồng thời hạn chế tình trạng dư sáng và chói của ảnh bằng cách tự cân bằng độ sáng khung cảnh. Với 3 chế độ: Game HDRi, Cinema HDRi và Display HDR, bạn có thể yên tâm tận hưởng các nhu cầu khác nhau của mình. https://amtech.vn/attachments/ex2780q-1000-2-jpg.76941/?temp_hash=fafd951fb5b4297651fecf298588f038 Hệ thống Loa treVolo đẳng cấp Hệ thống loa tích hợp 2.1 là sản phẩm tiên tiến được làm ra bởi đội ngũ chuyên nghiệp BenQ treVolo, nhằm phá bỏ lối mòn suy nghĩ rằng một sản phẩm nhỏ gọn khó có chất lượng âm thanh hoàn hảo. Dù màn hình bình thường ít khi đi kèm âm thanh tốt, BenQ treVolo lại tạo ra ngoại lệ khi vận dụng các nguyên lý Âm học và Tâm thính học (Psychoascoustic) để nâng tầm trải nghiệm nghe của người dùng. Có đến 5 chế độ chuyên biệt: Game, Cinema, Pop/Live, Dialog/Vocal và Rock/Party, đảm bảo đáp ứng tất cả âm thanh, từ âm cao trong trẻo đến âm trầm sâu lắng. Nâng tầm trải nghiệm chơi Game Hình ảnh nét, chơi game mượt và ít chuyển động mờ là những đặc tính không thể bỏ sót khi lựa chọn màn hình gaming. Với tốc độ làm mới màn hình refresh rate 144z, bạn sẽ không phải lo lắng khi chơi game tốc độ. Với công nghệ chống xé hình FreeSync, tình trạng vỡ ảnh hay khung ảnh mờ sẽ được cải thiện đáng kể. Công nghệ Black eQualizer giúp bạn phát hiện mục tiêu nhanh hơn trong các cảnh game khung ảnh tối, còn công nghệ ColorVibrance tái hiện rõ ràng hình ảnh đối thủ trên bất kỳ cảnh sắc nào. Được thiết kế với mục đích đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, màn hình chơi game EX2780Q đi kèm điều khiển từ xa tiện lợi, phím điều hướng 5-trong-1 và nút chỉnh âm lượng. https://amtech.vn/attachments/ex2780q-g5-1920-logo-jpg.76943/?temp_hash=fafd951fb5b4297651fecf298588f038 Cùng chờ đón Màn hình Gaming- Giải trí với Công nghệ HDRi và Loa treVolo nào! Với công nghệ độc quyền HDRi và hệ thống loa treVolo đẳng cấp, dòng sản phẩm Màn hình gaming- Giải trí tiên tiến nhất hứa hẹn đem đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời hơn bao giờ hết! Màn hình Gaming BenQ EX2780Q hiện đã có mặt trên Lazada Official Store với mức giá 10,950,000 VNĐ. Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại: https://benqurl.biz/2ShlMls
Với phiên bản 1903 mới nhất của Windows 10, Microsoft đã thêm vào tính năng Variable Refresh Rate trong mục Graphics Settings. Variable Refresh Rate hay VRR có tác dụng đồng bộ khung hình linh động giúp hình ảnh game trở nên mượt mà hơn và không bị xé hình ở FPS cao, tương tự với G-Sync của NVIDIA và VESA Adaptive Sync hay AMD FreeSync. Cần lưu ý là tính năng này chỉ mang tính hỗ trợ nâng cao trải nghiệm hình ảnh chứ không thay thế hoàn toàn G-Sync hay FreeSync trên màn hình có tích hợp 2 công nghệ này. Do đó, nếu đang sở hữu màn hình G-Sync/Free Sync, bạn không nên tắt bỏ hai tính năng này đi. Ngoài ra, Microsoft cho biết các tựa game sử dụng tập lệnh đồ họa DirectX 11 sẽ được hưởng lợi từ VRR dù chúng vốn không hỗ trợ tính năng này ngay từ đầu. Những điều kiện thỏa mãn để kích hoạt VRR cho hệ thống của bạn bao gồm: Hệ điều hành Windows 10 phiên bản 1903 trở lên. Màn hình G-Sync hoặc FreeSync. Card đồ họa đang chạy driver đạt chuẩn WDDM 2.6 trở lên. [ATTACH] Nguồn: GURU3D
Cuối cùng NVIDIA đã nhận ra số lượng màn hình sử dụng công nghệ hình ảnh VESA Adaptive-Sync hoàn toàn áp đảo so với màn hình tích hợp công nghệ G-Sync của hãng, và trong buổi ra mắt card đồ họa RTX 2060 tại CES 2019, NVIDIA tuyên bố sẽ hỗ trợ màn hình Adaptive-Sync. Tuy nhiên, không phải màn hình nào cũng được hỗ trợ, mà thay vào đó NVIDIA sẽ thử nghiệm và cấp chứng nhận những màn hình đạt chuẩn tương thích với phần cứng của họ. Theo NVIDIA, họ đã thử nghiệm đến hơn 550 màn hình trên thị trường và phần lớn trong số đó đã vượt qua bài test tương thích công nghệ G-Sync. Theo thời gian, số lượng màn hình hỗ trợ G-Sync sẽ được cập nhật thông qua các bản driver card đồ họa GeForce. [ATTACH] Cũng trong khuôn khổ sự kiện CES 2019, NVIDIA cũng cung cấp danh sách các màn hình họ đã thử nghiệm và đạt yêu cầu cho công nghệ G-Sync. Danh sách màn hình đến từ Acer, ASSU, AOC, Agon và BenQ sẽ được tự động kích hoạt G-Sync thông qua driver mới nhất ra mắt ngày 15/01 tới. https://www.techpowerup.com/img/gmDMICcSGhreh44k.jpg Hơn nữa, NVIDIA cũng xác nhận người dùng có thể kích hoạt bằng tay G-Sync trên tất cả các màn hình Adaptive-Sync, ngay cả khi màn hình của họ chưa được cấp chứng nhận đạt chuẩn từ NVIDIA.
Điều này đã trở thành hiện thực khi công nghệ hình ảnh tần số quét linh động (Variable refresh rate hay VRR) với đại diện là FreeSync của AMD đã có mặt trên hệ máy Xbox One của gã khổng lồ phần mềm Microsoft. Cụ thể, công nghệ FreeSync 2.0 đã được tích hợp trong bản cập nhật phần mềm mới nhất dành cho Xbox One X và One S dành cho người dùng thiết lập chế độ cập nhật theo nhánh fast ring của hai máy console trên. https://www.techpowerup.com/img/JmwB45XQgqvrvMMV.jpg Trong khi đó, người dùng máy Xbox One thế hệ đầu tiên cũng sẽ được cập nhật công nghệ FreeSync nhưng là bản 1.0 không phải 2.0. Qua đó các hệ máy Xbox One sẽ không còn bị khóa khung hình ở mức 30FPS hay 60FPS như trước và đây là điều game thủ console hằng mong ước với cỗ máy chơi game của mình. Tuy nhiên bạn vẫn cần đến một chiếc TV hoặc màn hình vi tính có hỗ trợ FreeSync mới có thể tận dụng công nghệ này trên chiếc Xbox One. Nên nhớ, kể từ năm 2018, các nhà sản xuất TV sẽ sử dụng chuẩn HDMI 2.1 trên sản phẩm của mình và bạn có thể sử dụng tính năng FreeSync của Xbox One rất dễ dàng. Đặc biệt là chi phí để tích hợp chuẩn HDMI 2.1 rất rẻ so với việc trang bị chip xử lý hình ảnh riêng trên màn hình TV như G-Sync của NVIDIA. [IMG] Hiện tại, đối thủ của Xbox One là PlayStation 4 vẫn án binh bất động khi Sony chưa có phát ngôn nào về việc sẽ tích hợp công nghệ FreeSync lên chiếc máy console của mình. Lưu ý rằng cả Xbox One lẫn PS4 đều sử dụng nền tảng đồ họa của AMD và Xbox One đã được cập nhật tính năng FreeSync của đội đỏ. Có thể trong thời gian tới, Sony sẽ có thông tin về tính năng FreeSync liệu có được hỗ trợ trên PS4 hay không. Nguồn: TechPowerUp
Ở thời điểm này, rất nhiều nhà sản xuất (NSX) màn hình vi tính đang tập trung khai thác ở phân khúc tầm trung từ 8 đến 10 triệu đồng, phân khúc này sẽ đóng vai trò cầu nối giữa màn hình phổ thông (3 - 7 triệu đồng) và cao cấp (10 triệu đồng trở lên). Đặc biệt, các NSX này thường mang đến cho người dùng rất nhiều sản phẩm màn hình có kích cỡ lớn tầm 32" với giá rất hấp dẫn, hơn nữa còn được trang bị tấm nền VA góc nhìn rộng với tần số quét nhanh 144Hz kèm công nghệ hình ảnh AMD FreeSync. Nếu như trước đây khoảng 2 năm về trước, các màn hình như thế này thường chỉ thấy ở phân khúc cao cấp thì bây giờ, người dùng hầu bao thấp đã có thể dễ dàng tiếp cận chúng với mức giá rẻ hơn nhiều. [IMG] Gần đây, Amtech đã có dịp được trên tay và đánh giá màn hình AGON AG322FCX của AOC với cấu hình như đã nói ở trên và hiệu năng hình ảnh trên giá tiền của nó là rất tốt thì bây giờ, Amtech tiếp tục thử nghiệm màn hình khác có cấu hình gần như y hệt nhưng với mức giá rẻ hơn chỉ vào khoảng 8 triệu đồng tuỳ nơi bán. Đó chính là model 328C7QJSG của Philips, và thông qua bài viết này, bạn sẽ biết được khả năng thực chiến của chiếc màn hình cong 32" này tới đâu. Cấu hình của màn hình này bạn có thể xem tãi đây. I - Thiết kế [IMG][IMG] Thoạt nhìn, tôi có cảm giác sắp được mở hộp một chiếc TV chứ không phải là màn hình vi tính khi mà hộp đựng của Philips 328C7QJSG cực kỳ to. Nó còn to hơn cả hộp đựng màn hình AGON AG322FCX của AOC trước đây tôi có đánh giá nữa. Ở mặt trước chúng ta có thể thấy rõ là Philips nhấn rất mạnh vào các chi tiết nổi bật của 328C7QJSG như thiết kế màn hình cong, công nghệ hình ảnh AMD FreeSync, tần số quét 144Hz cùng công nghệ màu UltraColor độc quyền của NSX Hà Lan. Lưu ý đây là sản phẩm mẫu của đại diện Philips tại VN chuyển sang cho Amtech nên phần phụ kiện có thể sẽ không đúng như sản phẩm bán ngoài thị trường. Cụ thể, trong thùng đựng của 328C7QJSG tôi chỉ tìm thấy dây cáp HDMI, bộ nguồn adapter rời và cáp nguồn. Đúng ra phần phụ kiện của 328C7QJSG phải có thêm dây Display Port 1.2 vì màn hình này hỗ trợ tần số quét lên đến 144Hz và công nghệ FreeSync, điều mà cáp tín hiệu HDMI, DVI hay VGA đều không làm được. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, đây chỉ là hàng mẫu và việc thiếu thốn phụ kiện là chuyện thường xuyên xảy ra, vì thế tôi đã dùng dây cáp Display Port 1.2 của mình để xuất hình trên màn hình của Philips. [IMG][IMG][IMG] Trước khi đi vào thiết kế, tôi rất ấn tượng với việc màn hình này đã được lắp ráp sẵn từ nhà máy trước khi đóng hộp và đến tay người dùng. Do đó, khi mở hộp đựng ra, bạn chỉ cần lấy màn hình lên và sử dụng ngay thay vì phải lắp ráp từng module màn hình lại với nhau như nhiều màn hình khác. 328C7QJSG được Philips thiết kế theo trường phái tối giản tổng thể với phần màn hình được phủ lớp chống choá nhằm tránh hiện tượng phản chiếu khi sử dụng dưới ánh đèn sáng. Lớp vỏ của 328C7QJSG được phủ lớp màu trắng bóng nhìn khá sang trọng cũng như viền màn hình khá mỏng chỉ 1cm. Điều này sẽ giúp không gian màn hình rộng hơn qua đó sẽ nâng cao trải nghiệm sử dụng của người dùng hơn. Về cấu hình, 328C7QJSG được trang bị màn hình độ phân giải Full HD 1080p, độ tương phản gốc 3000:1, tần số quét 144Hz, tỷ lệ khung hình 16:9, độ sáng cao nhất đạt được là 250 nit và thời gian phản hồi 4ms. Tấm nền được sử dụng dành cho màn hình của Philips là VA cho phép góc nhìn rộng lên đến 178 độ, độ cong 1800R giúp góc nhìn chính diện của người dùng sẽ thể hiện đầy đủ hơn góc nhìn phẳng. Sở dĩ tôi nói như vậy là vì ở góc nhìn phẳng, thông thuờng màn hình kích cỡ 27" trở xuống sẽ giúp người dùng trải nghiệm hình ảnh đầy đủ hơn khi ngồi ở cự ly gần. Với màn hình phẳng lớn hơn, người dùng buộc phải ngồi xa hơn để có thể thấy rõ những gì trên màn hình. Tuy nhiên, với màn hình cong cùng kích cỡ lớn như mẫu 328C7QJSG của Philips thì vấn đề góc nhìn trực diện ở cự ly gần được giải quyết triệt để. Cụ thể, bạn không cần phải ngồi khoảng cách xa để có trải nghiệm tốt, thay vào đó, cứ giữ nguyên vị trí ghế ngồi hàng ngày bạn vẫn hay dùng máy tính, với độ cong 1800R thì màn hình của Philips sẽ hiển thị đầy đủ chi tiết nội dung hình ảnh mà bạn đang duyệt. Chưa hết, để hỗ trợ game thủ, Philips có tích hợp công nghệ hình ảnh AMD FreeSync cho 328C7QJSG cho phép người dùng có thể an tâm về chất lượng hình ảnh khi chơi game với số khung hình (FPS) cao lên đến 144, không còn tình trạng xé hình hay giật hình xảy ra một khi bạn đang bật chế độ FreeSync lên mỗi khi chơi game. Tuy nhiên, để sử dụng chức năng này, bạn cần phải sử dụng card đồ hoạ AMD có hỗ trợ FreeSync, bạn có thể vào đây để xem danh sách các card đồ hoạ được AMD hỗ trợ công nghệ FreeSync. [IMG][IMG] Chân đế của 328C7QJSG có hình dạng chữ V khá mỏng tạo cảm giác không chắc chắn ở cái nhìn ban đầu. Tuy nhiên, nên nhớ rằng chân đế này được làm bằng kim loại nên nó rất vững chắc chứ không mỏng manh như vẻ bề ngoài. Do đó bạn có thể tuỳ ý điều chỉnh góc nhìn màn hình thoải mái mà không phải lo lắng về việc đổ vỡ màn hình. Lại nói đến khả năng điều chỉnh góc nhìn của màn hình Philips thì bạn sẽ có đôi chút thất vọng khi mà chân đế của nó không hỗ trợ tính năng công thái học toàn phần. Qua đó, bạn chỉ có thể chỉnh độ nghiêng trước sau của 328C7QJSG và không xoay trái phải hay 90 độ được. Đây cũng là điểm thường thấy ở những màn hình cong 32" giá rẻ như Philips 328C7QJSG hay AOC AGON AG322FCX trước đó tôi có dùng qua. Vì thế tôi cũng không ngạc nhiên lắm về khả năng công thái học của 328C7QJSG, nhất là khi giá thành của màn hình Philips chỉ là 8 triệu đồng, một cái gía quá rẻ để màn hình có đầy đủ tính năng như màn hình cao cấp. Một điểm sáng nữa từ chân đế này là nó rất tiết kiệm không gian bàn làm việc của bạn, cho phép bạn đặt nhiều vật thể lên bàn hơn dù kích cỡ của màn hình Philips là không hề nhỏ. Với khoảng không gian được tạo ra nhờ chân đế chữ V của 328C7QJSG, bạn có thể đặt một chiếc soundbar lên đấy để có trải nghiệm âm thanh tuyệt vời hơn nhưng vẫn giữ được nét thẩm mỹ trong phòng làm việc của mình. Đấy là một trong những cách tận dụng không gian khá hay mà bạn nên thử qua khi sử dụng 328C7QJSG làm màn hình làm việc. [IMG][IMG][IMG][IMG] Phía sau 328C7QJSG không có 4 lỗ bắt ốc treo tường theo chuẩn VESA thường thấy ở nhiều màn hình vi tính khác. Ở khu vực cổng kết nối thì màn hình của Philips hỗ trợ đầy đủ các cổng xuất hình phổ biến hiện nay bao gồm DVI, HDMI 1.4, Display Port 1.2, VGA, jack âm thanh Audio Out 3.5mm và cổng nguồn. Phía trái và phía phải của màn hình lần lượt là joystick điều khiển và khoá bảo mật Kensington. Tôi rất thích joystick điều khiển này vì nó giúp tôi điều chỉnh các thông số màn hình rất nhanh thay vì phải lần lượt bấm các nút điều chỉnh thông số như các màn hình truyền thống. II - Menu OSD Để truy cập vào menu OSD của màn hình Philips 328C7QJSG, chúng ta sẽ dùng joystick điều khiển phía sau màn hình và gạc nó sang phải. Còn 3 huớng gạc còn lại sẽ tương đương với 3 phím tắt trong đó: [IMG] Kéo gạc joystick lên trên sẽ là phím tắt điều chỉnh nguồn phát của màn hình. Kéo gạc joystick sang trái sẽ chuyển đổi nhanh các chế độ màu của màn hình. Kéo gạc joystick xuống dưới sẽ chuyển đổi nhanh giữa hai chế độ khung ảnh 4:3 và 16:9. [IMG] Về menu OSD của màn hình Philips thì bạn sẽ có nhiều tác vụ điều chỉnh liên quan đến thông số màn hình như độ sáng, độ tương phản, độ sắc nét, nhiệt màu cũng như giá trị 3 màu cơ bản đỏ xanh dương xanh lá, các chế độ màu sắc. Nói chung là thông số cơ bản mà một chiếc màn hình cần có nhưng 328C7QJSG cũng có vài điều chỉnh mang tính đặc biệt như SmartContrast, SmartResponse. Trong đó, SmartContrast gần như tôi ít khi phải sử dụng đến vì đây là tính năng sẽ thay đổi độ tương phản tùy theo mức độ sáng mà bạn thiết lập. Có thể với một số người thì tính năng này hữu ích nhưng tôi là người dùng luôn cần sự ổn định trong chất lượng hình ảnh, vì thế SmartContrast với tôi nó là tính năng có cũng được mà không có cũng không sao. Còn SmartResponse là chức năng khử mờ chuyển động mà Philips áp dụng lên 328C7QJSG nhằm giúp hình ảnh luân chuyển mượt mà hơn trong các khung cảnh tốc độ cao. Nó có 4 mức là OFF, Fast, Faster và Fastest và tôi sẽ thử nghiệm tính năng này trong bài test bên dưới. Một lưu ý nữa trong menu OSD là mục Audio có phần chỉnh âm lượng nhưng vì màn hình của Philips không có loa tích hợp nên tác vụ này chỉ hoạt động khi bạn cắm tai nghe vào jack âm thanh 3.5mm. III - Thử nghiệm Ở phần này, tôi sẽ trả toàn bộ các thông số của 328C7QJSG về mặc định, điều chỉnh độ sáng lên tối đa và tiến hành thử nghiệm các bài test sau: Hiển thị màu cơ bản: Mở các hình nền màu cơ bản trắng, đen, xanh, đỏ, xanh lá để 328C7QJSG hiển thị. Hình nền Full HD: Đặt hình nền Full HD trên 328C7QJSG, xem khả năng hiển thị của màn hình từ gam màu nóng, lạnh đến trung tính. Mờ chuyển động (Motion Blur): Thử nghiệm tính năng khử mờ chuyển động SmartResponse khi tắt và mở của 328C7QJSG bằng phần mềm PixelPerAnt. Góc nhìn: Chụp lại hình ảnh hiển thị của 328C7QJSG ở các góc trên dưới trái phải xem có bị hiện tượng bệt hay tái màu không. Chất lượng hiển thị: Đo khả năng hiển thị màu của 328C7QJSG bằng phần mềm LaCie BlueEye Pro với thiết bị chuyên dụng Spyder3 Elite và tiến hành cân màu lại cho chính xác nếu sai lệch màu sắc quá nhiều. Ép xung tần số màn hình: Sử dụng card đồ họa NVIDIA để ép xung tần số màn hình lên mức tối đa có thể. Chơi game: Sử dụng card đồ họa AMD để bật tính năng FreeSync khi chơi vài trận trong CS: GO và FIFA 17. A - Hiển thị màu cơ bản Ở bài test này, tôi sẽ lần lượt mở các hình nền màu cơ bản trắng, đen, xanh, đỏ, xanh lá để xem thử 328C7QJSG thể hiện như thế nào ở các màu này? Tôi sẽ chụp lại hình ảnh bằng camera Canon 600D kèm lens 24-105mm f/4 cùng chế độ cân bằng trắng Auto. [IMG][IMG][IMG][IMG][IMG] Ở độ sáng cao nhất, nhiều khả năng khi hiển thị màu đen, các màn hình sử dụng tấm nền VA như 328C7QJSG sẽ bị hở sáng ở các góc cạnh màn hình. Và thực tế thì 328C7QJSG bị hở sáng khá nhiều ở các góc và góc bên trái là bị nhiều nhất. Qua đó, nếu bạn sử dụng màn hình này để xem phim thì tôi nghĩ đây không phải là phương án tốt dù kích cỡ của nó rất phù hợp cho nhu cầu giải trí này. Ở những bộ phim có nhiều khung cảnh tối, việc hở sáng của 328C7QJSG sẽ khiến bạn khó tập trung hơn vào bộ phim, khiến trải nghiệm xem phim của bạn giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, khi chơi game thì bạn rất ít khi để ý những chi tiết này vì thế chúng thường được bỏ qua. Các màu còn lại như đỏ, xanh lá, xanh hiển thị trên 328C7QJSG nhìn khá chuẩn khi xem bằng mắt thường. Riêng với màu trắng tôi có cảm giác màn hình của Philips thể hiện khá bệt không được mịn như các màu khác. Đó là cảm nhận từ mắt tôi vậy còn mắt đo Spyder3 thì sao? Bạn hãy chờ tới bài test chất lượng màu để biết nhé. B - Hình nền Full HD Sau đây là một số hình ảnh tôi dùng camera 600D cũng như lens trên để chụp lại 328C7QJSG khi nó hiển thị các hình nền Full HD theo các tông nóng, lạnh và trung tính. Phần này tôi sẽ dành cho các bạn nhận xét để mang tính khách quan hơn. [IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG] Tôi không rõ bạn nhìn tổng thể ra sao nhưng có điều chắc chắn khi nhìn các ảnh này ở vị trí gần cách màn hình tầm 30cm bạn sẽ thấy các chi tiết hình ảnh khá rỗ. Đây điểm thường thấy ở các màn hình lớn nhưng độ phân giải không cao gây ra, cụ thể là với 328C7QJSG khi nó sở hữu kích thước màn là 32" nhưng độ phân giải chỉ là Full HD. Nếu màn hình này có độ phân giải gốc là QHD 2560x1440 thì tình trạng rỗ hình sẽ khó nhận thấy hơn, tuy nhiên nếu hỗ trợ độ phân giải này thì giá của 328C7QJSG sẽ không thể là 8 triệu đồng nữa. C - Mờ chuyển động (Motion Blur) Theo thông số từ NSX, tấm nền VA của 328C7QJSG có thời gian hồi đáp là 4ms nhưng với tần số quét 144Hz thì nó có thể hạn chế phần nào tình trạng mờ chuyển động khi chơi game hành động tốc độ cao. Tuy vậy, Philips cũng rất có tâm khi tích hợp tính năng SmartResponse mờ chuyển động trên 328C7QJSG nên tôi sẽ cùng thử nghiệm tính năng này để chống Motion Blur. Để thực hiện bài test, tôi vẫn sử dụng Canon 600D cùng lens 24-105mm f/4L và phần mềm PixelPerAnt. [IMG] Với thiết lập tốc độ màn trập là 1/4000, ISO 6400 và khẩu độ lớn nhất là 4, Canon 600D sẽ chụp lại được hình ảnh chiếc xe đang chạy với tốc độ khung hình 144 tối đa của 328C7QJSG với độ chi tiết và rõ ràng nhất trên lý thuyết. Tuy nhiên, dù có bật SmartResponse hay không, 328C7QJSG không thể chống mờ chuyển động hoàn toàn được dù thời gian hồi đáp khá nhanh là 4ms trên tấm nền VA. Khi bật SmartResponse ở mức FASTEST cao nhất, bóng mờ của chiếc xe đã gần hòa vào nền ảnh, tuy vậy nó vẫn để lại lưu ảnh khá rõ. Trong khi đó, mức FASTER thấp hơn lại cho kết quả hình ảnh khá hơn khi bóng mờ được khử khá tốt nhưng bù lại thì chiếc xe lại tương đối mờ. Vấn đề ở chỗ bạn chỉ có thể thấy được bóng mờ như thế này khi chụp lại bằng máy chụp hình, còn với mắt thường thì cực khó để bạn nhận biết. Dù vậy, khi chơi game tôi vẫn khuyên bạn nên để SmartResponse ở mức FASTER để hạn chế bóng mờ cũng như hình ảnh vẫn còn rõ nét có thể thay vì OFF như mặc định để có trải nghiệm tốt hơn. D - Góc nhìn Với việc sở hữu tấm nền VA, 328C7QJSG cho chất lượng hiển thị ở các góc nhìn là rất tốt, đặc biệt ở hai góc dễ bệt màu nhất là ngửa trước/sau, màn hình của Philips vẫn đáp ứng tốt. [IMG] E - Chất lượng hiển thị Trong phần này, tôi sẽ dùng hai công cụ là mắt đo Spyder3 Elite và phần mềm đo LaCie BlueEye Pro để tiến hành thẩm định chất lượng hiển thị của màn hình 328C7QJSG ở chế độ hình ảnh mặc định. Lưu ý rằng ở chế độ này, độ sáng của màn hình chỉ được đẩy lên mức 90 chưa phải là mức 100 cao nhất, do đó tôi đã chỉnh độ sáng lên 100 và dùng mắt đo Spyder đo thử xem độ sáng tối đa của 328C7QJSG có đạt con số 250 nit như thông số NSX công bố hay không? [IMG] Về độ sáng, 328C7QJSG chỉ đạt tối đa 231 nit thiếu đi 19 nit so với thông số từ NSX, tuy nhiên mức độ lệch này chưa thực sự đáng kể. Độ gamma đạt 2.0 khá chuẩn với độ lệch 5% không đáng kể, nhưng nhiệt độ màu Kelvin lên đến 6853K cũng như biểu đồ màu sRGB bên trái cũng cho thấy sự lệch màu thiên về tông lạnh. Delta E trung bình của 328C7QJSG tương đối chuẩn khi đạt 3.0 nhưng Delta E cao nhất lại lên đến 6.2, qua đó màu sắc của 328C7QJSG chưa chuẩn mực lắm, delta E đẹp nhất là dưới 1 theo tiêu chuẩn ngành in. Và cũng lưu ý 328C7QJSG là màn hình chơi game nên chất lượng màu sắc không phải là ưu tiên hàng đầu nên kết quả đo màu của tôi trên 328C7QJSG như thế cũng không có gì lạ cả. Tiếp theo tôi sẽ tiến hành đo màu lại cho 328C7QJSG để có được chất lượng màu chuẩn hơn mặc định với các tiêu chí cần đạt như Gamma đạt 2.0, Kelvin gần hoặc bằng 6500K, độ sáng 120 nit và delta E trung bình nhỏ hơn 1 theo tiêu chuẩn ngành in. [IMG] Sau khi đo, chất lượng màu xuất ra cũng chuẩn hơn rất nhiều không thiên về tông nóng như trước nữa. Để có được kết quả test này, bạn cần phải chỉnh thông số độ sáng, độ tương phản và 3 màu RGB trên menu OSD kết hợp cùng file ICC profile màu mà bạn có thể tải về theo đường link này. Dưới đây là thông số độ sáng, độ tương phản và 3 màu RGB: Brightness: 50 Contrast: 55 Color temp: User Red: 100 Green: 90 Blue: 84 F - Ép xung tần số màn hình Để ép xung tần số màn hình, tôi đã dùng card đồ họa NVIDIA để thực hiện thao tác này nhanh gọn hơn. Với card AMD bạn có thể dùng phần mềm GURU3D CRU để ép xung tần số quét nhưng phức tạp hơn nhiều. Và sau 15' thử nghiệm, màn hình 328C7QJSG của Philips được tôi ép xung lên 149Hz, cao hơn 5Hz so với mức mặc định 144Hz. Điểm đặc biệt ở đây là bạn có thể kết hợp cùng công nghệ hình ảnh FreeSync ở tần số quét này, tuy nhiên bạn phải dùng CRU để ép xung tần số quét lên 149Hz. [IMG] G - Chơi game Ở phần test này, tôi sẽ sử dụng card AMD để bật FreeSync lên và vào CS: GO và FIFA 17 làm vài trận để thử tính thực chiến của tần số quét 144Hz cùng công nghệ FreeSync trên màn hình 328C7QJSG như thế nào. Đối với CS: GO, tôi đã có những pha tỉa đối phương từ xa cũng như tầm gần rất nhanh và gọn, các pha lia súng được thể hiện rất mượt nhờ vào tần số quét 144Hz cùng công nghệ FreeSync. Còn FIFA 17, FreeSync và tần số quét 144Hz không thể hiện rõ nét dưới góc độ hình ảnh nhưng ở góc độ input lag thì màn hình của Philips cũng hạn chế khá tốt. Input lag ở đây mà tôi nói đến là độ trễ khi tôi sử dụng các nút bấm trên tay cầm để điều khiển các cầu thủ trên sân thực hiện các pha chuyền bóng hay dứt điểm. Dưới đây là một số pha kill cũng như bàn thắng tiêu biểu được tôi ghi hình lại bằng Bandicam, nhớ hãy kéo chất lượng lên Full HD 1080p@60fps để xem nhé: [MEDIA] IV - Lời kết Ưu Thiết kế cong theo trường phái tối giản tinh tế và đẹp mắt. Trang bị tấm nền VA cho góc nhìn tốt. Chân đế chắc chắn và tiết kiệm không gian bàn làm việc. Hỗ trợ đầy đủ các kết nối màn hình phổ biến hiện nay. Tần số quét 144Hz kèm công nghệ hình ảnh AMD FreeSync. Có joystick điều khiển OSD rất linh hoạt. Có thể ép xung tần số quét lên 149Hz kết hợp được với FreeSync. Giá quá rẻ đối với một màn hình chơi game kích cỡ 32" tần số quét 144Hz cùng công nghệ AMD FreeSync. Khuyết Màu sắc cần phải cân chỉnh lại nếu muốn sử dung đa năng. Hở sáng ở các góc màn hình, đặc biệt là góc trái. Không có công thái học toàn phần và chi tiết ảnh khá rỗ do độ phân giải chỉ là Full HD trên màn 32". [ATTACH]
MSI mới đây đã chính thức hé lộ dòng màn hình game thủ đầu tiên của hãng với tên gọi OPTIX bao gồm hai mẫu màn hình tiên phong G27C 27" và G24C 24". Cả hai đều sử dụng tấm nền TN do Samsung sản xuất với độ cong 1800R, độ phân giải Full HD 1080p, tần số quét 144Hz, thời gian hồi đáp 4ms và hỗ trợ công nghệ hình ảnh AMD FreeSync. Các cổng kết nối của hai màn hình này bao gồm DisplayPort 1.2a, HDMI 1.4a và DVI. Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở khả năng công thái học khi phiên bản 24" chỉ cho phép người dùng điều chỉnh độ cao trong khi đó mẫu 27" hỗ trợ công thái học toàn phần. Hiện tại giá cả của hai màn hình này đều chưa được MSI tiết lộ. [img][img][img][img][img] Nguồn: TechPowerUp
Loạt màn hình chơi game của BenQ đã được ra mắt cách đây khoảng hơn 5 năm, mục đích là thay đổi thông số kỹ thuật và các tính năng lên một bậc tiên tiến hơn để nâng cao trải nghiệm chơi game. Mô hình XL đã phát triển cả về kích thước lẫn chức năng, đặc biệt là sự xuất hiện của XL2730Z đánh dấu một bước tiến quan trọng trong series XL. Một model đầu tiên sử dụng độ phân giải QHD 2560 x 1440, nâng tầm mới từ 1920 x 1080. Màn hình XL2730Z cũng được BenQ tích hợp công nghệ AMD FreeSync – Một công nghệ adaptive-sync như G-sync của NVIDIA. [IMG] I. Thiết kế Màn hình XL2730Z sẽ cho bạn có nhiều lựa chọn kết nối như : DisplayPort, HDMI 1.4, HDMI 2.0, DL-DVI và D-sub. Ngoài ra còn có 2 cổng USB 3.0 nằm trên cạnh trái của màn hình. Kèm theo các tính năng bổ sung trên màn hình bao gồm : Motion Blur Reduction | Low Blue Light | Black eQualizer | Game Mode Loader | Flicker-free Technology và AMA, những tính năng này mình sẽ nói trong phần đánh giá XL2730Z. [IMG][IMG] Màn hình XL2730Z được thiết kế với màu đen của nhựa plastic mờ dùng cho cả phần bezel, thân và cả chân đế. Một điểm nổi bật ở đây chính là các viền đỏ được trang trí trên màn hình, một lỗ tròn ở chân sẽ cho bạn có thể để dây một cách gọn gàng hơn khi kết nối từ PC vào. Phần viền bezel có độ dày ~ 16.5mm ở tất cả các cạnh, logo BenQ màu bạc mờ sẽ được để ngay cạnh bezel nằm ngang phía dưới của XL2730Z. Vẫn như thiết kế truyền thống là các nút điều khiển OSD và nút nguồn được đặt phía bên phải màn hình, nó sẽ là đèn trắng khi bật và chuyển về chế độ đèn vàng khi ở chế độ chờ. Trên nó sẽ có thêm 5 nút điều khiển OSD. [IMG] Thiết kế một lỗ tròn ngay chỗ chân đế của màn hình, điều đó có thể giúp bạn sắp xếp dây cáp vào một chỗ nhìn gọn và khoa học hơn. Cùng với hỗ trợ treo tường kích thước (100 x 100mm) cho bạn tiết kiệm được khoảng không gian nếu như không gian đó quá nhỏ. [IMG] Bạn thường di chuyển màn hình bằng cách giữ 2 góc của màn hình hoặc một tay cầm chân đế, 1 tay đỡ lấy màn hình thì nay BenQ đã tích hợp thêm cho màn hình XL2730Z một tay cầm ngay phần đỉnh của thanh đỡ màn hình nhầm giúp cho việc di chuyển XL2730Z một cách thuận tiền và nhanh chóng hơn. [IMG] Chân đế của XL2730Z lần này là hình chữ nhật cùng với nhựa đen mờ giống như cấu tạo của bezel và thân màn hình, cùng chiều dài 303mm và 145mm chiều rộng làm cho cấu tạo của chân đế nhìn vững chắc hơn so với model cũ trước đó XL2720Z, trong quá trình xoay màn hình mà bạn không cần phải giữ chân đế như những chiếc màn hình có chân đế với kích thước quá nhỏ gọn. Ở đây kích thước chân đế của XL2730Z đã được tối ưu gần như là tối đa để việc đặt phụ kiện chơi game đặc biệt là bàn phím để tạo cảm giác dễ dàng hơn khi chúng ta ngồi gần màn hình [IMG] Nhìn vào phần chân đế bạn sẽ thấy được có một lỗ tròn khuyết nằm bên phải, nơi này được thiết kế để chứa “S-switch Arc”, nó hoạt động như một bộ điểu khiển OSD cùng với 3 số (1, 2, 3) sẽ giúp các bạn chuyển đổi nhanh chóng các chế độ được cài đặt sẵn dành cho game thủ, tuy nhiên bạn có thể thiết lập lại các S-switch Arc đó nếu như các bạn muôn, riêng mình thì không cần thay đổi vì thực sự chỉ cần thiết màn hình cho chơi game nhiều hơn là sử dụng cho mục đích khác. Để sử dụng được phím điều khiển này thì bạn sẽ phải kết nối với màn hình thông qua cổng USB mini được đặt phía sau. [IMG] Cạnh trái của màn hình là 2 cổng USB 3.0, 1 jack cắm tai nghe, 1 jack cắm microphone một giá đỡ headphone. [IMG] Các thiêt lập về độ cao, độ nghiêng của màn hình của bạn trước đó sẽ rất dễ dàng sắp đặt lại khi có thước đo được tích hợp trên màn hình XL2730Z, bạn di chuyển nó đi nơi khác hoặc là một ai đó sử dụng chiếc màn hình của bạn với mục đích khác với độ cao và nghiêng khác thì việc căn chỉnh lại những kích thước trước đó do bạn sử dụng sẽ dễ dàng hơn khi chỉ cần nhìn vào thước đo trên màn hình và nhớ lại thông số để đặt nó về như muốn. [IMG] Điều chỉnh độ cao có lẽ cũng là một điều chúng ta muốn khi màn hình có thể xoay qua lại. BenQ XL2730Z sẽ cho bạn hạ nó xuống cách mặt bàn tầm 48mm, và chiều cao tối đa là tầm 193mm. Một cách giúp bạn có thể những lúc mệt mỏi và tựa vào ghế thấp, hoặc sử dụng một chiếc ghế có lẽ khá cao thì việc độ cao mà nó nâng lên được có thể giúp bạn có một góc nhìn thoải mái nhất. [IMG] Bạn từng phải kết nối vào màn hình bằng cách nhìn từ dưới lên một cách khó khăn để tìm những chỗ phù hợp thì giờ đây với BenQ Xl2730Z bạn không cần phải lo ngại về điều đó nữa khi mà mặt sau của nó đã đặt khắc lên những chữ đỏ trên lớp sơn đen, giúp cho bạn không còn phải nghiêng màn hình lên để kết nối nữa. [IMG] Menu OSD: Thanh công cụ điều khiển sẽ phụ thuộc vào loạt 5 nút nằm trên nút nguồn. Các đèn LED màu trắng sẽ được hiện lên khi màn hình đang hoạt động và chuyển về vàng cam khi ở chế độ chờ. Xuất hiện đầu tiên trước mắt bạn là những tính năng truy cập bổ sung cho game như: Black eQualizer, Blur Reduction và Picture Mode. Ngoài ra bạn còn có thể thay đổi các tùy chỉnh này nếu như bạn thường xuyên truy cập vào chế độ nào đó. [IMG] Khi di chuyển đến các tính năng thì nó sẽ hiện cho bạn biết là đang trỏ vào đâu bằng cách tạo một khung màu vàng chanh như hình. Khi truy cập vào menu chính thì nó sẽ được chia thành 4 phần nằm bên trái bao gồm: Game Settings, Picture, Display và System. Bên cạnh là một danh sách các tùy chọn đã được phân định trong từng ô của mỗi chức năng. Bạn cũng có thể lưu các thiết lập để dễ dàng sử dụng thông qua thiết bị s-switch được cung cấp bởi BenQ XL2730Z. [IMG] Phần thứ 2 của menu là “Picture”, nơi giúp bạn có thể thay đổi độ sáng, độ tương phản, gamma,... Và đặc biệt là AMA( thời gian phản ứng) giúp bạn có độ trễ thấp để các pha hành động nhanh được thể hiện nhanh hơn [IMG] . Phần Display cho phép bạn chuyển đổi đầu vào của các kết nối để có thể dễ dàng truy cập theo ý bạn muốn. [IMG] Cuối cùng là phần “System”, cho phép bạn kiểm soát một vài phần liên quan đến OSD chính, bao gồm cả việc tắt đi âm thanh bíp khi thực hiện chuyển đổi lên xuống trong menu. Nơi đây cũng giúp bạn có thể tùy chọn cài đặt nhanh cho phần s-switch cứng được đặt gọn trên phần chân đế. [IMG] II. Hiệu năng Màu sắc: Đối với chế độ màu của XL2730Z thì ta sẽ có được 7 chế độ thay đổi và 1 chế độ được đưa ra bởi nhà sản xuất. [SPOILER] Màu sắc phải nói khi mặc định của màn TN thì đa phần mọi người đều biết nó không chuyên cho việc thiết kế, cân chỉnh màu. Nên nó sẽ có một số hạn chế về màu sắc và ta sẽ cần phải chỉnh lại để cho phù hợp hơn với độ tương thích của mắt. [IMG] Sau quá trình căn chỉnh thì tỉ lệ màu sắc thì Luminance đã gần như là đúng so với tiêu chuẩn là 120 cd/m2. DeltaE mình cũng đã thử chỉnh lại màu sắc nhiều lần nhưng do sử dụng tấm nền TN nên hầu như việc cho ra màu sắc không thể nào đẹp như các tấm nền như IPS, VA,... Góc nhìn Các thiết kế bezel dành cho màn hình khá mỏng làm cho độ trải rộng của màn hình càng được mở ra nhiều hơn, cụ thể ở đây thì bezel của XL2730Z là 0,233mm giúp cho bạn tập trung vào game hơn nhờ thiết kế mờ đặc biệt. Tấm nền TN dường như chỉ dùng cho việc chơi game hay đọc sách báo, chúng ta đều biết các game thủ sẽ có thời gian ngồi trước chiếc màn hình khá lâu, nghĩ đến điều đó thì BenQ cũng đã tích hợp Pulse-Width Modulation (PWM) giúp cho những người hay bị mỏi mắt hoặc đau đầu do đèn nhấp nháy trên màn hình. Ngoài ra còn có một chế độ Low Blue Light giúp làm giảm quang phổ màu xanh của màn hình, đối với những người mà mắt ảnh hưởng bởi ánh sáng xanh. [IMG] Thời gian phản hồi (AMA) Trong mục AMA (Advanced Motion Accelerator) của màn hình thì chúng ta sẽ có 3 tùy chọn: OFF, HIGH và PREMIUM. [IMG] Phù hợp nhất là chế độ HIGH, cho bạn có những hình ảnh ít chênh lệch đi nhất không bị các bóng mờ và điều tuyệt nhiên là đa số các bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều khi chơi các game FPS. Thực tế thì BenQ XL2730Z có hiệu năng khá tốt khi thiết lập AMA ở chế độ HIGH, những chuyển động nhanh cùng với tần số quét 144Hz, điều mà chúng ta không thể nhận ra khi nhìn qua máy ảnh một cách chính xác được các vệt mờ chuyển động. Trong chế độ AMA này thì bạn đừng nên chuyển lên AMA "Premium" nhé. Tùy chỉnh HIGH được xem là tốt nhất trong phần này. [IMG] Một so sánh nhỏ so với dòng trước của XL2730Z là XL2720Z [IMG][IMG] Thời gian đáp ứng và chế độ AMA cùng được set về HIGH nhưng các bạn có thể thấy rằng điều ngạc nhiên đã không xảy ra ở so sánh này khi mà mức độ về hình ảnh chuyển động mờ không khác nhau gì mấy (đó là xét về những hình ảnh không tốt), còn sự xuất hiện các hình ảnh tốt thì XL2730Z có chút gì đó hơn hẳn so với XL2720Z. Blur Reduction Chế độ sẽ làm cho màn hình của bạn giảm độ sáng đi để có thể tăng độ chi tiết các hình ảnh di chuyển trong game để có thể dễ dàng thấy các chi tiết ngoài sáng hơn. Điều cần lưu ý là độ sáng bạn sử dụng ở mức 20% trong chế độ tiêu chuẩn, khi bạn kích hoạt Blur Reduction đi thì độ sáng vẫn sẽ giữ ở mức 20%. Chế độ cùng mức sáng này nếu như quen mắt thì bạn mới có thể dùng được vì độ sáng của nó giảm đi khá nhiều, bạn có thể điều chỉnh nó về chế độ bình thường với độ sáng cao rồi bật Blur Reduction. [IMG] Tốc độ màn hình Hình ảnh thực tế thể hiện thời gian đáp ứng của màn hình XL2730Z [IMG][IMG] Thời gian đáp ứng thấp cũng không có tác động lớn lắm đối với chuyển động mờ, những thí nghiệm chúng sẽ cho thấy được bằng mắt thường khi theo dõi các chuyển động trên màn hình. Khi tăng tốc tần số quét lên thì cảm nhận thấy được các chuyển động mờ sẽ giảm xuống nhưng nó không hoàn toàn làm mất đi các vệt hiệu ứng đằng sau đó. [IMG] Như các bạn đã thấy, tần số quét trong các thí nghiệm cho thấy được mức độ cần thiết của nó như thế nào cho màn hình chơi game. Ngoài việc trang bị cho màn hình XL2730Z với tần số quét lên đến 144Hz thì ngoài ra BenQ còn trang bị công nghệ FreeSync vào màn hình kết hợp với card đồ họa AMD để lcải thiện tốc độ khung hình khi tính năng được bật. Trong trường hợp AMD FreeSync còn hỗ trợ tần số quét từ 40 - 144Hz/ [IMG] Một số game cùng tần số quét khi chúng ta thực hiện bật, tắt chế độ FreeSync của AMD. III. Kết luận Ưu điểm: Thiết kế đẹp Phụ kiện kết nối đa dạng Tích hợp công nghệ Freesync Khuyết điểm: Màu sắc và góc nhìn không được tốt lắm BenQ XL2730Z sẽ có mức giá tầm 15.000.000 và đã có mặt ở rất nhiều cửa hàng cũng như một số website bán hàng online ở Việt Nam. Bạn muốn có một sự trải nghiệm thật sự thoải mái và có thể là ăn trước đối phương ở những pha solo với các dòng game như CS:GO hay đại loại là các game bắn súng với góc nhìn thứ nhất thì mình tin chắc rằng bạn sẽ phải rất hài lòng với những gì mà XL2730Z mang lại cho bạn trong từng khoảnh khắc mà bạn phải đối mặt.
Sau một khoảng thời gian tạm “lắng đọng”, hôm nay mình lại mang đến cho các bạn một sản phẩm hoàn toàn mới, đó là màn hình AOC G2460VQ6 có hỗ trợ công nghệ FreeSync của AMD. I. Thiết kế: [img][img] Màn hình AOC G2460VQ6 có thiết kế khá nhỏ gọn và rất chi là cơ bản. Phần đế được lắp vào thân màn hình khá dễ dàng do sử dụng khớp, các bạn sẽ không cần bất cứ dụng cụ gì để tháo lắp chân đế này, mình rất thích thiết kế này và đây sẽ là một ưu điểm cho chiếc màn hình phổ thông này. Màn hình có thể gập 5độ và ngã 20độ như hầu hết những màn hình khác. [img][img][img] Điểm nhấn duy nhất của màn hình là viền đỏ nằm dưới logo AOC của màn hình, màu đỏ này cũng là tông màu chủ đạo của AMD. Nếu không để ý thì sẽ không biết được rằng viền màu đỏ này bị lõm vào ngay vị trí logo AOC. Các chức năng của nút bấm cũng được khắc trên phần viền đỏ này khá trực quan. Góc bên trái có logo “Energy star”, và theo thông tin trên trang chủ thì mức độ tiêu thụ điện của màn hình này vào khoảng 23W. Còn logo “Windows 8 Compatible” có vẻ... dư thừa, do windows phụ thuộc vào máy chứ đâu phải do màn hình!? [img] Theo thông tin dán trên góc trên bên trái này, màn hình sẽ có loa, không bị chớp, chức năng bảo vệ mắt,v.v... Thực hư thế nào thì mình sẽ trải nghiệm thử xem sao. [img][img][img] Mặt sau của màn hình cũng khá giống với những màn hình AOC khác với phần khung nhô ra. Trên phần khung đó sẽ chứa 2 loa ở 2 bên, mặt sau khung sẽ là nơi lắp bộ gắn tường. [img][img][img] Màn hình này không những chỉ hỗ trợ các cổng cao cấp mà còn có cổng cấp thấp như VGA. Như ảnh trên bạn có thể thấy chúng ta có cổng DisplayPort, cổng cần thiết để có được trải nghiệm mượt mà nhất với các công nghệ liên quan đến tần số quét như FreeSync, ngoài ra còn có HDMI và cổng VGA. Bên cạnh sẽ có 2 khe cắm jack 3.5mm, một cổng là cổng tai nghe đầu ra và một cổng line in. Phía bên kia sẽ là cổng cấp nguồn cho màn hình. II. Hiệu năng: Đầu tiên cần nói đến về cấu hình phần cứng của màn hình. Màn hình sử dụng panel TN, theo lý thuyết sẽ có tốc độ phản hồi nhanh nhưng về màu sắc sẽ không tốt cho lắm, mình sẽ thử cụ thể từng cái sau. Theo thông tin từ nhà sản xuất, tần số tối đa của màn hình là 75Hz. Và thật vậy, khi thử ép tần số quét lên 76Hz bằng driver của AMD hoặc Custom Resolution Utility (CRU) thì bị lỗi ngay. [img] Ảnh trên là kết quả khi thử màu màn hình lúc mới sử dụng và chưa qua thay đổi thông số. Màu bị sai khá nhiều, có màu độ lệch lên đến hơn 6. Đa số các màu lệch từ 2-4 đơn vị. Tuy vây, mình đánh giá màu sắc thực tế của màn hình lúc này không quá tồi. [img] Ảnh trên là kết quả sau khi đã calibrate màn hình. Độ lệch màu đã giảm, đa số nằm trong khoảng dưới 2 đơn vị. Và quả thật không hổ danh panel TN, điểm đen khá tốt ở mức 0.129 cd/m2. [img] Một điểm mà mình không thích ở màn hình này chính là OSD của nó, nhìn khá rối mắt. [img][img][img][img] Có lẽ vì vậy nên chúng ta mới có cơ hội trải nghiệm phần mềm i-Menu trong đĩa đi kèm hoặc có thể tải trên mạng. Ngoài ra còn có phần mềm i-Saver giúp tiết kiệm năng lượng với các tính năng như hẹn giờ tắt. Phần mềm Screen+ sẽ giúp bạn chia các cửa sổ của mình theo các lưới có sẵn của phần mềm một cách dễ dàng hơn. [img] Có một điểm khá thất vọng đó chính là tốc độ hồi đáp không nhanh như đã công bố. Bằng mắt thường ta vẫn có thể nhận ra các bóng mờ khi chiếc xe trong pixperan di chuyển, không cần đến ảnh chụp tốc độ cao (1/4000s). [img] Màn hình này có một chức năng đối với mình khá là lạ mắt, đó là Picture Boost với chức năng làm sáng một vùng nào đó lên hơn mức bình thường. Bạn sẽ có tùy chỉnh để thay đổi kích thước của vùng sáng cũng như di chuyển vùng sáng. Và vùng sáng đó bạn có thể thay đổi độ sáng và độ tương phản. Hiện tại mình chỉ mới nghĩ được chức năng của nó là làm nổi bật một phần nào đó của một bức ảnh để bạn có thể làm việc khác dựa vào bức ảnh (Mình hi vọng là vậy). [img] Và ảnh trên cũng chính là hạn chế của panel TN, đó là góc nhìn kém. Ảnh hai bên cạnh chỉ bị thay đổi về độ sáng trong khi ảnh trên dưới màu sắc bị bóp méo. [img][img][img] Và bây giờ sẽ đến phần công nghệ chính của màn hình đó là FreeSync. Trước tiên bạn cần đảm bảo sử dụng cổng DisplayPort 1.2 để có thể sử dụng công nghệ này nhé. Ở đây mình sử dụng công cụ demo quạt gió để thử tính năng của FreeSync. Khi tắt sẽ có hiện tượng xé hình giống ảnh trên. Và khi bật chắc chắn tình trạng xé hình đó sẽ hết. Tuy nhiên với tần số quét tối đa chỉ 75Hz thì hầu như bằng mắt thường chúng ta sẽ không nhận thấy được mấy khác biệt so với tần số 60Hz như ta thường thấy ở các màn hình thường. Màn hình có có một tính năng khá thú vị là “Break Reminder” sẽ nhắc nhở bạn nếu bạn sử dụng màn hình liên tục hơn... 1 giờ. Có lẽ không ai sử dụng chức năng này... III. Kết luận: Với giá khoảng £125 (khoảng 4 triệu VND) theo amazon, đây là sản phẩm ở mức trung bình khá, tuy nhiên cần có sự cân nhắc nếu bạn muốn sở hữu một màn hình có khả năng khử hiện tượng xé hình. Ưu: - Thiết kế dễ lắp đặt. - Cổng kết nối đa dạng. - Phần mềm thay thế OSD thân thiện hơn. Khuyết: - Tốc độ hồi đáp chưa thực sự tốt. - OSD khá rối rắm
Ngày hôm qua, ASUS đã chính thức trình làng giới công nghệ màn hình chơi game mới của hãng có tên mẫu là MG278Q kích cỡ 27" độ phân giải WQHD dành cho game thủ chuyên nghiệp. Màn hình này có thời gian hồi đáp siêu nhanh 1ms, tần số quét 144Hz và đặc biệt là tích hợp công nghệ AMD FreeSync cho trải nghiệm chơi game mượt mà không bị vấn đề về xé hình cũng như giật hình. MG278Q có thiết kế công thái học ergonomic cho phép người dùng có thể tùy chỉnh nghiêng trước sau, điều chỉnh độ cao và xoay dọc màn hình cũng như hỗ trợ công nghệ Ultra-Low Blue Light giảm cường độ ánh xanh và Flicker Free chống chớp hình để bảo vệ mắt người dùng khi chơi game. ASUS còn tích hợp thêm công nghệ GamePlus và GameVisual lên màn hình để nâng cao trải nghiệm chơi game của người dùng trong các cuộc thi đấu game căng thẳng. [img] Thời điểm bán hàng và giá cả Màn hình chơi game ASUS MG278Q sẽ được bán tại châu Á, châu Âu trong tháng 8 còn khu vực Bắc Mỹ là đầu tháng 9. Hãy liên hệ đại diện ASUS tại địa phương để biết thêm chi tiết. [img] Đặc tả chi tiết của ASUS MG278Q [img] Nguồn: rog.asus.com
Samsung chuẩn bị cho ra mắt dòng sản phẩm màn hình mới tích hợp sạc không dây cho điện thoại thông minh (smartphone) trên chân đế. Cụ thể là dòng màn hình SE370 series với hai mẫu có độ phân giải Full HD 1080p và kích cỡ là 24" và 27". Tính năng sạc không dây trên chân đế màn hình là tính năng mà Samsung là hãng đầu tiên áp dụng cho dòng sản phẩm màn hình của mình. Tinh năng này được dự đoán sẽ thành công khi mà hai dòng sản phẩm màn hình và smartphone của Samsung hiện đang rất phổ biến. Qua đó nó sẽ giúp thúc đẩy doanh số bán hàng của cả hai dòng sản phẩm này tăng lên. [img] Nguồn hình: Samsung Tomorrow. Trong một bài đăng mới đây trên trang Samsung Tomorrow, phó chủ tịch về mảng kinh doanh sản phẩm màn hình của Samsung cho biết: "Công nghệ chỉ dùng để hỗ trợ chứ không phải làm ảnh hưởng đến lối sống của con người. Số lượng khách hàng tin dùng các thiết bị di động để thu thập thông tin và kết nối với nhiều người khác ngày càng tăng, vì thế chúng tôi muốn giúp các khách hàng này luôn kết nối với nhau liên tục thông qua thiết bị di động một cách tiện lợi hơn." "Với việc tích hợp công nghệ sạc không dây, dòng sản phẩm màn hình SE370 của chúng tôi sẽ mang đến trải nghiệm sử dụng thân thiện và tiện lợi hơn cho khách hàng tại nhà và nơi làm việc đặc biệt là người thường xuyên sử dụng thiết bị di động." Theo thông tin được cập nhật tới thời điểm này, dòng màn hình SE370 của Samsung nhiều khả năng sẽ sử dụng tấm nền PLS và hỗ trợ công nghệ bảo vệ mắt người dùng giảm đi tác hại của hiệu ứng ánh xanh (blue light) trên màn hình gây ảnh hưởng xấu tới mắt. Ngoài ra, series màn hình này còn được tích hợp tính năng chống chớp hình có tác dụng bảo vệ mắt người dùng và góc nhìn rộng 178*, thời gian hồi đáp 4ms và hỗ trợ công nghệ FreeSync của AMD. Nguồn: KitGuru
Đây là thứ mà fan cuồng FreeSync rất đang chờ đợi! Như chúng ta đã biết tại Computex 2015, ASUS đã giới thiệu tới giới công nghệ 2 màn hình chơi game hỗ trợ công nghệ FreeSync của AMD đều có kích cỡ 27" độ phân giải WQHD (2560x1440) có tần số quét 144Hz và thời gian hồi đáp siêu nhanh giúp người dùng không còn gặp tình trạng mờ hình hay ghost hình. Mẫu MG278Q có tần số quét 144Hz và thời gian hồi đáp siêu nhanh 1ms trong khi MG279Q là màn hình đầu tiên trang bị tấm nền IPS cùng độ phân giải WQHD, tần số quét 144Hz và thời gian hồi đáp 4ms. [img] MG279Q. [img] MG278Q. MG278Q Mẫu màn hình MG278Q mang trong mình rất nhiều tính năng xuất sắc giúp nó là sự lựa chọn sáng giá so với các đối thủ cùng phân khúc. MG278Q sử dụng tấm nền màn hình TN có thời gian hồi đáp siêu nhanh 1ms với góc nhìn rất tốt (170* theo chiều dọc và 160* theo chiều ngang). Độ chi tiết màn hình cũng như màu sắc sống động cùng độ phân giải 1440p trên MG278Q sẽ làm bạn ngạc nhiên. MG278Q đạt chuẩn an toàn về mắt người ASUS Eye Care Monitor, sử dụng công nghệ ánh xanh cường độ thấp cùng công nghệ chống chớp hình giúp người dùng trải nghiệm màn hình thoải mái mà mắt không bị ảnh hưởng quá nhiều. MG278Q có rất nhiều cổng kết nối bao gồm: 1 hub USB 3.0 với 2 cổng, 1 cổng DP 1.2, HDMI 2.0, HDMI 1.4, DVI, và bạn còn có thể nghe nhạc thông qua jack cắm tai nghe 3.5mm hay loa tích hợp stereo. [img][img][img] MG279Q Ngay từ thời điểm thông báo ra mắt, MG279Q gây khá nhiều ấn tượng với giới công nghệ tại Computex 2015 khi là màn hình đầu tiên sở hữu tấm nền IPS, kích cỡ 27" và hỗ trợ độ phân giải 1440p. MG279Q được thiết kế đặc biệt dành cho các game thủ có thể trải nghiệm chơi game hàng giờ liền mà không ảnh hưởng xấu đến mắt của mình. Công nghệ ánh xanh cường độ siêu thấp (Ultra-Low Blue Light) của ASUS sẽ giúp giảm cường độ ánh xanh xuống đến 70% trên màn hình. Có tổng cộng 4 preset dành cho bộ lọc ánh xanh dành cho người dùng có thể lựa chọn trên menu OSD của màn hình. Một tính năng hữu dụng khác để trải nghiệm chơi game tốt hơn là công nghệ chống chớp hình của ASUS, giúp màn hình không bị chớp hình đột ngột gây ảnh hưởng xấu đến mắt người dùng, chức năng này rất tốt dành cho game thủ có bệnh động kinh. MG279Q có góc nhìn siêu rộng lên đến 178*, độ sáng 350 cd/m2, độ tương phản ASUS Smart Contrast Ratio 100.000.000:1, độ tương phản gốc 1000:1 cho khả năng hiển thị đầy đủ chi tiết màu, trong khi đó thời gian hồi đáp màn hình là 4ms. Về phần cổng kết nối, MG279Q có 1 hub USB với 2 cổng, DP 1.2, Mini DP 1.2, 2 cổng HDMI 1.4/MHL 2.0, 1 jack cắm tai nghe và bộ loa tích hợp stereo. [img][img][img][img][img][img] ASUS GamePlus và GameVisual Cả 2 mẫu màn hình MG278Q và MG279Q đều sở hữu 2 tính năng GamePlus và GameVisual trong đó: GamePlus có 2 chức năng là tạo hồng tâm ảo dành cho game thủ FPS và đồng hồ thời gian thực cho các game thủ RTS. GameVisual là chức năng cải thiện hình ảnh theo từng thể loại game mà người dùng trải nghiệm. Có tổng cộng 6 chế độ là Scenery, Racing, Cinema, RTS/RPG, FPS và sRGB. [img][img] Thiết kế công thái học cùng khả năng quản lý dây thông minh MG278Q có chân đế có thể điều chỉnh được các hướng như xoay, nghiêng trước sau, chỉnh độ cao thấp màn hình. MG279Q có khay treo tường chuẩn VESA cho phép người dùng có thể thiết lập nhanh, rất tiện lợi khi tháo lắp màn hình khỏi chân đế để treo tường và ngược lại. Khả năng quản lý dây được thể hiện qua miếng móc dây màu đỏ ở phía sau chân đế cho phép người dùng có thể luồn dây vào để bàn làm việc của mình được gọn gàng hơn. [img] Nguồn: rog.asus.com
Hôm nay ASUS đã chính thức ra mắt màn hình MG279Q kích cỡ 27-inch độ phân giải 2560x1440 (WQHD) dành cho game thủ chuyên nghiệp. MG279Q sử dụng tấm nền IPS cho góc hiển thị rộng lên đến 178* cũng như tần số quét cực nhanh 144Hz và sở hữu công nghệ AMD FreeSync cho trải nghiệm chơi game siêu mượt và không bị lỗi xé hình hay giật hình. MG279Q được thiết kế theo nguyên lý công thái học (ergonomic) tích hợp công nghệ Ultra-Low-Blue Blight (tiết giảm ánh xanh) và chống chớp để bảo vệ mắt người dùng khi chơi game. Ngoài ra, ASUS còn đưa vào các công nghệ độc quyền khác vào MG279Q như GamePlus và GameVisual hỗ trợ cho game thủ khi chinh chiến trên các đấu trường game. [img] Khả năng hiển thị chi tiết cao và tái tạo màu chính xác ASUS MG279Q sở hữu tấm nền màn hình IPS độ phân giải WQHD (2560x1440) cùng mật độ điểm ảnh 109 ppi có khả năng hiển thị chi tiết cao cao hơn đến 77% so với các màn hình Full HD (1920x1080) truyền thống. Do sở hữu tấm nền IPS nên khả năng hiển thị góc rộng của MG279Q đạt đến 178* với độ bệt màu được giảm xuống mức tối đa. Ngoài ra, MG279Q sở hữu gamut màu sRGB 100% cho khả năng tái tạo màu sắc hiển thị với độ chính xác cao. Khả năng hiển thị nhanh và siêu nét khi chơi game MG279Q có tần số quét hình tối đa 144Hz và thời gian hồi đáp 4ms cho khả năng hiển thị hình ảnh nhanh và siêu nét khi chơi game. Ngoài ra, màn hình này còn hỗ trợ công nghệ AMD FreeSync cho phép game thủ trải nghiệm chơi game một cách mượt mà không bị làm phiền bởi hiện tượng xé hình hay giật hình. [img] Thiết kế đặc biệt dành cho game thủ MG279Q có bề dày rất mỏng và viền màn hình siêu mỏng giúp các game thủ có thể trải nghiệm tốt khi chơi game đa màn hình. [img] MG279Q được thiết kế theo nguyên lý công thái học (ergonomic design) cho phép game thủ có thể tùy chỉnh độ cao, độ nghiêng cũng như xoay màn hình giúp họ có thể trải nghiệm chơi game tốt hơn. Ngoài ra, game thủ có thể treo màn hình lên tường hoặc dàn treo thông qua lỗ treo tường chuẩn VESA phía sau màn hình. [img] MG279Q còn tích hợp 2 công nghệ độc quyền của ASUS là Ultra-Low Blue Light (tiết giảm ánh xanh) và chống chớp hình giúp bảo vệ mắt game thủ khi chơi game. Để hỗ trợ game thủ, ASUS còn đưa vào 2 tính năng GamePlus (tạo hồng tâm ảo và hiển thị giờ trên màn hình) và GameVisual (các preset thiết lập màn hình phù hợp cho từng thể loại game) giúp game thủ trải nghiệm chơi game tốt hơn. [img] Hỗ trợ nhiều chuẩn kết nối và khả năng quản lý dây cáp thông minh MG279Q có các cổng kết nối sau: DisplayPort 1.2, HDMI/MHL và 2 cổng USB 3.0. Phía sau màn hình có khay đi dây giúp game thủ điều hướng dây cáp dễ dàng cho từng không gian chơi game khác nhau. [img] Thời điểm bán hàng và giá cả ASUS MG279Q sẽ bắt đầu bán vào đầu tháng 5/2015 tại châu Âu và châu Á, cuối tháng 5/2015 tại Bắc Mỹ. Hãy liên hệ đại diện ASUS tại địa phương để biết thêm chi tiết. Đặc tả chi tiết của ASUS MG279Q [img]
Theo nguồn tin từ TechReport cho biết, mẫu màn hình 144Hz ASUS MG279Q có thể không chạy được tần số quét 144Hz ở chế độ FreeSync. Cũng theo như trang tin này cho biết, họ đã dẫn nguồn từ một bài viết trên diễn đàn SweClockers cho biết màn hình này chỉ có thể chạy chế độ FreeSync với tần số quét trong khoảng 35-90Hz. Bài viết trên diễn đàn này có thể là nguồn tin chưa xác thực, nhưng thông tin chính thức từ ASUS cũng xác nhận điểm hạn chế này. Khoảng tần số 35-90Hz được nhắc đến rất nhiều trên trang hỏi đáp của hãng điện tử Đài Loan, với mẫu MG279Q được lấy làm ví dụ cho công nghệ FreeSync. Trang này chỉ cho biết chế độ FreeSync chỉ có thể tương thích với tần số quét từ 35-90Hz. [img] Dù con số 90Hz là tần số quét hỗ trợ tối đa khi chạy chế độ FreeSync cũng là khá cao nhưng nhìn chung điều này vẫn khiến nhiều người dùng thất vọng khi MG279Q có tần số quét lên đến 144Hz. Hiện ASUS vẫn chưa có bình luận gì về thông tin này. Nguồn: TechReport
ASUS mới đây đã có động thái hỗ trợ cho công nghệ AMD FreeSync khi bí mật tích hợp công nghệ này lên màn hình MG279Q ra mắt đầu năm nay. Chiếc màn hình mới này hứa hẹn sẽ là đối tác không thể thiếu của các game thủ đặc biệt là các tín đồ game hành động góc nhìn thứ nhất FPS nếu xuất hiện trên thị trường màn hình. ASUS MG279Q sử dụng tấm nền màn hình IPS độ phân giải 2560x1440 có tần số quét 120/144Hz. Góc nhìn của màn hình có thể hiển thị ở góc 178* và màu sắc thể hiện chính xác hơn nhờ tấm nền IPS. MG279Q có các kết nối xuất hình gồm Display Port, Mini Display Port, 2 cổng HDMI và một cổng MHL 2.0. Màn hình này có tích hợp một hub USB 3.0. AMD hôm thứ tư vừa qua đã có bài đăng trên trang Twitter của mình về công nghệ FreeSync hỗ trợ cho màn hình ASUS MG279Q tại đây. [img] Công nghệ FreeSync của AMD có khả năng linh động đồng bộ tần số màn hình với số khung hình xuất ra từ card đồ họa AMD Radeon để hạn chế độ trễ và giảm hoặc triệt tiêu toàn bộ lỗi hình ảnh hiển thị khi chơi game hay xem phim HD. Công nghệ FreeSync của AMD rất dễ dàng để tích hợp lên màn hình vì nó dựa trên công nghệ tự đồng bộ tần số màn hình chuẩn (PSR - Panel Self-refresh) và không cần phải thêm thắt bất kì một module nào vào màn hình như G-Sync của NVIDIA. Cho dù hiện tại đã có khá nhiều màn hình chơi game hỗ trợ tần số quét 120Hz hay 144Hz, chúng vẫn không có được góc nhìn rộng do sử dụng tấm nền không có công nghệ IPS. Thực tế cho thấy, sự kết hợp giữa độ phân giải cao, tần số quét siêu nhanh và tấm nền IPS sẽ giúp ASUS MG279Q là cái tên đi đầu trong lĩnh vực màn hình chơi game tần số quét nhanh hỗ trợ tấm nền IPS. Cộng thêm công nghệ FreeSync từ AMD, MG279Q gần như sẽ trở thành một màn hình chơi game hoàn hảo dành cho các game thủ. [img] Đã từng xuất hiện trước đó tại CES 2015, ASUS MG279Q vẫn chưa có mặt trên thị trường màn hình. Hơn nữa vẫn chưa rõ ASUS đã có dự định trình làng màn hình này và giá thành như thế nào. Về lý thuyết, ASUS MG279Q sẽ được định vị vào phân khúc màn hình phổ thông khi màn hình không thuộc nhánh sản phẩm ROG của hãng điện tử Đài Loan. Tuy nhiên, dù chỉ ở phân khúc phổ thông, ASUS MG279Q sở hữu tấm nền tốt hơn so với một đại diện nhánh sản phẩm cao cấp ROG là PG278Q (hỗ trợ công nghệ G-Sync của NVIDIA) vốn đã được bán ra thị trường với giá £599.99 đã kèm thuế VAT tại Anh quốc và $779.99 tại Mỹ. Nguồn: KitGuru
Không đòi hỏi bạn nâng cấp thêm thành phần nào nữa cả và tất nhiên cũng không tốn kém thêm chi phí, đơn giản là các game sẽ hoạt động mượt mà hơn, đó sẽ là những gì mà AMD FreeSync mang lại trong bộ ứng dụng Catalyst mới nhất. Điều đầu tiên bạn cần làm ngay bây giờ là kiểm tra xem nó sẽ hoạt động như thế nào dưới đây và tra cứu thêm thông tin tại website của AMD. [MEDIA] Khi màn hình hiển thị lên tiếng nói Thực tế là công nghệ AMD FreeSync cần sự kết hợp với một số màn hình và tính tương thích là cần thiết, tương tự như khả năng hiển thị hình ảnh 3D trước đây, ở thời điểm hiện tại thì đã có một số sản phẩm nổi bật từ các thương hiệu hàng đầu tương thích với công nghệ này. Đầu tiên là BenQ hoặc Acer với các phiên bản có độ phân giải 1440p và tần số quét từ 40 đến 144Hz, kế đến bạn có thể cân nhắc các sản phẩm có kích thước từ 29” đến 34” từ LG thuộc phân khúc Ultra wide (siêu rộng, tỷ lệ 21:9), hiện tại có khoảng 20 model màn hình tương thích hoặc được chứng nhận hỗ trợ AMD FreeSync và trong năm 2015 sẽ còn rất nhiều các sản phẩm khác nữa, đây là thực tế của xu hướng công nghệ về hiển thị hình ảnh ấn tượng trong năm nay. Hiện tại, đối với phim HD sẽ có sự khác biệt khá cơ bản về hiển thị và bạn cần sự thay đổi một chút về các hiển thị mới, ở đây chủ yếu là cảm giác khi xem phim sẽ có sự khác biệt cực lớn về độ sắc nét, độ tương phản, sự mượt mà hay trải nghiệm không viền đen đối với các màn hình chuẩn siêu rộng hỗ trợ công nghệ FreeSync. Công nghệ này chủ yếu cải thiện về sự mượt mà khi chơi game nhưng tất nhiên là nó cũng giúp ích rất nhiều cho việc giải trí với phim ảnh, bởi đối với phim ảnh chất lượng cao hơn full HD 1080p thì vai trò xử lý của GPU ngày càng quan trọng hơn. [ATTACH] Danh sách một số màn hình hỗ trợ AMD FreeSync Định nghĩa cơ bản về từ “free” Công nghệ AMD FreeSync không làm các nhà sản xuất màn hình tốn thêm bất cứ chi phí nào cả, họ đơn giản là vẫn sản xuất các sản phẩm theo lộ trình riêng của từng công ty và AMD chỉ kết hợp với các đơn vị này về mặt ứng dụng nhằm tìm tiếng nói chung thông qua giao tiếp DisplayPort và các tính năng của nó, khai thác tối đa sức mạnh của cả hai. Một tính năng đặc trưng của DisplayPort là Adaptive-Sync, nó không tốn kém chi phí nào cả cho bất cứ ai và công nghệ AMD FreeSync xây dựng trên nền tảng chuẩn mực của cả nền công nghiệp, mang đến cho người dùng và game thủ những giá trị cộng thêm mà không làm bất kỳ ai phải tốn kém cả, bao gồm cả nhà sản xuất lẫn người dùng. Không bản quyền, không hợp đồng, không đòi hỏi phần cứng đặc biệt, không đòi hỏi sự bổ sung linh kiện và tất cả mọi cái “không” ở trên chính là định nghĩa hoàn chỉnh nhất cho từ “free”. Những giá trị cộng thêm về hiệu năng Công nghệ AMD FreeSync không làm giảm hiệu năng của hệ thống, đó là sự thật rất hiển nhiên và nó còn giúp người dùng đạt được những nhu cầu về hình ảnh với chi phí hấp dẫn hơn so với đối thủ. [ATTACH] Hoàn hảo cho các game dạng FPS Chúng tôi từ lâu đã nghe rất rõ ràng rằng: bạn không thích tính năng Vsync bởi vì nó giới hạn số khung hình mỗi giây, điều này dẫn đến vấn đề tương tác giữa game thủ và trò chơi có sự lệch pha nhất định do bị cưỡng bức khung hình lại ở một mức khá thấp trong khi khả năng điều khiển trò chơi của các vận động viên thì cao hơn nhiều. Nhưng bạn có thể yên tâm rằng FreeSync hoàn toàn không giống Vsync bởi nó mang đến một sự linh hoạt cao nhất có thể tùy vào trò chơi và chính bản thân các thiết lập của chính bạn. Vì thế, nếu bạn đang sở hữu một màn hình từ BenQ hay Acer hỗ trợ con số 144Hz thì bạn có thể trải nghiệm game Counter-Strike: Global Offensive ở khung hình 240 FPS nếu hệ thống bạn cho phép, mọi thứ sẽ mượt mà chưa từng có trong khi các chi tiết trong game không hề bị làm giảm hoặc biến mất. Với biểu đồ bên dưới bạn có thể thấy cả hai trường hợp đều có AMD FreeSync với Vsync ON hoặc OFF, dù trong bất kỳ tình huống nào thì hệ thống cũng chơi game mượt hơn nhưng nếu tắt Vsync đi thì chuyển động trong game và các thao tác mà người chơi nhập vào sẽ đều hơn và không có tình trạng bị lệch. [ATTACH] Thay lời kết Công nghệ AMD FreeSync là miễn phí đối với mọi người và nó không làm tăng giá phần cứng hiện tại lên chút nào cả, nó chỉ đơn giản là giúp bạn có những trải nghiệm trong game tốt hơn, mượt mà hơn và nó sẽ là lựa chọn hàng đầu trong ngành công nghiệp game hiện tại. Và chính vì vậy, có lý do nào để bạn không chọn lựa FreeSync và sản phẩm màn hình nào bạn sẽ mua để trải nghiệm công nghệ này? Ghi chú Trong các thử nghiệm của AMD vào ngày 30-01-2015 thì khi kích hoạt công nghệ FreeSync với VGA AMD Radeon R9 290X và G-sync của NVIDIA đối với VGA GeForce GTX 780 thì hiệu năng có sự chênh lệch từ 0.274% đến -1.447% về FPS, các game được thử nghiệm là Alien: Isolation (SMAA T1x), BioShock Infinite, Tomb Radier, Sniper Elite III (2.25x SSAA), Thief (normal quality). Toàn bộ đều vận hành với độ phân giải 2560x1440 pixel, kèm theo các tùy chọn 8xAA và 16xAF. Cấu hình thử nghiệm: CPU Intel Core i7-4770K, mainboard MSI Z87, 16GB RAM, Windows 8.1 64bit, AMD Catalyst 15.3 beta, NVIDIA 347.52 WHQL, G-sync LCD - ASUS ROG Swift PG278Q và AMD FreeSync LCD - BenQ XL2730Z.
Theo trang công nghệ GURU3D cho biết, họ đã có nhiều nguồn tin cho thấy màn hình chơi game mới nhất của ASUS là MG279Q sẽ hỗ trợ công nghệ đồng bộ hình ảnh linh động với tỷ lệ làm tươi tùy biến (VRR) thông qua cổng xuất hình Display Port 1.2a+ (chỉ có chuẩn kết nối này hỗ trợ hoàn toàn cho VRR) và không gây ảnh hưởng đến các công nghệ làm tươi hình ảnh sẵn có. Cũng theo trang tin này, AMD sẽ không thiết lập giới hạn danh sách đen/ trắng về chính sách hỗ trợ đối với các màn hình FreeSync, theo đó màn hình nào có chuẩn kết nối DP 1.2a+ thì chúng sẽ hoạt động ở các tần số làm tươi linh động được định nghĩa theo cấu trúc dữ liệu EDID của màn hình. Đại diện ASUS cho biết, màn hình MG279Q sẽ có tần số làm tươi tối thiểu là khoảng 40Hz và tối đa là 120Hz, độ phân giải WQHD 2560x1440, kích cỡ 27 inch và sử dụng tấm nền IPS. Cấu hình đặc tả của màn hình này cho thấy nó có thời gian đáp ứng nhanh với chỉ 5ms, độ tương phản 1000:1, độ sáng tối đa 350 cd/m2 và góc nhìn lên đến 178*. MG279Q có thiết kế viền mỏng và có thể được điều chỉnh mọi góc độ màn hình tính từ chân đế. Các cổng kết nối hỗ trợ bao gồm Display Port, Mini Display Port, 2 x HDMI và 1 x MHL, 1 hub USB 3.0 với 2 cổng kết nối. [img] Đại diện ASUS vẫn chưa thông báo giá chính thức cho sản phẩm này và MG279Q sẽ được bán ra vào cuối Q1 với giá dự kiến là $599. Đặc tả cơ bản của ASUS MG279Q: Kích cỡ màn hình: 27 inches Độ phân giải: 2560 x 1440 Tần số làm tươi: lên đến 120Hz Thời gian đáp ứng: 5ms Độ tương phản: 1000:1 Độ sáng tối đa: 350 cd/m² Nguồn: GURU3D
[amtech.vn]Màn hình FreeSync đầu tiên của AMD đã ra mắt với mức giá rẻ hơn nhiều so với màn hình G-Sync tương ứng, đồng thời việc sản xuất cũng ít tốn kém hơn so với đối tác NVIDIA. [IMG] Tại Anh, màn hình 28” ProLite B2888UHSU-B1 4K của hãng Liyama có mức giá 389.99 bảng (khoảng 610$). Màn hình 4K G-Sync của hãng Acer với tính năng tương tự có mức giá 499.99 bảng (khoảng 770$), bảo hành 2 năm so với chế độ bảo hành 3 năm của hãng Liyama. Dự kiến, màn hình FreeSync sẽ ra mắt rộng rãi vào đầu năm tới. [IMG] Theo NextPowerUp
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).