ivy bridge-e

These are all contents from amtech.vn - Giải đáp thắc mắc về công nghệ tagged ivy bridge-e.

  1. tiennham
    Khi mà cộng đồng công nghệ (đặc biệt là Game thủ và Overclocker) vẫn còn đang "nóng" cùng trào lưu Haswell thì sự xuất hiện của thế hệ VXL HEDT (Hi End Desktop) mới: Ivy Bridge-E lại làm mát lòng giới người dùng chuyên nghiệp, sau thời gian khá dài sử dụng LGA 2011. I. Giới thiệu về loạt sản phẩm trong bài viết này: I.1. Intel Ivy Bridge-E, vi xử lý HEDT mới nhất của Intel [IMG] Hãy điểm sơ qua 1 số đặc tả kỹ thuật của dòng VXL mới [ATTACH] Sử dụng vi kiến trúc Ivy Bridge (1.86B bóng bán dẫn) với 6 nhân chia sẻ chung 15MB Cache L3 (4960K và tương ứng giảm còn 12MB và 10MB với 4930K và 4820K) một cách hiệu quả nhất. VXL Ivy Bridge - E nào cho bạn? [ATTACH] Bảng so sánh giá của 3 dòng Ivy Bridge - E cùng VXL Haswell cao cấp nhất i7-4770K cho thấy cơ cấu giá của Intel không có nhiều thay đổi sơ với thế hệ trước (SB-E). Điểm đáng lưu ý là VXL i7 4820K có giá khá mềm khi so sánh với 4770K nhưng vẫn cao hơn người tiền nhiệm 3820, có lẽ vì đây là dòng không khóa HSN (K series). Ngoài ra cũng có thể thấy rằng IB-E chính thức hỗ trợ DDR3 1866MHz quad-channels so sánh với mức 1600MHz của SB-E hứa hẹn cải thiện băng thông bộ nhớ (vốn đã khá "dư" ngay từ thời SB-E?). TDP cũng tương ứng với xung nhịp cao khi chạm ngưỡng 130W, có lẽ chúng ta phải tiếp tục chờ đợi thêm 1 thời gian nữa để có thể sử dụng 1 VXL HEDT dưới 100W. Khác với SB-E vốn là phiên bản cắt giảm từ 8 nhân, IB-E thật sự là một thiết kế 6 nhân hoàn toàn mới và nhờ quy trình đóng gói 22nm kích thước bề mặt nhân silicon giảm nhiều so với thế hệ trước (giảm chỉ còn 257mm^2 so với SNB-E là 435mm^2.) [ATTACH] Không theo trào lưu tích hợp card đồ họa như các thế hệ VXL dành cho game thủ, các dòng VXL HEDT không đi kèm card đồ họa bạn phải chọn một GPU phù hợp cho nhu cầu làm việc của mình. Bài toán nâng cấp. Thông thường Intel có một thỏa thuận ngầm với người dùng (đặc biệt là nhóm người dùng sở hữu các bộ VXL dòng HEDT), cam kết không thay đổi socket ít nhất 2 dòng VXL (hiện nay LGA 2011 đã qua 2 thế hệ là SB-E và IB-E). Theo lộ trình SP từ Intel sau Haswell, thế hệ VXL để bàn kế tiếp sẽ là mã Broadwell và tương ứng là Haswell-E (VXL dành cho PC đầu tiên của Intel lên đến 8 cores xử lý và 16 luồng dữ liệu) với socket mới LGA 2011-3, hỗ trợ DDR4 quad-channels lên đến 2133MHz. Nắm rõ lộ trình sản phẩm sẽ giúp bạn chủ động trong việc tận dụng quỹ phần cứng có sẵn cũng như có kế hoạch mua phần cứng hợp lý nhất cho nhu cầu công việc [IMG] Mong đợi gì ở IB-E?!? Hiệu năng trên cùng một mức xung nhịp tốt hơn. Quy trình đóng gói mới 22nm hứa hẹn công suất tiêu thụ thấp và hoạt động mát mẻ hơn khi ép xung. Bộ điều khiển DDR3 mạnh hơn, cho khả năng ép xung bộ nhớ cao hơn thế hệ cũ. Chính thức hỗ trợ PCI-E 3.0, giảm nghẽn băng thông đồ họa trong các ứng dụng chuyên dụng sử dụng sức mạnh của GPU, đặc biệt là các GPU cao cấp. Ngoài ra với 40 luồng dữ liệu PCI-E 3.0 còn giúp người dùng dễ dàng nâng cấp lên giải pháp đa GPU với hiệu năng cao nhất. (Haswell chỉ có 16 luồng) [ATTACH] Thông tin hiệu năng so sánh giữa IB-E và SB-E do Intel công bố Ép xung, "một phần tất yếu của cuộc chơi" [IMG] Chúng tôi, những Overclockers quan tâm điều này! I.2. ASUS X79 DELUXE: Tất cả bo mạch chủ ASUS X79 cũ đều đã chính thức hỗ trợ Ivy Bridge-E thông qua việc update BIOS mới nhất, tuy nhiên ASUS vẫn chăm chút riêng cho một phiên bản BMC Chipset X79 hoàn toàn mới phiên bản 2013: ASUS X79-DELUXE, sử dụng tông màu vàng "hoàng đạo" sang trọng và bắt mắt. I.2.1. Thông tin sơ bộ và tổng quan về thiết kế của ASUS X79 DELUXE [IMG] ASUS X79-DELUXE đi đầu trong việc làm mới BMC Chipset X79 [ATTACH][IMG] Hỗ trợ chính thức VXL Ivy Bridge-E ngay từ khi xuất xưởng, cấp nguồn bởi 1 cổng 24-pin ATX và 1 cổng 8-pin EPS. ASUS X79-DELUXE được trang bị hệ thống cấp nguồn 10 Phase, 8 khe bộ nhớ DDR3 (2800MHz OC), 4 khe PCI-E 3.0 và một số khe PCI-E 2.0 x1 dành cho thiết bị ngoại vi. [IMG][IMG][IMG] ASUS X79-DELUXE đồng thời hỗ trợ công nghệ WiFi GO! thế hệ mới nhất của ASUS (Wifi a/b/g/n/ac và Bluetooth 4.0) cũng như công nghệ DUAL Intelligent Processors 4 (tối ưu hóa giữa việc ép xung và tiết kiệm năng lượng một cách hoàn toàn tự động chỉ với 1 click chuột). [IMG] BMC hỗ trợ 8 cổng SATA 6Gb/s (trong đó 2 cổng thuộc chip cầu nam X79 PCH), thêm 4 cổng SATA 3Gb/s và 2 cổng eSATA 6GB/s, như vậy ASUS X79-DELUXE cung cấp cho người dùng đến 14 cổng SATA tốc độ cao (một trong số các cổng này hỗ trợ công nghệ độc quyền ASUS SSD Caching thế hệ thứ 2 giúp tăng tốc tối đa cho giải pháp Hybrid HDD (ổ cứng lai SSD) nhờ việc hỗ trợ RAID SSD cho quá trình cache dữ liệu) [IMG][IMG] SP còn thể hiện đẳng cấp BMC cao cấp với thiết kế card mạng GIGABIT đôi và công nghệ USB 3.0 Boost (hợp chuẩn UASP dành cho máy trạm) [IMG][IMG][IMG] I.2.2. Một số công nghệ đáng lưu ý của ASUS X79-DELUXE I.2.2.1. Dual Intelligent Processors 4 - Bộ đôi chip Vi Xử Lý ASUS thế hệ 4. [IMG] Dual Intelligent Processors 4 giúp quản lý 4 thành phần của máy gồm TPU, EPU, DIGI+ Power, Fan Xpert 2 một cách hòa hợp cho từng mục đích sử dụng. Phần mềm hổ trợ Ai Suite III tính toán những thay đổi trong việc sử dụng máy để đưa ra các cấu hình hoạt động tối ưu nhất cho máy với các yếu tố: Hiệu suất: Sử dụng tối ưu CPU với TPU Hiệu quả: Tiết kiệm điện tiêu thụ với EPU Kiểm soát điện nguồn KTS: Điều chỉnh điện đầu vào cho CPU trong thời gian thực với DIGI+ Power Control. Tùy chỉnh quạt: Quản lý việc tản nhiệt để tăng hiệu quả làm mát và giảm tiếng ồn nhất. [IMG] I.2.2.2. ASUS SSD Caching II Với công nghệ SSD Caching trước đây, đã có thể sử dụng một ổ SSD để chứa cache thay vì HDD truyền thống. Với tốc độ truy cập của SSD cao hơn hẵn so với HHD, công nghệ này rút giảm ngắn thời gian truy cập cache, từ đó tăng tốc độ hoạt động chung của hệ thống. Với ASUS SSD caching II, ASUS thêm vào 4 cổng SATA 6GB/s onboard để kết nối nhiều ổ SSD cùng lúc và tùy chọn số lượng ổ đĩa chứa cache theo nhu cầu. Ví dụ bạn có thể chọn kết hợp 3 ổ SSD với 1 ổ HDD hoặc 2 ổ SSD với 2 ổ HDD. Kèm với SSD Caching II là phần mềm hổ trợ dễ sử dụng, chỉ cần click và bạn đã có thể tận hưởng trải nghiệm mới mà không cần phải reboot lại máy. [IMG] I.2.2.3. 5X Protection Mainboard ASUS được bảo vệ với công nghệ 5X Protection. Công nghệ sử dụng DIGI+ VRM digital power giúp quản lý điện CPU một cách chính xác nhất. ESD Guard bảo vệ các thiết bị khỏi việc bị chập điện trong quá trình sử dụng. Overcurrent Protection ngăn chặn quá dòng, bảo vệ không chỉ CPU mà còn có cả RAM khỏi tình trạng đoãn mạch. Tụ điện rắn với tuổi thọ 5000 giờ, gấp 2.5 lần so với tụ truyền thống. Các cổng kết nối được bảo vệ bởi lớp thép không gỉ, tuổi thọ gấp 3 lần những cổng không được trang bị. [IMG] I.3. Kingston HyperX Genesis KHX24C11X3K4/16X - phiên bản đặc biệt kỷ niệm 10 năm HyperX [media] Với thiết kế nhỏ, gọn nhưng hiệu quả tản nhiệt của Kingston HyperX Genesis KHX24C11X3K4/16X là khá tốt, với tông màu xám sang trọng và logo HyperX 10 năm khá cổ điển khiến sản phẩm trở nên đẳng cấp hơn. Tuy có dung lượng nhớ khá cao, lên đến 16GB nhưng thông số kỹ thuật của Kingston HyperX Genesis KHX24C11X3K4/16X cũng khá ấn tượng với việc hỗ trợ 2 XMP hi-speed mà tốc độ cao nhất lên đến 2400MHz 11-13-13-32-2T (có thể ép 1T), kit nhớ kênh bốn này hoạt động ổn định với hệ thống ASUS X79-DELUXE BIOS 0401 và CPU Intel Core i7 4930K. Kết quả ép xung khá ấn tượng khi kit nhớ 16GB có thể vượt ngưỡng 2666MHz @ timing 12-14-14-32-2T với mức điện thế 1.7Volt. (tham khảo thêm phần ép xung bên dưới) [ATTACH][ATTACH][ATTACH][ATTACH][ATTACH][ATTACH][ATTACH] Cấu hình hệ thống: http://cdn.amtech.vn/attachments/40276/ [IMG] Chân thành cảm ơn ASUS, Corsair, Intel, Kingston và Viva đã hỗ trợ chúng tôi hoàn thành bài đánh giá này. II. Các kết quả Benchmark: II.1. Cấu hình của hệ thống khi Benchmark: Sau đây là kết quả tôi đã test ở mức xung nhịp 3.9GHz trên i7 4930K và so sánh với 2 hệ thống khác: i7 4770K, i7 3930K (cùng thiết lập mức xung 3.9GHz). Tất cả các Benchmark được thực hiện với GPU ASUS Geforce GTX 670 DirectCU Mini. [IMG] II.2. Các kết quả Benchmark: II.2.1. AIDA 64: [IMG] Dựa vào 2 biểu đồ kết quả bên dưới cho thấy hiệu năng của i7 4930K sự chênh lệch đôi chút so với 2 hệ thống còn lại.Ví dụ: Ở Memory Read thì i7 4930K thấp hơn i7 4770K(khoảng 4%) và thấp hơn khá nhiều so với i7 3930K(khoảng 74%); Với CPU AES thì i7 4930K cao hơn i7 4770K(khoảng 24%) và thấp hơn i7 3930K(khoảng 1%); CPU Quên của i7 4930K cao hơn i7 4770K (khoảng 27%) và i7 3930K (khoảng 1%)... [media][media] II.2.2. 3D Mark 11: [IMG] Ở chương trình này, ta thấy điểm số có sự thay đổi cụ thể như sau: Physic Score của i7 4930K cao hơn i7 4770K(khoảng 23%) và i7 3930K(khoảng 10%); 3D Mark 11 Score của i7 4930K cao hơn i7 4770K(khoảng 1%) và i7 3930K(khoảng 1%);... [media] II.2.3. 3D Mark 2013: [IMG] Qua biểu đồ kết quả bên dưới ta thấy điểm số của i7 4930K thấp hơn i7 4770K và i7 3930K. Ví dụ: Ice Storm của i7 4930K thấp hơn i7 4770K(khoảng 4%) và i7 3930K(khoảng 1%);... [media] II.2.4. 3D Mark Vantage: [IMG] Dựa vào biểu đồ kết quả điểm số bên dưới, ta thấy điểm số của i7 4930K tăng khá cao so với i7 4770K và i7 3930K. Cụ thể: cpu Score của i7 4930K tăng khoảng 30% so với i7 4770K và khoảng 5% so với i7 3930K; 3D Mark Score của i7 4930K ccũng tăng khoảng 5% so với i7 4770K và khoảng 1% so với i7 3930K;... [media] II.2.5. Cinebench 10 và Resident Evil 6: [IMG] Kết quả ghi nhận được từ biểu đồ bên dưới cho thấy điểm số của i7 4930K có sự thay đổi so với i7 4770K va i7 3930K cụ thể như sau: Cinebench 10: Điểm số của i7 4930K cao hơn i7 4770K khoảng 17% và i7 3930K khoảng 5%. Resident Evil 6: Điểm số của i7 4930K thấp hơn i7 4770K khoảng 3% và i7 3930K khoảng gần 1%. [media] II.2.6. Cinebench 11.5, Metro Last Light, Crysis 2: [IMG] Còn đối với chương trình và game sau đây: Cinebench 11.5, Metro Last Light, Crysis 2 ta thấy kết quả không chênh lệch nhiều giữa i7 4930K với i7 4770K và i7 3930K. Cụ thể: Cinebench 11.5: Điểm số của i7 4930K tăng khoảng 27% so với i7 4770K và khoảng 4% so với i7 3930K. Metro Last Light: Điểm số của i7 4930K tăng khoảng 3% so với i7 4770K và thấp hơn i7 3930K.khoảng 1%. Crysis 2: Điểm số của i7 4930K bằng với i7 3930K và thấp hơn khoảng 1% so với i7 4770K. [media] II.2.7. WPrime và Hexus Pifast: [IMG] Thông qua kết quả của 2 chương trình, ta thấy thời gian xử lý công việc của i7 4930K nhanh hơn so với i7 4770K và i7 3930K. Cụ thể: WPrime: Thời gian của i7 4930K nhanh hơn khoảng 50% so với i7 4770K và khoảng 2% so với i7 3930K. Hexus Pifast: Thời gian của i7 4930K nhanh hơn khoảng 8% so với i7 4770K và khoảng 3% so với i7 3930K. [media] II.2.8. x264Benchmark và Winrar: [IMG] Đối với 2 chương trình này, ta thấy điểm số của i7 4930K có sự thay đổi ở từng chương trình so với i7 4770K và i7 3930K. Cụ thể như sau: X264 Benchmark Pass 1: Điểm số của i7 4930K tăng khỏang 6% so với i7 4770K và khoảng 4% so với i7 3930K. X264 Benchmark Pass 2: Điểm số của i7 4930K tăng khỏang 28% so với i7 4770K và khoảng 4% so với i7 3930K. Winrar: Điểm số của i7 4930K tăng khỏang 4% so với i7 4770K và thấp hơn i7 3930K khỏang 6%. [media] II.2.9. RMAA (RightMark Audio Analyzer): [IMG] Kết quả từ phần mềm RightMark Audio Analyzer cho thấy chất lượng âm thanh của BMC này khá ấn tượng, mặc dù ASUS không quảng bá nhiều về giải pháp âm thanh cho sản phẩm này. [IMG] II.2.10. WIFI: Do sản phẩm có chuẩn Wifi và hổ trợ 2 băng tần: 2.4GHz và 5GHz nên mình đã test trong thời gian ngắn(khoảng 5 phút) trên cả 2 băng tần và thu được kết quả cũng khá tốt thông qua kết quả bên dưới. [IMG] Kết quả test được sau thời gian 5 phút ở băng tần 2.4GHz. [IMG] Kết quả test được sau thời gian 5 phút ở băng tần 5GHz. II.2.11. Network: ASUS X79-DELUXE trang bị 2 card mạng Gigabit. Kết quả test cho thấy tốc độ card Intel Gigabit nhanh hơn card Realtek khoảng 4 đến 5MB/s. [IMG] Kết quả test được của card Intel® 82579V. [IMG] Kết quả test được của card Realtek® 8111GR.
    Chủ đề bởi: tiennham, 25/9/13, 25 lần trả lời, trong diễn đàn: Reviews Zone
  2. Quang Còi
    Tất cả bo mạch chủ ASUS cũ đều đã chính thức hỗ trợ Ivy Bridge-E thông qua việc update BIOS mới nhất, tuy nhiên ASUS vẫn chăm chút riêng cho một phiên bản BMC Chipset X79 hoàn toàn mới phiên bản 2013: ASUS X79-DELUXE, sử dụng tông màu vàng "hoàng đạo" sang trọng và bắt mắt. Hỗ trợ chính thức VXL Ivy Bridge-E ngay từ khi xuất xưởng, cấp nguồn bởi 1 cổng 24-pin ATX và 1 cổng 8-pin EPS. ASUS X79-DELUXE được trang bị hệ thống cấp nguồn 10 Phase, 8 khe bộ nhớ DDR3 (2800MHz OC), 4 khe PCI-E 3.0 và một số khe PCI-E 2.0 x1 dành cho thiết bị ngoại vi. BMC hỗ trợ 8 cổng SATA 6Gb/s (trong đó 2 cổng thuộc chip cầu nam X79 PCH), thêm 4 cổng SATA 3Gb/s và 2 cổng eSATA 6GB/s, như vậy ASUS X79-DELUXE cung cấp cho người dùng đến 14 cổng SATA tốc độ cao (một trong số các cổng này hỗ trợ công nghệ độc quyền ASUS SSD Caching thế hệ thứ 2 giúp tăng tốc tối đa cho giải pháp Hybrid HDD (ổ cứng lai SSD) nhờ việc hỗ trợ RAID SSD cho quá trình cache dữ liệu) ASUS X79-DELUXE đồng thời hỗ trợ công nghệ WiFi GO! thế hệ mới nhất của ASUS (Wifi a/b/g/n/ac và Bluetooth 4.0) cũng như công nghệ DUAL Intelligent Processors 4 (tối ưu hóa giữa việc ép xung và tiết kiệm năng lượng một cách hoàn toàn tự động chỉ với 1 click chuột). SP còn thể hiện đẳng cấp BMC cao cấp với thiết kế card mạng GIGABIT đôi và công nghệ USB 3.0 Boost (hợp chuẩn UASP dành cho máy trạm). Giá tham khảo $349.99 Hình ảnh đập hộp main ASUS X79 Deluxe [ATTACH][ATTACH][ATTACH][ATTACH][ATTACH][ATTACH][ATTACH][ATTACH][ATTACH][ATTACH][ATTACH]
    Chủ đề bởi: Quang Còi, 7/9/13, 7 lần trả lời, trong diễn đàn: CPUs/RAMs/Motherboards
  3. qt_AM
  4. kenblat
  5. umbrella_corp

Chia sẻ trang này