mhd

These are all contents from amtech.vn - Giải đáp thắc mắc về công nghệ tagged mhd. Page 2.

  1. treghe
  2. cohay
    Bản đẹp - không dính hardsub Ả rập! [IMG] GIỚI THIỆU Mới đây, hãng 20th Century Fox đã hé lộ nội dung câu chuyện và những cảnh hành động kịch tính của bom tấn TAKEN 3 – TAKEN 3: DỨT ĐIỂM qua trailer dài hơn 2 phút. Đây cũng là phần cuối cùng của series phim Pháp – Mỹ từng làm khuynh đảo phòng vé năm 2008 và 2012. Trailer mở đầu với khung cảnh ấm êm của gia đình cựu đặc vụ Bryan Mills (Liam Neeson thủ vai). Những tưởng anh đã hòa giải được với người vợ cũ và bắt đầu những tháng ngày hạnh phúc, nhưng niềm vui chưa kịp tận hưởng của anh đã bị vụt tắt khi cô bị ám sát một cách dã man ngay tại nhà. Tồi tệ hơn, Bryan Mills ngay lập tức bị kết tội mưu sát. Biết mình đã bị gài bẫy, Bryan chìm trong giận dữ, tìm mọi cách thoát khỏi sự truy đuổi gắt gao của CIA, FBI cùng cảnh sát. Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Bryan tiếp tục nhận được lời đe dọa, rằng những người mà anh yêu thương sẽ sớm phải chết. Cựu đặc vụ chính phủ buộc phải vận dụng các kỹ năng đặc biệt của anh để bảo vệ con gái, tìm ra kẻ đứng sau tất cả mọi chuyện và đòi lại công lý cho mình. Trong phần 3 của Taken, khán giả sẽ gặp lại những diễn viên quen thuộc đã làm nên thành công của phần 1 và 2: Liam Neeson trong vai cựu đặc vụ Bryan Mills, Maggie Grace trong vai cô con gái Kim Mills, Famke Janssen trong vai người vợ Lenore "Lenny" Mills và Forest Whitaker trong vai thanh tra Franck Dotzler. Đạo diễn của Taken 2, Olivier Megaton sẽ tiếp tục vai trò đạo diễn trong phần 3 này. Và những biên kịch làm nên câu chuyện của Taken, không ai khác, vẫn sẽ là nhà làm phim người Pháp Luc Besson và Robert Mark Kamen. [IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][HIDDEN CONTENT]
    Chủ đề bởi: cohay, 30/1/15, 10 lần trả lời, trong diễn đàn: Fshare - thông tin và hỗ trợ
  3. cohay
    [IMG] Đại Hoả Kyoto - Rurouni Kenshin là bộ phim hành động võ thuật Nhật Bản 2014 của đạo diễn Keishi Ohtomo. Bộ phim xoay quanh nhân vật chính Himura Kenshin - một sát thủ huyền thoại trong thời đại cải cách Minh Trị ở Nhật Bản. Với danh vọng ngất trời, nhưng anh từ bỏ để trở về sống ẩn dật và trở thành một kẻ lãng du sống lang thang đi đến cùng trời cuối bể trong suốt 10 năm trời. Rồi một ngày, hành trình của anh cũng có điểm dừng bởi cô gái với vẻ đẹp trong sáng và niềm tin kiếm là để cứu người, Kamiya Kaoru. Kenshin tìm được những khoảnh khắc bình yên nhất trong cuộc đời. Tuy nhiên, mọi chuyện không dễ dàng như vậy. Hàng loạt những kẻ thù nguy hiểm từ quá khứ ngập máu tanh luôn tìm đến anh, muốn lưỡi kiếm ngược của Kenshin một lần nữa phải tanh mùi máu. General Information: iMDB.LiNK......: http://www.imdb.com/title/tt3029558/ iMDB.RATiNG....: Ratings: 7,9/10 from 3.016 users GENRE..........: Action | Adventure | Drama RELEASE NAME...: Rurouni.Kenshin.Kyoto.Inferno.2014.ViE.mHD-720p.Bluray.AC3.x264-TRiM RELEASE SiZE...: 3.36 GiB RUNTiME........: 2h 18mn ViDEO CODEC....: x264, CRF, [email protected] FRAMERATE......: 23.976 fps BiTRATE........: 2 136 Kbps ASPECT RATiO...: 2.40:1 RESOLUTiON.....: 1280x536 AUDiO..........: Vietnamese AC-3 6channels @ 640 Kbps AUDiO..........: Japanese AC-3 6channels @ 640 Kbps CHAPTERS.......: Yes SUBTiTLES......: Japanese,Vietnamese SOURCE.........: Rurouni Kenshin Kyoto Inferno 2014 JPN 1080p Blu-ray AVC LPCM 5.1-ADCENCODER.........: Thanks MapDaiKa@[TRiM™] TRiM [IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][HIDDEN CONTENT]
    Chủ đề bởi: cohay, 30/1/15, 1 lần trả lời, trong diễn đàn: Fshare - thông tin và hỗ trợ
  4. cohay
    Fast & Furious 6 - Quá nhanh quá nguy hiểm 6 (2013) (Vin Diesel, Paul Walker, Dwayne Johnson) [IMG] Since Dom (Diesel), Brian’s (Walker) cùng những anh hùng của chúng ta chia sẽ phần tiền 100 triệu đô mà họ đã lấy được và tản ra khắp nơi trên thế giới. Thế nhưng số tiền mà họ nhận được chưa đủ để họ có thể sống và lo cho gia đình trong một thời gian dài vì thế từng người họ cũng đã lên kế hoạch riêng cho mình. Trong khi đó, viên cảnh sát Hobbs (Johnson) đã phát hiện, điều tra, và lần theo một tổ chức phi chính phủ chuyên vận chuyển tiền phi pháp xuyên khắp 12 quốc gia lân cận với số tiền lên đến hàng trăm tỉ đô la. Chưa dừng ở đó, tổ chức này còn trang bị cho mình "binh đoàn" hộ tống chuyên nghiệp, cứng cáp, và có thể giết người nếu cần thiết. Bất ngờ chưa dừng lại ở đó, cánh tay phải của tổ chức và cũng là người có tránh nhiệm chỉ huy đoàn xe ở Mĩ lại chính là Letty (Rodriguez) - người tưởng chừng như đã chết trong phần trước. Sau nhiều chiến dịch thất bại, Hobbs nhận ra rằng để đối phó với tổ chức này anh cần phải có một nhóm chuyên nghiệp hơn những cảnh sát mà anh đang có. Nhớ lại những người "bạn" tại Rio của mình, anh liên lạc và tập trung họ. Những người bạn bất ngờ hội tụ tại một nơi sau vài năm xa cách, Hobbs nói lên ý kiến của mình và đặt ra một phần thưởng không thể từ chối đó là toàn bộ số tiền thu được của tổ chức trong "phi vụ" này. Và như thế họ bắt tay và vẽ lên một ké hoạch để "kiếm" số tiền họ đang cần bấy lâu nay. [IMG][IMG][IMG][IMG] DOWNLOAD [HIDDEN CONTENT]
    Chủ đề bởi: cohay, 13/9/13, 4 lần trả lời, trong diễn đàn: Link DownLoad Phim
  5. kenblat
    BAO LA VÙNG TRỜI II (2013) [IMG] Số tập: 41 Giám chế: Trần Duy Quán Diễn viên: Ngô Trấn Vũ - Đường Diệc Sâm Trương Trí Lâm - Cố Hạ Dương Trần Pháp Lạp - Hà Niên Hi Hồ Hạnh Nhi - hai vai Tô Di & Hạ Thần Ngô Trác Hy - Đường Diệc Phong Mã Quốc Minh - Cao Chí Hoằng Hồ Định Hân - Lăng Trác Chi La Trọng Khiêm - Chiêm Tử Lân Lương Tịnh Kỳ - Đồng Ái Bình Chu Thần Lệ Âu Dương Tĩnh Đặng Tử Phong - Tony Tóm tắt nội dung: Nội dung Bao La Vùng Trời II: Trong 2 tập đầu, Hồ Hạnh Nhi tiếp tục xuất hiện với vai Tô Di của phần 1, nối lại mối duyên với phi công Đường Diệc Sâm do Ngô Trấn Vũ đóng. Nhưng sau đó thì nhân vật này qua đời, cô đóng đúp vai nhân viên sửa chữa máy bay có ngoại hình giống hệt Tô Di, diễn tay đôi với Ngô Trác Hy trong vai Đường Diệc Phong. Trần Pháp Lạp thủ vai nữ phi công, có quan hệ tình cảm với hai đồng nghiệp Đường Diệc Sâm và Trương Trí Lâm. Mã Quốc Minh một lần nữa đóng vai Cao Chí Hoằng, diễn ra mối tình chị em với Giang Mỹ Nghi.Bao la vùng trời II bấm máy vào ngày 26.7, lần lượt quay ngoại cảnh tại Anh, Pháp, Đài Loan và thành phố Tam Á Remux & upload: abuladu audio: ngotuankiet17 Format: mkv Video size: 1280x720 DOWNLOAD: (Host nhanh từ Fshare và Upfile, bạn có thể tải nhiều file cùng lúc để đạt max đường truyền của mình) Upfile (amtech upload team) mHD720p: http://upfile.vn/7852~f fshare (link của tvb.vn. Thanks!) HD720p: http://www.fshare.vn/folder/TTV7K4TW1T (Tập 01-19) http://www.fshare.vn/folder/T6M2NKH6BT (Tập 20-41) mHD720p: http://www.fshare.vn/folder/TDP3C2KYMT (Tập 01-19) http://www.fshare.vn/folder/THDMDRC7XT (Tập 20-41)
    Chủ đề bởi: kenblat, 13/9/13, 0 lần trả lời, trong diễn đàn: Link DownLoad Phim
  6. Quỷ Lệ
    http://3.bp.blogspot.com/-z6Hsj0bbexk/T9_nmbFgggI/AAAAAAAAAHM/1LhAfZrb5Mg/s1600/PARIS%2BBY%2BNIGHT%2B105_COVER.jpg Thể loại: LiveShow Sản xuất: Thúy Nga Quốc Gia: Mỹ Thời lượng: 4h39' Năm phát hành: 2012 List bài hát MC: Nguyễn Ngọc Ngạn & Kỳ Duyên 1/ Mở màn: Người Tình Trăm Năm (12 ca sĩ nữ) 2/ Hát Cho Người Kỹ Nữ” - Khang Việt 3/ Một Mai Giã Từ Vũ Khí - Khánh Lâm 4/ Tình Khúc Buồn - Trần Thái Hoà 5/ Dạ Khúc Cho Tình Nhân – Thu Phương 6/ Khi Người Yêu Lừa Dối – Ánh Minh ( sáng tác mới NS Phúc Trường ) 7/ Mình Ơi – Ngọc Hạ 8/ Giận Em _Duy Trường 9/ Giận Anh – Diễm Sương 10/ Thương Lắm Mình Ơi (Vũ Quốc Việt)- Như Quỳnh 11/ Trịnh Lam 12/ Người Tình Không Đến – Hạ Vy 13/ Những Lời Mê Hoặc – Lam Anh 14/ Hương Tình Gái Quê – Hương Thủy 15/ Hài Kịch: Bằng Kiều, Chí Tài, Việt Hương, Hoài Tâm 16/ Ngó Lơ – Mai Tiến Dũng 17/ Chàng – Quỳnh Vi 18/ Người Tình- Mai Thiên Vân 19/ Cho Anh Ngày Mới- Tóc Tiên 20/ Xin Em Nụ Cười- Lương Tùng Quang 21/ Nụ Hồng Valentine- Ngọc Anh 22/ Don Hồ 23/ Time To Say Goodbye - Tuấn Ngọc & Khánh Hà 24/ Người Tình Johnny- Như Loan & Kỳ Phương Uyên 25/ Đố Vui Khán Giả với Mai Thiên Vân 26/ Ngỡ Một Lần Em Quay Về- Minh Tuyết & Bằng Kiều 27/ Tình Hờ- Thế Sơn 28/ Yêu Là Chết Ở Trong Lòng- Thanh Hà 29/ Tạm Biệt Tình Yêu- Nguyễn Hưng & Lưu Bích [spoiler]
    Chủ đề bởi: Quỷ Lệ, 16/1/13, 2 lần trả lời, trong diễn đàn: Torrents từ cộng đồng AMTECH
  7. am_kingsp
    Nếu bạn thường xuyên download phim trên mạng chắc bạn thường gặp các khái niệm kèm theo mỗi tựa phim như: CAM, TS, R5, DVDRIP… Blu-Ray, HD (HD 720p, HD 1080p), m-720p, m-HD, t-HD. Tuy trên các diễn đàn đã có nhiều bài viết giải thích về các khái niệm niệm này, nhưng hầu hết các bài viết đó chưa được đầy đủ và còn rải rác…Vì vậy mình post bài này nhằm tổng hợp các kiến thức mà mình biết cũng như thu thập được từ nhiều nguồn tin cậy khác nhau để giúp các bạn dễ dàng theo giỏi và hiểu hơn về các khái niệm nói trên. Mỗi tựa phim có thể có nhiều bản khác nhau, mỗi bản tương ứng với một khái niệm ở trên và khái niệm đó sẽ nói lên chất lượng của bản phim đó, vì vậy tài liệu này sẽ rất có ích đối với những ai thích sưu tầm phim nói riêng và tất cả mọi người quan tâm đến phim ảnh nói chung. Nếu hiểu rõ được những khái niệm này sẽ giúp các bạn có thể phân biệt, so sánh sự khác biệt về chất lượng, ưu và nhược điểm giữa các bản khác nhau của cùng một tựa phim, từ đó bạn có thể lựa chọn cho mình bản (của tựa phim đó) phù hợp nhất với nhu cầu, điều kiện của mình để tải về… oOo [IMG] Ý nghĩa các thuật ngữ CAM, TS, R5, DVDRip, Blu-ray, HD, mHD … CAM Bản Cam là bản copy từ phim chiếu rạp, thường được thu bằng Camera kỹ thuật số. Một số trường hợp thuận lợi thì dùng được giá đỡ nhưng rất hiếm, vì thế bản Cam thường bị rung và đôi khi được quay từ góc ( kô trực diện ) nên hình ảnh có thể bị cắt xén một cách quá đáng. Âm thanh được thu trực tiếp từ microphone của camera, nên đôi khi sẽ bị trộn lẫn với tiếng của khán giả (đặc biệt là các bộ phim hài). Chất lượng thì khỏi phải bàn thuộc dạnh thấp nhất. TELESYNC (TS) Thiết bị dùng tương tự như Cam nhưng dùng thiết bị thu âm rời nên chất lượng âm thanh tốt hơn bản Cam, nhưng mà có như vậy thì nó cũng không đảm bảo cho một version tốt về âm thanh. Đôi khi bản TS được thu từ rạp trống hay từ buồng chiếu với một camera chuyên nghiệp. Nói chung một bản TS có chất lượng nhỉnh hơn bản Cam nhưng chất lượng vẫn rất tệ. TELECINE (TC) TeleCine là máy phim số ghi phim từ băng. Âm thanh và hình ảnh có thể rất tốt, tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào chất lượng của máy. Ngoài ra nó có một số hạn chế chết người là trang bị phức tạp và giá của nó rất đắt. Bởi vậy nó không được khả thi cho lắm. Khung hình thường ở dạng chuẩn, đôi khi là 3:4. Chất lượng chấp nhận được. SCREENER (SCR) Những phiên bản kiểu này chủ yếu xuất phát từ những cuộn băng VHS (bản thử của băng VHS…) – là dạng băng mà nhà sản xuất tung ra trong các chiến dịch quảng cáo và thường được đưa tới các tiệm cho thuê hay những nơi xem thử. Tỉ lệ thường là 4:3 (full screen), đôi khi trong phim xuất hiện dòng chữ cảnh báo Copyright hay Anti-copy telephone number ở phía dưới màn hình, thậm chí có khi chỉ cho ta hình đen trắng. Phần lớn bản SCR được chuyển thành VCD ( chất lượng tương đương VCD) DVD-SCREENER (DVDSCR) Tương tự như SCR nhưng được chép vào DVD. Nếu mà RIP tốt thì chúng ta có một bản .DivX xem rất được. R5 Liên hệ tới một định chuẩn DVD dành cho Region 5 (Có 5 region DVD trên thế giới ), Sáng lập viên Sô viết và các bản copy lậu đã được phân phối trên Internet. Trong một nỗ lực để đối đầu với tình trạng phim lậu, ngành công nghiệp phim ảnh đã lựa chọn thiếp lập một định dạng mới cho các sản phẩm phim phát hành trên DVD mà có thể được sản xuất nhanh và rẻ hơn so với các bản DVDtruyền thống. Các định dạng DVD R5 khác với các định dạng DVD truyền thống ở chỗ nó là sư dịch chuyển trực tiếp của phim mà không cần thông qua quá trình xử lý hình ảnh thường thấy ở DVDcũng như không cần các hiệu ứng đặc biệt nào. Điều này giúp bộ phim có thể được tung ra thị trường cùng với thời điểm đưa ra các phiên bản tiếp thị ban đầu (DVD screeners) trước khi chúng được phát hành thành DVD chính thức. Thường thì thị trường sao chép DVD lậu chất lượng cao chủ yếu dựa trên các phiên bản khuyến mại (DVD screeners) thì điều này sẽ giúp cho các xưởng sx phim tránh được tình trạng sao chép lậu (do 2 cái cùng phát hành 1 lúc). Trong một số trường hợp, các phiên bản R5 DVD có thể được phát hành không có các rãnh âm thanh Tiếnh Anh nên các bản lậu bắt buộc phải sử dụng đường âm than trực tiếp từ các Phim trong rạp hát. Trong trường hợp này, các bản sao chép sẽ được gắn mã “.Line” để phân biệt với các bản DVD có âm thanh Tiếng Anh khác. Chất lượng hình ảnh của phiên bản R5 nói chung có thể so sánh với một bản khuyến mại (DVD Screeners) ngoại trừ các dòng chữ cuộn bổ sung và các cảnh trắng đen nhằm mục tiêu phân biệt các bản khuyến mại với các bản thương mại chính thức. Chất lượng phim tốt hơn các bản phim chuyển thể từ phim lậu bởi vì quá trình này được thực hiện thông qua các thiết bị quét đẳng cấp chuyên nghiệp. Bởi lẽ chả có tiêu chuẩn nhất định nào cho các phiên bản R5 lậu, nhiều người [chúng ta đó] sử dụng những ký hiệu như là Telecines, DVD Screeners hoặc là DVD rips. Cuối năm 2006, nhiều đầu lậu nhưDREAMLiGHT, mVs, and PUKKA đã bắt đầu gán nhãn “.R5″ hoặc r5 (dòng này để cho biết là nó có âm thanh Tiếng Anh trực tiếp) và khuyến khích các đầu lậu khác làm tương tự. DVDRip Là bản copy (hay còn gọi lả rip) từ DVD phát hành chính thức, có thể nói DVDrip là dạng phổ biến nhất hiện nay, có chất lượng rất tốt hơn hẳn bản DVDSCR. Thường có định dạng .AVI hoặc MP4… và dung lượng thường ở tầm 550mb ~ 1.5gb tùy vào độ dài của mỗi phim cũng như cách rip của mỗi nhóm rip khác nhau. Nhóm rip DVD nổi tiếng nhất là aXXo, xem ngon lành cành đào và phổ biến. BDRip BDrip là một Xvid encoder trực tiếp từ một nguồn đĩa Blu-Ray. Tập tin có dạng ( x264 / *. mkv ) BRRip BRrip là một Xvid encoder trực tiếp từ một nguồn đĩa Blu-Ray phát hành. Tập tin có dạng ( 1080p *. mkv ) dạng này rất ít người rip . VHSRip Bản copy từ băng VHS. Đại khái loại này chuyên về thể thao – trượt băng và XXX TVRip Bản thu từ TV. Workprint - là 1 bản copy của 1 film chưa hoàn chỉnh, có thể bị mất cảnh hoặc âm nhạc, và chất lượng có thể từ excellent đến very poor. Một vài bản WP thì rất khác so với bản chính (ví dụ film Men In Black bị mất tất cả các cảnh có Alien, thay vào đó là các diễn viên) DivX Re-Enc - được lấy từ nguồn đĩa VCD gốc -> encode lại thành file DivX -> khoảng 200MB –> nói chung rất lởm –> ko nên down. Watermarks - nhiều film từ Asian Silvers/PDVD (đọc ở dưới). Mấy film này có cái biểu tượng ở góc màn hình khi xem. Thường là chữ A, chữ Z hoặc biểu tượng “địa cầu” Asian Silvers / PDVD - asian silvers –> mấy film này có nguồn từ châu Á – được 1 nhóm nào đó mua đĩa và đề là của họ. Loại này có đầy ở nhiều nước, dễ mua, dễ tìm thấy. PDVD –> cái này bị cắt subtitle rồi, chất lượng tốt hơn silvers, thường thì = bản DVD nhưng lại release như là VCD VCD - dựa trên định dạng MPEG 1 , bitrate 1150kbit và cỡ 352×240 (NTCS). Chất lượng thì mọi người biết rồi. SVCD - dựa trên định dạng MPEG 2, 2500kbits và cỡ 480×480 (NTSC), khi xem thì thưởng ở cỡ màn hình 4:3 XVCD/XSVCD - Chính là VCD và SVCD nhưng mà ko đúng hẳn như ở trên. Bọn này bit và cỡ màn hình cao hơn. Loại này thường được tự ghi ở nhà và xem lẻ (ko release) CVD - tổng hợp của VCD và SVCD –> cỡ màn hình 352×240 nhưng dựa trên định dạng MPEG2 –> chả có nhóm nào release cái này hết DVD-R - đĩa 2 mặt thì phải (mỗi mặt 4.7 Gb) [DVD xịn hơn DVD-R] . Có thể bạn này bị rút bớt extra hoặc language của bản xịn. MiniDVD - như định dạng DVD nhưng mà lại ghi trên CDR/CDRW. Do tham bit và cỡ màn hình quá nên mỗi đĩa chỉ ghi được 18-21 phút. WS - Wide Screen . Màn hình rộng – rộng như kiểu ghép mấy màn hình bình thường lại với nhau. DSrip - Digital Source Rip – Nói chung là chất lượng tầm tầm DVDscr Blu-Ray Bluray, chính xác hơn là Blu-ray disc (BD) là tên của một thế hệ đĩa quang học được định dạng theo kiểu mới, có thể ghi lại và phát lại hình ảnh cũng như âm thanh có chất lượng cao hơn hẳn so với trước kia. Một vấn đề quan trọng nữa chính là dung lượng của nó: BD có sức chứa gấp 5 lần DVD truyền thống: 25 GB trên đĩa một mặt và tới 50 GB trên đĩa 2 mặt. Cái tên blu-ray bắt nguồn công nghệ cơ bản để sản xuất ra loại đĩa này, đó là sử dung tia (ray) laser màu xanh-tím (blue-violet) để đọc và ghi đĩa. Và blu-ray không phải do một công ty con hay một cá nhân nào phát minh ra, nó là sản phẩm của cả một hiệp hội (Blu-ray Disc Association – BDA) bao gồm các nhà sản xuất hàng điện tử, máy tính, truyền thông lớn nhất thế giới. Có thể kể ra những cái tên “khủng” nằm trong hiệp hội này nhưApple, Dell, Hewlett Packard, Hitachi, LG, Matsushita (tập đoàn mẹ của 2 thương hiệu Panasonic và National), Mitsubishi, Pioneer, Philips, Sony, TDK, 20th Fox, Walt Disney, Waner Bros… Mới đây nhất, Sony đã tung ra máy chơi game PS3, trong đó, đĩa trò chơi sử dụng BD. Tiếp bước Sony, trong năm sau, các hãng khổng lồ kể trên sẽ lần lượt tung ra các sản phẩm sử dụng hoặc có liên quan đến BD, hướng người tiêu dùng vào một xu thế DVD kiểu mới, hiện đại và… đắt tiền hơn. Ngoài các chuẩn CD và DVD thông thường, BD còn cung cấp thêm các chuẩn ROM, R và RW và đang xúc tiến cho ra đời chuẩn BD/DVD, tức một định dạng lai, kết hợp cả BD và DVD trên cùng một mặt đĩa, cho phép đĩa đó phát được cả trên đầu BD cũng như đầu DVD. Bên cạnh loại đĩa một – hai mặt như hiện nay, sắp tới, BDA cũng sẽ tung ra BD 2 nhiều mặt, nâng dung lượng lên tới 100-200 GB, một con số khổng lồ. Đĩa 50 GB có thể lưu tới 9 tiếng phim ở dạng phân giải cao (high-definition video – HD) và 23 tiếng ở dạng bình thường (standard-definition – SD). Một trong những lý do để các nhà sản xuất tin tưởng BD sẽ chiếm lĩnh thị trường là sự có mặt và chiếm lĩnh thị trường của các loại HDTV (TV có độ phân giải cao). Đúng vậy, hình ảnh HD chỉ có thể phát huy tác dụng tối đa trên HDTV, còn nếu xem trên TV thường, nó sẽ chẳng khác gì so với hình ảnh từ DVD thông thường. Mà DVD thường có phát trên HDTV cũng chỉ cho ra những hình ảnh như ở TV CRT mà thôi. Sản phẩm PS3 của Sony được các nhà sản xuất khuyến cáo phải sử dụng với HDTV mới là hoàn hảo nhất là vì thế. Chúng ta ai cũng biết định dạng stereo là âm thanh 2 kênh dưới dạng không nén, còn digital (5.1, 6.1, 7.1) là âm thanh nén, Theo các nhà sản xuất BD với 8 kênh không nén (như thế không phải là stereo nữa, mà không biết gọi thế nào cho đúng), nhưng vì các đầu đọc thông thường chỉ tái hiện được 2 kênh mà thôi. Còn về các định dạng âm thanh digital, tất cả đầu đọc BD đều tái hiện được âm thanh 5.1 Dolby Digital nhưng cho tỷ lệ tín hiệu cao hơn, vì thế, chất lượng cũng tốt hơn hẳn. Ngoài ra, BD còn hỗ trợ các định dạng cho âm thanh 7 kênh (Dolby Digital Plus 7.1), 8 kênh (Dolby True HD và DTS-HD Master Audio). Còn trên lý thuyết, BD có thể cung cấp tới 32 kênh âm thanh riêng lẻ (nếu bạn có một chiếc amply và bộ loa có thể tiếp nhận và xử lý ngần ấy tín hiệu âm thanh cùng lúc). Vấn đề duy nhất đối với người sử dụng BD hiện nay là giá. Vẫn còn quá cao so với DVD, cả về đầu phát cũng như đĩa chương trình ( đĩa BD trắng bán tại Mỹ khoảng hơn 30 USD/chiếc, đầu phát thấp nhất cũng khoảng 500 USD). Tuy nhiên, có thể chỉ trong thời gian ngắn nữa, khi công nghệ này bùng nổ trên thị trường, giá sẽ giảm nhanh chóng như DVD trước kia vậy. Không xa nữa, blu-ray sẽ trở nên quen thuộc với tất cả mọi người. HD-DVD Cũng là chuẩn DVD lưu trử video chất lượng cao tương tự như Blu-Ray,HD-DVD được phát triển bởi Toshiba và từng cạnh tranh gắt gao với Blu-Ray tuy nhiên nó đã bị Blu-Ray đánh bại vào năm 2008 nên không cần nói tới nữa. HD (High-definition) 1)HD là gì ? HD (High-definition) hay HDTV( High-definition Televison) hiểu nôm na “truyền hình với độ nét cao” , là một thuật ngữ chỉ các chương trình TV kỹ thuật số, các tập tin đa phương tiện ( movies, audio, game…) được trình chiếu với độ phân giải cao hơn các chuẩn thông thường đã có trước đây (PAL, SECAM, NTSC). Độ phân giải cao giúp hình ảnh trung thực, chi tiết hơn rất nhiều tuy nhiên cũng vì thế yêu cầu năng lực nguồn phát, khả năng trình chiếu ( playback) của thiết bị tiếp nhận cũng như băng thông của hệ thống. Lịch sử HD theo Wiki bắt đầu từ một dự án trong quân đội Liên Xô năm 1958 đã tạo ra một hê thống có khả năng trình chiếu khung hình 1125 dòng cho mục đích quân sự. Tuy nhiên chương trình phát sóng thương mại đầu tiên thuộc về người Nhật năm 1969 nhưng vì “lý do kỹ thuật” nên ko thể trở thành một xu hướng mới trong phát sóng. Thuật ngữ HDTV như hiện nay được giới thiệu lần đầu ở Mỹ năm 1996 và chương trình phát sóng đầu tiên ở Mỹ vào năm 1998 , cho đến nay các chương trình HDTV đã chiếm 30% ở Mỹ. Hình dưới đây mô tả khung hình của HDTV so với các chuẩn trước đây, đương nhiên HD còn đi liền với nguồn âm thanh đa kênh DTS, AC3 [IMG] 2)HD 1080p, HD 1080i, HD 720p ?! Phổ biến nhất hiện nay vẫn là chuẩn 720p (với mỗi khung hình có độ phân giải 1280 x 720 pixel) và chuẩn 1080i (độ phân giải 1920 x 1080 pixel). Chữ “p” biểu thị cho công nghệ “progressive scan” (quét liên tục) hay có nghĩa là hình ảnh được “vẽ” lên một cách liên tục theo chiều quét của màn hình.Chữ “i” viết tắt cho từ “interlaced” (trộn lẫn), có nghĩa các nửa của toàn bộ hình ảnh được chiếu lên màn hình với tốc độ 60 lần/giây nhưng mắt của chúng ta sẽ tự động gộp chúng lại và “tái sản xuất” thành những hình ảnh với tốc độ 30 khung hình/giây. Với cùng một độ phân giải, chế độ quét liên tục (p) sẽ cho hình ảnh đẹp hơn chế độ trộn lẫn (i). Ngày nay, công nghệ phát sóng truyền hình vẫn chỉ dừng lại ở chuẩn 720p và 1080i trong khi một số công nghệ mới như Blu-ray đã có thể phát hình ảnh ở chuẩn 1080p. 1080p là chuẩn cao nhất, 720p và 1080i cũng chỉ tương đương nhau và tất cả những chuẩn khác ngoài 3 chuẩn này đều không “xứng đáng”. Với những màn hình lớn trên 32 inch mới tạo ra sự khác biệt giữa 720p và 1080p và nếu bạn chỉ xem TV hay PC thông thường thì 720p là vừa đủ. 3)Hệ thống phần cứng để xem HD - Đối với các hệ thống PC, tất nhiên cấu hình càng cao càng tốt, vì trong quá trình giải mã và phát phim HD, trình player (Media Classic Player hoặc các trình Player khác có thể chạy được HD) sử dụng khá lớn tài nguyên hệ thống tùy theo độ phân giải của màn hình mà nó hiển thi, tức là độ phân giải của màn hình càng cao, PC càng phải hoạt động nhiều. Một số trình chơi (phần mềm) HD đã có sẵn các codecs kèm theo (PowerDVD, KMPlayer…) sau cài đặt xong là có thể chạy được định dạng phim HD ngay mà không cần phải cài đặt các gói codecs bên ngoài vào, nên rất dễ sử dụng, tuy nhiên hạn chế của các trình Player này là khả năng tinh chỉnh hạn chế nên có thể sẽ không cho chất lượng lượng tốt nhất. Một số trình Player khác không có các codecs kèm theo (Media Classic Player…) thì bạn buộc phải cài các Code hỗ trợ giải mã Video và Audio HD mới có thể xem được, hiện tại có rất nhiều gói codec khác nhau trên Internet có thể tìm kiếm dễ dàng bằng Google. Về cá nhân mình thích nhất các gói codec của shark007.net, gồm có hai phiên bản là Windows Vista Codec Package dành cho Windows XP/Vista và Win7codecs dành cho Windows 7. Mình thấy các gói codec củashark007.net chuẩn hơn cả k-lite mega codec pack (gói codec phổ biến nhất hiện nay) vì nó giao diện đẹp, có tools điều khiển riêng cho phép tinh chỉnh video cho phù hợp nhất với nhu cầu xem, ngoài ra cũng như k-lite mega codec pack nó hỗ trợ tất cả các định dạng media hiện nay và đặc biệt là các codec riêng lẻ trong gói codecs luôn được update phiên bản mới nhất (khoản này thì k-lite mega codec pack còn thua xa). Còn k_lite_codec_pack (bản rút gọn của k-lite mega codec pack) thì gọn hơn và cũng khá đầy đủ, lúc chạy không chiếm nhiều tài nguyên, khi xuất tín hiệu cũng khá tốt. Cấu hình máy tương đối mạnh, và càng mạnh thì càng tốt Đối với HD 720p chip nên từ pen4 2.4 Ghz trở lên, card hình có thể onboard 128mb trở lên hoặc card rời 64mb, ram 512 trở lên. Đối với HD 1080 thì căng hơn, nên dùng chip pen D 3.0 hoặc core 2 duo 2.4 GHz trở lên, card hình rời 128mb, 128bit trở lên (ATI hoặc Gefore…), ram 1gb trở lên (Yêu cầu trên là đối với các link kiên căn bản và chỉ mang tính tương đối vì thực sự còn phụ thuộc thêm một số yếu tố khác) 4. Source HD gốc: chất lượng sắp theo thứ tự giảm dần - Blu ray hoặc HDdvd phát hành chính thức, được chuyển sang định dạng HD-rip bằng phần mềm chuyên dụng cho chất lượng tốt nhất - Blu-ray+ là chuẩn mới nhất của Blu-ray, hiện nay chưa cr@ck được nên phải chuyển sang HD rip qua 2 bước: capture từ đầu phát vào PC, sau đó chuyển sang định dạng HD rip. Trường hợp này không tốt bằng trường hợp trên, nhưng chất lượng cũng khá ổn. Hiện nay phim Die Hard 4.0 và Sunshine được thực hiện theo kiểu này. - source là HD rip định dạng này được convert sang định dạng khác - source là nguồn phim chiếu trên cable HDTV được capture và convert sang HDrip, hình thức này thường để lại 1 logo nhỏ của đài phát trên phim. - source là DVD rồi upscale lên HD, đây là trường hợp tệ nhất nhưng không thiếu trên trị trường HD hiện nay. Tuy mang danh HD nhưng thực chất chỉ tương đương DVD. Ai tinh tế nhìn biết liền. 5. Bit-rate, độ phân giải: - Bit-rate: là lượng dữ liệu chuyển từ file film lên CPU trong 1 giây để xử lý giải mã thành hình ảnh và âm thanh. Bit-rate càng cao phim càng đẹp, âm thanh càng hay nhưng cũng đồng nghĩa với việc CPU phải giải quyết càng nhiều công việc. - Độ phân giải: gồm 1080i, 1080p và 720p. Độ phân giải của phim HD tính bằng chiều ngang (1920 đối với 1080p/i) hoặc 1280 (đối với 720p) nhân với chiều dọc (biến đổi tùy theo phim) của diện tích hình ảnh (không tính phần băng đen). Ví dụ: .1080i/p ở tỉ lệ 16:9 có độ phân giải 1920×1080 ~ 2.01 MPx (megapixel) .1080i/p ở tỉ lệ 2.39:1 có độ phân giải 1920×803 ~ 1.54 MPx .720p ở tỉ lệ 16:9 có độ phân giải 1280×720 ~ 0.92 MPx .720p ở tỉ lệ 2.39:1 có độ phân giải 1280×536 ~ 0.69 MPx Rõ ràng là trên lý thuyết 1080p cho hình ảnh chi tiết hơn 720p gấp đôi. Tuy nhiên, trên thực tế sự chênh lệch này khó phân biệt bằng mắt thường trên cả TV 720p (HD ready) và 1080p (Full HD) hiện nay: - đối với TV 720p, việc thể hiện 1080p cũng chỉ cho độ chi tiết ngang với 720p vì đó là giới hạn phân giải của panel - đối với TV 1080p kích cỡ 46″ trở xuống thì ở khoảng cách 2.5m (khoảng cách xem phim đảm bảo) cũng rất khó phân biệt sự khác biệt vì tại vị trí này kích cỡ pixel quá nhỏ để có thể nhận biết bằng mắt thường. Tôi cho rằng, ưu thế của 1080p chỉ có thể nhận biết bằng mắt thường dễ dàng khi màn hình > 60″, lúc ấy phim 720p bắt đầu có hiện tượng rạn hình đủ để nhận biết bằng mắt thường. Tham khảo thêm: màn ảnh rộng ngoài rạp có kích thước lớn gấp vài trăm lần LCD full HD nhưng có độ phân giải (quy đổi) chỉ gấp 5 lần 1080p. Điều đó cho thấy yêu cầu tốc độ tăng diện tích màn hình tăng gấp nhiều lần yêu cầu tăng độ phân giải với chất lượng hình ảnh tương đương. Mối tương quan giữa bit-rate, độ phân giải với chất lượng HD: [IMG] - Xét 1 phim HD 720p @ 2.39:1 (độ phân giải của nó là 0.69 MPx) có bit-rate hình ảnh là 6000 Kbps -> hình ảnh đẹp - Nếu cũng là phim này nhưng là bản HD 1080p @ 2.39:1 (độ phân giải là 1.54 MPx – gấp 2.23 lần trường hợp trên) thì bit-rate yêu cầu để có chất lượng hình ảnh tương ứng phải đạt được là 6000*2.23=13380 Kbps. Đây là 1 con số tương đối lớn nên nó thường bị cắt xén bớt để hạ thấp dung lượng file. Từ đây rút ra, nếu bit-rate của phim 1080p thấp hơn 13380 một cách đáng kể, có thể phim sẽ không đẹp bằng bản 720p Nói dài dòng như ở trên cuối cùng cũng chỉ kết lại vài vấn đề sau: - bit-rate quan trọng hơn độ phân giải, như vậy 1 phim 720p cũng có thể đánh gục phim 1080p về chất lượng. - 1080p chiếu trên LCD 720p thì cũng chỉ thể hiện 720p - 1080p chiếu trên LCD full HD cỡ nhỏ không cho khác biệt đáng kể so với 720p ngay cả khi tương quan bit-rate của chúng là công bằng. Nhìn vào dung lượng phim có thể thấy được phần nào chất lượng phim thông qua bit-rate và độ phân giải: File có độ phân giải 1080p thì nên có dung lượng gấp 2.3 lần phim 720p để đảm bảo chất lượng tương ứng. m-HD, m-720p, nHD m-HD (mini-HD, micro-HD) và nHD là bản rip lại từ source (nguồn) là một bản encode 1080p hoặc 720p, một số bản rip trực tiếp từ blu-ray nhưng rất hiếm (riêng nhóm NhaNc3 hay dùng blu-ray), video thường có res thấp hơn 720p nhưng dùng phương pháp anamorphic khiến cho chương trình chơi phim (MPC ) tự động scale lên thành 720p, audio thì dùng code AAC với khả năng nén tốt và hỗ trợ VBR (DTS, AC3 toàn CBR) nên size thấp. Khái niệm về m-HD, m-720p, nHD khá trừu tượng nhưng có thể tóm lại như sau: Về độ phân giải, trong nhóm 720p thì có 1024×768: XGA 1280×720 : 720p chuẩn 1366×768 : WXGA Tuy cùng là mHD, nhưng trong nhóm này có 2 loại là mini HD và micro HD mini HD: 1024 x 576, 1152 x 648 (nói chung width>1000) micro HD: 720 x 405, 832 x 468 (720< width< 1000) Tại sao cần nhiều độ phân giải vậy? Để tiện lưu trữ. 1 DVD5 4.3 GB, 1 DVD9 8.5GB, 1 CD 700MB, Max file sixe FAT32 4GB, usb flash 4GB=3,72 GB. Nói chung là file m-HD thường được co kéo sao cho vừa 2CD hoặc 1DVD. Phim m-HD hầu hết không có resolution là 720p (chuẩn là 1280×720, hoặc cũng có thể 1280×***), nếu nó đạt 720p thì dân encode thường gọi là m-720p hoặc m-HD 720p. m-720p tuy có cùng độ phân giải với HD 720p nhưng vì được rip với bitrate thấp hơn nhiều so với HD 720p nên thường có dung lượng nhỏ hơn nhiều và chất lượng rất nét nhưng dĩ nhiên là không thể so với HD 720p. m-HD chủ yếu có độ phân giải đạt 720×540, 720×458, 720×368… nói chung là thua HD 720p khá nhiều. nHD là một dạng gần gần như m-720p. Loại này do nhóm NhaNc3 encode, và nhóm này có một tinh thần “tự sướng” khá cao nên lấy chữ cái đầu tiên của tên nhóm “N” để tạo nên một loại m-720p mới: nHD. m-HD và m-720p thông dụng viết có thêm dấu gạch nối ‘-’, riêng nHD vì để thể hiện rõ ý nHD là HD của NhaNc3 nên ko có dấu gạch nối. Và để thêm độ “tự sướng” thì các bản nHD mới nhất có định dạng là .mp4 chứ ko phải là .mkv như ta thường thấy. m-HD, m-720p (m-HD 720p), đa số rip lại một lần nữa từ bản HDRip 720p của các internal encoder (chiếm số lượng lớn lượng phim m-HD hiện có trên “thị trường”), một phần nhỏ rip thẳng từ đĩa Bluray gốc như nHD (cái này là thằng NhaNc3 nói vậy). Tóm lại so về chất lượng hình ảnh thì m-720p nhỉnh hơn m-HD, nói chung m-HD, m-720p và nHD đều kém hơn HD 720p nhiều. Riêng audio thì việc dùng AAC là một cách khá hay để đối phó với những người ko quá cầu kỳ về mặt âm thanh. AAC với bitrate từ 192-256kbps cho kết quả rất tốt, gần như tương đương với AC3 648Kbp t-HD t-HD còn được gọi là HQ rip là dạng mới của m-HD và HD hiện nay rất ít diễn đàn có dạng này. t-HD được Rip bằng x264 từ HD 1080p 720p m-HD xuống 480p chất lượng như DVDRip dung lượng lại nhỏ rất thích hợp cho mọi người . Dạng này dung lượng khoảng 700 MB -> 1 GB. oOo HD 1080p Độ phân giải 1080p, hay 1.920 x 1.080 (hơn 2 triệu điểm ảnh), hiện nay là độ phân giải cao nhất của HDTV, có khả năng hiển thị chi tiết từng điểm ảnh một của truyền hình phân giải cao và phim Blu-ray. Độ phân giải này cao hơn gấp đôi so với các độ phân giải cao trước đó như 1.366 x 768 pixel (WXGA), 1.280 x 720 hay 1024 x 768 pixel (XGA). Ngày nay những TV có độ phân giải này thường được gọi chung la 720p do cũng chẳng mấy người có thể ghi nhớ các tỷ lệ điểm ảnh cũng như con số 768p nghe chẳng thuận miệng bằng. 1. Lên đời TV 1080p có tốn kém không? Trước đây vài năm, cùng một kích cỡ màn hình, để có được phiên bản 1080p bạn phải trả thêm rất nhiều tiền. Mặc dù khoảng cách giá đang ngày một thu hẹp lại và TV 1080p đang dần rẻ đi, nhưng để sở hữu một phiên bản 1080p cùng nhà sản xuất, cùng kích cỡ, số tiền bỏ ra cũng vẫn còn gần gấp đôi. Ví dụ, đối với kích cỡ thông dụng nhất là LCD 32 inch, sự tương quan nằm ở mức khoảng từ 360 USD so với 730 USD. Hay như ở phân khúc 42 inch, TV Sharp LC-42A53M có giá khoảng 1.700 USD, thì phiên bản 1080p, model LC-42A83M có giá tới 2.500 USD. Ở phân khúc màn hình lớn hơn, TV 720p ít dần do hầu hết các nhà sản xuất đều đưa 1080p vào các mẫu từ 37 inch trở lên. Một số nhà sản xuất khác như Philips, thậm chí, trong các phiên bản mới nhất đã bắt đầu bỏ định dạng 720p. Còn đối với màn Plasma, dòng 42 inch bình dân nhất của Panasonic là TH-42PV8 có giá khoảng 1.100 USD, trong khi phiên bản 1080p, TH-42PV800 của hãng cũng đội lên gấp đôi, tới 2.400 USD. Chưa kể nếu lại muốn kích cỡ to hơn, 50 inch chẳng hạn, số tiền sẽ nâng lên thành khoảng 4.000 USD. 2. Tại sao 1080p tốt hơn 1080i? 1080i, vốn cũng ở vị trí đứng đầu chỉ sau 1080p, thực ra là cũng có độ phân giải 1.920 x 1.080 điểm ảnh, nhưng được hiển thị ở dạng đan xen (chữ cuối “i” biểu thị từ interlace – quét dòng đan xen). Công nghệ quét đan xen vốn ở các màn CRT trước đây với khung hình được quét xen kẽ theo dòng chẵn lẻ trong vòng 1/25 giây. Còn đối với các công nghệ gần đây hơn như 480p, 720p hay 1080p, khung hình được quét liên tục từ trên xuống dưới. Về lý thuyết, công nghệ quét này sẽ cho hình ảnh mịn màng và trong trẻo hơn, đặc biệt là các chương trình thiên tốc độ như thể thao hay hành động. 3. Có những chương trình nào ở định dạng 1080p? Ngày nay mặc dù các kênh truyền hình tuyên bố phát HD nhưng vẫn chủ yếu dưới dạng 1080i hay 720p, rất ít các chương trình được phát dưới dạng chuẩn 1080p chủ yếu do giới hạn băng thông còn hẹp. Các nguồn 1080p chủ yếu nằm ở các game HD, Xbox 360, hay PlayStation 3. Các thiết bị này tương thích cả 720p và 1080p (các nội dung 720p có thể được nâng phân giải lên 1080p trong phần cài đặt). Để có độ phân giải 1080p đúng nghĩa, bên cạnh việc sử dụng máy tính làm nguồn phát, thì cần thiết phải có đầu phát Blu-ray (trước đây có cả đầu HD-DVD nữa nhưng định dạng này đã bị Toshiba khai tử năm ngoái). Tất cả các đầu Blu-ray đều hỗ trợ xuất hình 1080p. Và quan trọng hơn, phần lớn các phim trên đĩa cũng đều được mã hóa với độ phân giải nội tại là 1080p. Hầu hết TV HD hiện nay đều xử lý tốt quá trình giảm phân giải. Ảnh: Currys. 4. Công nghệ TV nào hỗ trợ độ phân giải 1080p? Có thể nói bên cạnh màn CRT đang hồi thoái trào, hầu hết mọi thứ thiết bị đều đi theo xu hướng 1080p, từ các máy chiếu (DLP, LCoS hay LCD) tới các màn hình phẳng (LCD và Plasma). Mặc dù ở thiết bị nào cũng có phân khúc bình dân với độ phân giải 720p, nhưng điều đáng nói là tất cả đều chuyển sang công nghệ quét hình liên tục (“p” biểu thị cho progressive – quét hình liên tục). Vì vậy kể cả khi đầu vào là hình ảnh dạng “i”, (1080i hay 480i), chúng đều được chuyển đổi thành dạng “p” để hiển thị. Cần lưu ý là tất cả các màn hình đều có có số pixel cố định để hiển thị hình ảnh. Để mọi điểm ảnh đều hiển thị bất kể từ nguồn phát nào, luôn xảy ra một quá trình chuyển đổi (convert). Quá trình chuyển đổi có thể là nâng phân giải (upconverting), giảm phân giải (downconverting) hay giải xen kẽ (deinterlace). Vì vậy bên cạnh các thông số kích cỡ và độ phân giải, các yếu tố này cũng góp phần quyết định chất lượng hiển thị của một TV mà đôi khi lại bị khách hàng bỏ qua. 5. Điều gì xảy ra khi phát tín hiệu 1080i trên TV 720p? Các tính hiệu 1080i sẽ được giải xen kẽ (deinterlace), rồi sau đó được giảm phân giải (downconvert) xuống 720p. Hầu hết các HDTV ngày nay đều xử lý tốt quy trình này. 6. Phát tín hiệu 1080p trên TV 720p thì sao? Giả thuyết rằng TV có thể thu nhận tín hiệu 1080p, các tín hiệu 1080p này sẽ được giảm phân giải xuống 720p. Nhưng không phải tất cả các TV đều có thể thu nhận tín hiệu 1080p, kể cả các TV có ghi 1080p đời trước. Trong các trường hợp này, màn hình sẽ trở nên trống trơn. Tuy nhiên, hầu hết HDTV gần đây đều đã có thể thu nhận và xử lý tốt tín hiệu đầu vào 1080p. Việc nâng cấp lên 1080p từ 720p chỉ thực sự có ý nghĩa khi phòng xem rất rộng. Ảnh: Techfresh. 7. Tín hiệu 1080i có tương thích với TV 1080p? Tín hiệu sẽ được chuyển đổi từ “i” sang “p” với độ phân giải vẫn giữ nguyên. Một số HDTV có thể xử lý quy trình chuyển đổi “i” sang “p” tốt hơn các HDTV khác, nhưng thông thường các hiệu ứng gây ra bởi quá trình chuyển đổi này rất khó có thể nhận biết đối với người dùng thông thường. 8. Đặt cạnh nhau, chất lượng hiển thị của TV 720p so với TV 1080p TVs thế nào? Phải nói rằng vài năm trước đây, rất nhiều TV 1080p không thực sự cho hình ảnh sắc nét như các nhà sản xuất vẫn mô tả. Vì thế khá nhiều TV 1080p đời cũ thậm chí không hiển thị hết hơn 2 triệu điểm ảnh của nó trên thực tế. Nhưng vài năm gần đây, công nghệ màn hình đã được cải tiến đáng kể. Hầu hết các TV 1080p đời mới đã giải quyết hết mọi nhược điểm này, dù rằng mỗi đời hay mỗi hãng lại có công nghệ khác nhau. Đơn cử có thể lấy ví dụ các đầu Blu-ray phát hình ở định dạng tiêu chuẩn của nó là 1080p24, nhưng không phải tất cả các TV đều hiển thị chính xác được, chủ yếu do sự káhc biệt về tỷ lệ khung hình hiển thị. Con số “24″ biểu thị tốc độ khung hình/giây của phim, vì thế nếu TV hiển thị đúng được tốc độ này mà không qua quá trình chuyển đổi nào, thì người xem có thể cảm nhất tốt nhất và đúng nhất ý đồ của từng hình ảnh mà đạo diễn phim đã định sẵn. Nhưng dù cho là phim dạng 1080p24 hay video dạng 1080p50, chất lượng hình ảnh cũng đều hiển thị tốt trên các TV 1080p. Thực tế thử nghiệm, kết nối một màn hình kích cỡ 50 inch hay nhỏ hơn với công nghệ 720p hay 1080p với một nguồn phát hi-end Blu-ray 1080p, thì ngay cả khi cố tình chú ý đến các chi tiết nhỏ như sợi tóc, sợi vải hay nền cỏ, cũng rất khó có thể nhận ra sự khác biệt về độ nét của hai màn hình này ở khoảng cách 2 mét. Độ nét mà theo quảng cáo là “siêu hạng” của màn 1080p chỉ bắt đầu thể hiện được sự khác biệt khi bạn xem trên các màn hình lớn cỡ 55 inch trở lên. Cần nhớ là lợi thế của 1080p trên thực tế không phải là bạn có một hình ảnh siêu nét hơn, mà là màn hình của bạn có điểm ảnh nhỏ hơn, mật độ điểm ảnh dày đặc hơn. Do đó, các hình ảnh này khi nhìn ở khoảng cách rất gần vẫn rất mịn và không bị hiệu ứng răng cưa. 9. Vậy có nên lựa chọn TV 720p cho tiết kiệm? Việc nâng cấp lên 1080p từ 720p chỉ thực sự có ý nghĩa khi phòng xem rất rộng, TV rất lớn và một khoản ngân sách cũng không nhỏ đề đầu tư các phụ kiện HD kéo theo. Còn nếu bạn đã sử hữu một bộ 720p thì cũng không nên lấy làm buồn vì không theo kịp thời đại, bởi lẽ hệ thống 720p có thể phục vụ tốt mọi nhu cầu, kể cả trình chiếu Full HD. oOo Nguồn : viewvn.net LangKhach
    Chủ đề bởi: am_kingsp, 10/1/13, 1 lần trả lời, trong diễn đàn: Thủ thuật/Hỏi đáp/Thắc mắc phần mềm

Chia sẻ trang này