These are all contents from amtech.vn - Giải đáp thắc mắc về công nghệ tagged nvidia. Page 8.
ASUS ROG G20 và 9 sản phẩm khác vừa mới đoạt giải vàng dành cho sản phẩm công nghệ ấn tượng nhất tại hội nghị công nghệ Taiwan Excellence 2015. Sau 6 tháng lựa chọn kỹ lưỡng cũng như công tâm nhất từ các chuyên gia công nghệ, ROG G20 được vinh danh nhờ hiệu suất hoạt động mạnh mẽ, thiết kế đẹp mắt và chất lượng thành phẩm tốt. Hiện tại, ROG G20 đã được trang bị card đồ họa NVIDIA GTX 960 giúp game thủ có thêm nhiều sự lựa chọn cấu hình nhằm đáp ứng nhu cầu chơi game với giá thành hợp lý hơn. Thùng máy này có thiết kế tản nhiệt rất thông minh tăng cường độ tinh cậy cũng như tính ổn định khi chơi game lâu dài, điển hình là ở sự kiện game Play it Cool - Streaming Marathon vừa được tổ chức tại thành phố Cologne, Đức vào tuần trước, các thùng máy ROG G20 luôn ở trạng thái sẵn sàng khi trải qua những trận chiến game nảy lửa trong nhiều giờ liền. Không chỉ hoạt động mát mẻ, G20 không phát ra tiếng ồn quá lớn khi hệ thống đang nghỉ khi âm thanh phát ra chỉ vào khoảng 22dB trong khi các hệ thống thùng máy thông thường khi ở trạng thái này luôn có mức âm thanh vào khoảng 28-32dB. [img] ROG G20 có thiết kế thùng máy dung tích nhỏ vào cỡ 12.5L và được trang bị vi xử lý Core i7 thế hệ thứ tư của Intel, card đồ họa tùy chọn rất đa dạng từ NVIDIA GTX 745 tầm thấp đến GTX 980 cao cấp giúp G20 trở thành thùng máy chơi game nhỏ gọn có cấu hình cao cấp nhất trong phân khúc thị trường của nó. ROG G20 có thiết kế tản nhiệt thông minh đi kèm với khả năng tùy chỉnh hiệu ứng đèn LED lên đến 8 triệu màu ở mặt trước và mặt bên của thùng máy, công cụ quản lý hệ thống Aegis cho phép người dùng có thể giám sát hệ thống theo thời gian thực. Đặc tả chi tiết [img] Nguồn: rog.asus.com
Ngày thứ 2 trong chuỗi sự kiện đồng hành cùng game thủ sẽ diễn ra vào ngày mai 18/04/2015. Để giúp game thủ có dịp trải nghiệm dòng card đồ hoạ ASUS Strix Geforce GTX ngay tại quán game, ASUS và NVIDIA phối hợp cùng với các phòng máy lớn tại Hà Nội tổ chức sự kiện này. Đến với sự kiện các bạn sẽ có cơ hội nhận được áo thun ASUS ROG và đặc biệt trúng thưởng 1 chiếc card đồ họa ASUS GTX750. Địa điểm: Epic Gaming Center - Tầng 3, chợ Hôm, 79 phố Huế Thời gian: Ngày 18/04/2015 từ 9h sáng đến 12h trưa. [ATTACH]
ASUS mới đây đã có động thái hỗ trợ cho công nghệ AMD FreeSync khi bí mật tích hợp công nghệ này lên màn hình MG279Q ra mắt đầu năm nay. Chiếc màn hình mới này hứa hẹn sẽ là đối tác không thể thiếu của các game thủ đặc biệt là các tín đồ game hành động góc nhìn thứ nhất FPS nếu xuất hiện trên thị trường màn hình. ASUS MG279Q sử dụng tấm nền màn hình IPS độ phân giải 2560x1440 có tần số quét 120/144Hz. Góc nhìn của màn hình có thể hiển thị ở góc 178* và màu sắc thể hiện chính xác hơn nhờ tấm nền IPS. MG279Q có các kết nối xuất hình gồm Display Port, Mini Display Port, 2 cổng HDMI và một cổng MHL 2.0. Màn hình này có tích hợp một hub USB 3.0. AMD hôm thứ tư vừa qua đã có bài đăng trên trang Twitter của mình về công nghệ FreeSync hỗ trợ cho màn hình ASUS MG279Q tại đây. [img] Công nghệ FreeSync của AMD có khả năng linh động đồng bộ tần số màn hình với số khung hình xuất ra từ card đồ họa AMD Radeon để hạn chế độ trễ và giảm hoặc triệt tiêu toàn bộ lỗi hình ảnh hiển thị khi chơi game hay xem phim HD. Công nghệ FreeSync của AMD rất dễ dàng để tích hợp lên màn hình vì nó dựa trên công nghệ tự đồng bộ tần số màn hình chuẩn (PSR - Panel Self-refresh) và không cần phải thêm thắt bất kì một module nào vào màn hình như G-Sync của NVIDIA. Cho dù hiện tại đã có khá nhiều màn hình chơi game hỗ trợ tần số quét 120Hz hay 144Hz, chúng vẫn không có được góc nhìn rộng do sử dụng tấm nền không có công nghệ IPS. Thực tế cho thấy, sự kết hợp giữa độ phân giải cao, tần số quét siêu nhanh và tấm nền IPS sẽ giúp ASUS MG279Q là cái tên đi đầu trong lĩnh vực màn hình chơi game tần số quét nhanh hỗ trợ tấm nền IPS. Cộng thêm công nghệ FreeSync từ AMD, MG279Q gần như sẽ trở thành một màn hình chơi game hoàn hảo dành cho các game thủ. [img] Đã từng xuất hiện trước đó tại CES 2015, ASUS MG279Q vẫn chưa có mặt trên thị trường màn hình. Hơn nữa vẫn chưa rõ ASUS đã có dự định trình làng màn hình này và giá thành như thế nào. Về lý thuyết, ASUS MG279Q sẽ được định vị vào phân khúc màn hình phổ thông khi màn hình không thuộc nhánh sản phẩm ROG của hãng điện tử Đài Loan. Tuy nhiên, dù chỉ ở phân khúc phổ thông, ASUS MG279Q sở hữu tấm nền tốt hơn so với một đại diện nhánh sản phẩm cao cấp ROG là PG278Q (hỗ trợ công nghệ G-Sync của NVIDIA) vốn đã được bán ra thị trường với giá £599.99 đã kèm thuế VAT tại Anh quốc và $779.99 tại Mỹ. Nguồn: KitGuru
ASUS mới đây đã trình làng giới công nghệ card đồ họa GTX 980 phiên bản Gold nhằm kỉ niệm 20 năm dấn thân vào thị trường card đồ họa. Bên trong hộp đựng là một chiếc card đồ họa GTX 980 có xung nhịp được các kỹ sư ASUS ép xung sẵn ở mức 1431MHz, đây là một trong những mức xung nhịp cao nhất của một chiếc card GTX 980 mang lại đang có mặt trên thị trường. Cụ thể, xung nhịp của GTX 980 phiên bản Gold cao hơn 18% so với phiên bản gốc của NVIDIA và chỉ thấp hơn phiên bản GTX 980 Matrix Platinum của chính hãng ASUS 100MHz. Trong khi ASUS đã bắt đầu sản xuất bo mạch chủ từ năm 1989 thì mãi đến năm 1995, hãng điện tử Đài Loan mới bắt đầu nghiên cứu phát triển và sản xuất card đồ họa nhằm khẳng định mình ở phân khúc thị trường còn mới mẻ ở thời điểm đó. Thời gian dần đi qua và đã có nhiều những phát minh của ASUS trở thành các chuẩn mực của ngành công nghiệp card đồ họa, họ đã đạt rất nhiều giải thưởng danh tiếng từ giới báo chí công nghệ qua đó khẳng định ASUS là nhà sản xuất card đồ họa hàng đầu và là cái tên quen thuộc xuất hiện ở các thứ hạng đầu trong các bảng xếp hạng hiệu năng đồ họa danh tiếng như 3DMark của Futuremark. Bạn có thể theo dõi chặng đường phát triển card đồ họa của ASUS trong 20 năm tại đây và sau đây sẽ là phần đặc tả chi tiết của GTX 980 phiên bản Gold: [IMG] Gallery hình ảnh của GTX 980 phiên bản Gold (Lưu ý hình có độ phân giải rất cao, hãy chú ý băng thông đường truyền Internet của bạn nhé.) [spoiler] Nguồn: rog.asus.com
[amtech.vn] Không dùng lại sau sự thành công của sản phẩm tầm trung thuộc dòng 9 series với model cụ thể Geforce GTX 960 thì theo những thông tin gần đây cho thấy nhà sản xuất card đồ họa NVIDIA chuẩn bị ra mắt sản phẩm card đồ họa mới với tên gọi Geforce GTX 980 Ti được trang bị chip đồ họa GM200, dòng chip mới nhất được trang bị trên GTX Titan X. [ATTACH] GTX 980 Ti được trang bị chip đồ họa GM200, 3074 nhân CUDA, bộ nhớ GDDR5 với dung lượng 6GB(12GB cho GTX Titan X) và băng thông 384bit. Một tính năng quan trọng không kém đó là việc làm mát, không giống như dòng sản phẩm GTX Titan, GTX 980 Ti được NVIDIA trang bị làm mát tốt nhất dành cho việc điều chỉnh để ép xung(OC). Vì vậy, GTX 980 Ti sẽ có ưu thế ép xung tốt hơn so với GTX Titan X mặc dù cả 2 sử dụng GPU tương tự nhau nhưng sẽ không có sự khác biệt nhiều. Có thể nói Geforce GTX 980 Ti là sản phẩm mà NVIDIA muốn gửi đến người dùng trong mùa hè này và là đối thủ đáng lo ngại cho các sản phẩm cùng phân khúc của AMD như Radeon R9 390X. NVIDIA đã thông báo sẽ nói thêm nhiều thông tin hơn về sản phẩm Geforce GTX 980 Ti này. Nguồn: Techspot.
Không đòi hỏi bạn nâng cấp thêm thành phần nào nữa cả và tất nhiên cũng không tốn kém thêm chi phí, đơn giản là các game sẽ hoạt động mượt mà hơn, đó sẽ là những gì mà AMD FreeSync mang lại trong bộ ứng dụng Catalyst mới nhất. Điều đầu tiên bạn cần làm ngay bây giờ là kiểm tra xem nó sẽ hoạt động như thế nào dưới đây và tra cứu thêm thông tin tại website của AMD. [MEDIA] Khi màn hình hiển thị lên tiếng nói Thực tế là công nghệ AMD FreeSync cần sự kết hợp với một số màn hình và tính tương thích là cần thiết, tương tự như khả năng hiển thị hình ảnh 3D trước đây, ở thời điểm hiện tại thì đã có một số sản phẩm nổi bật từ các thương hiệu hàng đầu tương thích với công nghệ này. Đầu tiên là BenQ hoặc Acer với các phiên bản có độ phân giải 1440p và tần số quét từ 40 đến 144Hz, kế đến bạn có thể cân nhắc các sản phẩm có kích thước từ 29” đến 34” từ LG thuộc phân khúc Ultra wide (siêu rộng, tỷ lệ 21:9), hiện tại có khoảng 20 model màn hình tương thích hoặc được chứng nhận hỗ trợ AMD FreeSync và trong năm 2015 sẽ còn rất nhiều các sản phẩm khác nữa, đây là thực tế của xu hướng công nghệ về hiển thị hình ảnh ấn tượng trong năm nay. Hiện tại, đối với phim HD sẽ có sự khác biệt khá cơ bản về hiển thị và bạn cần sự thay đổi một chút về các hiển thị mới, ở đây chủ yếu là cảm giác khi xem phim sẽ có sự khác biệt cực lớn về độ sắc nét, độ tương phản, sự mượt mà hay trải nghiệm không viền đen đối với các màn hình chuẩn siêu rộng hỗ trợ công nghệ FreeSync. Công nghệ này chủ yếu cải thiện về sự mượt mà khi chơi game nhưng tất nhiên là nó cũng giúp ích rất nhiều cho việc giải trí với phim ảnh, bởi đối với phim ảnh chất lượng cao hơn full HD 1080p thì vai trò xử lý của GPU ngày càng quan trọng hơn. [ATTACH] Danh sách một số màn hình hỗ trợ AMD FreeSync Định nghĩa cơ bản về từ “free” Công nghệ AMD FreeSync không làm các nhà sản xuất màn hình tốn thêm bất cứ chi phí nào cả, họ đơn giản là vẫn sản xuất các sản phẩm theo lộ trình riêng của từng công ty và AMD chỉ kết hợp với các đơn vị này về mặt ứng dụng nhằm tìm tiếng nói chung thông qua giao tiếp DisplayPort và các tính năng của nó, khai thác tối đa sức mạnh của cả hai. Một tính năng đặc trưng của DisplayPort là Adaptive-Sync, nó không tốn kém chi phí nào cả cho bất cứ ai và công nghệ AMD FreeSync xây dựng trên nền tảng chuẩn mực của cả nền công nghiệp, mang đến cho người dùng và game thủ những giá trị cộng thêm mà không làm bất kỳ ai phải tốn kém cả, bao gồm cả nhà sản xuất lẫn người dùng. Không bản quyền, không hợp đồng, không đòi hỏi phần cứng đặc biệt, không đòi hỏi sự bổ sung linh kiện và tất cả mọi cái “không” ở trên chính là định nghĩa hoàn chỉnh nhất cho từ “free”. Những giá trị cộng thêm về hiệu năng Công nghệ AMD FreeSync không làm giảm hiệu năng của hệ thống, đó là sự thật rất hiển nhiên và nó còn giúp người dùng đạt được những nhu cầu về hình ảnh với chi phí hấp dẫn hơn so với đối thủ. [ATTACH] Hoàn hảo cho các game dạng FPS Chúng tôi từ lâu đã nghe rất rõ ràng rằng: bạn không thích tính năng Vsync bởi vì nó giới hạn số khung hình mỗi giây, điều này dẫn đến vấn đề tương tác giữa game thủ và trò chơi có sự lệch pha nhất định do bị cưỡng bức khung hình lại ở một mức khá thấp trong khi khả năng điều khiển trò chơi của các vận động viên thì cao hơn nhiều. Nhưng bạn có thể yên tâm rằng FreeSync hoàn toàn không giống Vsync bởi nó mang đến một sự linh hoạt cao nhất có thể tùy vào trò chơi và chính bản thân các thiết lập của chính bạn. Vì thế, nếu bạn đang sở hữu một màn hình từ BenQ hay Acer hỗ trợ con số 144Hz thì bạn có thể trải nghiệm game Counter-Strike: Global Offensive ở khung hình 240 FPS nếu hệ thống bạn cho phép, mọi thứ sẽ mượt mà chưa từng có trong khi các chi tiết trong game không hề bị làm giảm hoặc biến mất. Với biểu đồ bên dưới bạn có thể thấy cả hai trường hợp đều có AMD FreeSync với Vsync ON hoặc OFF, dù trong bất kỳ tình huống nào thì hệ thống cũng chơi game mượt hơn nhưng nếu tắt Vsync đi thì chuyển động trong game và các thao tác mà người chơi nhập vào sẽ đều hơn và không có tình trạng bị lệch. [ATTACH] Thay lời kết Công nghệ AMD FreeSync là miễn phí đối với mọi người và nó không làm tăng giá phần cứng hiện tại lên chút nào cả, nó chỉ đơn giản là giúp bạn có những trải nghiệm trong game tốt hơn, mượt mà hơn và nó sẽ là lựa chọn hàng đầu trong ngành công nghiệp game hiện tại. Và chính vì vậy, có lý do nào để bạn không chọn lựa FreeSync và sản phẩm màn hình nào bạn sẽ mua để trải nghiệm công nghệ này? Ghi chú Trong các thử nghiệm của AMD vào ngày 30-01-2015 thì khi kích hoạt công nghệ FreeSync với VGA AMD Radeon R9 290X và G-sync của NVIDIA đối với VGA GeForce GTX 780 thì hiệu năng có sự chênh lệch từ 0.274% đến -1.447% về FPS, các game được thử nghiệm là Alien: Isolation (SMAA T1x), BioShock Infinite, Tomb Radier, Sniper Elite III (2.25x SSAA), Thief (normal quality). Toàn bộ đều vận hành với độ phân giải 2560x1440 pixel, kèm theo các tùy chọn 8xAA và 16xAF. Cấu hình thử nghiệm: CPU Intel Core i7-4770K, mainboard MSI Z87, 16GB RAM, Windows 8.1 64bit, AMD Catalyst 15.3 beta, NVIDIA 347.52 WHQL, G-sync LCD - ASUS ROG Swift PG278Q và AMD FreeSync LCD - BenQ XL2730Z.
[amtech.vn] Thời gian gần đây, nhà sản xuất card đồ họa NVIDIA đã làm cho giới công nghệ phải hồi hộp chờ đợi về sản phẩm mới của họ GTX TITAN X tại GDC. Hôm qua, NVIDIA đã tổ chức một cuộc hội thảo để giới thiệu chi tiết về sản phẩm và giải đáp những câu hỏi thắc mắc mà người dùng đặt ra cho sản phẩm tại GTC (GPU Technology Conference). Chiếc Geforce GTX TITAN X được trang bị GPU mới nhất GM200 với tổng số 3072 nhân CUDA được trải rộng khắp trên 24SMMs. Với mỗi 128 nhân CUDA/SMM có thể chứa 8TMUs, nâng tổng số TMU lên 192. Con GPU này được sản xuất dựa trên kiến trúc Maxwell có kích thước 28nm với 8 tỷ bóng bán dẫn trên bo mạch. Và có công suất tiêu thụ TDP 250W. [ATTACH] Theo thông tin thì sản phẩm được trang bị GPU GM200 với tần số mặc định là 1000MHz và sẽ được nâng lên đến 1075MHz, có thể xử lý 7 teraflop(SP) và 0.2 teraflop(DP). Sản phẩm còn được trang bị thêm bộ nhớ GDDR5 có dung lượng 12GB với tốc độ 7GHz và băng thông 336.5GB/s, hổ trợ việc xuất hình với độ phân giải 4K và có mức giá $999 được NVIDIA công bố chính thức. Nguồn: Tomshareware.
[amtech.vn] Hôm nay, hội thảo GPU Technology Conference 2015 chính thức khai mạc tại trung tâm hội nghị San Jose, Mỹ, quy tụ hơn 4.000 người tham dự từ 50 quốc gia trên thế giới. [IMG] Tâm điểm chú ý là bài phát biểu của ông Jen-Hsun Huang - CEO của NVIDIA về GPU thế hệ mới với tên gọi GeForce TiTan X - card đồ họa mạnh mẽ nhất từng được thiết kế dành cho việc xây dựng mạng lưới trí tuệ nhân tạo thông minh. [IMG] Được xây dựng hoàn toàn trên kiến trúc Maxwell, mẫu GPU thế hệ mới này có hiệu suất xử lý và hiệu quả tăng gấp đôi so với người tiền nhiệm trước đây nhờ vào 8 tỷ bóng bán dẫn kết hợp với 3.072 lõi CUDA mang lại khả năng tính toán lên đến 7 Teraflop, bộ nhớ đệm 12 GB và mức giá bán là 999$. [IMG] TiTan X không những là dòng card đồ họa tiên tiến nhất của NVIDIA mà còn được trang bị khả năng tự học hỏi thông minh với tên gọi "Deep Learning" - phân khúc phát triển trí tuệ nhân tạo đang được NVIDIA nghiên cứu nhằm tính toán độc lập, mang đến khả năng tự động điều khiển, được áp dụng thử nghiệm trong dòng xe không người lái gần đây. [IMG] Ông Jen-Hsun Huang cũng đã cho thấy sức mạnh xử lý đồ họa của TiTan X một cách trực quan hơn thông qua game "Middle-earth: Shadow of Mordor" với độ phân giải 4K, mức thiết lập cao nhất đồng thời tính năng khử răng cưa FXAA được kích hoạt. Tốc độ mà TiTan X mang lại là 40 frames/s, cao hơn tốc độ tối đa 30 frames/s mà card đồ họa GTX 980 ra mắt vào tháng 9 năm ngoái đạt được. [IMG] Bên cạnh đó, ông Jen-Hsun Huang cũng đã giới thiệu với các khán giả tham dự hội nghị một ứng dụng phần mềm có tên gọi "DIGITS-Deep Learning GPU Training System". Đây là một phần mềm giúp các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu dữ liệu nhanh chóng thiết kế ra hệ thống mạng lưới thần kinh liên lạc chất lượng cao giúp xây dựng được những cỗ máy có khả năng phân loại và nhận biết các đối tượng khác nhau và đưa ra lựa chọn hợp lý. NVIDIA cũng cung cấp đường link tải về sử dụng thử chương trình, người dùng quan tâm có thể download tại đây [IMG] Cuối cùng, khi gần kết thúc buổi hội thảo, ông Jen-Hsun Huang đã ra mắt cỗ máy tính ứng dụng công nghệ "Deep Learning" có tốc độ nhanh nhất thế giới với tên gọi DIGITS DevBox. Đây là cỗ máy mạnh mẽ nhất, sử dụng 04 card đồ họa GeForceTiTan X sử dụng hệ thống phần mềm DIGITS phục vụ cho công tác nghiên cứu máy học. [IMG] Nó được cài đặt sẵn tất cả các phần mềm cần thiết dành cho các nhà khoa học và nghiên cứu phát triển mạng lưới trí tuệ nhân tạo. Tất cả được thiết kế chạy với mức hiệu quả cao nhất, yên tĩnh, thoáng mát, sử dụng dây cắm điện thông thường với mức giá bán đề nghị là 15.000$.
Gần đây, AMD đã có buổi trình bày với các đối tác sản xuất card đồ họa của mình về thông tin của card đồ họa sắp tới của hãng là R9 390X. Ngay sau đó có vài bức hình rò rỉ thông số cũng như biểu đồ đo hiệu năng hoạt động của R9 390X với R9 920X, qua những bức hình này, nếu các thông số này là xác thực thì R9 390X sẽ là mối đe dọa thực sự của AMD dành cho NVIDIA cụ thể là với mẫu card GTX Titan X. Về cấu hình R9 390X sẽ có 4096 stream processors trên nền tảng kiến trúc đồ họa GCN mới, xung nhịp nhân lên đến 1050MHz. R9 390X sẽ có 2 phiên bản, phiên bản tản gió và tản nước AIO dành cho các tay ép xung cuồng si. Về bộ nhớ, R9 390X sẽ sử dụng chuẩn bộ nhớ mới HBM băng tần 4096 bit với dung lượng bộ nhớ 8GB, xung nhịp bộ nhớ là 1.25GHz. Băng thông bộ nhớ thực tế sẽ cao hơn mức 5GHz 512 bit GDDR5 của R9 290X. Số lượng đầu cắm nguồn vẫn giữ nguyên như R9 290X là 2 đầu 6 pin và 8 pin. AMD cho biết R9 390X sẽ có hiệu năng cao hơn 50-60% so với R9 290X theo như các kết quả benchmark của 2 game Battlefield 4 và FarCry 4. [img][img][img][img] Nguồn: TechPowerUp
[amtech.vn] Hãng sản xuất chip đồ họa NVIDIA vừa có thông báo chính thức tại GDC 2015 về sản phẩm card đồ họa NVIDIA Geforce GTX TITAN-X. Theo một số thông tin thì sản phẩm GTX TITAN-X được trang bị chip xử lý GM200 silicon 28nm gồm 6 nhân xử lý đồ họa với 3072 nhân CUDA dựa trên nền tảng mới nhất “Maxwell”. [ATTACH] Với kiến trúc “Maxwell” của vi xử lý đồ họa GPU, số TMU có thể được tính như sau: lấy số nhân CUDA /16 và TMU trên sản phẩm GTX TITAN-X này là 192. Sản phẩm GTX TITAN-X có thông số kỹ thuật bao gồm 96ROPs, 1 bộ nhớ GDDR5 mới nhất có băng thông 384bit với dung lượng bộ nhớ 12GB và sử dụng chip nhớ đến 24x4Gb. Nhân của chip xử lý đồ họa GM200 có tốc độ 1002MHz và có thể GPU Boost lên đến 1089MHz, bộ nhớ đồ họa(GDDR5) của sản phẩm có tốc độ 7012MHz với băng thông 336GB/s. Ngoài ra, NVIDIA còn áp dụng công nghệ nén mới nhằm cải thiện việc sử dụng băng thông hiệu quả và có TDP(công suất thực) của chip là 250W. Để tránh việc thiếu nguồn khi sử dụng, NVIDIA đã trang bị cho sản phẩm gồm 1 nguồn 6 pin và 1 nguồn 8 pin, để mở rộng việc xuất hình thì sản phẩm đã hổ trợ 3 cổng DisplayPort 1.2, 1 cổng HDMI 2.0 và 1 cổng dual-link DVI. Nguồn: Techpowerup.
[amtech.vn] NVIDIA đã có thông báo tại GDC 2015 về sản phẩm phục vụ cho việc chơi game(game console) NVIDIA Shield. Mọi người không nên nhầm lẫn sản phẩm này là 1 thiết bị cầm tay hoặc 1 chiếc tablet của những phiên bản trước đây mà sản phẩm này là sản phẩm thiết bị điều khiển thiết bị TV chạy hệ điều hành Android với độ phân giải 4K. [ATTACH] Trong khi sản phẩm Shield Tablet sử dụng chip Tegra K1 SoC thì sản phẩm Shield Console được trang bị chip Tegra X1 64bit và sử dụng GPU thế hệ mới nhất Maxwell. Cấu hình của chiếc Shield Tablet gồm RAM 3GB, bộ nhớ trong 16GB, khe cắm card microSD và có thể sử dụng với thiết bị Android TV. [ATTACH][ATTACH] NVIDIA còn cung cấp thêm công suất tiêu thụ năng lượng của bộ điều khiển là khoảng 40W và cho hiệu suất gấp 2 lần. Ngoài ra, Shield Console còn có thiết kế khá tốt với độ dày là 25mm và nặng 654gam. Sản phẩm bao gồm 1 bộ điều khiển(Shield Controller), người dùng Shield Console có thể truyền tải trực tiếp những trò chơi thông qua việc sử dụng NVIDIA Grid Cloud Việc truyền tải Grid này còn cho phép truy cập vào chế độ AAA chỉ trong 1 phút với độ phân giải 1080p( 60 fps) trong khi choi game. Sản phẩm Shield Console có mức giá khoảng $199. [MEDIA] Nguồn: Nextpowerup.
[amtech.vn] NVIDIA Tegra X1 SoC là một trong những bộ vi xử lý 64-bit mạnh mẽ nhất mang đến hiệu suất chơi game tuyệt vời với 256 lõi đồ họa Maxwell thế hệ mới. Do đó, với mong muốn chiếc Shield Tablet sẽ nổi bật với ưu thế xử lý đồ họa cao, NVIDIA dự kiến sẽ ra mắt phiên bản Shield Tablet mới sử dụng chip Tegra X1 này. [IMG] Dự kiến, sản phẩm sẽ được ra mắt tại sự kiện công nghệ GPU vào ngày 17/03 năm nay. NVIDIA vẫn chưa tiết lộ chi tiết đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm, vì vậy hãy chờ đợi thông tin mới từ phía NVIDIA đưa ra. [IMG] Theo NextPowerup
[amtech.vn] Công nghệ G-Sync của NVIDIA với khả năng đồng bộ hóa thời gian làm tươi khung hình với tốc độ làm tươi trên màn hình tương thích, là công nghệ dành cho những game thủ chuyên nghiệp, mang đến trải nghiệm mượt mà hơn nhiều so với thông thường. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ G-Sync chỉ có thể làm việc với màn hình được trang bị phần cứng đặc biệt bên trong. [IMG] Tuy nhiên, điều này sẽ trở nên khả thi hơn với các mẫu máy tính xách tay, tạp chí PC Perspective đã phát hiện ra driver NVIDIA cho phép G-Sync được kích hoạt trên máy tính xách tay ASUS G751 – chiếc máy tính tốt nhất trong năm 2014 mà không cần phải có màn hình hiển thị G-Sync. Điều này có nghĩa rằng NVIDIA có thể sẽ tung ra bản cập nhật driver mang tính năng này trên tất cả các dòng máy tính xách tay đã được sản xuất. Hơn nữa, tạp chí PC Perspective tiết lộ rằng ASUS G751 có khả năng làm tươi với tốc độ cao 100MHz, hiển thị nội dung 1080p nhanh hơn so với một số màn hình máy tính để bàn được trang bị công nghệ G-Sync. PC Perspective đã tháo rời toàn bộ máy để đảm bảo rằng không có bất kỳ thiết bị ẩn G-Sync nào được trang bị cho ASUS G751. NVIDIA cũng đã xác nhận rằng phần cứng các thiết bị di động sẽ không yêu cầu trang bị G-Sync như trên màn hình máy tính để bàn. Tuy nhiên, vẫn chưa có xác nhận chính thức nào rằng G-Sync có thể chạy được trên các dòng máy tính xách tay thế hệ cũ. [IMG] Theo DigitalTrends
[amtech.vn] Nhằm kỷ niệm cột mốc doanh số 100 triệu chiếc card đồ họa sử dụng bộ vi xử lý của NVIDIA kể từ lúc MSI bắt đầu sản xuất cho đến năm 2015, MSI đã chuẩn bị phiên bản giới hạn đặc biệt với hai mẫu card đồ họa GTX 960 GAMING và GTX 970 GAMING với thiết kế màu xanh ấn tượng. [IMG] Cả hai mẫu sản phẩm sử dụng tản nhiệt MSI Twin Frozr V nổi tiếng với công nghệ Zero Frozr và thiết kế quạt tản nhiệt Torx Fan sáng tạo mang đến khả năng chơi game yên tĩnh và mát mẻ. Ngoài ra, như một dấu hiệu của sự tri ân, một món quà đặc biệt sẽ được tặng kèm bên trong hộp đựng sản phẩm. Hai mẫu card đồ họa MSI GTX 960 GAMING 100 ME và MSI GTX 970 GAMING 100 ME hiện nay đã được phân phối trên toàn cầu. [IMG][IMG] Theo TechPowerUp
[amtech.vn] Hôm nay, Gigabyte tung ra ba mẫu card đồ họa NVIDIA GeForce GTX 960 được ép xung sẵn, bắt đầu với mẫu GV-N960IXOC-2GD, phiên bản nhỏ gọn, sử dụng giải pháp quạt tản nhiệt đơn với mức xung 1165/1228/7012 MHz so với tốc độ tham chiếu của 1127/1178/7012 MHz của NVIDIA. Sản phẩm đi kèm 02 cổng DVI, 01 cổng HDMI 2.0 và 01 cổng kết nối Display Port 1.2. [IMG] Tiếp theo là GV-N960WF2OC-2GD có thiết kế bảng mạch dài hơn, quạt tản nhiệt kép WindForce 2X, được ép xung cao hơn 1216/1279/7012 MHz, tích hợp các công nghệ độc quyền như FlexDisplay, 02 cổng DVI, 03 cổng DisplayPort 1.2 và 01 cổng kết nối HDMI 2.0. [IMG] Đứng đầu là mẫu GV-N960G1 Gaming-2GD với đặc trưng xung nhịp được ép xung cao 1241/1304/7012 MHz, tản nhiệt WindForce 3X lớn chỉ kích hoạt khi card đồ hoạt đạt đến ngưỡng nhiệt độ nhất định. [IMG][IMG] Theo TechPowerUp
Trong năm 2014 các hãng sản xuất hàng công nghệ nói chung đang tập trung và đẩy mạnh thị trường laptop Gaming dành cho game thủ. Các game bom tấn như Titanfal, the Elder Scrolls, Far Cry 4,… càng ngày càng được nâng cấp mức đồ họa cực cao và yêu cầu phần cứng rất lớn nhất là hiệu năng card đồ họa. Bởi thế các Laptop gaming cũng dần được nâng mức GPU lên để xứng tầm và đảm bảo hoạt động game với hiệu năng cao nhất, trong số đó dòng card GeForce GTX 800M của Nvidia là một trong những thế hệ card được sử dụng nhiều từ giá rẻ cho tới cao cấp và model GTX 860M thuộc phân khúc tầm trung được nhiều nhà sản xuất lựa chọn và ứng dụng trong đó có Asus với dòng laptop gaming G551JM. [IMG] Asus Gaming G551JM với card đồ họa GTX 860M Khái niệm card đồ họa. Thực sự với độ phức tạp cũng như lượng hình ảnh cực lớn tải trên từng lớp ảnh của 1 game thì chỉ với 1 CPU cùng màn hình hiển thị là không đủ để người dùng cảm nhận được hết các khung hình này, bởi thế ta phải nhờ đến sự trợ giúp của card đồ họa để nó chịu quản lý một phần các tác vụ liên quan đến hình ảnh, video. [IMG] Hình ảnh của card đồ họa GTX 860M trong Laptop gaming Asus G551JM Trên các laptop hiện nay được sử dụng 2 loại card chính đó là card onboard (được các nhà sản xuất tích hợp sẵn trên main) và card rời có hiệu năng rất cao. Vì thế các latop gaming thường chỉ sử dụng card rời để đạt mức hiệu năng cần thiết Laptop Asus gaming G551 [IMG] G551JM có kích thước nhỏ gọn khác hẳn so với các máy gaming khác, vỏ nhôm nhuyễn sước màu tối kết hợp viền đỏ nhấn mang mại thêm vẻ sang trọng. Logo cũng như tên Asus đặt giữa máy in nổi nhẹ tạo điểm nhấn. Đây là sản phẩm nổi trội nhất trong số những laptop gaming sử dụng card đồ họa 860M, Asus sử dụng G551JM như một bước ngoặc để đánh dấu sự trở lại của thị trường gaming laptop của mình. G551JM sở hữu thiết kế mềm mại, sang trọng và tinh tế khác hoàn toàn so với vẻ ngoài hổ báo hầm hố của đa số các gaming laptop thông thường của Asus. [IMG] Asus G551JM sở hữu bàn phím chicklet đúng chất game thủ với bàn phím thay đổi màu đỏ (Red) và trắng (White), Tuochpad rộng so với tương quan bề mặt máy và chếch sâu về cạnh trái đặt trưng của các dòng laptop Asus. Cổng tản nhiệt cong và thoát nhiệt ra cạnh bên trái, mặt sau sử dụng chân nhựa gia công đặt máy để tránh mòn hay bong tróc đế Thông số kỹ thuật cơ bản của G551JM: [IMG] G551JM sở hữu một cấu hình rất cao cho một laptop chơi game cơ động G551JM sở hữu cấu hình khá mạnh với vi xử lý thế hệ mới Intel Haswell i7-4710HQ tốc độ cao 2.5 GHz, Ram 16 GB, máy chạy khá tốt hệ điều hành mới nhất Windows 8.1 64 bit. Màn hình IPS Full HD 15.6 inch được ứng dụng để mang lại cho máy sức mạnh đồ họa cao cấp. Tuy nhiên để đạt được mức hiệu năng cần thiết khi chơi game Asus đã trang bị Card đồ họa GTX 860M (series mới nhất thời điểm máy ra mắt) để giúp tối ưu hóa cũng như mang lại chất lượng đồ họa xứng tầm với game thủ. Nhận xét: Asus G551JM là một trong những dòng laptop gaming có tính cơ động và vẻ ngoài nhẹ nhàng tinh tế rất phù hợp với những game thủ nữ. Với trọng lượng chỉ 2.7kg G551JM sẽ dễ dàng di chuyển hơn những laptop gaming khủng khác của Asus. Vỏ ngoài của máy cũng có khả năng chống trầy sước cũng như bám bẩn lớn. Tuy nhiên máy con có thời lượng pin khá thấp so với một chuẩn gaming và giá thành hơi cao là một số điểm hạn chế đáng nói của Asus G551JM. Các tính năng của nổi trội GTX 860M Các card đồ họa của Nvidia luôn được hỗ trợ nhiều công cụ cũng như tính năng hữu ích nhất cho người dùng nhất là game thủ khi sử dụng, với GTX 860M cũng vậy: Công cụ GeForce Experience: là một trong những công cụ nổi tiếng của Nvidia được phát triển bỡi những kỹ sư cao cấp và được công bố ở tháng 4 năm 2012 bởi Jen-Hsun Huang có khả năng tự tối ưu hóa thiết lập game bởi nó dựa trên nền tảng đám mây để thiết lập phân tích phần cứng máy tính người dùng và điều chỉnh đồ họa in-game cũng như độ phân giải màn hình để tối ưu hóa hiệu năng máy tính khi chơi. [IMG] GeForce Experience với các tùy chọn tùy chỉnh cấu hình game thân thiện, hơn nữa người chơi dễ dàng nhận biết trước được hình ảnh hiển thị sau khi được tùy chỉnh tự động thông qua demo game ngay bên cạnh. Bởi công cụ được phát triển dựa trên thông tin thực tế tức là nhà phát hành sẽ chơi thử nhiều tựa game khác nhau với vô số mức cấu hình và từ đó lựa chọn ra mức cấu hình tốt nhất phù hợp nhất để đảm bảo game hoạt động trơn tru nhưng vẫn giữ mức cầu hình từ 40 đến 60 fps để lưu trữ lại và khu người dùng sử dụng chỉ cần lick chuột để sao chép lại thiết lập này. Nhờ thế công cụ hoạt động rất chính xác cũng như tránh được những lỗi lập trình không cần thiết. Phần mềm có giao diện rất trực quan bởi các thiết lập đều được Nvidia đặt 1 demo ngay bên cạnh để người dùng so sánh và lựa chọn. Một tính năng rất hữu ích nữa là phần mềm có khả năng kiểm tra, cài đặt hay update driver mới cho card đồ họa để dễ dàng hơn với người dùng cũng như tiết kiệm thời gian. Nhận xét: Đây là một ứng dụng cần thiết và tối ưu cần có với 1 game thủ, bởi vì không nhiều game thủ có khả năng tùy chỉnh được cấu hình game hợp lý hay có thời gian làm việc này. Phần mềm do chính Nvidia phát hành nên người dùng sẽ không phải lo ngại việc thông tin máy bị đánh cắp hay bị dính phầm mềm độc hại. Tính năng Battery Boost: Đây là tính năng mới được Nvidia đưa vào những dòng card có thế hệ từ 8 trở lên cho phép GPU tự điều chỉnh và thiết lập lại cài đặt để tối ưu hóa năng lượng tiêu thụ từ đó tiết kiệm pin, với một laptop gaming thì pin luôn là vấn đề bởi khả năng ngốn năng lượng khủng khiếp khi hoạt động, vì thế Battery Boost sẽ tự động giảm bớt những ứng dụng không cần thiết cũng như điều chỉnh lại mức hiệu năng của hệ thống sao cho vẫn chiến game tốt mà giữ mức tiêu thụ năng lượng thấp nhất. [IMG] Battery Boost điều chỉnh hệ thống để tối ưu hóa mức tiêu thụ năng lượng hoạt động đến mức thấp nhất nhưng vẫn không ảnh hưởng quá nhiều đến khung nhìn. Nvidia cho biết công nghệ này sẽ giúp tiết kiệm năng lượng khi chơi game từ 50% đến 100%. Nhận xét: Tính năng này có tác dụng tối đa khi sử dụng laptop gaming chơi game mà lại không có sẵn các thiết bị cung cấp điện bên cạnh, hơn nữa nếu bạn chơi game trong các chuyến đi chơi hay trên xe thì phần mềm này thật hữu ích khi có thể kéo dài thêm thời lượng sử dụng máy cần thiết, điều này còn giúp máy cơ động hơn cũng như đảm bảo được độ bền của pin máy. Tính năng ShadowPlay: Game hiện nay đang rất thình hành và có số lượng người chơi cực lớn, bởi thế việc chia sẽ các đoạn video game hay cùng những phân đoạn kịch tính là một nhu cầu không thể thiếu. Bởi vậy Nvidia đã đưa thêm tính năng Shadowplay vào đề cho phép người chơi dễ dàng thiết lập quay tự động lại một đoạn video trong game khoảng từ 5-20 phút. Sau có bạn có thể tùy chỉnh (cắt, sao chép, lưu trữ, chia sẽ online, hay thậm chí phát sóng trực tiếp lên Twitch để nhiều người khác theo dõi) đoạn video này. [IMG] Giao diện trực quan với nhiều tính năng của ShadowPlay Những tính năng nổi trội trong ShadowPlay: - ShadowPlay Desktop Capture (quay phim màn hình máy tính thời gian thực) - ShadowPlay For Notebooks (quay phim lại toàn bộ quá trình chơi game) - GameStream For Notebooks (Stream game từ laptop lên máy cầm tay SHIELD) Nhận xét: Tính năng này rất có ích với những người chơi game theo nhóm hay những game thủ thường xuyên hoạt động trên mạng xã hội để dễ dang chia sẽ những khoảnh khắc game đẹp hay lưu lại cách thức để vược qua một màn chơi khó khăn. Tính năng GameStream: Tính năng này chỉ phù hợp với những nhóm người chơi lớn và những game thể loại thể thao là chính, bởi nó cho phép người dùng sẽ kết nối và gửi tín hiệu video từ laptop tới các thiết bị khác như TV (nhưng nhất thiết phải cùng trong 1 mạng). [IMG] Hình ảnh mô phỏng khả năng truyền tải dữ liệu hình ảnh và kết nối các thiết bị với nhau thông qua GameStream Nhận xét: Thực tế với game thủ hiện nay thì tính năng này không có nhiều ứng dụng, bởi người chơi thường sử dụng màn hình máy và nếu phát video sang màn hình khác thì yêu cầu tốc độ mạng rất cao và khó đảm bảo hình ảnh giữ được độ chính xác cần có. Tuy nhiên tính năng này giúp người dùng chơi game và chia sẽ ra mọi loại màn hình sẽ giúp người cho có trải nghiệm thú vị hơn và nhất là khi muốn chơi trên màn ảnh rộng hay share cho mọi người cùng xem. Nvidia Geforce GTX860M sở hữu 2 kiến trúc riêng biệt. [IMG] Geforce GTX 860M sở hữu kiến trúc Kepler và Maxwell GTX 860M là dòng card đầu tiên sở hữu kiến trúc Maxwell, bởi thế GTX 860M có khả năng tiết kiệm năng lượng rất cao, nhờ Maxwell trang bị kiến trúc tính toán song song CUDA (Compute Unified Device Architecture) bởi vậy hiệu suất tính toán trên mỗi watt điện cao hơn gấp đôi so với Kepler cho dù cùng qui trình sản xuất 28nm. Hơn nữa GPU và CPU của card đồ họa Maxwell cũng tham chiếu lẫn nhau (tức là GPU có thể đọc dữ liệu từ CPU và ngược lại) dựa vào công nghệ ảo hóa nhờ vậy khối lượng công việc của phần cứng sẽ được phân bố và xử lý dễ dàng và hiệu quả hơn. Hiệu năng của GTX 860M. Metro Last Light [IMG] Geforce GTX 860M trong G551JM cho mức khung ảnh rất cao lên tới 35.12 FPS/S So sánh với vài thành viên trong dòng Geforce GTX 800M [IMG] Nhận xét: Với mức khung hình nổi trội hơn so với các anh em của mình trong họ GTX 800M được biểu diển thông qua phép thử Metro Last Light một tựa gam khá nặng dành cho máy tính (phép thử cho thấy hiệu năng chơi game thực tế của card đồ họa và hiển thị dưới dạng khung hình/giây). Mức khung hình 35.12 đủ để GTX 860M trong G551JM có thể chạy tốt hầu hết các game đòi hỏi phần cứng cao hiện nay mà vẫn giữ mức khung hình cực cao. Crysis 2: [IMG] Geforce GTX 860M trong G551JM cho mức khung ảnh rất cao lên tới 48.1 FPS/S ở crysis 2 So sánh với vài thành viên trong dòng Geforce GTX 800M [IMG] Nhận xét: Crysis 2 là một trong những tựa game được mệnh danh là sát thủ phần cứng bởi game yêu cầu cấu hình cực cao nhất là về mặt hiệu năng của card đồ họa, đến thời điểm hiện tại thì Crysis 2 vẫn xếp trong top những game "nặng" nhất cho laptop. Bởi vậy trình benchmark đo bằng Crysis 2 sẽ biểu thị chính xác hiệu năng tối đa khi chơi game thực tế và biểu thị dưới dạng mức khung hình/s được đo qua quá trình chơi game. Vì vậy số điểm càng cao đại biểu cho hiệu năng card đồ họa của máy càng lớn. PCMark 8: [IMG] G551JM đạt được mức điểm cao trong trình benchmark pcmark 8 tới 3032 điểm So sánh với vài thành viên trong họ gaming [IMG] Nhận xét: PCMark 8 biểu thị lên mức độ phù hợp cũng như độ ổn định của tất cả các thành phần phần cứng trong một laptop. Số điểm càng cao nói lên sức mạnh phần cứng của máy càng lớn. Dĩ nhiên với cấu hình của mình thì G551JM đạt mức điểm 3032 là rất cao không thua nhiều so với G750JM (một trong những laptop gaming cực mạnh của Asus đứng sau G751). Kết luận: Ưu điểm: - Geforce GTX 860M có kiến trúc Maxwell giúp tiết kiệm điện năng cũng như dễ đạt hiệu năng tối đa - Nhiệt độ hoạt động của GTX 860M ổn định và không tăng đột biến - Nhiều tính năng mới hỗ trợ tốt cho game thủ - Asus G551JM có thiết kế đẹp, lạ mắt, sang trọng và nổi bậc trong dòng gaming - Trong lượng nhẹ cơ động - Cấu hình tốt Nhược điểm: - Geforce GTX 860M vẫn có mức giá hơi cao - Asus G551JM không trang bị ổ SSD - Asus G551JM có dung lượng pin không cao
[amtech.vn] Gigabyte đã tung ra một vài hình ảnh về mẫu card đồ họa GeForce GTX 960 G1.Gaming mới của mình. Thế hệ card đồ họa mới này được thiết kế dành cho thị trường tầm trung đầy tiềm năng. Giải pháp tản nhiệt WinForce 3X vẫn được Gigabyte sử dụng, với khả năng tự kích hoạt khi đạt ngưỡng nhiệt độ yêu cầu. [IMG][IMG][IMG] GTX 960 G1.Gaming sở hữu 02 cổng dual-link DVI, 01 cổng HDMI 2.0 và 01 cổng DisplayPort 1.2. Dự kiến GTX 960 G1.Gaming sẽ được phân phối vào ngày 22 tháng 01 năm 2015. [IMG] Theo TechPowerUp
Hôm qua ASUS đã chính thức lên tiếng việc phân phối card đồ họa GTX 970 phiên bản đặc biệt Dragon Knight (DK) hay còn gọi là Kỵ sĩ rồng. Theo đó, hãng điện tử Đài Loan sẽ không bán sản phẩm này ở thị trường nào khác ngoài Trung Quốc. Dù GTX 970 DK nhiều khả năng sẽ là sản phẩm bán chạy tiềm năng khi nó sở hữu mẫu thiết kế tuyệt vời cùng khả năng ép xung tốt, ASUS vẫn chỉ bán sản phẩm này tại thị trường Trung Quốc. "GTX 970 DK là sản phẩm giới hạn sản xuất dành cho thị trường Trung Quốc, nó sẽ không được bán đại trà tại những thị trường khác và sẽ không được bán tại thị trường Anh quốc," - Gareth Ogden, người phát ngôn của ASUS cho biết. ASUS GTX 970 DK có mức xung nhịp GPU rất cao tiềm tàng khả năng ép xung khủng nhờ vào dàn pha nguồn 10 con, 2 đầu cấp nguồn PCIe 6 và 8 pin cũng như bộ tản nhiệt DirectCU II đã độ lại với 2 quạt làm mát 10cm trong đó có 1 quạt dùng công nghệ CoolTech. Chiếc card đồ họa sử dụng bo mạch được ASUS tùy biến lại theo form của Strix GTX 980 vốn dành rất nhiều giải thưởng phần cứng trong năm 2014 bao gồm cả giải thưởng danh giá "Must Have" của KitGuru. [img] Có vẻ như ASUS GTX 970 DK được phát triển dành để làm quà tặng nhân dịp ngày lễ Tết truyền thống đầu năm ở Trung Quốc diễn ra vào ngày 19/2 năm nay. Đối với các fan cuồng PC thì chiếc card này chắc chắn là một món quà tuyệt vời nhất dành cho họ. ASUS định vị GTX 970 DK nằm dưới dòng sản phẩm cao cấp ROG của hãng nhưng lại trên dòng phổ thông một chút. Tiếc rằng vào thời điểm hiện tại ASUS vẫn chưa có kế hoạch ra mắt card đồ họa GTX 970 nào dành cho các tay ép xung nhưng lại muốn họ đầu tư vào các card đồ họa nền tảng GTX 980 như Strix GTX 980 hay ROG Matrix Platinum GTX 980 với số pha nguồn lần lượt là 10 và 14 con. Nhưng thực ra vẫn có nhiều card đồ họa khác nền tảng GTX 970 tiềm tàng khả năng ép xung tốt mà điển hình trong số đó là bản GTX 970 sử dụng bo mạch và tản nhiệt của NVIDIA dành cho GTX 980 do trang Overclockers UK thử nghiệm và đánh giá. Nguồn: KitGuru
[amtech.vn] NVIDIA cuối cùng đã tiết lộ thông số kỹ thuật mẫu sản phẩm card đồ họa mới GeForce GTX 960, mẫu sản phẩm được lắp ráp dựa trên công nghệ 28 nm GM206 của NVIDIA gồm 1.024 nhân CUDA trên nền kiến trúc Maxwell, 64 TMUs, 32 ROPs trên giao diện bộ nhớ 2 GB GDDR5 128-bit. [IMG] GPU có tốc độ xung 1127 MHz, ép xung lên được 1178 MHz với công nghệ GPU Boost và xung bộ nhớ đạt 7.00 GHz (112 GB/s băng thông thực). Sử dụng một khe cắm nguồn phụ PCle 6-pin, công suất thực của mẫu GeForce GTX 960 được đánh giá ở mức 120W. Cổng đầu ra sẽ bao gồm 2 cổng dual-link DVI, 01 cổng HDMI 2.0, 01 cổng Display Port 1.2. Bên cạnh đó, NVIDIA còn tuyên bố rằng mẫu sản phẩm này sẽ là mẫu sản phẩm đáng mơ ước dành cho các overclocker với khả năng ép xung mang lại hiệu suất gấp đôi dòng card GTX 660 trước đó. [IMG][IMG][IMG] Dự kiến NVIDIA sẽ tung ra phiên bản GeForce GTX 960 vào ngày 22/01/2015. [IMG] Theo TechPowerUp
[amtech.vn] Thế hệ card đồ họa đơn tiếp theo của AMD với tên mã là “Fiji” có thể được trang bị công nghệ High-Bandwidth Memory (HBM) – công nghệ cho phép tăng lượng băng thông bộ nhớ DRAM, giảm số lượng chân cắm trên GPU đồng thời giảm kích thước bo mạch. Dự kiến, AMD sẽ ra mắt mẫu sản phẩm mới trong năm 2015, mặc dù tiến độ làm việc trễ từ phía đối tác TSMC trong việc sản xuất các tấm fab silicon mới hơn do công ty đang mất đi khả năng cạnh tranh với dòng GeForce Maxwell đến từ NVIDIA. [IMG][IMG] Theo TechPowerUp
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).