panel tn

These are all contents from amtech.vn - Giải đáp thắc mắc về công nghệ tagged panel tn.

  1. lamnguyenzf
    Khi lựa chọn màn hình LCD hay LED, những chỉ số IPS, VA và TN của màn hình thường được người tiêu dùng bỏ qua. Tuy nhiên đây chính là chỉ số cấu trúc màn hình ảnh hưởng quyết định đến chất lượng hình ảnh. Không phải tất cả các loại màn hình LCD và LED có mặt trên thị trường sử dụng chung một cấu trúc màn hình. Sự khác biệt khi sử dụng công nghệ TN, VA hay IPS ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hình ảnh. Trên thị trường hiện nay, phần lớn các màn hình tầm trung và cao cấp sử dụng loại tấm nền màn hình (Panel) In-Plane Switching (IPS) hoặc Vertical Alighment (VA), trong khi các sản phẩm giá rẻ sử dụng cấu trúc tấm nền Twisted Nematic (TN). [IMG] Màn hình cấu trúc tinh thể lỏng dạng xoắn – Twisted Nematic (TN) Đây là cấu trúc màn hình tinh thể xuất hiện đã khá lâu trên thị trường và phổ biến trên các dòng màn hình tầm thấp. Ưu điểm là giá rẻ nhưng khuyết điểm của loại tấm nền màn hình TN chính là ở góc nhìn rất hẹp. Nếu người dùng không ngồi đối diện thẳng với màn hình, hình ảnh và màu sắc thấy được trên màn hình sẽ trông bị nhạt đi. Lợi thế duy nhất là công nghệ cho tốc độ phản hồi nhanh nhất (phù hợp với các game FPS) nếu so với VA và IPS, tuy nhiên, sự chênh lệch này không thể hiện rõ rệt đối với người dùng. Tóm tắt về thế hệ TN: Phổ biến ở các màn hình từ 15-19” Có trong một số màn hình kích thước 28” Chi phí sản xuất thấp dẫn đến chi phí bán lẻ khá thấp Phổ biến ở độ phân giải 1920 x 1080 Thời gian đáp úng 1ms, 2ms G2G Tỉ lệ tương phản 1000:1 Góc nhìn: 170/160 độ Hỗ trợ màu sắc: 16.7 triệu màu sử dụng 6-bit màu + FRC Hoạt động trên màn hình tần số quét 120Hz Góc nhìn bị hạn chế Màu sắc không phù hợp cho công việc Màn hình cấu trúc tinh thể lọc xếp dọc – Vertical Alignment (VA) Xét về góc nhìn, màn hình cấu trúc tấm nền VA tốt hơn nhiều TN. Nó cho phép người xem có thể thưởng thức được hình ảnh với màu sắc tốt ngay cả khi ở vị trí không phải là trung tâm của màn hình. Sự cải tiến hơn của VA là Super Pattern Vertical Alignment (gọi tắt S-PVA), được Samsung và Sony ứng dụng nhiều trên màn hình của họ, cho góc nhìn rộng và thể hiện màu đen sâu hơn. Sharp cũng phát triển một phiên bản riêng của cấu trúc tấm nền VA và gọi tên là Axially Symetric Vertical Alignment (viết tắt là ASV), và về cơ bản vẫn sử dụng các tinh thể lỏng xếp dọc. Multi-domain Vertical Alignment (MVA) [IMG] Được phát triển bởi Fujitsu trong năm 1998 như là một công nghệ lai tạo giữa TN và công nghệ IPS. MVA cung cấp thời gian đáp ứng lên đến 25ms (rất cao so với IPS và TN), nhưng bù lại MVA có một góc nhìn rộng hơn TN (160-170 độ) và có khả năng cạnh tranh với IPS trong mảng góc nhìn này. Cùng với độ tương phản và độ sắc đen sâu sắc, thì IPS và TN vẫn chưa thể làm được như tấm nền MVA. Thời gian phản hồi không thể được tốt như các tấm nền TN dẫn đến MVA không thể nào phù hợp cho các trò chơi có các pha di chuyển nhanh. Với sự ra đời của RTC và công nghệ tăng tốc, thì một loạt các công nghệ cải tiến đi theo MVA được giới thiệu khá nhiều: Premium MVA (P-MVA) and Super MVA (S-MVA) MVA (P-MVA) tấm nền cao cấp được sản xuất bởi AU Optronics và Super MVA (S-MVA) của Chi Mei Optoelectronics và Fujitsu năm 1988. AU Optrotics đã thêm vào một thế hệ mới gần đây gọi tắt là AMVA và S-MVA một trong những tấm nền rất hiếm khi được sử dụng. Khi được đưa vào thị trường, các tấm nền này đã cải thiện được thời gian phản hồi, một cải tiến so với thế hệ trước đó MVA. Nhưng thời gian đáp ứng thì vẫn không thể nào nhanh như các tấm nền TN, nhưng chúng ta đã thấy được sự cải tiến khá rõ rệt trong phần giới thiệu công nghệ kế tiếp so với MVA. Một màn hình MVA có thể được xem xét để chơi game và công khai ra thị trường khi bản cập nhật của nó khá hoàn thiện. Trong khi một số cải tiến đã được thực hiện, nhưng vì do thuộc tính là “lai tạo” giữa TN và IPS nên màu sắc và góc nhìn của MVA vẫn chưa được tuyệt đối lắm khi so vs IPS và tốc độ phản hồi so với TN. Sẽ rất khó khi bạn quan sát những tấm nền MVA ở những góc nhìn khác nhau như lệch về bên phải hay là bên trái,… Sau một thời gian thì AU Optronics không còn sản xuất các tấm nền P-MVA thế hệ của MVA, mà thay vào đó là một công nghệ so với phiên bản cũ có tên gọi là AMVA. Advanced MVA (AMVA) [IMG] Khoảng năm 2005, AU Optronics đã cải tiến công nghệ tấm nền MVA, gọi là “Advanced Multi Domain Vertical Alignment” (AMVA). Tấm nền AHVA (Advaced Hyper Viewing Angle, IPS), hoàn toàn khác so với các thế hệ cũ như MVA, AMVA được thiết kế để cung cấp hiệu năng cải thiện màu sắc, cải thiện các góc nhìn ở nhiều phương diện khác nhau so với VA thông thường. AMVA cung cấp một tỷ lệ tương phản cực cao (5000:1), trong thực tế thì đôi khi chúng ta thường thấy các màn hình có tỷ lệ tương phản 3000:1, một tỷ lệ tương phản cao sẽ giúp cho chúng ta có những chất lượng hình ảnh vượt xa so với IPS và TN. Tuy nhiên thì AMVA vẫn còn có một số hạn chế đó là sự lệch tâm tương phản mà các bạn thường thấy ở tấm nền VA, do góc nhìn không rộng như công nghệ IPS nhưng bù lại chi tiết màu sắc được cải thiện khá cao, cụ thể là BenQ GW2760HS sử dụng công nghệ Color Shift-free, thời gian đáp ứng tốt hơn nhiều so với các tấm nền MVA cũ nhưng vẫn không thể nào hơn được tấm nền TN. AUO đã phát triển công nghệ VA trong nhiều năm qua, trong thời gian phát triển thì AUO cũng đã phát triển công nghệ AMVA5 giúp cải thiện các tinh thể lỏng nâng cao tỷ lệ tương phản hơn 30% so với AMVA1 trong năm 2005. [IMG] Các thế hệ P-MVA sử dụng 4 domain. Trong khi đó AMVA2 năm 2005 là 8 domain VA, sử dụng phương pháp ghép điện dung với một bóng bán dẫn ART có thể cải thiện màu sắc nhạt. AMVA2 là một phiên bản cái tiến của AMVA về tỉ lệ tương phản. PSA đã được áp dụng để AMVA3 cải thiện cho tấm nền VA và AMVA5 có những cải tiến trong tỉ lệ tương phản, tối ưu hóa màu sắc vật liệu học. Tóm tắt thế hệ MVA Tấm nền MVA được thiết kế để cải thiện góc độ, thời gian đáp ứng so với TN Kế đó là P-MVA và S-MVA cung cấp thời gian phản hồi được cải thiện. Tấm nền AMVA của AU Optronics có thời gian đáp ứng được cải tiến tốt hơn và tỉ lệ tương phản 3000 – 5000:1. MVA của Sharp thì cung cấp tần số quét lên đến 120Hz, hỗ trợ kích cỡ màn hình lên đến 32”, độ phân giải Quad HD. Không có trên màn hình tỉ lệ 21:9 và màn hình cong Phổ biến ở độ phân giải 1920x1080 Thời gian đáp ứng trung bình (5-6ms) Tần số quét 60Hz, một số hỗ trợ lên đến 120Hz. Màu sắc: 16,7 triệu màu thông qua panel 8-bit Thời gian đáp ứng vẫn còn chậm hơn so với TN và IPS Góc nhìn không tốt như IPS / PLS. Patterned Vertical Alignment (PVA) [IMG] PVA được phát triển bởi Samsung thay thế cho MVA vào cuối những năm 1990. Thông số giữa PVA và MVA rất khác nhau và PVA có thể được xem là một công nghệ độc lập, mặc dù nó có nhiều đặc điểm tương tự như VA. [IMG] Các tinh thể lỏng của PVA có cấu trúc tương tự như MVA – các tinh thể cải thiện màu sắc nhưng góc nhìn vẫn chưa hoàn hảo, không thể nào đáp ứng được như các tấm nền TN. Với sự ra đời của MagicSpeed, thời gian đáp ứng được cải thiện rất nhiều và được so sánh với tấm nền MVA. PVA trong cũng không hỗ trợ cho những chiếc màn hình có tần số quét 120Hz. Super Patterned Vertical Alignment (S-PVA) Sự ra đời của nhiều tấm nền PVA đã dẫn đến mộ thế hệ tiếp theo đó là Patterned Vertical Alignment (S-PVA) năm 2004. Giống như P-MVA của MVA, đây cũng chỉ là một phẩn mở rộng của công nghệ PVA, nhưng với sự kết hợp của MagicSpeed các tấm nền này đã phù hợp hon cho việc chơi game, nhưng vẫn còn hạn chế đó là không thể cung cấp góc nhìn được như IPS. cPVA Vào cuối năm 2009 Samsung bắt đầu sản xuất tấm nền thế hệ mới với tên gọi là cPVA. Một công nghệ đơn giản hơn so với S-PVA, cho phép Samsung sản xuất các tấm nền với chi phí thấp hơn, làm giảm chi phí bán lẽ của họ ra thị trường. cPVA sử dụng Frame Rate Control để tạo tỉ lệ màu sắc 16,7 triệu màu (6-bit + FRC). Advanced PVA (A-PVA) Có rất ít thông tin chính thức về công nghệ này nhưng một số màn hình Samsung đã sử dụng tấm nền A-PVA vào năm 2012. Một sự thay đổi dường như không có gì sâu sắc từ S-PVA / cPVA, nhưng thuật ngữ “nâng cao” đã được thêm vào để phân biệt với các mô hình mới để cạnh tranh với công nghệ IPS của LG và công nghệ AMVA của AU Optronics. SVA Trong năm 2014 Samsung đã bắt đầu sử dụng tấm nền PVA của họ như là SVA.Một trong những những nhà sản xuất PVA còn lại duy nhất trên thị trường. Tấm nền được sử dụng trong các màn hình cong tỉ lệ 21:9 ở độ phân giải Full HD và Ultra HD. Tóm tắt về thế hệ PVA - PVA thiết kế để thay thế cho MVA - Sau đó là phiên bản nâng cấp S-PVA và cPVA làm cho thời gian phản hồi được cải thiện. - PVA ngày nay rất ít được sử dụng trong màn hình máy tính hiện nay. - Sử dụng trong màn hình cong với tỉ lệ 21:9 - Tỷ lệ tương phản 3000:1 - Góc nhìn: 178/178 độ - Hỗ trợ màu sắc: 16.7 triệu màu sử dụng 8-bit, một số sử udngj 6-bit + FRC - Thời gian phản hồi vẫn còn chậm so với TN và IPS. Màn hình cấu trúc tinh thể lỏng chuyển hướng trong mặt phẳng – In-Plane Switching [IMG] IPS là cấu trúc tấm nền được phát triển từ LG Display, một công ty sản xuất tấm nền màn hình của LG. Thực tế, trên thị trường hiện nay chia làm 2 nhánh khác nhau của IPS bao gồm S-IPS, phổ biến và xuất hiện nhiều hơn trên các dòng sản phẩm của LG, Philips cũng như ở các thiết bị cầm tay của Apple như iPhone, iPad hay các loại smartphone khác, được đánh giá cao về màu sắc. Loại còn lại là IPS-alpha, thường thấy trên các dòng TV LED của Panasonic với lợi thế là về độ tương phản và độ sáng cao hơn S-IPS. Tuy vậy, điểm hạn chế của màn hình IPS là khả năng thể hiện độ sâu đen không bằng được VA. [IMG] Super-IPS (S-IPS) [IMG] Các công nghệ IPS ban đầu đã trở thành một nền tảng cho một số cải tiến đi theo sau đó, cụ thể là: Super-IPS (S-IPS), Dual Domain IPS (DD-IPS), và Advanced Coplanar Electrode (ACE). Công nghệ DD-IPS thuộc về IBM và ACE thuộc về Samsung và độ phổ biến của nó là dường như không có. Việc sản xuất các tấm nền ACE phải dừng lại, trong khi đó DD-IPS đến từ IDTech, liên doanh của IBM và Chi Mei Optoelectronics – những mô hình đắt tiền cùng với độ phân giải cao len lỏi vào thị trường tiêu dùng. NEC cũng sản xuất các tấm nền IPS của họ dưới các nhãn hiệu như A-SFT, A-AFT, SA-SFT và SA-AFT, nhưng các tấm nền của họ không có gì đặc sắc hơn ngoài việc dựa vào công nghệ S-IPS trước đó. [IMG] Năm 1998 LG bắt đầu sản xuất các tấm Super-IPS, công nghệ dựa trên những thế mạnh của IPS bằng cách sử dụng liên kết tinh thể lỏng tiên tiến “multi-domain”. Kể từ thời điểm đó thì S-IPS phát triển một cách rộng rãi và phổ biển trong các màn hình hiện đại, thời điểm này thì công nghệ S-IPS rất rẻ khi nằm ở các kích thước từ 19-30”. Thời gian đáp ứng là một trong những hạn chế nghiêm trọng của công nghệ IPS – tấm nền đầu tiên chạm ngưỡng 60ms, sau đó các kỹ sư đã chuyển xuống được 25ms và sau đó là 16ms. Trong thời điểm này thì tỉ lệ tương phản là một con số đáng ngại dành cho S-IPS vì con số này ban đầu được đưa ra khá thấp (500 – 600:1) nhưng dần về sau thì cũng đã có những cải thiện đáng kể từ các kỹ sư LG. Enhanced and AdvancedS-IPS (E-IPS and AS-IPS)\ Đôi khi bạn sẽ thấy được những công nghệ tương tự S-IPS được sử dụng, nhưng S-IPS vẫn được sử dụng rộng rãi cho modern IPS. Năm 2002 Advanced Super IPS (AS-IPS) ra đời đã làm tăng lượng ánh sáng truyền từ đèn nền tăng khoảng 30% so với công nghệ S-IPS được phát triển vào năm 1998, nhưng điều này vẫn không giúp được nó cạnh tranh với các tấm nền VA. Năm 2005 với sự ra đời của công nghệ RTC (Overdrive Circuitry – ODC), LG.Display bắt đầu sản xuất (E-IPS, khác so với e-IPS nhé). Lúc này thời gian phản hồi chỉ còn lại là 5ms. [IMG] Enhanced S-IPS xây dựng dựa trên công nghệ S-IPS, cung cấp góc nhìn 178 độ từ dưới lên trên và 2 bên màn hình. Bạn sẽ rất ít thấy E-IPS được sử dụng, chỉ có “Advanced S-IPS (AS-IPS) được sử dụng trong màn hình NEC 20WGX2 vào năm 2006. AS-IPS cũng được Hitachi sử dụng trong một số thế hệ IPS của họ trước đó. Horizontal-IPS (H-IPS) Năm 2006 – 2007 LG.Display đã thay đổi cách bố trí điểm ảnh được tạo thêm từ (H-IPS). Trong thuật ngữ đơn giản, các nhà sản xuất đã giảm chiều rộng điện cực để giảm rò rỉ ánh sáng, và điều này đã lần lượt tạo ra một cấu trúc điểm ảnh mới. Một số tấm nền IPS sử dụng trong các màn hình cao cấp được trang bị công nghệ Advanced True Wide (A-TW) giúp cải thiện sắc đen từ góc nhìn rộng. Tuy nhiên phân cực A-TW không có trong mô hình H-IPS, cũng là một trong những công nghệ hiếm hoi xuất hiện ở thị trường. [IMG] LG.Display hoàn toàn không làm tài liệu tham khảo cho phiên bản H-IPS này, nhưng hầu hết các IPS hiện đại thì đều sử dụng công nghệ H-IPS, một ví dụ cho thấy đó là NEC đã sử dụng H-IPS trong 2 chiếc màn hình mang tên LCD2690WXUi2 và LCD3090WUXi. e-IPS Trong năm 2009, LG.Display bắt đầu phát triển một thế hệ mới mang tên gọi là e-IPS, tấm nền tiêu biểu của H-IPS. Ở tấm nền này thì học đơn giản hóa cấu trúc sub-pixel so với H-IPS (tương tự như cPVA so với S-PVA) và tăng ánh sáng. Làm vậy họ đã giảm được chi phí sản xuất bằng cách tích hợp các tấm nền với chi phí thấp hơn, đèn nền điện năng thấp hơn. Điều này làm cho khả năng cạnh tranh của họ được nâng cao khi so sánh cùng với tấm nền TN và cPVA của Samsung. Hạn chế của e-IPS so với S-IPS là góc nhìn nhỏ hơn một chút, các điểm ảnh màu đen trên e-IPS sẽ biến thành những màu xám. Chữ “e”trong biến thể này có thể được xem là “economic (kinh tế)” vì bản chất của nó khi ra đời là giữ cho chi phí sản xuất và chi phí bán ra thấp. UH-IPS và H2-IPS Một cái tên có vẻ như được giới thiệu vào khoảng thời gian 2009-2010. Có thể UH-IPS là viết tắt của Ultra Horizontal-IPS, như một bạn cập nhật của H-IPS là e-IPS. Một sự khác biệt nhỏ ở đây đó chính là các điểm ảnh phụ có tỉ lệ độ mở lên đến hơn 18% nhằm mục đích duy trì độ sáng và giảm đèn nền LED. [IMG] S-IPS II Một thuật ngữ được sử dụng bởi một số nhà sản xuất vào năm năm 2010 với sự ra mắt của màn hình IPS. Tấm nền “S-IPS II” có tỷ lệ độ mở thậm chí còn cao hơn so với UH-IPS (cao hơn 11.6%), tiếp tục cải thiện độ sáng và độ tương phản giúp tiết iệm năng lượng. Performance IPS (p-IPS) Đây là một cái tên được NEC giới thiệu vào đầu năm 2010 với hàng loạt series PA từ 24-30” (PA241W, PA271W và PA301W) sử dụng tấm nền Performance IPS. Thực tế thì p-IPS chỉ là một biến thể của công nghệ H-IPS, được tạo ra để NEC phân biệt các models “10-bit” của họ. Thực sự ra thì 10-bit đó là sự kết hợp của 8-bit màu + module FRC cho khả năng màn hình có thể sản xuất một bảng màu 1,07 tỷ nhưng không phải là một 10-bit màu thật sự. Một tấm nền 10-bit màu có rất ít trên thị trường vì chi phí của nó khá cao, nhưng hãy cẩn thận rất có thể bạn đang sử dụng kết hợp từ chuẩn màu 8-bit + FRC. Để xem được độ sâu màu 10-bit thì bạn cũng phải cung cấp một hệ thống máy tính, hệ điều hành, card đồ họa và phần mềm thích hợp để xem được các hiển thị theo chuẩn màu 10-bit cùng với Display Port. Advanced High-Performance IPS (AH-IPS) Thuật ngữ này được giới thiệu bởi LG.Display vào năm 2011 và chủ yếu được sử dụng trong các tấm nền nhỏ như là sử dụng trong máy tính bảng và các thiết bị di động. Thuật ngữ “Retina” của Apple cũng được sử dụng để mô tả cho những tấm nền mới này, tăng độ phân giải và độ PPI. Ngoài ra tấm nền AH-IPS sẽ truyền tải ánh sáng lớn hơn và tiêu thụ điện năng thấp hơn. Thị trường màn hình máy tính lúc bấy giờ đa phần cũng sử dụng AH-IPS đặc biệt là năm 2014/2015. Thời gian phản hồi cũng cải thiện đáng kể (5ms G2G), vẫn không đủ khả năng cung cấp các trải nghiệm trong các trường hợp chơi game mặc dù tần số quét đã được cải thiện. Tấm nền IPS của LG.Display xuất hiện rất nhiều trong các màn hình có độ phân giải lớn như Ultra HD (3840 x 2160), 5k (5120 x 2880), không chỉ ở độ phân giải lớn mà IPS còn được đầu tư vào các màn hình tỉ lệ siêu rộng 21:9 với kích thước lên đến 34”. Plane to Line Switching (PLS) / Super-PLS (S-PLS) [IMG] PLS được giới thiệu bởi Samsung vào năm 2010, mục đích ra đời của nó là để cạnh tranh với công nghệ IPS đã ra mắt trước đó khá lâu của LG.Display. So với IPS thì PLS của Samsung đã giảm thiểu được 15% cho chi phí sản xuất. Mãi cho đến đầu năm 2011 thì chiếc màn hình đầu tiên sử dụng công nghệ PLS có tên gọi là Samsung S27A850D. Một công nghệ có thể nói cạnh tranh từ điểm ảnh cũng như góc nhìn đã làm cho PLS của Samsung (các lớp phủ ánh sáng được sử dụng các tấm nền AH-IPS từ LG.Display) được chú hơn vì giá tiền hợp lý. Phần lớn Samsung đã chuyển tập trung sản xuất từ PVA sang dành cho PLS, các kích cỡ màn hình từ 23-27” với độ phân giải lên đến 2560 x 1440. Ngoài ra ở độ phân giải Ultra HD 3840 x 2160 có một màn hình kích thước 31,5” nhưng vẫn chưa thấy được sự xuất hiện của các màn hình cong mang tỉ lệ 21:9. Advanced PLS (AD-PLS) Trong năm 2012, một số màn hình dựa trên công nghệ PLS được bán ra thị trường với cái tên được sử dụng là “AD-PLS”. Bảng điều khiển AD-PLS này vẫn chưa cho thấy được sự khác biệt so với PLS trước đó, tuy nhiên đây có thể là một thiết kế để chạy đua với AH-IPS của LG.Display. Tóm tắt về thế hệ IPS - IPS được thiết kế cho những người đam mê màu sắc - S-IPS cải thiện thời gian đáp ứng. Độ tương phản vẫn còn là một vấn đề - H-IPS thay đổi cấu trúc điểm anh, cải thiện thời gian đáp ứng với overdrive, tỷ lệ tương phản được cải thiện. - e-IPS và các biến thể khác của H-IPS giúp giảm chi phí sản xuất - p-IPS phát triển để cung cấp 10-bit hỗ trợ độ sâu màu - AH-IPS là thế hệ được sản xuất bởi LG.Display - Alternative IPS giống như công nghệ được giới thiệu bởi Samsung (PLS) và AU Optronics (AHVA) - IPS nằm trong các độ phân giải màn hình 4K và 5K - PLS của Samsung có độ phân giải Quad HD với kích thước 27”, Ultra HD với kích thước 31.5” - AHVA của Optronics có độ phân giải Ultra HD với kích thước 32” - Thời gian đáp ứng 5ms G2G - Tỉ lệ tương phản 1000:1 - Góc nhìn: 178/178 độ - Hỗ trợ màu sắc 16.7 triệu màu thông qua tấm nền 8-bit màu hoặc 6-bit + FRC - Hỗ trợ màu sắc 1.07 triệu màu thông qua tấm nền 10-bit màu hoặc 8-bit + FRC - Góc nhìn rộng - Thời gian đáp ứng tốt hơn so với VA - AHVA có thể hỗ trợ các màn hình có tần số quét 144Hz Các công nghệ IPS luôn đứng đầu khi nói về tái tạo màu sắc và góc nhìn. Đây là một trong những lý do tại sao IPS thường được xem là lựa chọn ưu tiên cho công việc nhất là trong thiết kế, góc nhìn rộng là thế mạnh khác của IPS (178/178 độ). Như công nghệ đã được ra đời hoàn toàn khác biệt là PLS của Samsung thì AU Optronics cũng đã đầu tư vào công nghệ IPS của họ, được đặt tên là AHVA. Công nghệ này được thiết kế bởi AU Optronics như là để thay thế cho IPS. Trong việc ra mắt công nghệ công nghệ của mình thì AU Optronics vẫn còn ngạc nhiên vì người dùng vẫn còn lầm tưởng AHVA là VA, một công nghệ cũng đã được AU Optronics sản xuất từ nhiều năm trước. BenQ BL2710PT là màn hình đầu tiên sử dụng tấm nền AHVA cho một cái nhìn sâu sắc giống như tấm nền IPS của LG. [IMG] Cụ thể vào năm 2015 AU Optronics cũng đã chính thức phát hành công nghệ AHVA của mình lên màn hình có tần số quét 144Hz. Không dừng lại ở việc trang bị ở những tần số quét cao mà nó còn được sử dụng ở nhiều kích thước khác nhau nữa (từ 23.8” lên đến 32”) và một điều cần thiết nữa đó là độ phân giải của màn hình lên đến Ultra HD 3840 x 2160. Ngoài màn hình phẳng, họ cũng đã chuyển sang một hướng mới đó chính là phát triển tấm nền của mình lên những chiếc màn hình cong với tỉ lệ 21:9. VA (Vertical Alignment) công nghệ như S-PVA/ MVA, giúp tái tạo màu sắc tốt hơn và góc nhì rộng hơn so với panel TN nhưng vẫn không thể nào bằng IPS, còn so với TN thì thời gian phản hồi vẫn chậm hơn. Thời gian đáp ứng nói chung là tệ hơn TN và IPS, do đó nó công nghệ VA không được xem là lựa chọn tốt nhất cho các game tốc độ nhanh. Cùng một phiên bản VA thì AU Optronics đã ra mắt công nghệ VA thế hệ thứ 5 AMVA+ (Advanced Multi-Domain Vertical Alignment Plus) bảng điều khiển hỗ trợ chuẩn màu 8-bit. AMVA+ sẽ cung cấp một tần số quét 60Hz, giúp bạn có được những hình ảnh mượt hơn cùng với độ tương phản tĩnh 3000:1 và góc nhìn lên đến 178 độ với cả chiều dọc và ngang thì đây là một công nghệ tấm nền có thể được xem là khá có tiềm năng với IPS. Ngoài ra các đèn nền cũng được thiết kế với chuẩn WLED, cung cấp một không gian màu sRGB cao. [IMG] Màn hình BenQ cũng đã sử dụng công nghệ tấm nền AMVA+, cung cấp một màu sắc tốt cho chất lượng hình ảnh tốt để phục vụ nhu cầu công việc, giải trí,… Một trong những điều đáng quan tâm nữa là, nếu bạn quan tâm đến giá cả cùng công nghệ mới thì có lẽ những chiếc màn hình sử dụng tấm nền AMVA+ sẽ là một lựa chọn có thể làm cho bạn hài lòng. Tóm tắt về công nghệ tấm nền S-IPS / H-IPS / Super PLS tấm nền được đánh giá khá cao trong tất cả các tấm nền nhưng giá của chúng khá đắt, người dùng rất khó để trang bị cho hệ thống. S-PVA / MVA / Va tấm nền tầm trung, cung cấp tái tạo màu sắc, góc nhìn tốt hơn so với tấm nền TN, có thời gian đáp ứng chậm hơn so với TN, cung cấp tỷ lệ tương phản tốt. Giá cả hợp lý hơn so với IPS. Tấm nền TN thì giá rất rẻ và có thời gian đáp ứng nhanh nhất, nhưng khả năng tái tạo màu sắc kém hơn, chỉ số tương phản và góc nhìn cũng thấp. Phần lớn các màn hình sử dụng tấm nền TN này thường là cấp thấp và rất rẻ.
    Chủ đề bởi: lamnguyenzf, 5/8/16, 20 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  2. lamnguyenzf
    Kể từ 06/08/2014 thì một số màn hình đã có sự đột biến trong việc sử dụng công nghệ “Flicker-free” và sự quan tâm đến công nghệ trên càng ngày càng tăng khi một số người nhạy cảm với các màn hình sử dụng PWM (Pulse Width Modulation) để điều chỉnh độ sáng nhanh chóng bằng cách thay đổi đèn nền. Đến năm 2013 thì BenQ cũng đã chuyển sang sử dụng công nghệ đèn nền Flicker-Free trong nhiều mô hình của họ tạo ra. Kích thước trải dài từ 17 tới 27 inch, và trong trường hợp này mình sử dụng BenQ GL2023A. Cạnh đó, BenQ cũng đã ứng dụng công nghệ Senseye (Sense-Eye Technology) nâng cao chất lượng hiển thị; bạn có thể tự kiểm chứng đơn giản bằng cách kích hoạt chế độ Senseye demo. Khi kích hoạt chế độ Senseye, hình ảnh sáng hơn rất nhiều, tương phản tăng rõ rệt; rất thích hợp khi xem phim hay hình ảnh nhiều màu sắc. BenQ tiếp tục đem đến một sản phẩm khác là chiếc màn hình vi tính 19.5 inch GL2023A LED với tính năng Flicker-free, loại bỏ hiện tượng nhấp nháy màn hình khi nhìn dưới màn hình thứ 2 như máy quay phim, chụp ảnh hoặc cánh quạt, giúp giảm hiện tượng bị mỏi mắt khi sử dụng thời gian lâu. [ATTACH] Thiết kế Một thiết kế dành cho dân văn phòng thì có thể nói càng tối ưu càng gọn gàn chừng nào thì lại được chuộng chừng nấy, vì đa số các dân văn phòng bây giờ thì thường làm trong các tòa nhà và kích thước, không gian chỗ ngồi phải nói là rất hạn chế nên việc lựa chọn các màn hình mở rộng thì cũng sẽ gây ra các đắn đo khi cạnh đó còn các dụng cụ để cạnh bàn làm việc. [IMG] Màn hình BenQ GL2023A có thiết kế hình chữ nhật nhầm mục đích trải dài diện tích màn hình lên để tăng khả năng quan sát được nhiều tab làm việc hiện trên màn hình. Cùng với đó là viền màn hình 19mm, và tính luôn cả góc phải của màn hình khi được trang bị các nút điều khiển menu là 31mm (phần hơi nhô ra so với các cạnh còn lại). Mình không biết vì sao mà BenQ lại đặt cái trình điều khiển ngay trước mặt như này ? Có lẽ là để dễ dàng thao tác hơn ? Theo mình nghĩ thì mình đích dành cho dân văn phòng thì có khi màn hình sẽ được đặt sát cạnh bàn phân cách để tiết kiệm diện tích nên nếu như mà đưa các nút vào thì mình nghĩ việc điều chỉnh thì mình nghĩ sẽ khó khăn hơn nếu như bạn phải dời màn hình ra chỉnh và đưa vào lại. [IMG] Có một lưu ý nhỏ ở đây là bạn nên cẩn thận với chiếc màn hình này, vì nó được thiết kế sử dụng loại nhựa bóng, sẽ dễ dàng bám bụi và vân tay. Nếu như bám bẩn mà bạn muốn vệ sinh em nó thì đừng dùng giấy cứng nhé, sẽ tạo ra một sự tiếc nuối đó. [IMG] Chân đế của màn hình BenQ GL2023A phải nói là rất lạ vì trước giờ mình chỉ thấy những chân giữ màn hình thì thường có có một con ốc vặn lại để giữ cho màn hình và chân đế luôn có một sự “gắn kết”, thì nay GL2023A chỉ cần đặt vào khớp khi nghe tiếng “cạch” một cái là chân đế kết nối với màn hình đã vững chắc. Cũng tương tự như thiết kế của viền màn hình, phần chân cũng đi cùng một một nhựa bóng sẽ làm cho bạn có một nỗi lo tương tự như trên là dễ trầy xướt nhưng bù lại thì những thiết kế nhựa kiểu này lại mang tính thẫm mỹ cao hơn cho những ai có nhu cầu về mặt thiết kế nhưng khá kỹ càng. Khả năng xoay đi hướng khác của chân đế là không có vì vậy các bạn cần phải xoay lun cả màn hình đi thì mới được. [IMG] Cùng với khả năng hạ xuống, nâng lên tầm 5 độ và 20 độ giúp cho bạn có thể thay đổi tư thế làm việc khi cơ thể mệt mỏi. [IMG] Một hỗ trợ cho người sử dụng màn hình BenQ GL2023A này nữa là việc hỗ trợ treo tường phía sau có 4 lỗ bắt ốc tạo thành hình vuông với kích thước 100 x 100mm. [IMG] Riêng về phần kết nối của màn hình GL2023A chỉ có duy nhất kết nối VGA, ngoài ra không có bất kỳ kết nối nào thêm để lựa chọn cho việc sử dụng sang hạng mục khác. Có thể đây là cách mà BenQ đưa ra thị trường để chiếc màn hình có giá tốt nhất làm hài lòng người dùng. [IMG] Đơn giản là những gì mình thấy được cho phần kết nối của màn hình BenQ GL2023A. Cổng nguồn được đặt ngang phía VGA nhìn sang, phải nói là quá đơn điệu và không có kết nối nào khác so với VGA và nguồn. [IMG] Màn hình BenQ GL2023A sử dụng panel TN, một công nghệ tấm nền đã xuất hiện khá lâu và được khá nhiều người ưa chuộng tính cho đến thời điểm này vì giá của nó rất phù hợp với túi tiền cho ai cho nhu cầu kinh tế không cao hoặc những người muốn sử dụng nó cho nhu cầu công việc. [IMG] Menu của GL2023A này có cấu tạo rất đơn giản bao gồm 4 thanh menu: - Display: Giúp bạn di chuyển khung hình ra đến phần viền của sản phẩm (thấy được khung viền đen) dựa vào H. Position là qua trái, phải và V. Position di chuyển lên xuống. Tiếp đó là Pixel Clock cho phép bạn điều chỉnh lại độ phân giả của màn hình tăng lên hoặc giảm xuống. [IMG] - Picture: Chỉnh độ sáng, contrast, … tùy chọn các mức tương ứng với độ sáng mà mắt bạn có thể chịu được. [IMG] - Picture Advanced: Picture Mode: Chỉnh các chế độ màu phù hợp trong từng trường hợp mà bạn muốn sử dụng bao gồm: sRGB, Eco, Standard, Movie, Game, Photo. Senseye Demo: Bật / tắt chế độ này bạn có thể thấy được chế độ đọc dành cho các Mode sẽ như thế nào, khi bật lên bạn có thể thấy được rằng sự cân bằng tải về màu mà khiến cho mắt sẽ giảm thiểu đi sự khó chịu. [IMG] - System: OSD Settings: Đây là nơi mà bạn cũng có thể dời khung menu đi tới các góc của màn hình cụ thể là góc trên, dưới trái và trên, dưới phải. [IMG] Auto Power Off: Cho bạn tùy chỉnh tắt màn hình khi không sử dụng lên tối đa đến 30 phút, còn có 2 mức lựa chọn nữa là 10 phút và 20 phút. Information: Thông tin về mã sản phẩm mà bạn đang dùng. Reset All: BenQ sẽ cho phép bạn đưa các thông số về với mặc định của nhà sản xuất nếu như có ai đó cố tình cthay đổi đi các thông số trên màn hình của bạn mà bạn không thể nhớ được là mình đã set các con số đó như thế nào. [IMG] Công nghệ Flicker-free Theo BenQ, mỏi mắt xuất phát từ việc màn hình nhấp nháy khi sử dụng máy tính trong thời gian dài, khiến cho người dùng máy bị đau đầu, mờ mắt. Thông thường, màn hình LED-backlit sử dụng phương pháp PWM để tăng hoặc giảm độ sáng bằng cách điều chỉnh khoảng thời gian. Bằng cách thay thế chế độ xung đèn nền LED thông thường, hãng đã loại bỏ nhấp nháy ở tất cả các mức độ sáng, giúp màn hình GL2023A dễ dàng hơn với mắt khi phải sử dụng máy tính trong thời gian dài. Chính vì vậy, hãng BenQ đã phát triển được một công nghệ độc quyền gọi là Flicker Free để loại bỏ hiện tượng nhấp nháy của màn hình ở tất cả các độ sáng. Đó là một mạch điện phức tạp can thiệp vào hoạt động của đèn nền panel. Các màn hình LCD/LED dùng công nghệ biến điệu độ rộng xung (pulse wigth modulation) sẽ điều chỉnh tốc độ bật tắt (on/off) các điểm sáng để giảm độ sáng màn hình – càng tối thì càng bật tắt nhanh, gây nhấp nháy dữ hơn. Công nghệ Flicker Free sử dụng một hệ thống đèn nền mịn DC ( điện một chiều). Hầu hết các màn LED sử dụng công nghệ PWM (pulse width modulation) để kiểm soát độ sáng, đèn hình nhấp nháy liên tục khiến người dùng khó chịu,đau đầu và mỏi mắt, đặc biệt là trong môi trường ánh sáng yếu. Nhờ khử được hiện tượng nhấp nháy của đèn nền, màn hình Flicker Free cho chất lượng hiển thị tốt hơn, sắc nét hơn. [IMG] Ngoài khả năng chống nhấp nháy, loạt màn hình được ứng dụng công nghệ Flicker-free của BenQ cũng hỗ trợ tính năng Senseye Reading Mode (tuỳ chỉnh nhiệt độ màu, độ sáng, tương phản, độ sắc nét). [IMG][IMG][IMG] Khi dùng một chiếc màn hình dùng các công nghệ bình thường thì bạn sẽ khó nhận biết được sự ảnh hưởng của nó đến với mắt như thế nào, nếu như dùng một thời gian mà cảm thấy biểu hiện của mắt ngày càng khó chịu, cảm giác không thoải mái thì mình nghĩ các bạn nên thay chiếc màn hình tiếp xúc với mình hằng ngày để bảo vệ đôi mắt ( một trong những thứ cũng quyết định rất nhiều đối với chúng ta). Các chuyên gia luôn khuyến cáo rằng nếu như bạn đang sử một chiếc laptop cho nhu cầu công việc thì hãy nên kết nối nó với một màn hình riêng có các công nghệ bổ trợ cho mắt để giúp bạn có thể có được một cái nhìn thoải mái hơn cho công việc văn phòng khi phải ngồi lâu trước màn hình máy tính. Cạnh đó thì màn hình laptop kích thước cũng nhỏ khiến cho bạn đôi khi phải gáng mắt lên để xem những chi tiết hoặc những lúc bật 2, 3 ứng dụng cùng lúc. Trải nghiệm nhỏ trên màn hình BenQ GL2023A : Mình thực hiện kết nối màn hình với PC thông qua một góc làm việc nói chung là khá ổn và có thể để thêm các thứ linh tinh lên bàn như, chuột, bàn phím, hộp đựng bút, ... [IMG] Giải pháp tiếp theo là mình sử dụng cho một đích làm việc với 2 màn hình cùng công việc khác nhau để khỏi phải chuyển tab qua lại cho đỡ mắc, nhất là những lúc nhập liệu mà cứ chuyển tab thì rất có thể dễ bị nhầm. [IMG] Một thanh niên cùng với nỗi niềm mê game khi làm việc ở nơi công sở thì đôi khi mình cũng tranh thủ giờ nghĩ làm để chơi game thì mình cũng chơi CS:GO trên con GL2023A này, ngoài phục vụ công việc trong những góc làm việc hạn chế cho chiếc màn hình thứ 2 thì đôi lúc nó cũng giúp bạn "dễ thở" hơn trong công việc. Một lời khuyên nhỏ từ các chuyên gia màn hình trên thế giới thì mọi người nên trang bị cho mình một chiếc màn hình riêng để thuận tiện cho việc bảo vệ mắt vì đa phần các màn hình laptop sẽ không có các công nghệ chuyên bảo vệ mắt, hay tùy chỉnh các chế độ màu cùng các mode dành cho người ngồi trước màn hình thời gian dài. Ưu điểm: Kích thước gọn, nhẹ Dễ dàng di chuyển Giá thành phù hợp Nhược điểm: Kết nối ít, không có lựa chọn khác. Chất liệu nhựa bóng, dễ bị bám vân tay Hỗ trợ sản phẩm : Công ty TNHH TM DV Long Khang
    Chủ đề bởi: lamnguyenzf, 4/8/16, 19 lần trả lời, trong diễn đàn: Reviews Zone
  3. lamnguyenzf
    Bạn đang tìm màn hình tốt nhất trị trường ? Cho dù bạn cần một màn hình sắc nét 4K, màn hình tốt nhất để chơi game PC hay chỉ là một chiếc màn hình đơn giản cho công việc văn phòng. Dưới đây là 10 màn hình được lựa chọn là tốt nhất thị trường, dựa trên giá cả, chất lượng hình ảnh và kích thước. Danh mục các màn hình bao gồm các màn hình 4K tốt nhất cho các chuyên gia, các màn hình giá rẻ tốt nhất và màn hình chơi game tốt nhất. Sau đây là các màn hình nhỏ và lớn nhất với kích thước từ 24-inch đến 40-inch. [IMG] BenQ GL2450 – 158$ | 24-inch | 1.920 x 1.080 - Một màn hình TN 24-inch đó là dễ dàng để thiết lập và tốt cho chơi game. [IMG] Samsung S24D590PL – 223$ | 24-inch | 1.920 x 1.080 - Một màn hình PLS 24-inch với độ tương phản tốt và độ trễ đầu vào thấp. [IMG] Asus PB287Q – 570$ | 28-inch | 4K - Một màn hình TN 28-inch cung cấp giá trị tuyệt vời cho giá cả với độ phân giải 4K. [IMG] Dell UP2414Q – 637$ | 24-inch | 4K - Một màn hình sắc nét, IPS chính xác, màu sắc tuyệt vời. [IMG] Samsung S32D850T – 650$ | 30-inch | 2.560 x 1.440 - A 32-inch VA với độ tương phản tuyệt vời. [IMG] Viewsonic VP2772 – 898$ | 27-inch | 2.560 x 1.440 - A 27-inch IPS màn hình với độ chính xác màu sắc rực rỡ. [IMG] Philips Brilliance BDM4065UC – 912$ | 40-inch | 4K - Một màn hình 40-inch đó là kiểu dáng đẹp, sắc nét. [IMG] NEC EA244UHD – 1209$ | 24-inch | 4K - A 24-inch màn hình 4K đó là nhỏ gọn nhưng tính năng gói gọn. [IMG] Dell UltraSharp UP3214Q – 1981$ | 30-inch | 4K - Một màn hình IPS 31,5-inch màu chính xác và được xây dựng tốt. [IMG] Samsung UD970 – 2251$ | 30-inch | 4K - Một màn hình 32-inch màu sắc thống nhất và chính xác, với độ tương phản tuyệt vời. Khi nói đến loại panel màn hình đượ sử dụng, sử dụng các quy tắc này như một hướng dẫn tổng quát : TN : Tốt cho chơi game, nhưng màu sắc và độ tương phản không tốt VA : Tốt cho màu sắc và độ tương phản, nhưng góc nhìn và chuyển động chỉ ở mức trung bình. IPS : Tốt cho màu sắc, góc nhìn và chuyển động nhưng thường yếu hơn so với panel VA.
    Chủ đề bởi: lamnguyenzf, 9/12/15, 14 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  4. namhhgames
    I. Cấu tạo: Vậy đây là lần đầu tiên mình review một sản phẩm màn hình mang thương hiệu ROG dành cho game thủ. Liệu những gì chiếc màn hình sắp sửa được mổ xẻ này có gì khác biệt với những sản phẩm trước đó để được gọi là ROG? Xin giới thiệu với các bạn ASUS ROG SWIFT PG278Q. Bên dưới là ảnh khui hộp của nó. [IMG][IMG] Chiếc thùng khá cồng kềnh, có liệt kê các công nghệ có trong sản phẩm này như Gameplus, G-Sync hoặc 3D Vision Ready… [IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG] Các bộ phận được cấp kèm gồm có adapter, dây cáp nguồn, cáp DisplayPort, cáp USB, giấy tờ kèm theo. [IMG][IMG] Và trên đây là hình ảnh PG278Q khi ra khỏi thùng. Đúng theo chất ROG dành cho game thủ, các đường nét của màn hình luôn tạo được những điểm mạnh mẽ, hầm hố đặc trưng của dòng ROG. [IMG] Một điểm mình rất thích ở màn hình này đó chính là hệ thống nút bấm. Phía trên cùng là “phím 5 chiều” đóng vai trò là cần gặt giúp điều hướng trên, dưới, trái, phải và cũng là phím chọn nếu ấn vuông góc. Nút bấm thứ hai từ trên xuống là nút thoát, thứ ba là GamePlus, thứ tư là nút Turbo dùng để thay đổi tần số quét của màn hình, và cuối cùng là nút nguồn. Các nút được bố trí xen kẽ các gờ, vì vậy dù nằm phía sau nhưng bạn vẫn có thể biết được mình đang chạm vào nút của chức năng gì, do đó cảm giác bấm rất thoải mái không chút khó khăn. [IMG][IMG][IMG][IMG] Nói về GamePlus, chức năng này có hai lựa chọn là tạo “hồng tâm” và “đồng hồ đếm ngược”, tuy nhiên, sẽ hay hơn nếu đồng hồ đếm ngược có thể cho chúng ta tự đặt giờ thay vì sử dụng những lựa chọn giờ có sẵn như hình trên. [IMG] Có thể nói, số lượng cổng kết nối của màn hình khá khiêm tốn khi chỉ cho phép sử dụng một cổng DisplayPort duy nhất mà thôi. Phía trên là 2 cổng USB 3.0 và đầu tín hiệu USB ra dùng để kết nối với máy tính. [IMG][IMG][IMG][IMG] Theo thông số trên trang chủ, PG278Q có thể ngã ngữa ra sau góc 20 độ hoặc gập xuống góc 5 độ, tăng giảm độ cao 12cm theo chiều đứng, ngoài ra cũng giống như các dòng sản phẩm 27 inches khác của ASUS, màn hình có thể xoay đứng (portrait) và có chân đế có thể xoay được. [IMG] Đặc biệt hơn, điểm xuyến dưới dân đế của màn hình là vòng đèn LED màu đỏ có thể bật tắt tùy thích nhờ khả năng tùy chỉnh trên OSD (Light in Motion). Điều đáng buồn là vòng đèn LED này chỉ có một màu chứ không phải nhiều màu để thể hiện tình trạng sử dụng của màn hình. Ngoài ra, trên chân của màn hình có một khoảng trống, đó chính là vị trí ta có thể luồn dây ra phía sau để giúp tổng thể của sản phẩm nhìn có trật tự và sạch sẽ hơn. II. Kỹ thuật: Như các bạn đã thấy, phía ngoài thùng màn hình có logo WQHD, điều đó có nghĩa độ phân giải mặc định (native resolution) của màn hình là 2560x1440. [IMG] Và đây cũng là màn hình WQHD đầu tiên trên thế giới có hỗ trợ G-Sync một cách… “chính quy”. Bạn sẽ không gặp phải trường hợp bị xé hình (tearing) nữa khi chơi game. Bạn cũng có thể thấy được bên ngoài thùng con số 144Hz. Đây chính là tốc độ quét cần có để công nghệ G-Sync có thể hoạt động được. Ngoài 144Hz ra, bạn còn có thể sử dụng các tần số thấp hơn như 120Hz hoặc 100Hz. Màn hình còn hỗ trợ công nghệ chống nhòe Ultra Low Motion Blur của NVIDIA, nhưng công nghệ này chỉ hoạt động được ở các tần số 85Hz, 100Hz và 120Hz. Và sẽ thật thiếu sót nếu không nói đến khả năng hỗ trợ 3D của màn hình này. [IMG] Những công nghệ hỗ trợ vừa nêu trên đã tạo nên cái tên ROG cho sản phẩm, nó tập trung vào game thủ, những người luôn cần các trò game của mình trở nên hoàn hảo hơn. [IMG] Do hướng đến đối tượng người dùng là game thủ nên PG278Q không hỗ trợ Splendid như những dòng sản phẩm khác. Ảnh trên là kết quả đo được chất lượng màu của màn hình sau khi đã “Reset all”. Như bạn thấy, độ sáng lúc này là 288 cd/m2 mặc dù “Brightness” của màn hình là 100% thấp hơn khá nhiều so với con số 350cd/m2 mà ASUS cung cấp trên trang web sản phẩm của mình. [IMG] Ảnh trên là ảnh sau khi đã calibrate với thiết bị Spyder 3, độ sáng vẫn bám gần giống với con số 120cd/m2 tiêu chuẩn dành cho mắt (ít ra là đối với cảm nhận của mình). Điểm đen Blackpoint độ sáng 0.2cd/m2 là con số có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu nhìn vào hình trên bạn sẽ thấy màu đỏ, xanh lá và xanh dương chênh lệch nhau khá nhiều. Cụ thể hơn trung bình 0.5 và tối đa là 1.9, đây là con số khá cao và chỉ đạt ở mức trung bình yếu. [IMG] Đây là sản phẩm sử dụng panel TN, vì vậy không có quá nhiều hi vọng cho góc nhìn tốt. Nhà sản xuất đã hi sinh góc nhìn để có thể đảm tốc độ quét của sản phẩm mình đủ cao để phục vụ cho các game thủ. [IMG] Do sử dụng panel TN nên tình trạng hở sáng ít hơn so với các sản phẩm sử dụng panel IPS. (Ảnh trên do tối quá mình không focus chính xác được nên hơi mờ) [IMG] Và tất nhiên, nhà sản xuất đã “thả con tép bắt con tôm” khi hi sinh góc nhìn để có được thời gian đáp ứng tuyệt vời như sản phẩm này. Ảnh trên chụp một bài test của pixperan với tốc độ 1/4000s. Chỉ có khoảng 5% ảnh chụp có bóng, và chiếc bóng tệ nhất đã được lựa ra nằm bên phải. Đúng vậy, tệ nhất nhưng chỉ có một bóng do các pixel này chưa kịp chuyển màu. III. Kết luận: Không cần quá màu mè cho những tính năng mà game thủ không cần đến, ASUS ROG SWIFT PG278Q chỉ tập trung vào đúng thứ game thủ cần như tốc độ quét, khả năng sử dụng 3D,… Chất ảnh của màn hình không quá tệ, vẫn có thể chấp nhận được nếu không quá khó tính. Nếu các game thủ không đặt nặng về việc chất lượng màu không chuẩn lắm thì đây sẽ là một sản phẩm tuyệt vời. Ưu: Có hỗ trợ 3D Có hỗ trợ G-Sync Có hỗ trợ tốc độ 144Hz Khuyết: Chất lượng màu không tốt lắm Góc nhìn kém [IMG]
    Chủ đề bởi: namhhgames, 27/10/14, 14 lần trả lời, trong diễn đàn: Reviews Zone

Chia sẻ trang này