thủ thuật

These are all contents from amtech.vn - Giải đáp thắc mắc về công nghệ tagged thủ thuật. Page 2.

  1. am_kingsp
    Máy tính đa năng All in one (AIO) ngày càng được thiết kế nhỏ gọn, hiệu suất cao để thay thế cho PC để bàn cồng kềnh. Tuy nhiên, cũng giống như laptop, việc nâng cấp một chiếc máy AIO khó khăn hơn PC để bàn rất nhiều. Do đó, làm thế nào để lựa chọn một chiếc AIO như ý nhất. Dưới đây là những yếu tố bạn cần xem xét khi mua một chiếc PC tất cả trong một. Thông số kỹ thuật Màn hình: Không giống với các PC để bàn truyền thống, với máy tính tất cả trong một (AIO), tất cả mọi thứ đều tích hợp sẵn bên trong màn hình máy, ngoại trừ chuột và bàn phím. Do đó, người dùng chỉ có thể nâng cấp bằng cách mua toàn bộ máy mới kể cả màn hình. Ngoài khả năng đa cảm ứng (để hỗ trợ Windows 8), bạn nên xem xét ba yếu tố khác là công nghệ, độ phân giải và kích cỡ màn hình. [IMG] Màn hình của máy AIO Lenovo IdeaCentre A720 có thể gấp phẳng hoàn toàn. Màn hình LCD sử dụng công nghệ IPS hoặc PLS sẽ hơn hẳn công nghệ TN. Màn hình IPS và PLS thường đắt tiền hơn và người dùng chỉ tìm thấy loại màn hình này trên các máy AIO cỡ lớn hơn. Với PC AIO, bạn nên lựa chọn màn hình có độ phân giải ít nhất là 1920x1080 điểm ảnh. Với độ phân giải này, các bộ phim, hình ảnh số, website và ứng dụng sẽ tuyệt vời hơn trên các màn hình cỡ 23 hoặc 24-inch. Tuy nhiên, đối với màn hình cỡ 27-inch, người dùng phải lựa chọn có độ phân giải lớn hơn để phù hợp khi đặt máy ở không gian rộng. Một vài mẫu AIO cao cấp như Dell XPS one trang bị màn hình cỡ 27-inch với độ phân giải 2560x1440 điểm ảnh. CPU: Máy tính để bàn hay di động? Lựa chọn mẫu AIO với bộ xử lý của máy tính để bàn nếu bạn có ý định dùng để thực hiện chỉnh sửa ảnh chuyên sâu, các thao tác bảng tính phức tạp hoặc các nhiệm vụ tính toán chuyên sâu khác. Nếu công việc của bạn đòi hỏi cấu hình máy thấp hơn thì bạn có thể sử dụng AIO trang bị chip di động. Khi đó, máy sẽ có thiết kế mỏng hơn, chạy êm và tiết kiệm điện năng hơn. Bộ nhớ: Bạn nên tìm hệ thống có ít nhất 6GB hoặc 8GB bộ nhớ. Hầu hết các mẫu AIO cung cấp khả năng mở rộng bộ nhớ tương đối đơn giản, do đó bạn có thể bổ sung thêm nếu cần. Tuy nhiên, số lượng khe cắm RAM khá hạn chế nên người dùng có thể thay thế các thanh RAM hiện tại bằng loại có dung lượng lớn hơn. [IMG] Dell XPS one cỡ 27-inch, độ phân giải 2560 x 1440 điểm ảnh. Đồ họa: Mua một chiếc AIO với cạc đồ họa rời nếu bạn có kế hoạch chơi game “hầm hố” trên đó. Các mẫu AIO với đồ họa tích hợp sẽ không thể thực hiện các công việc “nặng nhọc” như vậy. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, để hạn chế nhiệt tỏa ra, các nhà sản xuất thường sử dụng các đơn vị xử lý đồ họa di động cho máy AIO. Ổ lưu trữ: Hầu hết các AIO sử dụng ổ cứng của di động – loại ổ có kích cỡ nhỏ và nhiệt độ hoạt động mát hơn PC để bàn. Người dùng muốn chọn dung lượng ít nhất 1TB để thỏa sức lưu trữ nhưng bạn chỉ tìm thấy vài chiếc AIO trang bị ổ SSD dung lượng ít, nhưng một số mẫu cao cấp sử dụng SSD nhỏ kèm theo ổ cứng dung lượng lớn hơn. Ổ đĩa quang: Các AIO tầm trung thường trang bị ổ DVD ghi/đọc. Các mô hình cao cấp sẽ trang bị ổ Blu-ray. Nếu không bao giờ xem các bộ phim Blu-ray trên máy tính thì nên lựa chọn máy có ổ DVD để tiết kiệm tiền. Kết nối: Hầu hết các AIO cơ bản không trang bị các bộ adapter Wi-Fi tích hợp. Nếu chiếc AIO bạn chọn thiếu bộ phận đó, bạn có thể cắm vào một adapter USD (nên chọn chuẩn 802.11n). Bluetooth hỗ trợ thuận tiện cho việc kết nối với các máy in Bluetooth, máy tính bảng và smartphone. Cổng I/O: AIO ít nhất nên có hai cổng USB 3.0 (hoặc USD 2.0 - đây là chuẩn cũ với tốc độ truyền dữ liệu thấp hơn). Cổng eSATA sẽ kết nối với ổ cứng ngoài với tốc độ rất nhanh và dung lượng cao. Đầu đọc thẻ nhớ là bộ phận cũng nên có để phục vụ cho việc sao chép nhanh các tệp tin từ máy ảnh hoặc máy quay. HDMI: Một cổng HDMI Input cho phép bạn kết nối thiết bị chơi game cầm tay, cáp hoặc hộp truyền hình vệ sinh, máy quay phim hoặc nguồn video số khác tới máy AIO để tận dụng lợi thế của màn hình máy tính. Một số máy AIO cho phép bạn sử dụng màn hình mà không phải bật máy để tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Ngõ xuất HDMI thường ít có trên các AIO nhưng bạn có thể sử dụng chúng để chuyển sang màn hình thứ hai. Bộ tinh chỉnh TV: Một bộ tinh chỉnh TV tích hợp sẵn trên bo mạch cho phép bạn dùng AIO như một chiếc TV. Nếu bạn đăng ký sử dụng cáp hay truyền hình vệ tinh, bạn có thể cắm hộp đổi tín hiệu cáp truyền hình vào cổng HDMI Input của máy AIO. Các mẹo khi mua Người dùng nên tránh mua các mẫu máy được bán ra thị trường vào năm ngoái. Vì các mẫu này có giá rẻ hơn rất nhiều nhưng mua một AIO đã lỗi thời là cả vấn đề. Những mẫu máy này không được cài đặt sẵn Windows 8 và không có màn hình cảm ứng đa điểm. Hơn nữa, nên nhớ rằng bạn không thể nâng cấp AIO như PC để bàn. Việc nâng cấp PC để bàn rất dễ dàng, chẳng hạn như bạn có thể thay thế cạc đồ họa, dung lượng lưu trữ, màn hình hay ổ quang. Đối với AIO việc nâng cấp ít nhất cũng khó khăn như một chiếc laptop. Mặt khác, bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc khi mua AIO có màn hình quá lớn trừ khi bạn không có phòng để đặt chúng. Nếu bạn có kế hoạch mua AIO bạn nên xem xét nơi để máy trước khi chọn mua kích cỡ màn hình cho phù hợp. Và nên kiểm tra kỹ càng mọi thứ trước khi quyết định mua chúng, xem máy có hoạt động đúng với thông số kỹ thuật mà nhà sản xuất đưa ra hay không. Theo VnMedia
    Chủ đề bởi: am_kingsp, 13/11/12, 2 lần trả lời, trong diễn đàn: Hướng dẫn - Tư vấn - Hỏi đáp
  2. am_kingsp
    Windows 8 có một tính năng mới cho phép người sử dụng chạy và hiển thị hai ứng dụng song song cùng lúc, có tên là Snap. Snap không phải là một tính năng quá đặc biệt trên Windows 8 của các máy desktop, nhưng nó cho phép người sử dụng dễ dàng làm việc và theo dõi hai ứng dụng cùng lúc mà không cần thao tác chuyển đổi. Tính năng Snap chỉ hoạt động với màn hình có chiều ngang độ phân giải trên 1366 pixel. Trước tiên, bạn sẽ phải mở một ứng dụng mà bạn muốn sử dụng cùng với tính năng snap. Sau khi đã khởi chạy ứng dụng, bấm phím Windows để trở về màn hình Start Screen. Nếu bạn di chuyển chuột lên góc trên bên trái, hoặc sử dụng tổ hợp phím Win + Tab, bạn sẽ thấy một cột hiển thị các ứng dụng đang chạy ở chế độ nền. [IMG] Sau đó, tiếp tục khởi chạy ứng dụng thứ hai mà bạn muốn chạy song song với tính năng snap, ứng dụng khởi chạy sau sẽ là ứng dụng chính với cửa sổ làm việc lớn hơn ứng dụng còn lại. Tiếp tục ấn tổ hợp phím Win + Tab, sau đó kéo và thả ứng dụng còn lại đang chạy ở chế độ nền vào khung cửa sổ bên trái. [IMG] Lúc này, màn hình chính của bạn sẽ được chia làm hai phần. Một bên lớn hơn là ứng dụng làm việc chính, bên trái nhỏ hơn là ứng dụng phụ. Tuy vào từng ứng dụng phụ mà có chế độ hiển thị khác nhau, bạn vẫn có thể làm việc và sử dụng các tính năng của ứng dụng phụ một cách bình thường. Đồng thời chuyển đổi qua lại giữa hai ứng dụng một cách vô cùng đơn giản. [IMG] Tuy nhiên bạn không thể chia màn hình hai ứng dụng với tỷ lệ 50/50. Ứng dụng phụ sẽ luôn gắn vào bên trái màn hình và chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, trong khi ứng dụng còn lại luôn chiếm phần lớn màn hình. Để thay đổi ứng dụng phụ thành ứng dụng chính với khoảng không gian làm việc lớn hơn, bạn có thể di chuyển trỏ chuột lên phía trên màn hình, nhấn giữ và kéo ứng dụng đó rồi thả vào vị trí chính giữa. [IMG] Bạn cũng có thể sử dụng tính năng Snap để gắn một ứng dụng phụ vào cạnh trái màn hình, trong khi cửa sổ làm việc chính của Windows 8 vẫn làm việc như bình thường. Chỉ cần thao tác như trên với Desktop như một ứng dụng chạy nền. [IMG] Tính năng Snap không phải quá đặc biệt với các máy tính để bàn, nhưng trên các máy tính bảng đây lại là một tính năng vô cùng hấp dẫn. Cho phép chạy đa nhiệm với màn hình hiển thị song song hai ứng dụng, một tính năng còn mới lạ so với các máy tính bảng cạnh tranh khác. Genk online: Tham khảo: howtogeek
    Chủ đề bởi: am_kingsp, 3/11/12, 0 lần trả lời, trong diễn đàn: Windows 8
  3. am_kingsp
    Bạn đã có thể quên những cái tên lừng danh về chỉnh sửa file PDF đi khi phần mềm Word trong bộ Microsoft Office 2013 đã hoàn toàn có thể thay thế tất cả những nhu cầu của bạn về xử lý file PDF. Chúng ra đã biết và quen sử dụng khá nhiều những phần mềm có chức năng chuyển đổi từ file PDF sang DOC hay DOCX. Có thể liệt ra 2 cái tên rất nổi tiếng như Solid Converter PDF to Word hay Nitro PDF Professional. Tuy nhiên, bạn đã có thể quên hai cái tên lừng danh này đi khi phần mềm Word trong bộ Microsoft Office 2013 đã hoàn toàn có thể thay thế tất cả những nhu cầu của bạn về xử lý file PDF. Chỉnh sửa các tập tin PDF trong Word 2013 Bước 1: Nhấp chuột phải vào tập tin PDF bạn muốn chỉnh sửa -> chọn Open with chọn Microsoft Word. [IMG] Bước 2: Bạn tiến hành sửa chữa file PDF đó đúng ý bạn như thay đổi hình ảnh, liên kết, nội dung ... Về cơ bản có thể có sửa tất cả những gì trong phạm vi Word 2013 có thể làm được. Bước 3: Sau khi ưng ý với nội dung mà bạn đã chỉnh sửa. Bạn bấm tổ hợp phím Ctrl+S để lưu tập tin đó lại. [IMG] Bước 4 : Trong khung mới hiện ra, nếu bạn muốn tiếp tục lưu file dưới dạng PDF bạn tìm dòng Save as type, trong menu xổ xuống chọn PDF. Nếu bạn không muốn thay đổi thì không cần phải chọn gì cả, Word sẽ tự lưu lại với định dạng DOCX do tùy chọn tại dòng Save as type mặc định là Word Document. [IMG] Mã hóa và chia nhỏ file PDF: Trong khi lưu tài liệu sau khi chỉnh sửa nó, hãy nhấp nút chọn Options sau khi thay đổi định dạng từ DOCX sang PDF. Bạn sẽ thấy các tùy chọn để mã hóa dữ liệu kèm mật khẩu. Nếu bạn chọn tùy chọn này, Word sẽ yêu cầu bạn đặt một mật khẩu bạn muốn sử dụng để mã hóa. Để chia PDF, trong mục Options bạn chọn Page Range. Trong 2 ô From và to, bạn nhập vào số trang đầu và cuối mà bạn muốn cắt. [IMG] Theo: eChip
    Chủ đề bởi: am_kingsp, 2/11/12, 0 lần trả lời, trong diễn đàn: Thủ thuật/Hỏi đáp/Thắc mắc phần mềm
  4. am_kingsp
    Nếu bạn đã cài đặt một bản sao mới của Ubuntu 12.10 Quantal Quetzal, bạn có thể tận hưởng nhiều tính năng mới trong hệ điều hành này. Nhưng để có một trải nghiệm Ubuntu thoải mái hơn, bạn cần phải tiến hành cài đặt một số công cụ vốn được xem là rất cần thiết cho hệ điều hành mới để có trải nghiệm thú vị nhất có thể mà không cần phải cấu hình hoặc cài đặt những thứ phức tạp nhất. [IMG] Cài đặt Media Codec Vì không phải tất cả các loại định dạng phương tiện truyền thông là hoàn toàn miễn phí và mã nguồn mở, nên Ubuntu không cài đặt sẵn các codec thiết. Ví dụ nếu bạn muốn nghe mp3, xem video flash hoặc một tập tin avi, bạn phải cài đặt các codec truyền thông đa phương tiện. Ubuntu đã cho phép người dùng cài đặt các codec cho những định dạng truyền thông phổ biến nhất với gói ubuntu-restricted-extras. Để cài đặt, bạn sử dụng lệnh sudo apt-get install ubuntu-restricted-extras trong terminal để cài đặt gói này. Cài đặt bổ sung trình điều khiển Một số trình điều khiển như trình điều khiển không dây Broadcom hoặc trình điều khiển đồ họa nVidia không được cài đặt theo mặc định trong Ubuntu. Ubuntu đã di chuyển Additional Drivers đến Software Sources. Trước đây nó có sẵn trong Unity Dash. Để cài đặt trình điều khiển bổ sung, bạn mở Software Sources, chọn tab Additional Drivers sẽ thấy trình điều khiển bổ sung có sẵn trên máy tính của bạn. [IMG] Cài đặt GIMP Trước đây, Ubuntu đã bị loại bỏ khỏi Ubuntu để giữ kích thước file ISO thấp hơn 700 MB để ghi ra đĩa CD tốt hơn. Mặc dù phiên bản Ubuntu 12.10 mới đã có dung lượng lên đến hơn 700 MB nên chỉ có thể ghi ra DVD nhưng GIMP vẫn chưa bổ sung công cụ GIMP. Do đó, để tiến hành cài đặt lại GIMP cho hệ điều hành của mình, bạn sử dụng dòng lệnh sudo apt-get install gimp trong cửa sổ Terminal của mình. Cài đặt dịch vụ lưu trữ đám mây Ubuntu được cài đặt sẵn dịch vụ lưu trữ đám mây Ubuntu One cung cấp dung lượng lưu trữ miễn phí lên đến 5 GB. Bạn chỉ cần đăng nhập, hoặc tạo một tài khoản cho mình. Tuy nhiên, hiện nay có thể nói Dropbox thực sự là kho lưu trữ đám mây được nhiều người sử dụng hơn so với Ubuntu One, do đó nếu muốn cài đặt dịch vụ này để đồng bộ hóa nội dung lên đám mây, bạn có thể thực hiện gõ dòng lệnh với nội dung sudo apt-get install nautilus-dropbox vào trong cửa sổ Terminal của mình. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện cài đặt Dropbox từ trang web https://www.dropbox.com/install. Cài đặt VLC Media Player Totem Video Player là ứng dụng phát video mặc định của Ubuntu làm việc khá tốt, tuy nhiên VLC Media Player từ trước đến nay vẫn được xem là công cụ giải trí tốt nhất cho việc phát các tập tin video. Ứng dụng có khả năng xử lý gần như tất cả các loại định dạng video. Hiệu quả xử lý phụ đề là phần tốt nhất giúp bạn có thể nâng cao âm lượng lên đến 400% để nhận được âm thanh tối ưu nhất. Hy vọng rằng ứng dụng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều để xem phim hay video với âm thanh có chất lượng thấp. Bạn có thể gõ dòng lệnh với nội dung sudo apt-get install vlc trong cửa sổ dòng lệnh Terminal để cài đặt VLC Media Player. Sử dụng một công cụ sao lưu Hầu hết mọi người bỏ qua bước này khi thấy đó là một giai đoạn phức tạp, mặc dù sự thực bạn có thể dễ dàng thiết lập một bản sao lưu. Người dùng có thể tin tưởng rằng một bản sao lưu sẽ bảo vệ bạn trong những sự cố không may xảy ra với máy tính. Ubuntu mặc định sử dụng chương trình sao lưu Deja Dup rất dễ dàng để cấu hình. Chỉ cần xác định vị trí tất cả các tập tin hoặc thư mục quan trọng là bạn có thể lưu nó đến một địa điểm lưu trữ từ xa như Dropbox hoặc Ubuntu One. [IMG] Tối ưu Ubuntu Unity Mặc dù Ubuntu 12.10 có vẻ bắt mắt nhưng điều này không có nghĩa là bạn không nên tùy chỉnh nó theo sở thích của riêng mình. Có một số công cụ có sẵn để bạn có thể tùy chỉnh các thiết lập máy tính để bàn như chủ đề, biểu tượng, phông chữ, thiết lập đăng nhập, hiệu ứng đồ họa, ứng dụng khởi động,... Hai công cụ phổ biến nhất để tinh chỉnh các thiết lập trong Ubuntu có thể kể đến gồm MyUnity và Ubuntu Tweak. Để cài đặt MyUnity, bạn sử dụng dòng lệnh Terminal với nội dung: “sudo add-apt-repository ppa: myunity/ppa sudo apt-get update sudo apt-get install myunity” Trong khi bạn có thể cài đặt Ubuntu Tweak bằng dòng lệnh: “sudo add-apt-repository ppa:tualatrix/ppa sudoapt-get update sudoapt-get install ubuntu-tweak” Cài đặt Chromium hoặc Google Chrome Web Một số người dùng Linux chỉ trung thành với trình duyệt Firefox của Mozilla, nhưng nếu là một người sử dụng máy tính có kinh nghiệm, bạn có thể đồng ý rằng sẽ là tốt hơn nếu sử dụng 2 trình duyệt web thay vì 1 do có một số lý do khác nhau, thêm vào đó là việc sử dụng sẽ dễ dàng hơn. Sự thay thế tốt nhất cho trình duyệt web mặc định của Mozilla là Chrome Web Browser. Chromium là một dự án nguồn mở và dựa trên trình duyệt web phổ biến Google Chrome. Bạn có thể cài đặt một trong hai. Chromium có thể được tìm thấy trong Ubuntu Software Center, trong khi Chrome có thể được tải về từ trang web https://www.google.com/intl/en/chrome/browser/. Nếu vì một số lý do nào đó mà bạn không thích Chrome, thì trình duyệt Opera cũng có thể là một đối thủ xứng đáng của Firefox. Cài đặt Indicator Applet hữu ích Có một số applet giúp tăng cường rất trải nghiệm máy tính cho bạn. Những chỉ số ứng dụng nằm trên bảng điều khiển và bạn có thể sử dụng các applet để kiểm soát hoặc truy cập vào các ứng dụng mà không cần mở nó. Một số applet cơ bản nhưng cần thiết là chỉ số thời tiết, hiệu suất máy tính,... Một số applet được xem là hữu ích cho Ubuntu mà bạn có thể cần bao gồm: Weather, Jupiter, System Load, Ubuntu One, Key Lock, TouchPad, ClassicMenu, Window-List, Feed hay Radio Tray,... [IMG] Tắt tùy chọn gợi ý Amazon Shopping Bạn có thể đã nghe nói về các nỗ lực kiếm tiền gần đây của Canonical đã gây ra nhiều cuộc thảo luận sôi nổi trên khắp thế giới Linux. Canonical hợp tác với Amazon để hiển thị kết quả mua sắm trong các gợi ý mỗi khi bạn tìm kiếm bất cứ điều gì trong Unity Dash. Điều này buộc Ubuntu cung cấp một cách để tắt những gợi ý mua sắm trực tuyến, giúp bạn tắt tất cả các theo dõi hoạt động tìm kiếm của bạn, bao gồm cả bộ máy từ Amazon. Để thực hiện điều này bạn gõ dòng lệnh với nội dung sudoapt-get remove unity-lens-shopping trong cửa sổ dòng lệnh Terminal. QUỐC TRUNG
    Chủ đề bởi: am_kingsp, 31/10/12, 0 lần trả lời, trong diễn đàn: Operating system
  5. am_kingsp
  6. am_kingsp
    Để tải về và cài đặt các gói ngôn ngữ cho Windows 8 (bao gồm cả gói ngôn ngữ Tiếng Việt), bạn có thể tham khảo các bước hướng dẫn trong bài viết sau. Các gói ngôn ngữ cho Windows chứa các nguồn tài nguyên cần thiết cho việc dịch một số hoặc tất cả các thành phần của giao diện người dùng sang một ngôn ngữ cụ thể. Chẳng hạn, khi bạn cài đặt và đặt Tiếng Việt là ngôn ngữ mặc định, bạn sẽ thấy các trình đơn (menu), văn bản trên màn hình Start (Start screen) và nhiều thành phần của giao diện người dùng hiển thì bằng ngôn ngữ Tiếng Việt. Trên Windows 7, bạn chỉ có thể cài đặt thêm các gói ngôn ngữ trên phiên bản Professional, Enterprise và Ultimate. Nhưng trên Windows 8, bạn có thể cài đặt các gói ngôn ngữ cho tất cả các phiên bản. Trở ngại duy nhất là Microsoft không cung cấp link tải trực tiếp các gói ngôn ngữ cho Windows 8. Tuy vậy, bạn vẫn có thể sử dụng Control Panel để tải về và cài đặt các gói ngôn ngữ này. Hiện tại, có hơn 120 gói ngôn ngữ tương thích với Windows 8. Để tải về và cài đặt các gói ngôn ngữ cho Windows 8 (bao gồm cả gói ngôn ngữ Tiếng Việt), bạn có thể tham khảo các bước hướng dẫn sau: Bước 1: Chuyển sang màn hình Start bằng cách bấm vào phím Windows (phím hình lá cờ), gõ add a language, chọnSettings, và sau đó nhấp chuột vào tùy chọn Add a language để mở cửa sổ quản lý ngôn ngữ. [IMG] Bước 2: Ở đây, bạn nhấp chọn vào nút Add a language. [IMG] Duyệt và tìm đến ngôn ngữ bạn muốn cài đặt thêm sau đó nhấp vào nút Add. [IMG] Bước 3: Nhấp chuột và liên kết Options kế bên tên của ngôn ngữ bạn muốn thêm. [IMG] Nếu ngôn ngữ bạn chọn có gói ngôn ngữ hỗ trợ Windows 8, bạn sẽ thấy dòng chữ A language pack for x is available for download (x: là tên ngôn ngữ bạn chọn, ở đây là Vietnamese). Giờ, bạn tiếp tục nhấp chuột vào liên kết Download and install language pack để bắt đầu tải gói ngôn ngữ mới về cài đặt. [IMG] Lưu ý: Tùy thuộc vào kích cỡ của gói ngôn ngữ và tốc độ đường truyền Internet của bạn mà thời gian hoàn tất tải về và cài đặt gói ngôn ngữ là nhiều hay ít. [IMG][IMG] Nếu bạn muốn đặt gói ngôn ngữ vừa cài đặt làm ngôn ngữ mặc định cho Windows 8, bạn cần thực hiện thêm 2 bước sau. Bước 4: Khi quá trình tải về và cài đặt gói ngôn ngữ hoàn tất, tại cửa sổ quản lý ngôn ngữ bạn di chuyển gói ngôn ngữ vừa cài cho đến khi nó nằm ở vị trí đầu danh sách. Chẳng hạn, bạn vừa cài gói ngôn ngữ Tiếng Việt và muốn đặt nó làm ngôn ngữ chính trên Windows 8 thì bạn di chuyển gói ngôn ngữ Tiếng Việt lên đầu danh sách như hình sau. [IMG] Bước 5: Đăng xuất và đăng nhập trở lại để áp dụng các thay đổi ngôn ngữ mới. Thực hiện tương tự nếu bạn muốn cài thêm các gói ngôn ngữ khác. Lưu ý: Các gói ngôn ngữ này không hỗ trợ cho các ứng dụng Microsoft Office cũng như các ứng dụng của một bên thứ 3. Đối với những ứng dụng này bạn cần tải và cài đặt một gói ngôn ngữ riêng cho nó. * Một số hình ảnh sau khi cài đặt thành công gói ngôn ngữ Tiếng Việt cho Windows 8: [IMG] Màn hình Start [IMG] Control Panel [IMG] Trình đơn chuột phải [IMG] Cửa sổ ứng dụng Internet Explorer [IMG] Cửa sổ ứng dụng Paint [IMG] Cửa sổ Windows Explorer Chihiro
    Chủ đề bởi: am_kingsp, 30/10/12, 0 lần trả lời, trong diễn đàn: Windows 8
  7. meangirl
  8. am_kingsp
    Khi hai phiên bản Developer Preview và Consumer Preview của Windows 8 được phát hành, một số các phím tắt mới đã được thiết lập để dành cho màn hình Start và File Explorer mới của Windows 8. Với phiên bản RTM của Windows 8 được thiết lập sẵn bộ tài liệu MSDN và Technet vừa công bố trong tháng 8 và phát hành cuối cùng dự kiến ​​vào ngày 26 tháng 10 này. Phiên bản RTM đã thêm các phím tắt vào và đây thực sự hữu ích cho bạn để bắt đầu làm việc với Windows 8. [IMG] Dưới đây là danh sách các phím tắt của Windows 8 RTM: Windows: Chuyển đổi giữa màn hình Modern Desktop Start và màn hình truy cập các ứng dụng Windows + C: Truy cập thanh Charms Windows + Tab: Truy cập Modern Desktop Taskbar Windows + I: Truy cập charm Settings Windows + H: Truy cập charm Share Windows + K: Truy cập charm Devices Windows + Q: Truy cập màn hình Apps Search Windows + F: Truy cập màn hình Files Search Windows + W: Truy cập màn hình Settings Search Windows + P: Truy cập thanh Second Screen Windows + Z: Truy cập App Bar khi mở Modern Desktop App Windows + X: Truy cập Windows Tools Menu Windows + O: Khóa định hướng màn hình Windows +. : Di chuyển phân chia màn hình bên phải Windows + Shift +. : Di chuyển phân chia màn hình bên trái Windows + V: Xem tất cả các Toasts/Notifications Windows + Shift + V: Xem tất cả các Toasts/Notifications theo thứ tự ngược Windows + PrtScn: Chụp ảnh màn hình và tự động lưu trong thư mục Pictures folder as Screenshot Windows + Enter: Khởi chạy Narrator Windows + E: Mở Computer Windows + R: Mở hộp thoại Run Windows + U: Mở Ease of Access Center Windows + Ctrl + F: Mở hộp thoại Find Computers Windows + Pause / Break: Mở System Windows + 1 .. 10: Mở chương trình trên thanh Taskbar ở vị trí sắp theo thứ tự Windows + Shift + 1 .. 10: Mở lại chương trình trên thanh Taskbar ở vị trí sắp theo thứ tự Windows + Ctrl + 1 .. 10: Mở lại chương trình trên Taskbar theo thứ tự được mở Windows + Alt + 1 .. 10: Mở Jump List Pinned của chương trình trên thanh Taskbar ở vị trí sắp theo thứ tự Windows + B: Chọn mục đầu tiên trong khu vực thông báo trên thanh Taskbar Windows + Ctrl + B: Mở mục trong khu vực thông báo trên thanh Taskbar Windows + T: Di chuyển qua các mục trên thanh Taskbar Windows + M: Thu nhỏ tất cả các cửa sổ Windows + Shift + M: Khôi phục tất cả các cửa sổ thu nhỏ Windows + D: Show / Hide tất cả các cửa sổ Windows + L: Khóa máy tính Windows + Up Arrow: Phóng to cửa sổ Windows + Down Arrow: Thu nhỏ / phục hồi các cửa sổ Windows + Home: Thu nhỏ tất cả các cửa sổ Windows + Left Arrow: Mở cửa sổ ở phía bên trái của màn hình Windows + Right Arrow: Mở cửa sổ ở phía bên phải của màn hình Windows + Shift + Up Arrow: Mở rộng cửa sổ hiện tại từ trên xuống dưới của màn hình Windows + Shift + Left / Right Arrow: Di chuyển cửa sổ hiện tại sang một cửa sổ tiếp theo Windows + F1: Khởi chạy Windows Help và Support PageUp: Di chuyển về phía trước trên Desktop PageDown: Cuộn lùi trên trên Desktop Esc: Đóng thanh Charm Ctrl + Esc: Chuyển đổi giữa màn hình Modern Desktop Start và màn hình truy cập các ứng dụng Ctrl + Mouse scroll wheel: Kích hoạt Zoom Semantic trên màn hình Desktop Alt: Hiển thị Menu Bar Alt + D: Chọn Address Bar Alt + P: Hiển thị Preview Pane trong Windows Explorer Alt + Tab: Chuyển tiếp các cửa sổ đang mở Alt + Shift + Tab: Chuyển tiếp đến Desktop cùng với các cửa sổ đang mở Alt + F: Đóng hộp thoại Shut down đang mở trên Desktop Alt + Spacebar: Truy cập vào menu Shortcut của cửa sổ hiện tại Alt + Esc: Chuyển đổi giữa các chương trình đang mở theo thứ tự mà chúng đã được mở Alt + Enter: Mở hộp thoại Properties của mục đã chọn Alt + PrtScn: Chụp ảnh màn hình Alt + Up Arrow: Di chuyển lên một cấp độ thư mục trong Windows Explorer Alt + Left Arrow: Hiển thị các thư mục trước Alt + Right Arrow: Hiển thị các thư mục tiếp theo Shift + Insert: Khởi động CD / DVD mà không cần kích hoạt Autoplay hoặc Autorun Shift + Delete: Xóa vĩnh viễn các mục đã chọn Shift + F6: Chuyển đổi các mục trong một cửa sổ hoặc hộp thoại Shift + F10: Truy cập vào menu ngữ cảnh của các mục được chọn Shift + Tab: Chuyển đổi các mục trong một cửa sổ hoặc hộp thoại Shift + Click: Chọn liên tiếp các mục Shift + Click vào một biểu tượng trên Taskbar: Mở một cửa sổ mới của chương trình hiện hành trên thanh Taskbar Shift + Right Click vào một biểu tượng trên Taskbar: Truy cập menu ngữ cảnh của chương trình được chọn Ctrl + A: Chọn tất cả Ctrl + C: Sao chép Ctrl + X: Cắt Ctrl + V: Dán Ctrl + D: Xóa Ctrl + Z: Undo Ctrl + Y: Redo Ctrl + N: Mở một cửa sổ mới trong Windows Explorer Ctrl + W: Đóng cửa sổ hiện tại trong Windows Explorer Ctrl + E: Chọn hộp tìm kiếm ở góc trên bên phải của cửa sổ Ctrl + Shift + N: Tạo thư mục mới Ctrl + Shift + Esc: Mở Windows Task Manager Ctrl + Alt + Tab: Chuyển đổi các cửa sổ đang mở Ctrl + Alt + Delete: Truy cập màn hình Windows Security Ctrl + Click: Chọn nhiều mục Ctrl + Click và kéo một mục: Sao chép một mục vào trong cùng một thư mục Ctrl + Shift + Click và kéo một mục: Tạo một shortcut cho mục đó trong cùng một thư mục Ctrl + Tab: Di chuyển qua các tab Ctrl + Shift + Tab: Di chuyển ngược lại giữa các tab Ctrl + Shift + Click vào một biểu tượng trên Taskbar: Mở một của sổ mới của chương trình đã mở trên thanh Taskbar Ctrl + Click vào một chương trình có nhiều cửa sổ trên Taskbar : Duyệt các cửa sổ của chương trình đã mở F1: Hiển thị Help F2: Đổi tên một tập tin F3: Mở hộp Search F4: Hiển thị Address Bar F5: Làm mới màn hình hiển thị F6: Chuyển tiếp các mục trong một cửa sổ hoặc hộp thoại F7: Hiển thị lịch sử lệnh trong Command Prompt F10: Hiển thị Menu Bar F11: Chuyển chế độ hiển thị toàn màn hình Tab: Chuyển tiếp các mục trong một cửa sổ hoặc hộp thoại PrtScn: Chụp ảnh màn hình Home: Di chuyển trên cùng của các cửa sổ đang hoạt động End: Di chuyển đến dưới cùng của cửa sổ đang hoạt động Delete: Xóa Backspace: Hiển thị các thư mục trước đó trong Windows Explorer, di chuyển lên một cấp thư mục trong hộp thoại Open hoặc hộp thoại Save Esc: Đóng một hộp thoại Num Lock + Dấu cộng (+): Hiển thị nội dung của thư mục đã chọn Num Lock + Dấu trừ (-): Thu gọn thư mục đã chọn Num Lock + Dấu sao (*): Mở rộng tất cả các thư mục con trong thư mục được chọn Nhấn Shift 5 lần: Mở hoặc tắt StickyKeys Giữ phím Right Shift trong 8 giây: Mở hoặc tắt FilterKeys Giữ phím Num Lock trong 5 giây: Mở hoặc tắt ToggleKeys Theo XHTT
    Chủ đề bởi: am_kingsp, 26/10/12, 0 lần trả lời, trong diễn đàn: Windows 8
  9. am_kingsp
    Có một số yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định mua MTXT mà bạn cần phải quan tâm, có thể kể đến như bàn di cảm ứng, bàn phím, màn hình... Bàn di cảm ứng Touchpad (bàn di cảm ứng) là phần được sử dụng nhiều nhất trên MTXT. Một bàn di tốt quyết định rất lớn tới quyết định của người dùng, vì thế các nhà sản xuất MTXT đều chú trọng tới phần này. Trong bối cảnh Windows 8 sẽ mang lại nhiều thao tác mới, touchpad càng trở nên quan trọng. [IMG] Hãy thử kiểm tra touchpad bằng cách mở một trong những tấm ảnh trong thư mục Photos, thực hiện các thao tác: dùng hai ngón tay phóng to ảnh (pinch-to-zoom), đặt hai ngón tay lên hình và xoay (two-finger rotate), đặt ba ngón tay lên touchpad rồi kéo sang phải hoặc trái (tương tự nút Right và Left) (three-finger flicking)(nếu được hỗ trợ). Bạn cũng có thể vào Control Panel -> Mouse để xem hãng sản xuất touchpad và các thao tác được hỗ trợ. Cuối cùng, nếu nút bấm chuột là một phần trong touchpad, hãy đảm bảo nó dễ nhấn và phân biệt tốt click chuột trái, phải. Bàn phím [IMG] Mở Notepad và gõ thử vài câu để xem các phím có lỏng lẻo không, hay đặt quá sát nhau, quá nhỏ, hay có làm bạn gõ sai nhiều không. Nếu câu trả lời là “có”, hãy tìm một chiếc MTXT khác. Ngoài ra cũng nên để ý tới khoảng nhún phím, đặc biệt trên ultrabook vì một số hãng bố trí khá nông nhằm “mỏng hóa” thiết bị. Một điểm cộng nếu máy tính có các phím tắt trực tiếp như âm lượng, độ sáng màn hình... thay vì phải nhấn nút Fn trước tiên. Webcam [IMG] Mở Start Menu và tìm kiếm phần mềm webcam của máy. Hãy kiểm tra khuôn mặt bạn dưới ánh đèn trong cửa hàng để xem liệu hình ảnh sẽ truyền đi khi chat Skype của bạn có rõ ràng không và kiểm tra vài tính năng đi cùng phần mềm. Ví dụ, ứng dụng Webcam của Dell cho phép bạn thêm một số avatar hài hước lên khuôn mặt. Màn hình [IMG] Mở trình duyệt web và thử mở một đoạn video YouTube. Nếu không có kết nối Internet, hãy vào thẳng thư mục Video nơi có sẵn vài clip mẫu từ Microsoft. Khi đang phát video, gập màn hình về trước và sau, di chuyển vị trí của bạn để xem màu sắc có đẹp không hay góc nhìn đã đủ rộng chưa. Hãy so sánh với một số máy khác trước khi mua hàng. Loa [IMG] Thử bật một hoặc hai bài hát trong thư mục Music rồi vặn tới mức âm lượng lớn nhất hoặc gần lớn nhất để xem âm thanh còn trong hay bị vênh. Ngoài ra, hãy kiểm tra thanh Start cũng như Control Panel để xem có tiện ích nào như Dolby Digital hay Beats Audio để tinh chỉnh âm thanh hay không. Nếu loa được đặt ở thân dưới MTXT, nếu bạn đặt máy trên đùi, âm thanh có khả năng trở nên “thậm thụt”. Ổ cứng [IMG] Dung lượng không phải là điều quan trọng nhất với ổ cứng SSD mà hãng sản xuất và đời ổ cứng là yếu tố lớn quyết định hiệu suất hoạt động. Mở Control Panel, chọn Device Manager và chọn “Disk Drives” để xem công ty chế tạo và mã ổ cứng, rồi dùng Google kiểm tra xem đây có phải loại tốt hay không. N.Q.Trung
    Chủ đề bởi: am_kingsp, 26/9/12, 3 lần trả lời, trong diễn đàn: Tư vấn - Hỏi đáp - Chia sẻ thủ thuật MTXT
  10. am_kingsp
    Bên cạnh tính năng Do Not Disturb hỗ trợ không nhận điện thoại, tin nhắn trong một khoảng thời gian nhất định, iOS 6 còn có hai tính năng hữu ích khác là Reply With Message và Remind Me Later. Để người dùng không bị làm phiền vì những cuộc gọi điện, tin nhắn hay các thông báo của hệ thống vào những thời điểm nhất định, Apple đã bổ sung vào iOS 6 tính năng Do Not Disturb, người dùng không cần phải cài thêm ứng dụng hỗ trợ của hãng thứ ba như trước đây. Ngoài ra còn có hai tính năng hữu ích khác khi máy nhận cuộc gọi là Reply With Message (trả lời nhanh cuộc gọi bằng tin nhắn soạn sẵn) và Remind Me Later (không bắt máy, nhắc bạn gọi lại sau một vài giờ nữa). [IMG] Bạn có thể bật tính năng Do Not Disturb chạy thường trực hay chỉ vào những thời điểm nhất định trong ngày, ví dụ như ban đêm, giờ họp,… Lúc này, bạn sẽ không nhận được các thông báo có cuộc gọi, tin nhắn hay các thông báo ứng dụng khác, màn hình cũng không sáng lên bất chợt mỗi khi có thông báo mới trong suốt khoảng thời gian này. Tuy nhiên, sau đó bạn vẫn có thể xem lại thông báo đã nhận trong Notifications Center. Ngoài ra, để luôn nhận cuộc gọi từ những người quan trọng kể cả khi đang bật Do Not Disturb, bạn có thể thiết lập mục Allow Calls From từ Favorites (danh sách những người gọi quan trọng trong danh bạ), hay chọn một nhóm bất kỳ dưới trường Groups. [IMG] Mỗi khi nhận được cuộc gọi, ngoài hai nút trả lời hay từ chối, trên màn hình có hai mục Reply with Message cho phép bạn trả lời nhanh bằng một tin nhắn dạng như “Tôi đang bận”, “Sẽ gọi lại sau” hay một tin có nội dung tùy ý đã soạn sẵn. Nếu hiện chưa rảnh để bắt máy, bạn nhấn Remind Me Later để bỏ qua, đồng thời chọn thời điểm mà bạn sẽ nhận lại thông báo về cuộc gọi này (ví dụ sau một giờ nữa, sau khi bạn rời khỏi địa điểm hiện tại) để gọi lại. [IMG] Với các tính năng mới này, việc quản lý cuộc gọi sẽ trở nên dễ dàng hơn, nhất là trong những trường hợp bạn không thể nghe máy như khi đang lái xe hay trong các buổi họp. Các tính năng mới trên iOS 6 đang cố gắng thay thế các ứng dụng từ các hãng thứ ba, với khá nhiều ưu điểm nổi bật, hãy cùng Genk liên tục cập nhật các tính năng mới này và các bài hướng dẫn khác về phiên bản iOS 6. genk
    Chủ đề bởi: am_kingsp, 24/9/12, 1 lần trả lời, trong diễn đàn: Apple
  11. am_kingsp
    Bên cạnh tính năng Do Not Disturb hỗ trợ không nhận điện thoại, tin nhắn trong một khoảng thời gian nhất định, iOS 6 còn có hai tính năng hữu ích khác là Reply With Message và Remind Me Later. Để người dùng không bị làm phiền vì những cuộc gọi điện, tin nhắn hay các thông báo của hệ thống vào những thời điểm nhất định, Apple đã bổ sung vào iOS 6 tính năng Do Not Disturb, người dùng không cần phải cài thêm ứng dụng hỗ trợ của hãng thứ ba như trước đây. Ngoài ra còn có hai tính năng hữu ích khác khi máy nhận cuộc gọi là Reply With Message (trả lời nhanh cuộc gọi bằng tin nhắn soạn sẵn) và Remind Me Later (không bắt máy, nhắc bạn gọi lại sau một vài giờ nữa). [IMG] Bạn có thể bật tính năng Do Not Disturb chạy thường trực hay chỉ vào những thời điểm nhất định trong ngày, ví dụ như ban đêm, giờ họp,… Lúc này, bạn sẽ không nhận được các thông báo có cuộc gọi, tin nhắn hay các thông báo ứng dụng khác, màn hình cũng không sáng lên bất chợt mỗi khi có thông báo mới trong suốt khoảng thời gian này. Tuy nhiên, sau đó bạn vẫn có thể xem lại thông báo đã nhận trong Notifications Center. Ngoài ra, để luôn nhận cuộc gọi từ những người quan trọng kể cả khi đang bật Do Not Disturb, bạn có thể thiết lập mục Allow Calls From từ Favorites (danh sách những người gọi quan trọng trong danh bạ), hay chọn một nhóm bất kỳ dưới trường Groups. [IMG] Mỗi khi nhận được cuộc gọi, ngoài hai nút trả lời hay từ chối, trên màn hình có hai mục Reply with Message cho phép bạn trả lời nhanh bằng một tin nhắn dạng như “Tôi đang bận”, “Sẽ gọi lại sau” hay một tin có nội dung tùy ý đã soạn sẵn. Nếu hiện chưa rảnh để bắt máy, bạn nhấn Remind Me Later để bỏ qua, đồng thời chọn thời điểm mà bạn sẽ nhận lại thông báo về cuộc gọi này (ví dụ sau một giờ nữa, sau khi bạn rời khỏi địa điểm hiện tại) để gọi lại. [IMG] Với các tính năng mới này, việc quản lý cuộc gọi sẽ trở nên dễ dàng hơn, nhất là trong những trường hợp bạn không thể nghe máy như khi đang lái xe hay trong các buổi họp. Các tính năng mới trên iOS 6 đang cố gắng thay thế các ứng dụng từ các hãng thứ ba, với khá nhiều ưu điểm nổi bật, hãy cùng Genk liên tục cập nhật các tính năng mới này và các bài hướng dẫn khác về phiên bản iOS 6. genk
    Chủ đề bởi: am_kingsp, 24/9/12, 0 lần trả lời, trong diễn đàn: Apple
  12. am_kingsp
    Ngày nay khi cuộc sống trở nên bận rộn cùng với sự bùng nổ của ngành công nghiệp di động và dịch vụ thì nhu cầu sử dụng dữ liệu data internet của người dùng ngày càng tăng cao. Sự phổ biến của các ứng dụng làm cho người dùng phải chóng mặt khi mỗi lần nhận cước internet. Đại bộ phận họ cho rằng cần phải kiểm soát lưu lượng dữ liệu sử dụng để tiết kiệm hóa đơn điên thoại. Sau đây là một vài mẹo nhỏ khá dễ thực hiện có thể giúp bạn hạn chế việc tiêu tốn dữ liệu không cần thiết. [IMG] 1. Sử dụng ứng dụng Onavo Onavo là một ứng dụng gọn nhẹ có thể giúp người dùng theo dõi lưu lượng dữ liệu sử dụng giống như một ngân sách quản lý. Theo đó, Onavo sẽ cho bạn thấy các ứng dụng hay dịch vụ khác đang “tiêu dùng” quá nhiều dữ liệu và từ đó bạn sẽ biết phải làm gì để “hạn chế” nó. Phần mềm Onavo Extend khẳng định rằng có thể mở rộng “data plan” lên tới 500%, làm tăng giới hạn của dữ liệu lên hơn 5 lần mà không gây ra một sự phiền toái nào hay phải trả thêm phí sử dụng. Ngoài việc tăng data plan, Onavo Extend cũng cung cấp cho bạn một bảng phân tích về những dữ liệu đã sử dụng. Trong bảng thông tin phân tích đó, người dùng có thể biết mỗi ứng dụng đã tiêu hao bao nhiêu lưu lượng và đem lại sự ưu tiên sử dụng ứng dụng hợp lý nhất. [IMG] 2. Kết nối Wi-Fi khi có thể Ngày nay mạng không dây Wi-Fi rất phổ biến, nó có mặt ở mọi nơi. Vì thế hãy “bắt” Wi-Fi bất cứ khi nào có thể sẽ giúp bạn tiết kiệm dung lượng phải trả thay vì sử dụng mạng 3G. Thêm một lợi ích nữa đó là mạng Wi-Fi nhìn chung sẽ cung cấp dữ liệu với tốc độ nhanh và ổn định hơn. [IMG] 3. Tiết kiệm với Hotspot Shield Hotspot Shield là một dạng VPN (mạng ảo) có thể cho phép bạn duyệt ẩn danh, cũng như nén dữ liệu trên các máy chủ của nó. Khi người dùng chạy Hotspot Shield để download dữ liệu từ điện thoại của họ, thì các máy chủ sẽ hoạt động như một mối trung gian, qua đó có thể nén dữ liệu giảm gấp đôi so với số lưu lượng được phép sử dụng của nhà cung cấp. Điều đó có nghĩa là bạn có thể sử dụng data plan nhiều gấp hai lần kế hoạch dữ liệu cho phép. Chẳng hạn như khi bạn dùng hết 4GB cho việc lướt web thì bạn chỉ thực sự chỉ phải trả chi phí cho 2GB mà thôi, nếu như sử dụng Hotspot Shield. [IMG] 4. Hệ thống quản lý dữ liệu của Android Bản thân bên trong mỗi chiếc điện thoại Android đã được cài đặt sẵn hệ thống quản lý dữ liệu (Data Management System – Phiên bản 4.0 trở lên). Theo đó, Android cho phép người dùng có thể dễ dàng hạn chế lưu lượng sử dụng và thấy chính xác các ứng dụng đang chạy tiêu tốn bao nhiêu dữ liệu trong quá trình kết nối. [IMG] Việc lắp đặt hệ thống này thực sự có ích và mong rằng tất cả các điện thoại sẽ sớm được tích hợp chương trình quản lý dữ liệu data hiệu quả mà Android 4.0 đang áp dụng. 5. Tránh YouTube, Netfix… Một số ứng dụng giải trí được yêu thích như YouTube, Netfix, Hulu Plus và một vài chương trình khác thường tiêu hao khá nhiều data. Do đó bạn nên tránh việc tốn thời gian vào những ứng dụng xa xỉ này nếu như đang kết nối chúng bằng mạng lưới dữ liệu 3G. Hãy chờ đến lúc sử dụng Wi-Fi để tránh hoang phí. [IMG] 6. Các ứng dụng định vị “ăn” nhiều lưu lượng Các ứng dụng thường hay tận dụng tính năng hỗ trợ GPS của bạn để tiêu hao dữ liệu, thậm chí là làm tốn pin của máy. Hãy chắc chắn rằng bạn đang kiểm soát chặt chẽ và nếu cần có thể hãy tắt chế độ định vị trên điện thoại. Bạn nên đặc biệt cảnh giác với những ứng dụng như Highlight, “kẻ thù giấu mặt” vì nó thường xuyên là ứng dụng chạy nền khó kiểm soát. [IMG] 7. Tắt chế độ push email Điện thoại của bạn có thể tự động “tải” về email mới và sau đó tự động ”đẩy” vào trong máy. Hãy chắc rằng tính năng này đã được tắt khi đang sử dụng với kết nối mạng bởi vì đôi khi nó sẽ tiêu dùng dữ liệu mà bạn không hề nhận ra điều đó. Đối với những email có dung lượng lên tới hàng chục MB sẽ nhanh chóng vắt kiệt pin và làm tiêu tốn dung lượng data của bạn. [IMG] Bạn nên đặt chế độ search mail thủ công thay vì ứng dụng ”tải tự động” này. Nếu như bạn đang sở hữu một chiếc iPhone mà vẫn chưa biết “turn off" chế độ đó thế nào thì hãy làm theo các bước sau đây: 1. Vào phần cài đặt Setting 2. Vào hộp thoại Mail/Contacts và chọn mục Calendars 3. Nhấp vào tùy chọn “Fetch New Data” phía dưới các tải khoản email 4. Đặt ở chế độ “OFF” cho thanh “PUSH”. Tham khảo: BusinessInsider Vân Korea
    Chủ đề bởi: am_kingsp, 13/8/12, 0 lần trả lời, trong diễn đàn: Thủ thuật/Hỏi đáp/Thắc mắc phần mềm

Chia sẻ trang này