Asus GL502VT - sức mạnh hệ vi xử lý thứ 6

Thảo luận trong 'Thông tin - Kiến thức tổng quan' bắt đầu bởi dongquangdo, 25/8/16.

  1. dongquangdo

    dongquangdo Member

    Bài viết:
    626
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City, Vietnam
    Laptop Asus GL502VT là sản phẩm nằm trong vùng sản phẩm gaming của Asus được trang bị cấu hình khá cao nhằm phục vụ chủ yếu cho mục đích chơi game (nặng, tối ưu, đồ họa khủng,...) của người dùng.
    Điểm nhấn của máy nằm ở những tính năng mới bổ trợ tối ưu cho mục đích "chơi game" và những công việc đòi hỏi đồ họa nặng. Tuy nhiên đi sâu một chút ta sẽ nhận thấy một số ưu điểm hay, hơn nữa theo một cách nói nào đó thì chính nó quyết định toàn bộ sức mạnh của máy.

    [​IMG]
    Asus GL502VT, một trong những thế hệ laptop gaming tốt nhất của Asus

    Trong bài viết chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ hơn những ưu điểm tiềm ẩn mà ít người dùng chú ý này cũng như xem thử sức mạnh của Asus GL502VT có đúng như những gì chúng ta kì vọng hay không.


    Những điều cần biết về hệ vi xử lý thế hệ thứ 6 trên Asus GL502VT

    Lưu ý: Hiện tại hệ vi xử lý thế hệ thứ 7 là mới nhất được sử dụng, nhưng các hãng sản xuất lại dùng nhiều nhất là thế hệ vi xử lý thế hệ thứ 6. Vậy nguyên nhân do đâu, chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.
    Đây là đang nói đến thế hệ chứ không nói đến chữ số sau "i" của vi xử lý, cho nên các bạn cần đọc kỹ nếu không sẽ có sự nhầm lẫn giữa 2 thông số trên.
    Vi xử lý hoàn toàn không quyết định đến hiệu năng toàn bộ máy mà nó chỉ là một trong những thành phần quan trọng nhất thôi, tuy nhiên bài viết này mình đề cập đến nó nên mặc định là các thiết bị khác phải đồng bộ và tương thích ở trạng thái tốt nhất, các điều kiện ngoại vi không ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.


    1. Nhìn lại các kiến trúc của dòng Core i (đây là thông tin nhắc lại nên mình sẽ nói ngắn gọn nhất để lướt qua nhằm cho các bạn biết sơ lại quá khứ để mình dễ làm rõ hơn vấn đề về thế hệ thứ 6 mà mình sắp nói)

    - Kiến trúc Nehalem (Thế hệ đầu)
    Dùng socket LGA 1156 và một vài model dùng socket 1366.
    Được phát triển bởi Intel và dự kiến sẽ là kiến trúc tiếp nối Nehalem. Được thiết kế dựa trên quy trình công nghệ 32nm từ Westmere (tên cũ là Nehalem-C) và áp dụng nó vào kiến trúc Sandy Bridge mới. Tên mã trước đây cho BXL này là Gesher.
    CPU thế hệ đầu sẽ có ký hiêu như i3 - 520M, i5 - 282U,....

    - Kiến trúc Sandy Bridge (Thế hệ thứ 2)
    Điểm khác biệt lớn nhất giữa Sandy Bridge với thế hệ CPU Core đầu tiên là GPU tích hợp của sản phẩm cũng sẽ được sản xuất trên nền tảng 32nm. Điểm khác biệt này sẽ giúp laptop/netbook nền tảng Sandy Bridge có chất lượng đồ họa cao hơn, cũng như tiết kiệm điện tốt hơn.
    Thế hệ CPU Core I đời cũ (Thế hệ 1) dành cho máy tính Laptop và desktop được kí hiệu bằng 3 chữ số kèm theo hậu tố (ví dụ 520UM), trong khi CPU Core i trên nền tảng Sandy Bridge sẽ được kí hiệu bằng 4 chữ số và kèm theo hậu tố (ví dụ i3 - 2820QM, i5 - 2520U).
    Dòng CPU này thường sử dụng socket LGA 1155.

    - Kiến trúc Intel Ivy Bridge (Thế hệ thứ 3).
    Sẽ giúp thiết bị trở nên mạnh mẽ và tiết kiêm năng lượng được hiệu quả hơn.
    Ivy Bridge của Intel sử dụng công nghệ bóng bán dẫn 3D Tri-Gate theo quy trình công nghệ 22nm. Cấu trúc này tích hợp sẵn chip đồ họa hỗ trợ DirectX 11 như HD 4000, có khả năng phát video siêu phân giải và xử lý các nội dung 3D.
    Cấu trúc của CPU Ivy Bridge với GPU được tích hợp vào die bên cạnh các nhân vi xử lý. Nó có bộ nhớ L3 Cache share chung cho các nhân. Bên phải là các bộ điều khiển bộ nhớ, I/O, display,…
    Về cơ bản, các chip Ivy Bridge khi lên kệ sẽ vẫn có tên thông dụng là Core i3, Core i5 hoặc Core i7 (thế hệ thứ ba). Để nhận diện một một mẫu máy sử dụng Ivy Bridge, người ta dựa vào số “3” sau dấu gạch ngang trong tên chip.
    VD: i5 - 3670S, i7 - 3550. Các bạn sẽ để ý đến số 3 sau dấu gạch nối. Số 3 được hiểu là thế hệ thứ 3 của dòng CPU Core i. Nó sẽ khác CPU Core thế hệ 2 như i5 - 2333s,... được bắt đầu bằng số 2 sau gạch nối.
    Tương tư CPU thế hệ 2, Intel Ivy Bridge cũng sử dụng socket LGA 1155.

    - Kiến trúc Haswel (CPU thế hệ 4)
    Đây có được xem là CPU Core thế thệ mới nhất của Intel. Công nghệ mới của Haswel sẽ giúp tiêu thụ ít điện năng hơn tới 20 lần so với Sandy Bridge ở chế độ chờ trong khi hiệu năng đồ họa cũng tăng đáng kể.
    Đây là dòng chip Core i thế hệ thứ 4 của hãng và vẫn sử dụng quy trình sản xuất 22 nm cùng bóng bán dẫn 3D giống dòng Ivy Bridge.
    Tương tụ, bạn có thể phân biết dòng CPU Core thế hệ thứ 4 bằng cách nhìn vào số 4 trước dấu Gạch. VD: i5 - 4670S, i7 - 4550K.
    Haswel cũng sử dụng socket LGA 1150.

    - Kiến trúc Broadwell (Thế hệ thứ 5)
    Đây được xem là dòng CPU mới nhất sẽ được công bố vào cuối năm 2014. Dòng chip mới hứa hẹn sẽ cho hiệu năng cao hơn đồng thời tiết kiệm điện hơn 30% so với Haswell.

    - Kiến trúc Skylake (Thế hệ thứ 6)
    Đây là dòng CPU được các hãng sản xuất sử dụng nhiều nhất hiện tại, tích hợp gần như tất cả các công nghệ tiên tiến nhất và khả năng tạo được mức hiệu năng trên năng luợng tiêu thụ tốt nhất hiện tại. Đây là dòng chip gần nhất và đạt được hiệu năng sấp sỉ với thế hệ thứ 7.

    [​IMG]
    Kiến trúc Skylake (Thế hệ thứ 6)

    Hiện tại dòng chip này có 28 mô hình khác nhau để hỗ trợ cho laptop.


    Tìm hiểu về chip 6700HQ sử dụng trên Asus GL502VT

    * Thông tin
    Tất nhiên đây là vi xử lý thuộc thế hệ thứ 6 của Intel và là một trong 2 mô hình cao cấp, nhanh nhất có thể được sử dụng trên laptop, sức mạnh của nó tương đồng với 6820HK.

    [​IMG]
    Intel Core i7 6700HQ sử dụng trên laptop Asus GL502VT

    Chip dùng công nghệ 14nm để cấu thành, hỗ trợ 4 lõi 8 luồng đạt tốc độ BUS tối đa lên đến 8 GT/s DMI3. Đây là phiên bản mới nhất nên nó sẽ hỗ trợ các loại bộ nhớ như là DDR4-2133, LPDDR3-1866, DDR3L-1600, kích hoạt băng thông tối đa lên tới 34,1 GB/s.

    * Công nghệ

    - Bộ đôi công nghệ hữu ích được nâng cấp

    Turbo Boost:
    Là một tính năng mới có trên các vi xử lý Core i5 và i7 cho phép các vi xử lý tạm thời tự ép xung. Tính năng này giúp cho 1 vài nhân xử lý tăng được về tốc độ xử lý: khi ứng dụng không dùng hết các nhân của bộ xử lý, con chip sẽ tự động ép xung các nhân đang chạy lên cao hơn.

    Hyper Threading Technology (HTT):
    Là công nghệ siêu phân luồng cho phép giả lập thêm CPU luận lý trong cùng một CPU vật lý, giúp CPU có thể xử lý được nhiều thông tin hơn.

    - Các công nghệ bổ trợ khác

    + Intel® vPro ‡
    + Ảo hóa Intel® (VT-x) ‡
    + Intel® TSX-NI,.....


    * Kiểm tra sức mạnh của i7 - 6700HQ thông qua các trình đo thực tế.

    Lưu ý: Trong bài viết mình sẽ sử dụng thêm điểm benchmark của các thế hệ khác như i7- 4700MQ, i7 - 6820HK để làm thông số so sánh.

    1. Thông số nền tảng cơ bản (được lấy thông tin từ ark.intel.com)

    [​IMG]

    Theo như bảng thống kê phía trên ta nhận thấy, Skylake nhanh hơn khoảng 10% so với kiến trúc Haswell cũ và 5% so với Broadwell với cùng một xung nhịp. i7-6700HQ làm khá tốt trong các bài test đơn lõi nhất là dựa trên đồng mức năng lượng tiêu thụ hơn nữa so với các kiến trúc khác thì khả năng tiết kiệm điện năng của dòng chip này càng được thể hiện rõ hơn nữa.
    Chắc hẳn ưu điểm trên đạt được là nhờ vào qui trình sản xuất 14nm tiên tiến nhất. Đồng nghĩa với việc ta có thể sử dụng Turbo Boost có thể hoạt động và duy trì xung ngay cả khi mức tải thấp hơn mức tối đa nhiều lần (khả năng này chỉ xuất hiện trong kiến trúc Skylake và các dòng cao hơn). Tất nhiên hiệu suất lúc này sẽ giảm nhưng không đáng kể so với mức năng lượng tiêu thụ mà ta tiết kiệm được.

    2. Khả năng ép xung (ép tự động thông qua Turbo Boost bằng công cụ Intel XTU)

    [​IMG]
    Thông số sau khi ép xung được thể hiện bằng XTU
    Theo như thông số thể hiện ta có thể nhận thấy rằng tốc độ Turbo đạt 4.0GHz, gia tăng hiệu suất từ 10 đến 20%, điều này mang lại hiệu năng khủng khiếp, gần như ngang bằng với Intel i7-6700K trên máy tính để bàn. Hơn nữa nhờ vào các công nghệ bổ trợ và tính chất phần cứng, nền tảng Skylake mới cũng có được khả năng thoát nhiệt thấp hơn, mát và điện áp được tối ưu hóa hơn rất nhiều lần.

    3. Kiểm tra bằng Cine bench

    [​IMG]
    [​IMG]
    Năng lượng sử dụng

    [​IMG]
    [​IMG]
    Công suất tiêu thụ

    Hiệu suất năng lượng tiêu thụ trên công suất được cải thiện rõ rệt trên i7 - 6700HQ, điều này sẽ giúp tối đa hóa năng lượng tiêu thụ để hoạt động của chip và từ đó tối ưu cho hiệu suất hoạt động. Giảm điện năng cũng góp phần giảm nhiệt độ tỏa ra, tăng tuổi thọ các thành phần phần cứng.

    Một số trình benchmark khác

    [​IMG]

    [​IMG]



    Sức mạnh thực tế của laptop Asus GL502VT.

    Thông qua các trình đo ta đã biết được sức mạnh của chip i7 - 6700HQ, vậy trong thực tế nó bổ trợ như thế nào cho chức năng chính (chơi game) của laptop này, mình sẽ thử nghiệm ngay sau đây thông qua các game thực tế.

    1. Gta 5

    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    Các thiết lập cho Gta 5 trước khi đo.

    [​IMG]
    Bảng thống kê Fps qua 4 lần đo của Gta 5.

    Nhận xét: Mức Fps trung bình sau 4 lần mà ta nhận được sẽ là sấp xĩ 59Fps. một con số rất ấn tượng với mức setting tối đa trong một game cực nặng là Gta 5.
    Điều này rất lớn phụ thuộc vào kiến trúc Gen 9 và công nghệ ảo hóa Intel, cả 2 sẽ tương tác và làm tăng tốc độ xử lý cũng như giảm thiểu cho GPU từ đó tạo nên liên kết đồng nhất với CPU và giúp hiệu năng xử lý tốt hơn.

    2. JustCause3

    Tương tự như trên ta lại tiếp tục với một game hành động đồ họa cao khác.

    [​IMG][​IMG]
    Tiếp tục kéo các thiết lập game lên cao

    Nhận xét: Mức Fps trung bình mà mình đạt được khi chơi 48Fps chênh lệch so với Gta 5 nhưng vẫn trong mức chập nhận được bởi đây là game đòi hỏi các hiệu ứng hình ảnh lớn khiến card đồ hoạt đảm nhiệm vai trò cao hơn CPU rất nhiều.

    3. Metro LL

    Các tùy chỉnh trong Metro LL

    [​IMG]

    Kết quả đạt được.

    [​IMG]
    Mức Fps trung bình mà ta nhận được với Metro LL là 32Fps, đây là chỉ số được biểu thị thông qua trình bench Metro LL tại các khung ảnh cường độ cao.

    4. Tomb Raider

    Tùy chỉnh chung

    [​IMG]

    Mức cấu hình cao

    [​IMG][​IMG]

    Mức cấu hình cao nhất

    [​IMG][​IMG]

    Nhận xét: Với cả 2 chế độ chơi cao, và cao nhất thì hình ảnh vẫn rất mượt mà các tính trạng giật do chậm xử lý ảnh không hề diễn ra, nhiệt độ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng Fps của máy do mình các trình đo từ trước dư chấn. Tuy nhiên điểm này ta có thể thấy được khả năng điều tiết tại nhiệt độ cao của 6700HQ tốt đến mức nào. Tuy đang dần đạt đến ngưỡng bảo hòa nhưng hiệu năng vẫn đạt trong mức tốt nhất.


    Kết luận:

    Nếu nhìn một cách chi tiết các bài đánh giá ở trên đây, thì chắc hẳn cũng không quá nhiều đặt biệt ở sức mạnh của nền tảng Skylake mới trên máy tính sách tay. Tuy nhiên, bù lại, các thiết bị có được hiệu quả năng lượng tối ưu hơn nhờ vào tiến trình 14nm tiên tiến. Đây cũng chính là mục đích mà Intel muốn nhắm đến trong tương lai.
    Xét về mặt tổng thể và sự tương quan phần cứng, Asus GL502VT vẫn đáp ứng tốt mục đích thuần túy của mình. Có thể khẳng định được rằng đây vẫn là sự lựa chọn tốt nhất trong tầm giá cho mục đích "chơi game" của bạn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/9/16
  2. 100nam

    100nam Member

    Bài viết:
    331
    con này là máy gaming mỏng nhẹ phải không ta sao nhìn bench hay chơi game khủng thế có khi nào không phải dòng ROG
     
  3. quatay

    quatay Member

    Bài viết:
    321
    đúng rồi dòng này gaming mà mỏng nhẹ mạnh quá con này card 970 nhỉ nếu vậy thì cũng đủ mạnh đang hóng mấy con dòng 10 Series
     
  4. chihung

    chihung Member

    Bài viết:
    481
    cấu hình ngon không biết giá cả thế nào mà thôi trước giờ vẫn thích dòng ROG của asus và cũng đang sài 1 con GL552 @@"
     
  5. phuc88

    phuc88 New Member

    Bài viết:
    8
    Laptop dòng ROG của Asus khá được chuộng. Mình thu mua laptop dòng này thấy bán rất chạy
     

Chia sẻ trang này