Asus Zenfone 3 Max - Nguyên tắc share pin và trải nghiệm

Thảo luận trong 'Thông tin Tổng hợp' bắt đầu bởi dongquangdo, 20/9/16.

  1. dongquangdo

    dongquangdo Member

    Bài viết:
    626
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City, Vietnam
    Khi bạn sạc pin cho thiết bị di động (Smartphone, Tablet, Laptop,....) thông qua adapter, pin dự phòng hay thậm chí là một thiết bị di động khác. Có nghĩa là điện năng từ thiết bị sạc (cấp) sẽ chuyển qua thiết bị được sạc (nhận), vậy tại sao thiết bị cấp và nhận luôn hoạt động đúng chiều, những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình này, nguyên lý, rủi ro hay tốc độ cấp nhận,..... mình sẽ giải đáp ngay trong bài viết bên dưới đây.

    Các chế độ sạc đều có nguyên lý giống nhau nên mình sẽ demo quá trình sạc từ Smartphone sang Smartphone (quá trình phức tạp nhất và mới nhất) của 2 thiết bị, còn các quá trình sạc khác tương tự nên bạn có thể tự nghiệm ra nhé.

    Bài viết sẽ sử dụng con Asus Zenfone 3 Max, đây là smartphone trong thế hệ Zenfone 3 của Asus và nằm trong phân khúc giá rẻ, mình sử dụng sản phẩm này vì máy có chế độ sạc pin cho những smartphone khác thông qua OTG. Tuy nhiên thêm một điểm đặt biệt nhất mà sản phẩm này nổi trội hơn hẳn là riêng bản thân nó hỗ trợ thêm tính năng giúp sạc nhanh cho thiết bị khác (tính năng này cực kì hiếm thấy trên những smartphone hiện nay) và dung lượng pin của máy cũng ở mức 4100mAh khá cao so với mặt bằng chung nên dùng nó làm "pin dự phòng" cũng là điều hợp lý.

    [​IMG][​IMG]
    Asus Zenfone 3 Max, chiếc smartphone mình sẽ sử dụng trong bài viết này cũng như là thiết bị chính để demo quá trình share pin giữa 2 máy

    Yếu tố cuối cùng có thể vì "mình thích thì mình làm thôi". Đùa thôi chứ mình là một fan của Asus.


    Không loanh quanh nữa mình đi ngay vào những vấn đề chính để tránh tốn thời gian.

    I. Những suy nghĩ sai lầm.

    Nguyên tắc sạc pin cho thiết bị khác là bất di bất dịch từ trước tới nay nhưng một số bạn hiểu sai bản chất vấn đề mình muốn đính chính lại một chút.
    - Pin dung lượng lớn sạc cho pin dung lượng thấp hơn: đây là sai nguyên tắc hoàn toàn nhé bạn, pin phụ thuộc vào điện áp chứ không phải dung lượng vì sẽ có trường hợp lượng điện còn lại trong pin cấp thấp hơn dung lượng pin nhận nhưng vẫn sạc được bình thường chứ không có hiện tượng trả ngược lại pin (đảo chiều), quá trình này sẽ dừng lại đến khi pin cấp hết hoàn toàn điện năng (hay đến mức qui định của hãng sản xuất).

    [​IMG]
    Pin dung lượng lớn sạc cho pin dung lượng thấp hơn, một suy nghĩ sai lầm mà nhiều người mắc phải

    - Nhận được 100% năng lượng sau quá trình sạc: Nhiều bạn nghĩ dùng pin dung lượng 2600mAh sau khi sạc vào thiết bị khác bạn cũng sẽ nhận được dung lượng là 2600mAh, tuy nhiên trên thực tế không phải như vậy, nếu bạn sử dụng pin cấp 2600mAh thì sau khi sạc vào thiết bị nhận dung lượng điện năng chính thức mà bạn nhận được chỉ xấp sỉ là 1900mAh. Lý do của hiện tượng này là do điện trở xuất hiện trong quá trình truyền tải, bản thân pin cấp thấp thoát điện, điện năng tiêu hao cho mạch khuếch đại,... làm mất một phần điện năng lưu trữ

    [​IMG]
    Điện trở, một trong những nguyên nhân gây hao hụt điện áp khi truyền tải

    - Nguyên tắc sạc pin giống như nước chảy (chảy từ cao xuống thấp): Nguyên tắc này đúng là nguyên tắc của sạc pin, nhưng một số bạn lại hiểu sai thành việc điện năng bên cao sẽ chuyển sang bên thấp, nghĩa là dung lượng bên nào nhiều hơn sẽ chuyển sang bên còn lại. Đây là sai lầm rất lớn vì thiết nghĩ nếu như khi điện năng (dung lượng) 2 bên bằng nhau thì quá trình sẽ xảy ra theo chiều nào, nếu truyền tải qua lại liên tục sẽ gây mất dần điện năng do điện trở.

    [​IMG]
    Nguyên tắc bình thông nhau được áp dụng trong công nghệ điện học


    II. Nguyên tắc sạc pin đúng.

    1. Theo phổ thông:

    - Giải thích theo nguyên tắc "dân gian" là nguyên tắc bình thông nhau.
    Ví dụ: có 2 bình nước 1 bình đặt trên cao chuyển nước xuống 1 bình thấp hơn, vậy nước sẽ luôn chảy từ bình cao xuống bình thấp cho đến khi hết nước và lượng nước hay dung tích nước của cả 2 bình hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến quá trình này.
    Tương tự như quá trình sạc pin, pin sạc được xác định là cấp sẽ luôn có điện áp cao hơn pin nhận, và điện sẽ chỉ truyền 1 chiều từ pin cấp sang pin nhận mà quá trình ngược lại sẽ không thể xảy ra. Điện áp trong pin còn tùy thuộc vào từng hãng sản xuất qui định và tối ưu (phụ thuộc thêm vào chất lượng của cổng sạc). Theo mình được biết thì hiện tại dòng đầu ra của cổng kết nối OTG và ứng dụng tối ưu sạc của Asus cấp điện áp thuộc vào hàng cao nhất hiện tại mà tiêu điểm là con Zenfone 3 Max mới ra mắt.

    2. Theo kỹ thuật.
    - Giải thích theo nguyên tắc điện áp pin.
    Loại pin trong các thiết bị điện thoại ngày nay là pin lithium ion có mức điện áp tiêu chuẩn là 3,7 hay 3,8V khi sạc đầy là 4.2V. Chuẩn điện áp cao nhất của pin sử dụng cho dòng sạc là 5V nhưng sẽ được hạ xuống trong quá trình nhận sạc từ nguồn khác hay adapter. Khi bạn sử dụng pin này sạc cho smartphone khác thì mạch sạc trong PDP sẽ khuếch đại điên áp của pin thành 5V để sạc. Dù điện áp của pin trong PDP sẽ càng giảm khi sạc nhưng mạch khuếch đại sẽ giống như một máy bơm, nó sẽ tiếp tục bơm cho đến khi hết nước.

    Lưu ý: Pin ghi dung lương là 2600mAh nhưng đó là với mức điện áp trong pin 3,7V còn khi sạc bằng usb 5V thì chỉ còn 1900mAh vậy chỉ đủ cho thiết bị nào có pin dưới 1900mah (đây là tính toán trong điều kiện tiêu chuẩn, trên thực tế kết quả này sẽ bị ảnh hưởng do các yếu tố ngoại vi).


    III. Nguyên lý sạc khi 2 pin cùng điện áp

    - Những năm gần đây mới xuất hiện việc sử dụng một smartphone cấp điện cho một smartphone khác trong điều kiện thường thông qua cáp OTG. Tuy nhiên điều này lại phát sinh vấn đề là nếu ta sử dụng 2 smartphone giống nhau (hoặc pin cùng mức điện áp) cùng hỗ trợ sạc kết nối với nhau thì nó sẽ hiểu rằng máy nào là máy nhận máy nào là máy cấp.

    [​IMG]
    Asus Zenfone Max và chức năng share pin hay còn gọi là "pin dự phòng"

    - Với những máy thông thường thì nó sẽ hiểu máy còn còn lượng điện năng trong pin thấp hơn sẽ là máy nhận, và được máy còn lại cấp điện liên tục trong khi vẫn còn kết nối. Nếu bạn ngắt kết nối trong quá trình sạc điện thì khi cắm vào quá trình nhận diện sẽ reset lại từ đầu máy nào ít điện năng hơn lại làm máy nhận. Điều này cực kì khó khăn nếu trong quá trình sạc dây cáp bị lỏng hay một số lý do gì đó bị ngắt nguồn, ngay lập tức quá trình truyền điện sẽ bị đảo chiều gây phiền hà không đáng có cho người dùng.

    [​IMG]
    Với những máy thông thường, sẽ rất khó xác nhận được máy cấp và máy nhận, tuy nhiên Asus Zenfone 3 Max hỗ trợ trực tiếp luôn tùy chọn cho ta.

    - Tuy nhiên hiện nay tới thế hệ Zenfone 3 Max thì mình thấy có một tính năng rất hay dùng để giải quyết vấn đề này. Tức là sau khi kết nối 2 máy vào với nhau, nếu máy xác định điện áp ở cả 2 máy ngang bằng thì một tùy chọn sẽ hiện lên màn hình Zenfone Max giúp bạn chọn xác định máy đó là nhận hay cấp. Tính năng này sẽ liên tục hỏi khi có kết nối mới nên việc 2 máy tự động thay đổi dòng là không thể. Đây chỉ là bảng chọn một lần nên cũng không gây phiền hà gì trong quá trình sử dụng.

    [​IMG]
    2 chế độ tùy chọn trên Asus Zenfone 3 Max cho phép bạn dễ dàng xác định mấy cấp và có thể thay đổi chiều sạc ngay lập tức.


    IV: Bộ khuếch đại điện áp trên Asus Zenfone 3 Max

    - Đây chính là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc thiết bị cấp có thể cấp nguồn cho thiết bị nhận (được trang bị cả trong pin dự phòng và smartphone hỗ trợ chế độ pin dự phòng). Tuy nhiên không hẳn ai cũng hiểu rõ về thiết bị này lắm.
    - Thực chất nó không phải là một biến áp gồm các vòng tròn lõi chì chồng nhau giống như biến áp điện bạn thường thấy ngoài thực tế, bộ khuếch đại được sử dụng trong smartphone là một cảm biến kích hoạt, nhiệm vụ của nó là nhận biết điện áp và kích hoạt mức điện áp có sẵn trên pin, nghĩa là điện áp vào và ra sẽ được quyết định theo pin chứ không phải do bộ khuếch đại.

    [​IMG][​IMG]
    sơ đồ và hình dạng cơ bản của biến áp lõi đồng trong thực tế

    Thế nên nếu pin của bạn sử dụng quá lâu hay vì lý do gì đó mà bị tụt điện áp vật lý thì bộ khếch đại không thể nào đẩy mức điện áp của pin lên cao được điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ truyền điện nặng hay thậm chí là không thể sạc được.

    [​IMG]
    Mạch khuếch đại điện áp trên Asus Zenfone 3 Max được tích hợp thẳng trên bo mạch chủ dưới dạng cảm biến. (ảnh minh họa mình không thể show ra được hình của cảm biến vì một số lý do kỹ thuật).

    - Bộ khuếch đại này sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như từ tính, nhiệt độ, các chất dẫn nhiễu điện, cho nên tốt nhất quá trình sạc hay truyền sạc pin từ smartphone này sang smartphone khác nên tránh đi những yếu tố ảnh hưởng này để đạt được điện năng ổn định và tốt nhất.

    [​IMG]
    Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới bộ cảm biến khuếch đại điện áp


    V: Áp dụng thực tế - Asus Zenfone Max và "chế độ pin dự phòng"

    Lưu ý:
    Việc share pin hay còn gọi là biến Zenfone 3 Max thành sạc dự phòng là tính năng hỗ trợ của máy rồi nên bạn chỉ việc cắm cáp sạc hỗ trợ OTG từ máy vào cắm vào máy nhận là được. Tuy nhiên đi chất lượng cáp ảnh hưởng rất lớn đến dòng sạc cũng như mức điện áp truyền dẫn nên bạn cần phải sử dụng cáp chính hãng (đây là điều tiên quyết) để đạt được hiệu suất tối đa cũng như tránh các hư hại không cần thiết trong quá trình sạc. Nếu không có cáp OTG 2 đầu (thường không hỗ trợ) thì bạn sử dụng một thiết bị chuyển USB/OTG cũng được, bên Asus đã có thiết bị này chính hãng nên bạn có thể mua giá rẻ bất kì lúc nào.

    1. Quá trình thực hiện

    - Kiểm tra dòng sạc.

    Thường thì không có qui chuẩn nào cho dòng sạc của máy ở mức điện áp đầu vào cả. Nên tốt nhất khi vừa mua máy về bạn dùng sạc đi kèm với máy và đo điện áp vào rồi xả ra, lưu lại thông số này để về sau có thể đối chiếu với các dòng sạc khác hoặc làm thông số mẫu. Cách kiểm tra dòng sạc rất đa dạng nhưng mình sẽ chỉ nhanh một phương pháp ngay bên dưới đây.

    [​IMG]
    Kiểm tra trước dòng sạc bằng Ampere. Nó sẽ thể hiện điện áp min và max cũng như nhiệt độ và tình trạng pin hiện tại

    *** Cách đo điện áp tương tác với Asus Zenfone 3 Max

    Lưu ý:
    trong bài viết mình sử dụng Asus Zenfone 3 Max nên đo bằng nó nhưng phần mền này có thể tương thích với bất kì thiết bị android nào khác chạy HđH từ android 3.0 trở lên nhé, nên bạn có thể áp dụng vào các thiết bị khác nhau.
    Phần mềm sẽ có bản thu phí nhưng mình không giới thiệu vì qua kiểm tra mình thấy được rằng bản miễn phí đáp ứng đầy đủ các tính năng cần thiết mà mình cần rồi.
    Bạn phải cài vào thiết bị nhận điện chứ không phải là thiết bị cấp điện nhé vì nó sẽ đo điện áp váo chứ không phải là điện áp ra.

    Phần mềm Ampere

    B1: Vào máy đăng nhập vào CHPlay tìm kiếm ứng dụng Ampere.

    [​IMG]
    Tải ampere từ CHPlay

    B2: Chọn phiên bản "miễn phí" Braintrapp 4.4 sao và tải về

    [​IMG]
    Chọn đúng phiên bản, nếu sai thì máy sẽ báo và bạn không thể đo được dòng

    Nếu máy hiện lên thông báo lỗi hay không tương thích thiết bị không thể tải về thì cách tốt nhất là các bạn tải ứng dụng appvn về máy, xong đăng nhập vào appvn và tải về thông qua app này là sẽ sài được thôi.

    B3: Xác nhận phiên bản sử dụng (mình sẽ sài phiên bản Ampere V2.02)

    [​IMG]
    Phiên bản V2.02 là tốt nhất

    B4: Giao diện chính của Ampere xuất hiện và hiển thị tình trạng pin. Bạn có thể xem thông tin chính xác về pin trong này.

    [​IMG]
    Giao diện chính của ứng dụng

    B5: Thanh trạng thái sẽ thể hiện thông tin tình trạng dòng pin của máy, bạn sẽ đo được dòng min và max cho điện áp vào hoặc ra tùy theo mục đích sử dụng.

    [​IMG]
    Tình trạng pin dựa theo power saving của ZenUI

    - Lựa chọn chế độ share pin.

    Asus Zenfone 3 Max hỗ trợ 2 chế độ share pin là Normal (OTG Mode) và Reverse Charging, thực chất 2 chế độ này có chức năng riêng biệt hoàn toàn chứ không phải là 2 chế độ nâng cấp như các bạn lầm tưởng, mình sẽ đi chi tiết luôn tính 2 của 2 chế độ cho các bạn rõ.
    Bảng chọn chỉ xuất hiện trong trường hợp Asus Zenfone 3 Max share pin cho thiết bị khác thông qua OTG.

    [​IMG]
    2 chế độ share pin

    a. Chế độ Normal

    Là chế độ truyền tải điện năng thấp. Nghĩa là dòng sẽ được chuyển ở mức thấp và ổn định để giảm thiểu tối đa hao hụt và nhất và giảm nhiệt năng tỏa ra trong quá trình này.

    Ưu điểm:
    + Đạt hơn 85/100% điện năng truyền tải (giảm hao hụt đến mức thấp nhất),
    + Nhiệt độ các cổng kết nối rất thấp, giảm hao hụt phần cứng tới mức tối đa.

    Nhược điểm:
    + Chế độ sạc chậm, kéo dài thời gian truyền tải.
    + Cấp nguồn đa thiết bị rất chậm


    b. Chế độ Reverse Charging

    Là chế độ tăng tốc truyền điện năng bằng cách tăng cường độ dòng. Quá trình truyền sẽ tăng hơn nhiều lần nhưng gặp một số hạn chế.

    Ưu điểm:
    + Tốc độ truyền nhanh, phù hợp với các tình huống khẩn cấp.
    + Cấp liên tục cho đa thiết bị với mức dòng lớn

    Nhược điểm:
    + Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến dây truyền dẫn
    + Ảnh hưởng tuổi thọ cổng kết nối
    + Điện hao hụt lớn chỉ đạt 75/100% điện năngnguyên tắc điện áp pin


    *** Phương thức tăng cường tốc độ dòng sạc và giảm hao phí điện năng.

    a. Tắt màn hình khi sạc.

    Phía bên hãng sản xuất không đề cập đến điều này nhưng theo mình test thực tế và thử nghiệm nhiều lần thì khi sạc bạn tắt màn hình của máy share pin (cụ thể trong trường hợp này là Zenfone 3 Max sẽ giúp tăng tốc độ dòng sạc theo thời gian hơn). Hơn nữa nhiệt độ cũng tăng thấp hơn trong quá trình truyền.

    [​IMG]
    Tắt màn hình khi share pin

    b. Sử dụng cáp chính hãng

    Cáp chính hãng đi kèm với máy luôn là loại tốt nhất theo sản phẩm, nó sẽ đảm bảo dòng điện luôn ổn định mà hoàn hảo trong quá trình truyền tải, tránh các vấn đề phần cứng nãy sinh và tránh sinh nhật ở cổng tiếp xúc nhiều nhất có thể.

    [​IMG]
    Cáp sạc chính hãng

    c. Làm mát 2 máy

    Bạn không cần phải đặt máy trong quạt hay máy lạnh mà chỉ cần đảm bảo đặt ở môi trường thoáng, nhiều khí tránh gò bó như trong balo hay túi xách là được. Nó sẽ giảm tối đa khả năng nóng lên của pin và giúp điện áp truyền tốt hơn.

    d. Giảm rút cáp trong quá trình sạc.

    Dĩ nhiên bạn cắm và rút cáp sạc liên tục sẽ gây reset lại chế độ nhận nguồn, nếu quá nhiều lần nó sẽ gây chai pin và điều này không tốt chút nào.

    e. Tăng khả năng tương tác.

    Để nâng cao quá trình sạc pin, bạn nên đặt máy nhận ở chế độ máy bay và máy cấp bật ở mức hoạt động tối đa nhằm đẩy luồn điện lên cao nhất, tốt nhất là bạn vào power mode chọn lên chế độ cao nhất là được.


    Kết:
    - Zenfone 3 Max, một sản phẩm rất đáng giá để trải nghiệm nhất là trong phân khúc này, khả năng share pin và nâng cấp truyền tải pin tốt đáng công nhận.
    - Tính năng này giúp ích rất lớn cho người dùng và bạn bè của họ, nhất là trong môi trường công nghệ với đầy rẫy smartphone hiện nay. Zenfone 3 Max được xem là cứu cánh với mức pin khủng của mình chia sẽ năng lượng cho những máy khác.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/9/16
  2. dongsongphieulang

    dongsongphieulang Member

    Bài viết:
    201
    con này có giống con max cũ không?
     
  3. redalert

    redalert Member

    Bài viết:
    152
    không max là từ chỉ bản khác biệt biết không phải là 1 dòng riêng,
     
  4. muasaobang

    muasaobang Member

    Bài viết:
    157
    pin cũng tốt mà cao đó chứ sao bảo mau hết nhĩ
     
  5. heartless

    heartless Member

    Bài viết:
    141
    do lúc sài không tối ưu lại đó mà, nhiều cái cần thiết tối ưu lại mới ưu hóa pin được chứ để chạy defau thì nó ngốn pin lắm
     
  6. aladin

    aladin Member

    Bài viết:
    116
    thiết kế đẹp nhất trong mấy con giá rẻ của asus
     

Chia sẻ trang này