ATI & nVIDIA CUỘC CHIẾN KHÔNG BAO GIỜ CÓ HỒI KẾT !!!

Thảo luận trong 'Card Đồ họa - Video Cards' bắt đầu bởi Bakalu, 21/12/05.

  1. gravityng

    gravityng Dúr-morben Maethor

    Bài viết:
    956
    Nơi ở:
    Amdor Palantír othrond
    Hai ông này càng ngày càng hăn rùi, thread này cũng đang không có hồi kết..hihi..
    Theo tui đã là hàng điện tử nói chung thì cái nào cũng có ưu khuyết hết, chẳng qua là mình có chấp nhận cái khuyết của nó được hay không thì xài
    hay xài hợp í thì món đó ngon còn thuyết phục người khác nghĩ như mình thì --> không có hồi kết .. 9 người 10 í mừ !!!
     
  2. krizby

    krizby New Member

    Bài viết:
    135
    Pumbaa: muốn tìm review giữa 7950GX2 với 7900GTX SLI thì đầy ra đó.

    http://www.hothardware.com/viewarticle.aspx?articleid=826&cid=2

    http://www.xbitlabs.com/articles/video/display/nvidia-gf7950gx2_17.html

    http://www.hexus.net/content/item.php?item=5804

    http://www.theinquirer.net/default.aspx?article=32502

    Còn nhiều trang khác nhưng cứ google ra thì xong :D.

    Mà cũng phục bác thiệt, tôi mới nói bài ở trên là kết quả FEAR trong review bác đưa kết quả sai bét thì ngay khúc sau bác lại lấy kết quả của nó ra nói là 7950GX2 chẳng nhanh hơn X1900XTX gì nhiều trong FEAR. Không phải vì bác chẳng đọc qua bài của tôi hay không kiếm được website nào khác có kết quả tốt cho X1900XTX như vậy ?

    Và 7950GX2 review của X-bitlabs.com cho thấy ở FEAR 1600x1200 4AA 16AF 7950GX2 còn nhanh hơn X1900XT CF nữa. Vài game khác 7950GX2 cũng nhanh hơn X1900XT CF ở 1600x1200 4AA 16AF. Tuy nhiên tôi cũng không tin vào website này lắm do có nhiều review khác từ website này cũng không mấy tin được.

    Tôi thích đọc review của mấy website như anandtech, guru3d, hexus, techreport vì những website này có cấu hình máy test giống của tôi (và nhiều người khác), bác đưa mấy review xài single core CPU để bench thì làm sao 7950GX2 nhanh hơn X1900XTX được, gắn Athlon 64 3000 vào có khi còn chậm hơn X1900XTX nữa (yếu điểm của dual card --> CPU chậm thì chẳng làm được gì).

    7950GX2 có 1 PCIe connector giữa 2 card vì thế bandwidth của nó không thua gì 2 card chạy ở 16x PCIe đâu, mà bác tìm được bài nào nói 2 card chạy 8x PCIe chậm hơn 16x PCIe thì tôi phục bác liền. Mà dựa vào băng thông của PCIe mà bác đánh giá 7950GX2 không cầu nhiều tài nguyên CPU thì phải nói là.....

    Muốn coi 7950GX2 có cần nhiều CPU xử lý hơn các single card khác thì đây:
    [​IMG]
    Ở 1280x1024 GX2 chậm hơn X1900XTX và ngay cả 7800GTX 512MB ? Tại sao GX2 quá chậm ở độ phân giải này thì tôi đã giải thích ở mấy bài trước rồi.

    [​IMG]
    với 1280x1024 4AA thì GX2 gần bằng X1900XTX và 7900GTX


    [​IMG]
    ở 1600x1200 thì GX2 xấp xỉ X1900XTX và 7900GTX

    Và bam GX2 nhanh hơn X1900XTX hơn 10fps ở 1600x1200 4AA 16AF:
    [​IMG]


    ở 2048x1536 GX2 bỏ xa đám kia:
    [​IMG]

    Mấy game khác bác cũng sẻ thấy kết quả tương tự, ở độ phân giải thấp GX2 không nhanh hơn những card kia, nhưng khi đến 1600x1200 4AA 16AF trở lên thì nó sẽ bỏ xa các single card.

    Lý do vì sao GX2 quá chậm ở độ phân giải thấp --> bị CPU bottleneck nhiều hơn những single card khác do CPU phải xử lý luồn thông tin cho 2 GPU.

    Nói chung mỗi vid card sẽ có 1 sweet spot của nó, tức là sẽ đủ để chơi game mới với độ phân giải và Image setting cỡ nào, người mua phải nghiên cứu xem nó có phù hợp với túi tiền, CPU và màn hình của mình trước khi mua. Đối với 7950GX2 thì sẽ phù hợp với CPU và màn hình của tôi, đủ để chơi các game mới ở 1600x1200 4AA 16AF (Crysis thì chưa biết được :D).

    ATI lẫn Nvidia đều optimize hardware + driver của họ cho những setting thông dụng nhất, những cái chẳng ai sử dụng thì optimize làm gì ? Họ đâu có dư tiền trả lương cho developer để optimize những chứ không cần thiết. 14AA/16AA (Quad SLI còn có thêm 32AA) chỉ là những chiêu thức quảng cáo của cả 2 hãng, mấy cái này chỉ có để cho ngầu thôi chứ chẳng để làm gì, cũng gần gần giống như PhysX của AGEIA (khác chút là PhysicX còn làm đồ bay bay còn 14AA/16AA thì chẳng thấy khác biệt gì so với 8AA).

    Còn nếu bác nói driver chẳng quan trọng thì tại sao ATI đuổi kịp Nvidia trong các game OpenGL với các driver Catalyst mới, FEAR trước giờ Nvidia thua ATI nhưng với Driver mới lại nhanh hơn ATI ?

    Về độ AA/AF phù hợp: Màn hình cũng có nhiều loại, 19' mà độ phân giải chỉ có 1280x1024 thì cần AA/AF cao do pixel của nó lớn, dễ nhìn thấy. Nói chung màn hình lớn phải có độ phân giải cao để cho pixel nhỏ thì thường AA không cần thiết (AF thì chắc chắn phải cần).
     
  3. pumbaa

    pumbaa Ché pas koi écrire

    Bài viết:
    925
    Nơi ở:
    UdCP
    Những gì bro nói chỉ có đúng với cái game đó, còn với trường hợp này thì sao đây?

    [​IMG] [​IMG]

    Độ phân giải thấp cũng dẫn đầu, cao cũng dẫn đầu nhưng mà càng lên cao 7950 càng đuối hơi so với X1900XT đấy thôi. Ko biết là do CPU yếu hay do GPU yếu nữa lol

    [​IMG] [​IMG]

    Về DRV tôi ko muốn nói vì người chê cái này người thích cái kia, chịu. Ai viết tốt thì nó chạy tốt vậy thôi. Mà tôi thấy hình như chỉ có dòng X1K mới đuổi kịp Nvidia về OpenGL thôi, mấy cái dòng cũ đâu có khác biệt gì đâu? Tôi nghĩ DRV hay mấy thì hay cũng phải dựa trên thực lực của nền tảng phần cứng thôi.

    Màn hình: tôi chơi CSS 1600x1200 trên Viewsonic VP 211B 21inches (chẹp cái màn này nếu vào site usa thì ko thấy rồi :xauho: ) , nếu ko bật AA thì ko thể chấp nhận được, nhất là khi chuyển động, mấy cái đường răng kưa nhiều khi nó cứ nháy nháy rất khó chịu. Mà thôi đòi hỏi mỗi người mỗi khác :confused:
     
  4. krizby

    krizby New Member

    Bài viết:
    135
    Mỗi game mỗi khác nhưng tôi chắc chắn rằng những game với AI và physics phức tạp như Half Life 2: First episode, FEAR, Battlefield 2, Quake 4, etc... thì ở độ phân giải thấp 7950GX2 sẽ không nhanh hơn hoặc có thể chậm hơn single card.

    Và tôi cũng đã nói sweet spot của 7950GX2 là 1600x1200 4AA 16AF, lên trên mức đó memory của GX2 chỉ chạy ờ 1200mhz trở thành bottleneck (đang nói về stock clock). Và memory controller của Nvidia thì không thể nào so sánh với công nghệ Ring Bus Memory controller của ATI rồi (dòng X1k đuổi kịp Nvidia về OpenGL game là nhờ cái ring bus memory controller này).
     
  5. tien113

    tien113 php+mysql+apache

    Bài viết:
    6,477
    Nơi ở:
    Vaasa, Finland
    càng lên màn hình bự thì AA là 1 điều cần thiết...

    độ phân giải càng cao thì AA càng ko cần thiết...

    nhưng nếu độ phân giải cao và màn hình bự thì vẫn phải cần AA...

    nói chung AA/AF vẫn rất cần thiết cho các game hiện nay và tương lai...

    AA/AF càng cao càng khoái. con ng vốn tham lam mà...
     
  6. Banana

    Banana New Member

    Bài viết:
    21
    Rõ ràng là 7950X2 mạnh hơn X1900XTX. Điều này khỏi bàn cãi. Còn về chất lượng hình ảnh thì đúng là ATI có phần nhỉnh hơn. Còn về tốc độ thì tất nhiên 7950X2 nhanh hơn. Mấy cái này khỏi giải thích thì ai cũng biết rồi.

    Sự thật là X1900XTX thua con 7950X2 trong cuộc đua này, cả về price/performance lẫn tốc độ xử lý.

    Con 7950X2 này là thằng nVidia cố tình ra để giành ngôi vị vô địch của ATI, nên mới nghỉ ra trò dù 2 ép 1. Nhưng rõ ràng X1900XTX đâu có hề kém cạnh gì. Vài ba frame/second thì đâu có quyết định được gì lúc chơi game ?

    Tóm lại trong cuộc chiến này, ATI và nVidia vẫn ngang ngửa nhau. Vẫn theo xu hướng thích gì chọn nấy. Bản thân Banana thì sẽ chọn nVidia trong trường hợp này. Tức là 7950X2.
     
  7. tien113

    tien113 php+mysql+apache

    Bài viết:
    6,477
    Nơi ở:
    Vaasa, Finland
    NVIDIA chơi trò 2 ép 1... vậy là ko chơi đẹp gòi...

    suck Nvidia...
     
  8. Bakalu

    Bakalu New Member

    Bài viết:
    4,972
    Nơi ở:
    Raccoon City
    [​IMG]

    Việc ATI tạo ra kiến trúc Unified shaders có thể hiểu được qua ví dụ sau :

    Hãy xem qua hình trên, hãy xét trường hợp thứ nhất, dựng hình nhân vật (trong trường hợp này là dựng hình con cá mập), con cá mập được hình thành bởi một số lượng rất nhiều các đa giác (polygon). Tất cả các đỉnh (vertex) kết hợp lại với nhau tạo ra đa giác, và rất nhiều đa giác dựng thành hình cá mập, và tất cả quá trình này đều được xử lý do bộ xử lý tô bóng đỉnh (vertex shader units) đảm trách, chính vì vậy với kiến trúc của GPU hiện nay (chỉ có một lượng cố định bộ xử lý tô bóng đỉnh) khi xử lý các tình huống phát sinh nhiều đa giác sẽ xảy ra tình trạng thắt cổ chai.

    Bây giờ hãy xem qua trường hợp thứ hai, hoàn toàn ngược lại so với trường hợp trên, để tạo ra làn sóng, sự phản xạ, khúc xạ của mặt nước yêu cầu khả năng xử lý tô bóng điểm (pixel shader) của GPU rất là nhiều, và trong trường hợp này thì các bộ xử lý tô bóng điểm (pixel shader units) luôn ở trạng thái đầy tải trong khi các bộ xử lý tô bóng đỉnh không được sử dụng và ở trạng thái không tải.

    Vì thế ATI mới tạo ra kiến trúc Unified shaders trong đó các bộ xử lý tô bóng sẽ đóng vai trò 3 trong 1 - nghĩa là khi thì toàn bộ là vertex, pixel, geometry hoặc thay đổi tỉ lệ giữa các bộ xử lý này tùy theo từng trường hợp cụ thể - do đó sẽ tận dụng được tài nguyên của GPU và nâng cao được năng lực xử lý của GPU.

    [​IMG]

    Với card DX10 chúng ta lại biết thêm một khái niệm nữa đó là tô bóng hình học (Geometry shaders). Ở card DX9, quá trình xử lý diễn ra như sau, trước tiên các đỉnh (vertex) được xử lý bởi các bộ xử lý tô bóng đỉnh và nhóm các đỉnh này thành các tam giác (triangle). Những tam giác sau đó sẽ bị phá vỡ thành những mảnh nhỏ (fragments), và những mảnh nhỏ này sẽ do các bộ xử lý tô bóng điểm xử lý.

    [​IMG]

    Ở đây xuất hiện một loại tô bóng mới, tô bóng hình học, nó sẽ làm việc ở mức nguyên thủy (điểm, đường hoặc tam giác) và sẽ tạo ra một cái gì đó hoàn toàn mới.

    [​IMG]

    Tô bóng hình học sẽ làm việc trên dữ liệu được cung cấp bởi tô bóng đỉnh, và lợi ích trước tiên chúng ta được tận hưởng đó là tăng chi tiết hình học (TruForm, Displacement Mapping…).
    - TruForm là công nghệ của ATI. Nhưng nó đem lại cái gì ? Tôi không biết.
    - Displacement Mapping hiện nay được thay thế bởi công nghệ Parallax mapping, công nghệ này tạo cho vật thể có chiều sâu

    [​IMG]

    Source : http://www.tomshardware.com/2006/01/13/new_3d_graphics_card_features_in_2006/

    Geometry (hình học) là khái niệm ở giữa tam giác và mảnh nhỏ. Bộ xử lý tô bóng hình học truy xuất vào một trong những đỉnh của những tam giác đầu tiên, sau đó tất cả những đỉnh (vertex) sẽ được lắp ghép lại với nhau, và tất cả những đỉnh này sẽ được vận hành cùng một lúc (tôi chỉ có thể hiểu lơ mơ đến thế này thôi, bro nào nếu có gì biết nhiều hơn hãy post lên cho mọi người cùng hiểu).

    Tô bóng hình học cũng sẽ ghóp phần nâng cao chất lượng hình ảnh đối với hiệu ứng chuyển động mờ (Motion Blur).

    [​IMG]

    Hãy xem sơ qua bảng so sánh DX9 và DX10 trong tương lai

    [​IMG]

    Gây ấn tượng sâu sắc của DX10 đó khả năng hỗ trợ vượt trội về số lệnh (instructions) và thanh ghi (registers). Với DX10 sẽ giúp CPU giảm chu kỳ xử lý các phép toán (xem hình dưới), và do đó cũng ghóp phần làm tăng độ phức tạp của tình huống lên

    [​IMG]

    Và cuối cùng chúng ta hãy cùng nhau nhìn qua kiến trúc của G8x (trái) và R6xx (phải)

    [​IMG]

    Rõ ràng điểm khác nhau cơ bản nhất là kiến trúc của G8x phân chia quá trình xử lý tô bóng đỉnh, hình học, điểm cho hai loại bộ xử lý khác nhau, nVIDIA đã phân chia quá trình xử lý đỉnh và hình học cho bộ xử lý hình học, và xử lý điểm cho bộ xử lý điểm, và số lượng của các bộ xử lý này là cố định . Còn R6xx thì gộp chung tất cả quá trình xử lý này do bộ xử lý thống nhất đảm nhiệm, và tùy từng trường hợp cụ thể mà các bộ xử lý này sẽ có tính chất cụ thể.

    Chưa rõ kiến trúc “tổng lực” của ATI hay “đổ bê tông” của nVIDIA ưu thế hơn, nhưng có hai điều chắc chắn xảy ra:
    - R600 phải mạnh hơn G80 bởi vì 64 phải hơn 48.
    - R600 phải tốn nhiều transistor hơn vì chế tạo ra bộ xử lý làm việc với 3 loại dữ liệu (đỉnh, hình học và điểm) sẽ tốn transistor hơn bộ xử lý chỉ làm việc với một loại dữ liệu duy nhất.
    Và riêng ý kiến cá nhân, tôi thích kiến trúc “tổng lực” hơn.
    http://www.elitebastards.com/cms/in...ask=view&id=69&Itemid=29&limit=1&limitstart=1
    http://www.hardware.fr/articles/631-1/directx-10-gpus.html
    http://www.extremetech.com/article2/0,1697,1982101,00.asp
     
  9. gravityng

    gravityng Dúr-morben Maethor

    Bài viết:
    956
    Nơi ở:
    Amdor Palantír othrond
    theo nhận xét riêng của tôi thì với kiến trúc tổng lực của ati sẽ lợi thế hơn nvidia vì dữ liệu chỉ cần qua 1 bộ xữ lý không phải 'chu du' nhiều vòng mới về 'la mã', tất nhiên viậc nhanh chậm sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào thiết kế vpu R6xx (xem ra anh này sẽ cao cấp hơn nhiều so với các tiền bối Ati).
    Xem ra Ati đã nhẫn nhịn nvidia tung hoành lâu nay, lại sắp vùng lên ...
    Không biết cuộc chiến mới này mèo nào cắn miểu nào,
     
  10. nightelf

    nightelf live alone

    Bài viết:
    488
    Con Xenos của Xbox 36o cũng có Unified shaders đấy. Đây là GPU đầu tiên có hỗ trợ(không hoàn toàn) Dx10
     

Chia sẻ trang này