Chia sẻ thủ thuật từ đơn giản đến nâng cao để không lo hết ram trên Zenfone 2 Laser

Thảo luận trong 'ASUS Zenfone 2 Laser (All variant)' bắt đầu bởi Sal358, 21/1/16.

  1. Sal358

    Sal358 Super Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    338
    Một trong những tiêu chí hàng đầu của người tiêu dùng khi chọn cho mình một chiếc smartphone phục vụ nhu cầu giải trí hàng ngày đó là hiệu năng mang lại của thiết bị có đủ đáp ứng nhu cầu của họ hay không. zenfone 2 laser là một trong những chiếc điện thoại mới ra mắt gần đây của dòng Zenfone tập trung nhiều hơn vào các tính năng giải trí. Hiệu năng không còn là điểm mạnh nhất của điện thoại Zenfone, sẽ có nhiều bạn băn khoăn rằng dung lượng ram 2GB trên Laser có đủ làm cho thiết bị hoạt động mượt mà hay đáp ứng nhu cầu sử dụng khá nhiều của bản thân hay không. Bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn các thủ thuật để không bao giờ phải lo thiếu ram trên thiết bị.

    Tắt tính năng tự động cập nhật ứng dụng:

    Không có nghĩa là tính năng này sử dụng quá nhiều bộ nhớ ram nhưng có thể nói đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng thiếu ram thường xuyên trên thiết bị của bạn.

    Về cơ bản tự động cập nhật ứng dụng (auto-update) là một trong những tính năng tuyệt vời trên hệ điều hành Android. Như bao thiết bị khác sử dụng nền tảng Android, thông thường hầu như tất cả các ứng dụng mà bạn cài đặt vào chiếc Zenfone 2 Laser của mình đều là thông qua kho ứng dụng trực tuyến Google Play Store, nơi chứa hầu hết các ứng dụng của thế giới Android và người dùng có thể truy cập, tải về sử dụng dễ dàng. Cũng chính vì vậy mà chỉ cần duy nhất một tính năng tự động cập nhật của Google Play Store là người dùng có thể đảm bảo rằng ứng dụng của họ luôn mới nhất rồi.

    Tuy nhiên, thực sự mình muốn nhắc đến ở đây là ứng dụng luôn mới nhất có phải lúc nào cũng tốt. Ứng dụng cập nhật phiên bản mới sẽ hoạt động ổn định hơn, ít lỗi và tối ưu hơn nhưng cũng nhiều tính năng hơn nữa. Như vậy, có thể chắc chắn một điều rằng không ít thì nhiều dung lượng ram trống trên chiếc điện thoại của bạn sẽ bị giảm bớt từng ngày, mỗi khi ứng dụng lại được cập nhật. Và quan trọng là có thực sự cần thiết để phải cập nhật thường xuyên không. Lấy ví dụ như ứng dụng Facebook, đầu năm 2015, phiên bản ứng dụng này trên nền tảng Android là v26 nhưng đến cuối năm, con số này đã lên v60, đồng nghĩa đã có đến hơn 30 bản cập nhật với hàng tá các tính năng mới. Mình vừa tải thử phiên bản v26 về sử dụng và không hề bất ngờ rằng mọi nhu cầu sử dụng đều được đáp ứng tốt, ứng dụng hoạt động nhẹ nhàng mượt mà vì không chiếm quá nhiều bộ nhớ ram của máy, chẳng cần tính năng mới vì mình có bao giờ có dịp đụng tới đâu. 2GB ram trên Zenfone 2 Laser không phải con số nhỏ nhưng không đảm bảo rằng sẽ kham nổi quá nhiều ứng dụng đã được bạn cài đặt.

    Tắt tự động cập nhật của hầu hết các ứng dụng

    -Mở ứng dụng Google Play Store
    -Nhấn vào nút menu (3 dấu gạch) – chọn settings.
    -Chọn mục Auto-update apps và nhấn vào ô “do not auto-update apps”
    -Như vậy là kho ứng dụng Google Play Store sẽ không tự động cập nhật ứng dụng của bạn nữa.

    [​IMG]

    Một số ứng dụng đặc biệt như Google Play Store hay Google Play Service có khả năng cập nhật bắt buộc, bạn gần như không thể tắt được hoàn toàn.

    Hạn chế hoạt động ứng dụng chạy nền, chạy ngầm

    Các ứng dụng trên nền tảng Android không chỉ phục vụ nhu cầu của người sử dụng mỗi khi cần đến mà còn có thể chủ động thực hiện rất nhiều tác vụ một cách âm thầm, tất nhiên chung quy lại vẫn là đáp ứng nhu cầu sử dụng. Nó có thể liên tục check mail, tin nhắn chat, tin tức cập nhật mới nhất, ... đó là nguyên nhân dù bạn có đang sử dụng bất cứ ứng dụng nào hay không lượng ram của thiết bị cũng đa bị chiếm dụng một lượng đáng kể rồi.

    Chặn ứng dụng khởi động cùng hệ thống:

    Zenfone được tích hợp sẵn khá nhiều công cụ tiện ích vừa phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng vừa tạo nên sự khác biệt, độc nhất cho dòng điện thoại này. Không chỉ là các ứng dụng thông thường như launcher, tin nhăn, ghi chú… mà đặc biệt hơn là khá nhiều công cụ cho phép ta tác động sâu vào hệ thống như Autostart Manager. Công cụ này cho phép ta chặn các ứng dụng có ý định khởi động cùng lúc với hệ thống. Để làm gì? Cần thừa nhận rằng dụng lượng ram 2GB không phải quá thua kém so với các thiết bị hiện nay, hay có thể nói là ở mức khá. Do vậy mà hệ thống android sẽ dễ dãi hơn trong việc quản lý ram để tối ưu hoạt động của thiết bị. Khi thiết bị có dung lượng ram lớn, hệ thống cho phép nhiều ứng dụng nạp trước một thành phần nhất định vào ram, cache để có thể làm cho các ứng dụng này khởi động nhanh. Nếu bạn từng thắc mắc tại sao launcher mặc định, ứng dụng cuộc gọi, tin nhắn lại khởi động nhanh đến mức ngay lập tức, câu trả lời là ở đây.

    [​IMG]

    Như vậy, chưa cần biết bạn có sử dụng nhiều ứng dụng nặng hay không, nhưng bộ nhớ ram của bạn chắc chắn đã bị chiếm một mức độ kha khá rồi. Tất nhiên không phải ứng dụng nào cũng đòi hỏi cần nạp trước khi vừa khởi động máy nhưng khi bạn cài đặt với số lượng càng nhiều càng tăng thêm khả năng bị chiếm dụng ram không cần thiết. Để sử dụng Autostart Manager bạn thực hiện như sau:

    -Đầu tiên mở Autostart manager, bạn sẽ có 2 tab là downloader (những ứng dụng ngươì dùng cài vào máy), và preload(ứng dụng hệ thống).

    -Lần lượt deny những ứng dụng không cần thiết khởi động cùng máy, thực tế thì bạn nên vô hiệu hóa hết cũng không ảnh hưởng gì.

    [​IMG]

    Hạn chế ứng dụng “đánh thức” thiết bị hay giữ thiết bị hoạt động liên tục

    Như đã nói, việc chặn ứng dụng khởi động cùng hệ thống đơn thuần chỉ là tạm thời hạn chế các ứng dụng này được load trước vào bộ nhớ ram hay cache, các ứng dụng hoạt động ngầm vẫn có thể đánh thức thiết bị hoặc giữ cho hệ thống hoạt động liên tục. Để dể hiểu về 2 tính năng bạn có thể xem nhật ký hoat động của các ứng dụng trong máy như sau:

    -Mở menu Settings- chọn Battery.
    -Nhấn vào nút menu góc phải trên chọn mục “Apps power usage details”, ở đây bạn sẽ thấy các app cài đặt trong máy và lượng pin tiêu thu.
    -Tiếp tục nhấn vào mục “battery used by app”, menu sổ xuống bạn lần lượt chọn vào mục wake up device, keep awake, keep awake background.

    [​IMG] [​IMG]

    -Wakeup device gồm các ứng dụng đã “đánh thức” thiết bị. Mỗi khi bạn khóa màn hình, không sử dụng, hệ thống tự đặt vào trạng thái nghỉ. Lúc này một số ứng dụng vẫn có khả năng kích hoạt thiết bị hoạt động lại, việc này gây tốn ram và pin.

    - Keep awake là các ứng dụng giữ thiết bị trong trạng thái hoạt động liên tục, việc này không chỉ tốn ram mà còn gây tiêu tốn pin không cần thiết.

    - Để tắt khả năng đánh thức và giữ thiết bị hoạt động liên tục của ứng dụng, bạn lần lượt chọn vào từng ứng dụng và chọn vào “prevent the device from being waked up”, “prevent the device from keeping awake”.

    -Tuy nhiên cần lưu ý, thủ thuật này hiện quả đến mức có thể bạn sẽ không nhận được các thông báocủa ứng dụng cần hoạt động liên tục như facebook….

    [​IMG]
    Tắt hoàn toàn hoạt động của ứng dụng:

    Một số người nói rằng họ không cài đặt quá nhiều ứng dụng vào máy và đã cố gắng giảm thiểu tối đa số ứng dụng được cài đặt chỉ giữ lại những thứ thật sự cần thiết. Nhưng có thể bạn không biết rằng đang có rất nhiều ứng dụng hệ thống đang âm thầm hoạt động ngầm và khá nhiều trong số đó lại không đóng góp gì nhiều cho hoạt động của bạn, có thể chúng mang một nhiệm vụ, chức năng nào đó nhưng đối với bạn là không cần thiết và chẳng bao giờ đụng đến. Ở đây đơn giản là hãy tắt những ứng dụng đó thay vì chỉ hạn chế hoạt động như thủ thuật bên trên. Tuy nhiên cũng hãy lưu ý một số ứng dụng bắt buộc phải chạy để làm nền tảng cho các ứng dụng khác, tất nhiên không nhiều. Tùy vào trường hợp mà bạn có thể khôi phục lại hoạt động

    Xóa các ứng dụng không cần thiết trong hệ thống:

    Lợi thế của các dòng điện thoại zenfone từ trước đến nay là được trang bị cực kì nhiều tính năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Bộ ứng dụng ZenUI làm lại khá nhiều ứng dụng mặc định trên bản Android gốc cũng cấp thêm nhiều tính năng mới mẻ tiện ích hơn, ngay cả trên những thiết bị tầm thấp . Tuy nhiên không phải ứng dụng nào cũng cần thiết và một điều nữa là các ứng dụng zenUI được cập nhật quá nhiều tính năng ngay cả trên những thiết bị có cấu hình yếu làm cho các ứng dụng này dần dần trở thành một gánh nặng cho các máy này. Zenfone 2 Laser không phải là thiết bị có cấu hình quá cao cấp hiện nay, chỉ ở mức trung bình nhưng lại sử dụng chung bộ ứng dụng với phiên bản Zen 2 4GB. Một số người sẽ thấy đây là lợi thế nhưng thử nghĩ với 4GB ram quá lớn chắc chắn ASUS sẽ muốn cung cấp càng nhiều tính năng vào bộ ZenUI, mặt trái là các máy trung bình như Zen 2 Laser cũng phải gánh một lượng bộ nhớ tương đương.

    Ý tưởng ở đây là xóa hẳn những ứng dụng bạn chẳng bao giờ đụng đến hoặc chuyển qua các ứng dụng khác nhẹ nhàng hơn.Nhưng cũng cần lưu ý các ứng dụng hệ thống bạn bắt buộc phải có quyền root mới có thể xóa được.

    Ở đây mình sẽ sử dụng ứng dụng Titanium backup để xóa được các ứng dụng này.

    -Tải Titanium mới nhất tại đây và cài đặt bình thường. http://appvn.com/android/details?id=com.keramidas.TitaniumBackup
    -Mở Titanium backup và cấp quyền root cho ứng dụng.
    -Chọn ứng dụng ban không cần sử dụng, sau đó bạn có thể nhấn vào freeze để tắt các ứng dụng này hoặc uninstall để xóa hẳn.

    [​IMG]
    Lựa chọn ứng dụng có chức năng tương tự nhưng nhẹ nhàng hơn

    Zenfone 2 Laser sử dụng hệ điều hành Android, tất nhiên, “thế giới” Android đã phát triển hơn rất nhiều từ thời điểm nó ra mắt trên thị trường và nhanh chóng chiếm lĩnh hầu hết thị phần hệ điều hành trên di động hiện nay. Chúng ta có một hệ thống rất lớn các ứng dụng trên nền Android được sinh ra chỉ để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, rất nhiều ứng dụng có chức năng gần như tương tự nhau. Ví dụ như muốn sử dụng một công cụ ghi chú nhanh bạn có ngay hàng trăm ứng dụng có thể lựa chọn như Evenote, Onenote, Google Keep, hay Supernote có sẵn trên chiếc Zenfone 2 Laser của bạn. Mỗi ứng dụng lại có một thế mạnh riêng, nhiều chức năng riêng biệt độc đáo và đặc biệt chú ý là có ứng dụng chiếm ram nhiều nhưng một số lại cực kì nhẹ nhàng.

    Nếu bạn không thường xuyên sử dụng Gmail đến mức cần nhận được mail lên tục hoặc hiếm khi check mail thì có thể chuyển qua dùng ứng dụng Mail của ZenUI, ứng dụng này không cập nhật mail liên tục mà bạn phải thiết lập thời gian check mail hoặc tự kiểm tra bằng tay khi cần. Khi một ứng dụng không cần hoạt động liên tục, không chỉ giảm thiểu lượng ram chiếm dụng mà còn các tác vụ xử lý (cpu), hay truyền tải dữ liệu mạng từ đó thiết bị hoạt động nhẹ nhàng hơn, ít tốn pin hơn.

    Gmail chỉ là một ví dụ đơn giản cho vấn đề bạn có rất nhiều sự lựa chọn sử dụng trên nền tảng Android, nếu biết cách khai thác và tối ưu hệ thống của bạn sẽ hoạt động một cách mượt mà hơn hẳn.

    [​IMG]

    Sử dụng tính năng chat trong app facebook không cần cài messenger:

    Một trong những ứng dụng phổ biến nhất trên smartphone đến mức không thể thiếu đối với rất nhiều người đó là facebook. Không chỉ đơn thuần là một mạng xã hội để mọi người chia sẻ cập nhật thông tin, tin tức bản thân bạn bè mà còn trở thành một công cụ liên lạc khá phổ biến bên cạnh những dịch vụ chuyên biệt như viber, skype. Khoảng 1 năm trở lại đây, tiện ích chat đã được tách ra thành một ứng dụng riêng có tên Messenger để tiện sử dụng bên cạnh ứng dụng facebook.

    Tuy nhiên, không phải ai cũng thích thú với việc tách riêng tiện ích chat, 2 ứng dụng hoạt động cùng lúc không chỉ chiếm dụng một lượng bộ nhớ ram nhiều hơn mà còn một phần hiệu năng xử lý của máy và thời lượng pin, đó là chưa để Messenger càng cập nhật càng nặng. Ở đây, mình có một giải pháp cho các bạn gộp 2 ứng dụng này thành một như trước đây hạn chế tối đa tài nguyên trên chiếc zenfone 2 Laser.Đó là một công cụ có tên, đặc biệt hơn nữa là bạn không cần root máy để thực hiện thủ thuật này:

    Tải FBC Helper tại đây: https://drive.google.com/open?id=0B9vx6LFBl4vQNHBlNGFSMEk0NHc

    Sau khi tải và cài đặt ứng dụng, bạn cần xóa app Messenger trước.
    Truy cập Settings - Apps, tìm đến Messenger và nhấn vào uninstall.
    Mở ứng dụng FBC Helper, đợi thông báo đếm lùi đến khi hiện nút Ok thì nhấn vào.
    Tiếp tục nhấn vào nút install và ok để bắt đầu kích hoạt tính năng chat.
    Đợi vài giây để ứng dụng tải facebook chat re-enable, sau đó tiếp tục cài đặt thành phần này vào máy.

    [​IMG]

    Xong, bây giờ hãy thử bật facebook, bạn sẽ thấy biểu tượng chat như trước đây để sử dụng, khá đơn giản phải không.

    Chọn phiên bản ứng dụng thấp hơn.

    Như đã nói ở phần tắt cập nhật ứng dụng, không phải cứ sử dụng các ứng dụng được cập nhật mới nhất là tốt. Chỉ cần phiên bản ứng dụng bạn đang sử dụng đã phục vụ tốt nhu cầu là được. Mình thấy có rất nhiều trường hợp, người dùng than phiên rằng tại sao ứng dụng mà họ hay sử dụng đột nhiên không thể khởi động được hay thường xuyên gặp tình trạng lag giật hoặc có thể hiện thông báo “Rất tiếc, ứng dụng xyz đã dừng lại”, lúc này rất nhiều phần trăm khả năng là ứng dụng này quá nặng và thiết bị của bạn đã tràn ram, đồng nghĩa với hệ thống bắt buộc phải kill (tắt) ứng dụng nào đang cố tình sử dụng phần bộ nhớ ram nhỏ nhoi còn lại để đảm bảo hệ thống vẫn có thể hoạt động được.

    Hầu hết các trường hợp than phiền mình hay gặp không phải các game khủng hay ứng dụng nặng mà là những tiện ích rất “thường” của người dùng như Facebook, Messenger, những ứng dụng mà chắc chắn không nhiều người lại nghĩ rằng rất chiếm ram như thế mà lại đỗ lỗi cho hệ thống hay cho hãng sản xuất thiết bị mà họ đang sử dụng.Đây là vấn đề chung của mọi máy đang chạy Android không riêng gì bất kì nhà sản xuất nào.

    Tìm và tải các phiên bản ứng dụng cũ ở đâu?

    Nếu bạn đã đồng ý với việc nên sử dụng phiên bản ứng dụng cũ hơn thì vấn đề bây giờ là tải các phiên bản ứng dụng này ở đâu. Google Play Store chỉ cung cấp phiên bản mới nhất, kho ứng dụng trực tuyến này không cho phép bạn lựa chọn phiên bản theo ý thích. Giải pháp là bạn có thể nhờ cậy nhứng kho ứng dụng trực tuyến không chính thức như apkmirror.com hay dịch vụ khác mà người dùng Việt Nam khá quen thuộc là appvn.com.

    Nếu bạn thấy thủ thuật sử dụng tính năng gửi tin nhắn ngay trong ứng dụng facebook ở trên vẫn chưa đủ đô thì bạn hãy thử ngay một phiên bản cũ của facebook xem. Mở trang apkmirror.com, nhấn vào biểu tượng search và nhập vào “facebook”, bạn sẽ tìm thấy rất hầu như tất cả phiên bản của ứng dụng này từ trước đến nay. Tôi thử tải bản v26 và hài lòng với những tính năng trong phiên bản này vẫn đầy đủ nhu cầu sử dụng nhưng không hề gây nặng máy tốn ram.
    [​IMG]

    Cải thiện khả năng đa nhiệm ứng dụng – multitask

    Theo suy nghĩ của bạn thì như thế nào được gọi là một thiết bị có khả năng đa nhiệm tốt, thiết bị có thể mở được nhiều ứng dụng cùng lúc và không bị tắt bất kì ứng dụng nào hay một thiết bị thường xuyên có lượng ram trống cao. Có một nghịch lý mình thường xuyên gặp là rất rất nhiều người than phiền rằng tại sao chiếc Zenfone 2 (trước mình có sài Zenfone 2 một thời gian) luôn trong tình trạng thiếu ram, Zenfone 2 Laser cũng bắt đầu thấy một số người than phiền như vậy và đi so sánh với một số dòng điện thoại khác tiêu biểu như Samsung nhưng cũng không chịu nổi khi mở nhiều ứng dụng và một trong số đó bị tắt (không hoạt động liên tục).

    Bạn cần hiểu rằng những thiết bị có lượng ram trống luôn dồi dào thì khả năng ứng dụng hoạt động cũng lúc, không phải load lại từ đầu là rất kém. Vì sao? Thiết bi nào trên nền tảng Android đều có tính năng tự động đóng dần các ứng dụng khi bạn mở cùng lúc quá nhiều ứng dụng, không riêng gì máy ASUS, Samsung hay LG… Khi dung lượng ram hệ thống đạt một mức độ nào đó hệ thống bắt đầu công việc đóng ứng dụng , ưu tiên đóng những ứng dụng hoạt động độc lập sau đó là ứng dụng hệ thống. Vậy bạn đã hiểu tại sao chiếc Zenfone của mình luôn có dung lượng ram trống ít bù lại bạn đỡ phải load lại app khi mở cùng lúc nhiều ứng dụng.


    Tinh chỉnh như thế nào?

    Ý tưởng ở đây là thay đổi các mức giới hạn dung lượng của nhà sản xuất sao cho cân bằng giữa mức ram dư thừa và số lượng ứng dụng bị bắt buộc tắt tùy vào nhu cầu của bạn. Bạn có nhu cầu chơi game nặng, hay chạy nhiều ứng dụng cùng lúc hay chỉ đơn giản là các ứng dụng ddều hoạt động tốt, không bị dừng đột ngột thì thủ thuật sau có thể giúp bạn.

    Ta sẽ dùng Kernel auditor để tinh chỉnh, nhớ rằng thiết bị của bạn phải được root.
    -Tải Kernel auditor : https://play.google.com/store/apps/details?id=com.grarak.kerneladiutor
    -Mở ứng dụng kernel auditor, nhấn vào biểu tượng menu góc trái , chọn tính năng Low memory killer.

    Ứng dụng này cho phép người dùng thiết lập 6 mức giới hạn bộ nhớ để tinh chỉnh khả năng hoạt động. Mỗi mức tương ứng với một nhóm ứng dụng đang hoạt động cùng lúc bên cạnh ứng dụng bạn đang sử dung trên màn hình điện thoại. Thứ tự mình liệt kê ở đây ngược với trên Kernel Auditor nhưng bạn cần nhớ một nguyên tắc, mức ram phải giảm dần từ trên xuống dưới.

    Empty Applications: Những ứng dụng đang trong trạng thái chờ (không hoạt động) và không ảnh hưởng tác vụ khác. Mặc định: 317. Tăng thông số này thì bạn sẽ thấy lượng ram trống sẽ nhiều hơn, giảm đi thì ngược lại nhưng một số ứng dụng khởi động nhanh hơn, do được đặt trong trạng thái chờ (cache).

    Content Provider: Các tiến trình cung cấp nội dung thông tin như danh bạ, lịch hay media... Mặc định: 219 . Theo mình nên giảm giá trị này xuống để các hoạt động trong thiết bị được ổn định, nếu bạn ưu tiên ổn định hơn hiệu năng để chơi game.

    Hidden Applications: Đây là những ứng dụng chạy nền, bạn không thể thấy trong recent hay task manager. Mặc định :126. Tăng mục này khi bạn muốn có nhiều ram hơn để chơi game hay ứng dụng nặng.

    Secondary Server: Cũng là ứng dụng chạy nền thường xuyên nhưng bạn có thể tắt bằng task manager. Mặc định: 108. Như trên tiếp tục tăng mục này nếu bạn cần ram.

    Visible Applications: Đây là những ứng dụng đang chạy đa nhiệm bên dưới, bạn đang không sử dụng trên màn hình. Bạn sẽ thấy các ứng dụng này trong recent. Mặc định: 90. Lại tăng nếu khi bạn chỉ ưu tiên ứng dụng đang sử dụng trên màn hình chứ trong phải ứng dụng đa nhiệm bên dưới.

    Foreground Applications: Ứng dụng bạn đang sử dụng trên màn hình. Mặc định: 72, nên giảm thông số này xuống để ứng dụng bạn đang sử dụng không bị đóng đột ngột. Nhưng nên giữ ở mức trên 20MB vì ram giảm xuống dưới mức mà vẫn chưa được giải phóng ram thì có thể chiếc Laser của bạn sẽ treo đột ngột.

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/1/16
  2. kobjktengj

    kobjktengj Member

    Bài viết:
    167
    Android thì nặng ở những ứng dụng chạy ngầm, ram 2 gb cũng cao nhưng áp dụng cách tối ưu thêm cho trống tốt như gị cũng hay á.
     
  3. Ryans

    Ryans Active Member

    Bài viết:
    1,786
    Sau khi root máy, mình có thể sử dụng Greenify để đóng băng các app chạy ngầm, đây cũng là một cách khá hay.
     
  4. meangirl

    meangirl Active Member

    Bài viết:
    1,654
    Như cách ở trên, dùng titanium để backup các chương trình ko sử dụng rồi remove nó đi. đỡ lãng phí bộ nhớ, cấm chạy ngầm.
     
  5. alvuong

    alvuong Well-Known Member

    Bài viết:
    2,069
    Nơi ở:
    Điện Ngục Trần Gian
    Tiện nên nói luôn, tốt nhất làvọc vạch chút xíu sẽ thấy hiệu qua hơn, ko nhất thiết phải sử dụng những app như CleanMaster, 360 security,... các ứng dụng này chạy ngầm vào làm tiêu tốn ram hơn rất nhiều.
     
  6. cogai.halan

    cogai.halan Member

    Bài viết:
    27
    Hạn chế số màn hình chủ, đặt icon ra màn hình nhiều sẽ giúp máy load ít hơn khi ra màn hình chính và thường xuyên dọn dẹp bộ nhớ
     
  7. omoke

    omoke Well-Known Member

    Bài viết:
    2,226
    Cài đặt Android Assistant, hỗ trợ 20 tính năng giúp tối ưu hóa và quản lý hệ thống tốt hơn, cũng thấy rất ổn định
     

Chia sẻ trang này