Chứng minh: đồng hút nhiệt và tỏa nhiệt tốt hơn nhôm:

Thảo luận trong 'Extreme cooling' bắt đầu bởi Chip, 25/8/06.

  1. mr_sat_thu

    mr_sat_thu New Member

    Bài viết:
    156
    Đúng rồi anh, chính vì vậy cấu trúc mạng tinh thể - mật độ nguyên tử của mỗi kim loại có ảnh hưởng rất quan trọng đến khả năng tỏa nhiệt của kim loại như anh đã nêu ra ở trên.
     
  2. PMT

    PMT Thành viên mới

    Bài viết:
    494
    Nơi ở:
    HCM
    Bạn kết luận trên cơ sở gì, đọc thấy vẫn còn tranh cãi mà.
    Theo như cái bảng này
    [​IMG]
    thì nhiệt dung riêng của đồng là 395 J/kg*độ, của nhôm là 897 J/kg*độ; khối lượng riêng của đồng là 8940kg/m3, của nhôm là 2700 kg/m3
    Có thể nhận thấy rằng, để làm cho 1 cục đồng nặng 1 kg nóng thêm 1°C thì cần nhiệt lượng chỉ có 395J thôi, ít hơn nhôm khá nhiều. Tuy nhiên, nếu xét tới 2 cục đồng nhôm hình dạng như nhau, cục đồng lại nặng hơn cục nhôm nhiều. Do đó để làm cho 1 cục đồng có hình dạng kích thước y chang 1 cục nhôm nặng 1kg nóng thêm 1°C, cần cung cấp cho cục đồng này nhiệt lượng là 1308J lận, và như vậy thì khá lớn so với cục nhôm cùng hình dạng chỉ cần 897J.
    Vậy thì để làm nguội cục đồng này đi 1°C, nó phải thải ra không khí 1 nhiệt lượng là 1308J nhiều hơn 411J so với cục nhôm tức là gần gấp rưỡi.
    Không hiểu các bạn tính toán thế nào, nhưng đây là 1 trở ngại lớn của đồng rồi. Nếu cùng 1 nội năng thì sao không biết, nhưng cùng 1 nhiệt độ mà phải chấp gần phân nửa thế này xem ra đồng không có cửa hòa đừng nói tới thắng.
     
  3. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    ở đây, xét vấn đề cụ thể là: dùng heatsink để tải nhiệt từ CPU vào môi trường, ta có thể bỏ qua giai đoạn heatsink nguội và được làm nóng dần cũng như giai đoạn CPU không cấp nhiệt và heatsink nguội dần. Như vậy ta chỉ xét quá trình 2 heatsink đã nhận nhiệt cân bằng với CPU và bắt đầu khảo sát quá trình tản nhiệt của nó. Khi đó mặc kệ nhiệt dung riêng của nhôm hay đồng, chỉ cần tính toán lượng nhiệt nó tải từ CPU ra môi trường, đúng không bạn?
    Một ví dụ như thế này cho dễ hiểu:
    Có 2 bể nước: 1 bể chứa được 8940 lít (tương ứng với đồng), bể kia chứa 2700 lít (tương ứng với nhôm), mỗi bể có 1 vòi nước bơm vào và 1 lỗ thoát ra. Bài toán của ta là tìm lưu lượng bơm vào (= thoát ra) đối với từng bể biết rằng bể luôn đầy. Vậy đó.
     
  4. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    mâu thuẫn rồi đó, ở trên anh nói là mật độ không ảnh hưởng mà :leuleu: (nếu có ảnh hưởng thật thì phải tìm cách giải thích khác thôi :gaicam: )
     
  5. mr_sat_thu

    mr_sat_thu New Member

    Bài viết:
    156
    Vấn đề là cục đồng 1 Kg phải thải ra nhiệt lượng 1308J để giảm 1 độ nhưng chỉ mất có ...10 giây còn hơn là anh nhôm 1kg thải ra có 897J để giảm 1 độ nhưng phải mất tới...15 giây.:xicawe:(thời gian trên chỉ là con số tôi nêu ra tượng trưng, ko phải là con số chính xác, cái quan trọng là đồng mất ít thời gian để thải nhiệt ra ngoài hơn là nhôm)
     
  6. mr_sat_thu

    mr_sat_thu New Member

    Bài viết:
    156
    Đây nè anh
    Còn cái này
    Cái dòng em tô màu đỏ chỉ là anh giả sử "NẾU" mà thôi, thực tế nó ko xảy ra.
     
  7. PMT

    PMT Thành viên mới

    Bài viết:
    494
    Nơi ở:
    HCM
    Tiêu đề thread hình như không phải là như vậy. Hơn nữa nếu nói như vậy thì ai cũng biết, tản nhiệt bằng đồng đương nhiên tốt hơn tản nhiệt bằng nhôm. Nếu tính cả quá trình từ CPU vào tản nhiệt ra môi trường thì nhôm làm sao bằng đồng được. Ở đây chỉ nói đến tỏa nhiệt ra không khí thôi.
    Ở trên tôi đã hỏi kỹ càng, và bạn đã trả lời 2 cục tản nhiệt y chang nhau, chỉ khác chất liệu và ở cùng 1 nhiệt độ thì cái nào tỏa nhiệt ra nhanh hơn. Bây giờ bạn lại nói khá là khác với ở trên.

    @sát thủ: ông mà chứng minh được cái 10 với 15 giây của ông thì tui không còn gì để nói. Tuy nhiên không phải ông cứ phán đại nó là 10 với 15 thì nó phải là như vậy đâu. Ông đầu tiên phải tu vài vạn kiếp, thành Phật đi rồi lúc đó hãy phán nhé.
     
  8. mr_sat_thu

    mr_sat_thu New Member

    Bài viết:
    156
    Tui đã chứng minh và đưa link ra từ trên rồi bạn, đồng có hệ số tỏa nhiệt lớn hơn nhôm nên nó tỏa nhiệt nhanh hơn nhôm, ai cũng xem và ok rồi, chỉ có bạn ko chịu xem nên mới ở đây cãi bướng thôi.:coimo:
     
  9. TNT2TNT

    TNT2TNT New Member

    Bài viết:
    127
    Tỏa nhiệt ra không khí gồm 2 loại :
    1/ Bức xạ nhiệt : công suất phát xạ W=c*h*T^4 , trong đó c là hằng số, T là nhiệt độ tuyệt đối của bề mặt bức xạ, h là hệ số bức xạ của bề mặt (với mỗi cấu tạo bề mặt và chất liệu). (Không có sách vật lí bên cạnh nên có thể không chính xác lắm). Vật liệu bằng Cu có lẽ có hệ số bức xạ lớn hơn Al (không có sách để xem bảng hệ số bức xạ của các vật liệu, trong SGK vật lí phổ thông hình như có bảng này).
    2/ Truyền nhiệt tiếp xúc thông qua va chạm : số va chạm giữa các phân tử khí và bề mặt tản nhiệt phụ thuộc áp suất không khí. Do đó tốc độ truyền nhiệt này không phụ thuộc chất liệu bề mặt, nó chỉ phụ thuộc diện tích tiếp xúc và áp suất không khí.

    Có 1 vấn đề liên quan tới khả năng truyền nhiệt từ HS ra không khí :
    - Nhiệt độ lớp không khí tiếp xúc với heatsink càng cao thì tốc độ truyền nhiệt từ heatsink sang nó càng giảm, vì tốc độ truyền nhiệt từ lớp khí tiếp xúc HS (nóng) ra các lớp khí ngoài là chậm nên người ta dùng quạt để thay thế nhanh lớp khí nóng tiếp xúc HS bởi lớp khí mát hơn từ môi trường (đối lưu cưỡng bức).

    Nhân tiện có ai biết khối lượng nguyên tử của Cu và Al post giùm, lâu quá quên mất rồi :D. Cảm ơn.
     
  10. PMT

    PMT Thành viên mới

    Bài viết:
    494
    Nơi ở:
    HCM
    Hoàn toàn chả thấy chỗ nào là chứng minh 10s và 15s cả. Nếu được bạn có thể cho mình biết bài đó là bài số mấy được không? Ví dụ bài này của mình là bài số 130.
     

Chia sẻ trang này